Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Năm học 2017-2018 - Lương Văn Ngọ

Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Năm học 2017-2018 - Lương Văn Ngọ

Chủ đề 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (T1)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

+ Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính.

+ Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.

II. ĐỒ DÙNG

Máy tính, SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Bài mới:

Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp 3 các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này và được ứng dụng nhiều trong thực tế.

Giảng bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HĐ1. Các bộ phận của máy tính

- Đọc thông tin về máy tính để bàn trong SGK và chia sẻ với bạn những điều mà em biết.

- Cho hs hoạt động trả lời các câu hỏi: ( HĐ cặp đôi)

+ Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính?

+ Có thể học làm toán, học vẽ, trên máy tính không?

+ Có thể chơi các trò chơi trên máy tính không?

+ Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy tính không?

- HS đọc thầm, sau đó chia sẻ thông tin trước lớp.

- HS trả lời:

+ Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn:

Màn hình là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.

 Phần thân là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi họat động của máy tính.

 Bàn phím gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.

 Chuột giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.

+ Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích.

 

doc 105 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 02/07/2022 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Năm học 2017-2018 - Lương Văn Ngọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 21 tháng 8 năm 2017
Chủ đề 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (T1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
+ Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính.
+ Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.
II. ĐỒ DÙNG 
Máy tính, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Bài mới: 
Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp 3 các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này và được ứng dụng nhiều trong thực tế.
Giảng bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1. Các bộ phận của máy tính
- Đọc thông tin về máy tính để bàn trong SGK và chia sẻ với bạn những điều mà em biết.
- Cho hs hoạt động trả lời các câu hỏi: ( HĐ cặp đôi)
+ Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính?
+ Có thể học làm toán, học vẽ, trên máy tính không?
+ Có thể chơi các trò chơi trên máy tính không?
+ Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy tính không? 
- HS đọc thầm, sau đó chia sẻ thông tin trước lớp.
- HS trả lời:
+ Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn:
°Màn hình là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
° Phần thân là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi họat động của máy tính.
° Bàn phím gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
° Chuột giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.
+ Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích.
HĐ 2. Một số loại máy tính thường gặp
- Cho hs thảo luận tìm hiểu thông tin và kể tên một số loại máy tính khác ngoài máy tính để bàn.
- Gọi 1 số nhóm chia sẻ.
- Cho hs quan sát hính ảnh của các loại máy tính.
- Y/c HS đọc thông tin về máy tính xách tay và máy tính bảng trong SGK/tr8
- HS trả lời: ngoài máy tính để bàn còn có một số loại máy tính thường gặp sau: máy tính xách tay , máy tính bảng.
- HS quan sát.
- 2 HS đọc to, rõ ràng. Cả lớp lắng nghe.
2. Củng cố 
- GV tóm tắt lại ý chính của bài học.
- Nhận xétý thức, tháiđộ của HS trong tiết học.
______________________________
Thứ sáu ngày 25 tháng 8 năm 2017
NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (T2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
+ Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp.
+ Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
II. ĐỒ DÙNG
Máy tính, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- Máy tính gồm mấy bộ phận, kể tên từng bộ phận?
- HS trả lời.
- Lớp, GV nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được làm quen với người bạn mới: máy tính. Tiết học này, chúng ta sẽ thực hành, làm bài tập củng cố lại các kiến thức đã học.
Giảng bài: Hướng dẫn làm bài tập
B. Hoạt động thực hành (HĐ cá nhân)
	*B1.Sau khi thầy, cô giáo mở chương trình WordPad, em thử gõ một vài phím trên bàn phím rồi quan sát sự thay đổi trên màn hình chương trình WordPad.
	- HS thực hành trên máy tính.
	- HS quan sát, nêu được sự thay đổi trên màn hình chương trình WordPad.
	- GV nhận xét kết quả quan sát của HS.
	*B2. Đánh dấu xvào o trước câu đúng:
	+ Máy tính xách tay:
	Không có thân máy
	x có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím.
	+ Máy tính bảng:
	 Không có bàn phím
	x có bàn phím, khi cần dùng bàn phím ngưới dùng điều chỉnh để bàn phím hiện lên trên màn hình.
	- 2HS trả lời. 
	- Lớp, GV nhận xét.
	*B3. Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng. So sánh kết quả với bạn.
	- HS nối các ô cho đúng kết quả:
	Thân máy tính +là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí của máy tính.
	Màn hình máy tính +là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
	Bàn phím máy tính + có nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
Chuột máy tính + dùng để điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng.
- 4 HS báo cáo kết quả làm được với GV
- Lớp, GV nhận xét.
	*B4. Máy tính có thể giúp em làm những công việc nào sau đây ( nối hình máy tính vào các hình tương ứng)?
	- 2 -3 HS báo cáo kết quả làm được với GV.
	Kết quả: máy tính giúp em: liên lạc với bạn bè, học tập, gửi thư, nghe nhạc, xem phim
	- Lớp, GV nhận xét.	
C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng ( HĐ nhóm)
	GV gợi ý, hướng dẫn HS so sánh chức năng của các bộ phận của máy tính giúp HS tự đưa ra được cách phân loại theo chức năng xử lí thông tin.
- HS thảo luận rồi giải thích cách sắp xếp của mình
- Bốn bộ phận cơ bản của máy tính được phân loại thành:
	+Đưa tín hiệu vào: bàn phím, chuột
	+Xử lí tín hiệu: thân máy
	+Đưa tín hiệu ra: màn hình
* Củng cố.
- GV hệ thống lại các ý chính của bài học thông qua phần ghi nhớ.
- HS đọc: Em cần ghi nhớ.
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết học
_________________________________
TUẦN 2
Thứ hai ngày 4 tháng 9 năm 2017
BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH (T1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
+ Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
+ Biết được các thao tác khởi động, tắt máy tính.
II. ĐỒ DÙNG 
Máy tính, sgk
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- Máy tính có thể giúp em những công việc gì?
- HS trả lời.
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
Giảng bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1. Tư thế ngồi khi làm việc với máy tính.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm bàn nêu các tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính?
- Quan sát hình 1B, 2A em hãy nêu tư thế ngồi làm việc với máy tính như thế nào là đúng?
- GV nhận xét, bổ sung và cho hs ghi chép.
- Khi ngồi đúng tư thế làm việc với máy tính sẽ mang lại cho em những gì?
- Khi làm việc với máy tính em cần chú ý những gì?
- GV nhận xét
- HS quan sát tranh, thảo luận trả lời: 1B, 2A.
- Lưng thẳng, vai thả lỏng, mắt hướng ngang tầm màn hình, khoảng cách từ mắt đến màn hình từ 50 cm – 80 cm.
- HS lắng nghe, ghi chép.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
HĐ 2. Khởi động máy tính
a. Khởi động máy tính
- Y/c HS tìm công tắc khởi động trên màn hình, thân máy.
- Để khởi động máy tính em thực hiện thao tác như thế nào?
- GV nhận xét, chốt ý.
- Cho 1 hs nêu phần chú ý trong SGK.
b. Các biểu tượng
- GV giới thiệu màn hình nền.
- Hs quan sát màn hình máy tính sau khi khởi động xong.
- Sau khi khởi động, trên màn hình nền có những hình vẽ nhỏ xinh xắn trên màn hình nền được gọi là gì?
- GV nhận xét, bổ sung: mỗi biểu tượng tương ứng với một công việc của máy tính.
- HS đọc thông tin trong SGK và trao đổi với các bạn trong nhóm tìm và chỉ ra vị trí công tắc khởi động trên màn hình và công tắc khởi động trên thân máy tính em đang sử dụng.
- HS trả lời:
+ Bật công tắc trên thân máy.
+ Bật công tắc trên màn hình.
- HS ghi chép.
- HS đọc chú ý (SGK/tr12)
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS đọc thông tin trong SGK rồi trả lời: những hình vẽ nhỏ xinh xắn trên màn hình nền được gọi là biểu tượng.
- HS lắng nghe.
HĐ 3. Tắt máy tính
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.
- HS hoạt động nhóm nêu các bước tắt máy tính khi không sử dụng.
- GV nhận xét, chốt ý.
- Các bước tắt máy tính:
+ Nháy chuột lên nút Start trên màn hình hoặc nhấn nút Start trên bàn phím.
+ Nhấn phím mũi tên sang phải chọn Shut down 
+ Nhấn phím Enter để tắt máy tính.
+ Tắt công tắt màn hình
- HS đọc thầm thông tin trong SGK/tr13
- HS báo cáo kết quả.
- HS quán sát, lắng nghe.
3. Củng cố 
- GV tóm tắt lại ý chính của bài học.
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.
______________________________
Thứ sau ngày 8 tháng 9 năm 2017
Bài 2: BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH	(T2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
+ Biết được các thao tác khởi động, tắt máy tính.
+ Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong.
+ Thực hiện được thao tác khởi động máy tính. Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng.
+ Hình thành cho học sinh ý thức và thái độ đối với môn học mới. 
II. ĐỒ DÙNG
Máy tính, sgk
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kết hợp trong quá trình dạy – học.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu cần đạt được qua hoạt động thực hành của bài.
Giảng bài: Hướng dẫn làm bài tập
B. Hoạt động thực hành (HĐ cá nhân)
* B1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào o. So sánh kết quả với bạn
	a) Khi ngồi học với máy tính
mắt hướng ngang tầm màn hình Đ	ngồi tùy ý	 S
mắt cách màn hình không quá 35cm S	lưng thẳng, vai thả lỏng Đ
	b) Ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, giúp em
	học tập hiệu quả 	Đ	không bị cận thị Đ
	không bị vẹo cột sống Đ	không bị đau tai S
	- HS làm bài, so sánh kết quả với bạn.
	- 2HS báo cáo kết quả.
	- Lớp, GV nhận xét.
* B2. Điền vào chỗ chấm (...) cho đúng.
 trên thân máy
	Để bắt đầu sử dụng máy tính, em khởi động máy tính bằng hai thao tác sau:
	+ Bật công tắc .................................
 trên màn hình
	+ Bật tiếp công tắc ..................................
	- 2HS trả lời. 
	- Lớp, GV nhận xét.
* B3. Thực hiện thao tác khởi động và tắt máy tính.
	- Em hãy nêu các bước tắt máy tính?
	- 2HS trả lời.
- Lớp, GV nhận xét.
- Cả lớp thực hiện thao tác khởi động và tắt máy tính.
- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn yếu, thực hiện thao tác chưa tốt.	
C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng ( HĐ nhóm)
* B1. Quan sát bạn bên cạnh và nhận xét tư thế của bạn khi ngồi làm việc trước máy tính. Nếu tư thế đó chưa đúng, em giúp bạn điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng.
	- HS quan sát bạn của mình, nhận xét và giúp đỡ nhau để có tư thế ngồi làm việc với máy tính cho đúng.
	- GV quan sát, nhận xét, điều chỉnh khi cần thiết.
* B2. Em di chuyển chuột lên các biểu tượng trên màn hình nền và nhận xét sự thay đổi của các biểu tượng đó so với lúc ban đầu.
	- HS thực hiện thao tác theo y/c của bài, nhận xét sự thay đổi của các biểu tượng so với lúc ban đầu.
	- GV nhận xét, chốt ý.
3. Củng cố. 
- GV hệ thống lại các ý chính của bài học thông qua phần ghi nhớ.
- HS đọc: Em cần ghi nhớ (SGK/tr14)
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.
________________________________
TUẦN 3
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2017
Bài 3:CHUỘT MÁY TÍNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết các bộ phận cơ bản của chuột máy tính.
- Biết cầm chuột đúng cách.
II. ĐỒ DÙNG 
Máy tính, chuột máy tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 1HS lên khởi động máy tính.
- HS thao tác
- Cho biết tư thế ngồi đúng khi sử dụng máy tính ...  hầu, khí quẩn và hai lá phổi.
Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu và bàng quang.
+ Trang 4: Ghi lời cảm ơn người theo dõi.
Yêu cầu: 
- Lựa chọn bố cục từng trang cho phù hợp.
- Chèn hình ảnh minh họa và từng trang trình chiếu.
- Bổ sung thông tin người soạn, ngày soạn bài trình chiếu.
- Đặt tên bài trình chiếu rồi lưu vào thư mục máy tính.
- HS thực hành.
- Gv nhận xét chung.
b. Hoạt động 2:
- GV yêu cầu hs thực hiện:
+ Tạo bài trình chiếu mới có 2 trang.
+ Trong thẻ Design nháy nút phải chuột lên một màu nên trong danh sách sẽ xuất hiện hộp thoại như hình dưới.
+ Nháy chọn Apply to all slides, quan sát rồi nhận xét sự tah đổi của bài trình chiếu.
+ Nháy chọn Apply to select slides, quan sát rồi nhận xét sự tah đổi của bài trình chiếu.
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs thực hành.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
III. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
______________________________________
TUẦN 32
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2018
BÀI 5: SỬ DỤNG BÀI TRÌNH CHIẾU 
ĐỂ THUYẾT TRÌNH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Trình bày được nội dung các trang trình chiếu trước thầy/cô giáo và các bạn.
- HS nắm được cách thao tác sử dụng phần Power Point. Rèn luyện tư duy và tự tin cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
- Em hãy bổ sung thông tin vào trang tình chiếu sẵn có.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động: 
a. Thao tác trình chiếu :
- GV hướng dẫn HS thao tác trình chiếu nội dung:
+ Bước 1: Chọn thẻ Slide show rồi chọn . Nội dung trang trình chiếu sẽ hiện toàn màn hình.
+ Bước 2: Nhấn phím → trên bàn phím để chuyển sang trang sau, phím ← để lùi lại trang trước.
* Em nhấn phím F5 để trình chiếu từ trang đầu tiên. Nhấn chọn Shift + F5 để bắt đầu trình chiếu từ trang được chọn. Nhấn phím Esc để tắt chế độ trình chiếu.
- HS thực hành.
- Gv nhận xét chung.
b. Tim hiểu về hoạt động thuyết trình với baì trình chiếu:
- GV hướng dẫn hs chuẩn bị thiết bị trình chiếu.
+ Em có thể dùng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay để thuyết trình trươc 1 nhóm người nghe.
+ Nếu người nghe nhiều hơn, em cần phóng to nôi dung trình chiếu, khi đó em cần sử dụng máy chiếu có kết nối với máy tính. Thầy/cô sẽ giúp em thực hiện công việc này.
- GV hướng dẫn hs các bước thuyết trình.
+ Bước 1: Em giới thiệu ngắn gọn về chủ đề thuyết trình.
+ Bước 2: Thuyết trình nội dung theo từng trang trình chiếu.
+ Bước 3: Em hãy nêu kết luận cần nhấn mạnh trong chủ đề trươc khi kết thục bài thuyết trình.
 - HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs thực hành.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
III. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2018
BÀI 5: SỬ DỤNG BÀI TRÌNH CHIẾU 
ĐỂ THUYẾT TRÌNH (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các thao tác để trình chiếu từ trang đầu tiên và cách trình chiếu từ trang đã chọn. 
- Thành thạo các thao tác tới lui trên trang trình chiếu.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
- Em hãy nêu và thực hành thao tác trình chiếu.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động: 
a. Nhắc lại thao tác trình chiếu :
- GV nhắc lại thao tác trình chiếu nội dung:
+ Bước 1: Chọn thẻ Slide show rồi chọn . Nội dung trang trình chiếu sẽ hiện toàn màn hình.
+ Bước 2: Nhấn phím → trên bàn phím để chuyển sang trang sau, phím ← để lùi lại trang trước.
* Em nhấn phím F5 để trình chiếu từ trang đầu tiên. Nhấn chọn Shift + F5 để bắt đầu trình chiếu từ trang được chọn. Nhấn phím Esc để tắt chế độ trình chiếu.
- HS thực hành.
- Gv nhận xét chung.
b. Hoạt động thực hành:
- GV hướng dẫn hs thuyết trình bài trình chiếu “Cây và hoa”.
+ Em nêu chủ đề.
+ Thuyết trình nội dung: thuyết trình theo từng trang. Nêu các thông tin mở rộng xung quanh chủ đề. Kết hợp nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để tăng lực hấp dẫn.
+ Kết luận. (nhấn mạnh bài thuyết trình).
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
c. Hoạt động thực hành:
- HS thành lập nhóm, trao đổi và soạn bài trình chiếu có chủ đề “ giới thiệu các thành viên trong nhóm”.
- Yêu cầu mối thành viên trong nhóm phải tự tạo một trang trình chiếu về bản thân.
- Từng thành viên lên thuyết trình về bản thân mình.
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs thực hành.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
III. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới
TUẦN 33
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2018
HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH:
LUYỆN TOÁN VỚI PHẦN MỀM TUX OF MATH COMMAND (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Rèn luyện tư duy, cách làm toán nhanh.
- HS yêu thích học toán, nghiêm túc trong giờ.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động :
+ Nhắc lại kiến thức cũ: 
- Để trình chiếu từ trang đầu tiên, em nhấn ...... (1)?
- Để bắt đầu trình chiếu từ trang đã chọn, em nhấn ...(2)...?
- Nhận xét.
- GV giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu trò chơi Tux of Math command:
2. Các hoạt động: 
HĐ1 : KHỞI ĐỘNG PHẦN MỀM.
- Yêu cầu học sinh đọc hoạt động 1.
- HS nêu cách khởi động phần mềm.
- GV chốt. Hướng dẫn HS khởi động.
- Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm theo hướng dẫn:
+ Nháy đúp chuột lên biểu tượng 	 của phần mềm Tux of Math Command trên màn hình nền. Màn hình khởi động của phần mềm
-	 : Chế độ 1 người chơi.
-	 : Chế độ chơi cùng với bạn.
HĐ2 : CHỌN TRÒ CHƠI
- GV hướng dẫn học sinh chọn trò chơi.
Từ màn hình chính, em nháy chọn vào 
để chọn chế độ chơi một mình. Màn hình danh sách trò chơi được hiện ra.
- Nháy chuột vào 
Để vào danh sách trò chơi liên quan đến biểu thức và số học.
HĐ3 : CÁCH CHƠI.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin, tìm ra cách chơi.
- HS phát biểu cách chơi.
- Gọi HS nhận xét.
+ GV chốt, hướng dẫn lại cách chơi.
- Sau khi nháy Math command Training Academy
- Tiếp theo nháy chọn trong danh sách chủ đề trò chơi để bắt đầu.
Bước 1: Quan sát các biểu thức toán học, được hiện ra. Suy nghĩ và gõ kết quả của biểu thức được hiện ra màn hình.
Bước 2: Nhấn phím Enter để điển kết quả của biểu thức, đồng thời phá hủy thiên thạch.
Nếu bạn chơi giỏi, em sẽ là người chiến thắng. Màn hình sẽ thông báo em đã chiến thắng xuất hiện.
HĐ3 : HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
- Cho HS thực hành.
- Giúp đỡ HS yếu.
- GV yêu cầu học sinh luân phiên chơi, sau đó so sánh kết quả xem ai điểm cao?
- Yêu Cầu báo cáo kết quả với GV.
- Gv tổng kết bài.
- HS trả lời.
- (1): Phím F5
- (2): tổ hợp phím Shift + F5
- Hs nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
- HS đọc.
- 2 HS phát biểu.
- Hs nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- HS báo cáo.
III. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới
________________________________________
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2018
HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH:
LUYỆN TOÁN VỚI PHẦN MỀM TUX OF MATH COMMAND (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Rèn luyện tư duy, cách làm toán nhanh.
- HS yêu thích học toán, nghiêm túc trong giờ.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động :
+ Nhắc lại kiến thức cũ: 
- Để trình chiếu từ trang đầu tiên, em nhấn ...... (1)?
- Để bắt đầu trình chiếu từ trang đã chọn, em nhấn ...(2)...?
- Nhận xét.
- GV giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu trò chơi Tux of Math command:
2. Các hoạt động: 
HĐ1 : KHỞI ĐỘNG PHẦN MỀM.
- Yêu cầu học sinh đọc hoạt động 1.
- HS nêu cách khởi động phần mềm.
- GV chốt. Hướng dẫn HS khởi động.
- Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm theo hướng dẫn:
+ Nháy đúp chuột lên biểu tượng 	 của phần mềm Tux of Math Command trên màn hình nền. Màn hình khởi động của phần mềm
-	 : Chế độ 1 người chơi.
-	 : Chế độ chơi cùng với bạn.
HĐ2 : CHỌN TRÒ CHƠI
- GV hướng dẫn học sinh chọn trò chơi.
Từ màn hình chính, em nháy chọn vào 
để chọn chế độ chơi một mình. Màn hình danh sách trò chơi được hiện ra.
- Nháy chuột vào 
Để vào danh sách trò chơi liên quan đến biểu thức và số học.
HĐ3 : CÁCH CHƠI.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin, tìm ra cách chơi.
- HS phát biểu cách chơi.
- Gọi HS nhận xét.
+ GV chốt, hướng dẫn lại cách chơi.
- Sau khi nháy Math command Training Academy
- Tiếp theo nháy chọn trong danh sách chủ đề trò chơi để bắt đầu.
Bước 1: Quan sát các biểu thức toán học, được hiện ra. Suy nghĩ và gõ kết quả của biểu thức được hiện ra màn hình.
Bước 2: Nhấn phím Enter để điển kết quả của biểu thức, đồng thời phá hủy thiên thạch.
Nếu bạn chơi giỏi, em sẽ là người chiến thắng. Màn hình sẽ thông báo em đã chiến thắng xuất hiện.
HĐ3 : HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
- Cho HS thực hành.
- Giúp đỡ HS yếu.
- GV yêu cầu học sinh luân phiên chơi, sau đó so sánh kết quả xem ai điểm cao?
- Yêu Cầu báo cáo kết quả với GV.
- Gv tổng kết bài.
- HS trả lời.
- (1): Phím F5
- (2): tổ hợp phím Shift + F5
- Hs nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
- HS đọc.
- 2 HS phát biểu.
- Hs nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- HS báo cáo.
III. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_huong_dan_hoc_tin_hoc_lop_3_nam_hoc_2017_2018_luong.doc