Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến 26 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Tình

Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến 26 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Tình

Chú ý lắng nghe.

- Đọc thông tin về máy tính để bàn và chia sẻ chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính:

+ Màn hình máy tính

+ Thân máy tính

+ Chuột máy tính

+ Bàn phím máy tính.

- Lắng nghe.

- Có hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.

- Quan sát và trả lời: còn có một số loại máy tính thường gặp là máy tính xách tay và máy tính bảng.

=> Em báo cáo kết quả sau khi tìm hiểu phần hoạt động cơ bản với thầy/cô giáo: tìm hiểu được các thông tin cơ bản về máy tính

- Trả lời.

+ Màn hình máy tính: là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính

+ Thân máy tính: được ví là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính

+ Chuột máy tính: giúp điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng

+ Bàn phím máy tính: gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính

- Chú ý lắng nghe.

 

docx 141 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến 26 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	
(Từ ngày 14 đến 18/9 năm 2020)
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng: 
+ Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính.
+ Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.
+ Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp.
+ Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
2. Năng lực: Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
3. Phẩm chất: Hình thành cho học sinh ý thức và thái độ đối với môn học mới.
II. Đồ dùng
 Máy tính
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
 Bắt đầu từ lớp 3 các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.
 * Bài mới
 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1. Các bộ phận của máy tính
 - Em hãy đọc thông tin về máy tính để bàn dưới đây và chia sẻ kết quả với bạn những điều mà em biết.
 -> Nhận xét và nêu lại chức năng các bộ phận của máy tính.
+ Màn hình máy tính: là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính
+ Thân máy tính: được ví là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính
+ Chuột máy tính: giúp điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng
+ Bàn phím máy tính: gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính
 2. Một số loại máy tính thường gặp
 - Có bao nhiêu loại máy tính mà em biết?
 - Ngoài máy tính để bàn thì còn có những loại máy tính nào thường gặp trong đời sống?
 -> Nhận xét.
 => Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò
 - Gọi tên và nêu chức năng các bộ phận của máy tính?
Học bài và xem trước phần còn lại của bài đã học.
Nhận xét tiết học
- Chú ý lắng nghe.
- Đọc thông tin về máy tính để bàn và chia sẻ chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính:
+ Màn hình máy tính
+ Thân máy tính
+ Chuột máy tính
+ Bàn phím máy tính.
- Lắng nghe.
- Có hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
- Quan sát và trả lời: còn có một số loại máy tính thường gặp là máy tính xách tay và máy tính bảng.
=> Em báo cáo kết quả sau khi tìm hiểu phần hoạt động cơ bản với thầy/cô giáo: tìm hiểu được các thông tin cơ bản về máy tính
- Trả lời.
+ Màn hình máy tính: là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính
+ Thân máy tính: được ví là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính
+ Chuột máy tính: giúp điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng
+ Bàn phím máy tính: gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính
- Chú ý lắng nghe.
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng: 
+ Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính.
+ Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.
+ Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp.
+ Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
2. Năng lực: Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
3. Phẩm chất: Hình thành cho học sinh ý thức và thái độ đối với môn học mới.
II. Đồ dùng
 Máy tính
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
 Các em đã học phần giới thiệu ở phần A, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành thực hành trên máy tính để biết các bộ phận của máy tính có chức năng gì.
 * Bài mới
 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 1. Chương trình Wordpad
 - Giới thiệu chương trình và hướng dẫn học sinh gõ vài phím trên bàn phím.
 -> Nhận xét.
 2. Đánh dấu X vào trước câu đúng.
Thảo luận nhóm đôi và điền kết quả vào SGK
 -> Nhận xét, trình bày kết quả và tuyên dương các nhóm làm đúng. 
 3. Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng. 
- Cá nhân sẽ trình bày bài làm, sau đó so sánh kết quả với bạn.
- Báo cáo kết quả mình đã làm với giáo viên.
 -> Trình bày kết quả đúng, tuyên dương các HS làm đúng.
 4. Máy tính có thể giúp em làm những công việc nào sau đây:
- Thực hành theo từng cá nhân.
 - Nhận xét, nêu kết quả đúng và tuyên dương các em nối đúng 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
 - Thảo luận nhóm 4 sau đó nêu kết quả.
- Có 4 chiếc thẻ và ba chiếc hộp, em hãy phân loại và sắp xếp các thẻ ở trên vào các hộp ở dưới bằng cách điền số thứ tự của thẻ vào hộp. Hãy giải thích tại sao em sắp xếp như vậy.
 - Nêu kết quả đúng, nhận xét và tuyên dương các nhóm làm đúng.
 => Nhận xét, nêu lại kiến thức đã vừa học và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò
 - Em hãy đọc phần ghi nhớ.
 - Học bài và xem trước bài tiếp theo.
 - Nhận xét tiết học
- Chú ý lắng nghe.
- Gõ vài phím trên bàn phím, quan sát thấy sự thay đổi trên màn hình chương trình Wordpad và từng cá nhân báo cáo cho giáo viên biết. 
- Khi gõ các phím thì các phím đó sẽ xuất hiện trên màn hình
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đôi và điền kết quả vào SGK -> các nhóm thi nhau trả lời bằng cách đọc đáp án mà nhóm mình đã đánh dấu X.
+Máy tính xách tay: có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím
+ Máy tính bảng: có bàn phím, khi cần dùng bàn phím người dùng điều chỉnh để bàn phím xuất hiện trên màn hình
- Lắng nghe và hoan hô các nhóm làm đúng.
Cá nhân sẽ trình bày bài làm, sau đó so sánh kết quả với bạn.
-> Kết quả học sinh nối là: 1-c, 2-d, 
3-a, 4-b.
- Nối hình máy tính vào các hình tương ứng. Thực hành theo từng cá nhân.
-> Kết quả học sinh nối là: máy tính có thể giúp em làm những việc sau đây: liên lạc với bạn bè, học tập, xem phim, nghe nhạc, gửi thư. 
- Quan sát và chú ý lắng nghe giáo viên nêu kết quả đúng.
- Thảo luận nhóm 4.
-> Đại diện các nhóm nêu kết quả:
+ Thẻ 1 (màn hình) -> Đưa tín hiệu ra
+ Thẻ 2 (thân máy) -> Xử lý tín hiệu
+ Thẻ 3 (bàn phím) -> Đưa tín hiệu vào
+ Thẻ 4 (chuột) -> Đưa tín hiệu vào.
- Lắng nghe và hoan hô các nhóm làm đúng.
- Máy tính để bàn có các bộ phận chính: thân máy, màn hình, bàn phím và chuột
- Ngoài máy tính để bàn, còn có một số loại máy tính thường gặp như: máy tính xách tay, máy tính bảng,
- Máy tính có thể giúp em nhiều công việc như: học tập, giải trí, lien lác với mọi người,
- Chú ý lắng nghe.
CHUYÊN MÔN TRƯỜNG	 TỔ CHUYÊN
TUẦN 2	
(Từ ngày 21 đến 25/9 năm 2020)
Bài 2: BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng: 
+ Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
+ Biết được các thao tác khởi động, tắt máy tính.
+ Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong.
2.Năng lực: 
- Thực hiện được thao tác khởi động máy tính. Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng.
3.Phẩm chất: 
- Hình thành cho học sinh ý thức và thái độ đối với môn học mới.
II. Đồ dùng
 Máy tính
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu các bộ phận chính của máy tính đề bàn?
-Gv nhận xét
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
 Để biết máy tính hoạt động và các tư thế ngồi làm việc với máy tính như thế nào là đúng, hôm nay thầy và các em sẽ tìm hiểu bài tiếp theo: Làm việc với máy tính.
 * Bài mới
 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1. Tư thế ngồi khi làm việc với máy tính
 - Bạn nào cho cô biết là em ngồi học với tư thế như thế nào?
 -> Nhận xét.
 - Đọc thông tin dưới đây, đánh dấu X vào ô trong hình có tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính.
 - Khi làm việc với máy tính, em ngồi với tư thế như thế nào là đúng?
 -> Nhận xét, tuyên dương và ngồi mẫu đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
 - Gọi một số học sinh thực hành ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
 -> Chú ý: 
 + Nên đặt đúng máy tính ở vị trí thích hợp để ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình, hoặc chiếu thẳng vào mắt.
 + Nên đứng dậy và đi lại sau khi đã sử dụng máy tính trong khoảng thời gian 30 phút.
 2. Khởi động máy tính 
 a) Đọc thông tin trong hình dưới, trao đổi với bạn rồi chỉ ra vị trí công tắc khởi động trên thân máy và công tắc khởi động trên màn hình máy tính em đang sử dụng.
 - Làm thế nào để bóng đèn điện sáng?
 - Vậy để máy tính hoạt động được thì phải làm thế nào?
 - Nêu các bước cơ bản để khởi động máy tính. 
 -> Nhận xét và cho học sinh học thuộc các thao tác làm việc với máy tính.
 - Cho học sinh quan sát trực tiếp máy tính để nhận biết công tắc thân máy và công tắc màn hình.
- Giới thiệu chú ý: +Máy tính xách tay chỉ có một công tắc chung cho than máy và màn hình. Để khởi động máy tính xách tay em chỉ cần bật công tắc chung.
+ Vị trí công tác chung có thể khác nhau tùy loại máy.
 b) Em thực hiện khởi động máy tính rồi quan sát sự thay đổi trên màn hình máy tính.
 - Màn hình bên được gọi là gì?
 - Trên màn hình nền có các hình, phía dưới mỗi hình có dòng chữ nhỏ, được gọi là gì?
 - Một số biểu tượng , , .
 4. Củng cố - dặn dò
 - Nêu tư thế ngồi khi làm việc với máy tính?
 - Các thao tác để khởi động máy tính?
Học bài và xem trước phần còn lại của bài đã học.
 => Nhận xét, tuyên dương
- Thân máy, màn hình, bàn phím và chuột.
- Chú ý lắng nghe.
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, hai tay đặt ngang với bàn.
- Học sinh làm việc cá nhân, báo cáo kết quả mình đã làm được cho giáo viên.
X
X
- Học sinh trả lời: lưng thẳng, vai thả lỏng, mắt hướng ngang tầm màn hình máy tính, khoảng cách từ mắt đến màn hình từ 50cm đến 80cm, tay ngang tầm bàn phím, chuột đặt bên tay phải. 
- Chú ý lắng nghe và quan sát giáo viên ngồi mẫu khi làm việc với máy tính.
- Ba học sinh ngồi mẫu, các bạn còn lại quan sát và nhận xét bạn ngồi.
- Chú ý lắng nghe và đọc lại phần chú ý trong SGK.
- Trao đổi với bạn và chỉ ra công tắc màn hình và công tắc trên thân máy tính, sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
- Phải bật công tắc để bóng điện phát sáng.
- Máy tính phải kết nối với nguồn điện để hoạt động. 
- Học sinh trả lời: 
 1. Bật công tắc trên thân máy.
 2. Bật công tắc trên màn hình.
- Lăng nghe và học thuộc các thao tác khi làm việc với máy tính.
- Quan sát công tắc thân máy và công tắc màn hình.
- Học sinh khởi động máy tính, màn hình máy tính như sau: 
- Màn hình bên được gọi là màn hình nền.
- Trên màn hình nền có các hình, phía dưới mỗi hình có dòng chữ nhỏ gọi là các biểu tượng. 
- Học sinh trả lời: lưng thẳng, vai thả lỏng, mắt hướng ngang tầm màn hình máy tính, khoảng cách từ mắt đến  ... ng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách chèn tranh ảnh vào văn bản.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Chèn hình, tranh ảnh vào văn bản (tiết 2)	
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe và quan sát.
- Quan sát GV thực hành mẫu.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Các hình vừa chèn đè lên phần văn bản.
- Lắng nghe và quan sát.
- Quan sát GV thực hành mẫu.
- Thực hành theo từng nhóm máy.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và quan sát.
- Thực hành theo nhóm máy.
- Lắng nghe.
- Cách chèn hình, tranh ảnh vào văn bản: + Bước 1: Trong thẻ Insert, chọn Picture.
+ Bước 2: Trong cửa sổ Insert Picture, nháy chuột lên ảnh muốn chèn vào văn bản.
+ Bước 3: Chọn Insert để chèn ảnh.
- Lắng nghe.
Tuần: 25	Ngày soạn: 14/ 4 /2018
Tiết: 50	
BÀI 7 : CHÈN HÌNH, TRANH ẢNH VÀO VĂN BẢN (TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Chọn hình, tranh ảnh từ máy tính và chèn vào văn bản;
- Thay đổi vị trí của hình, tranh ảnh trong văn bản.
- HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, máy chiếu, phần mềm soạn thảo văn bản Word, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Em hãy chèn một hình chữ nhật vào đoạn văn bản sau?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
- Tiết trước các em đã được làm quen với cách chèn hình, tranh ảnh vào văn bản hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thực hành các thao tác chèn hình, tranh ảnh vào văn bản.
* Bài mới:
a. Hoạt động 1: Hoạt động thực hành
- Gõ nội dung Chuyện Rùa và Thỏ vào trang soạn thảo, trình bày nội dung cho hợp lí rồi chèn tranh ảnh minh họa vào văn bản theo ý của em. (SGK trang 83)
Chuyện Rùa và Thỏ
Vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời, ở một bờ sông, ... Rùa đã tới đích từ trước.
- Yêu cầu HS gõ nối tiếp theo nhóm máy để hoàn thành trang soạn thảo.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chèn tranh ảnh vào văn bản. Sau đó chèn tranh ảnh minh họa vào văn bản theo ý của em. Quan sát HS thực hành.
- Hiển thị bài làm một số máy.	
- Nhận xét và tuyên dương.
b. Hoạt động 2: Hoạt động ứng dụng, mở rộng.
Soạn một đoạn văn bản về chủ đề Giới thiệu các thành viên trong gia đình rồi chèn bức tranh em đã vẽ các thành viên trong gia đình ở Bài 7, Chủ đề 2 vào vị trí thích hợp trong văn bản.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. Quan sát để kịp thời giúp đỡ HS gặp khó khăn, tuyên dương những em làm tốt.
- Hiển thị bài làm một số máy.	
- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách chèn hình vào văn bản.
- Đọc Em cần ghi nhớ SGK trang 83
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Thực hành: bổ sung một số kĩ thuật soạn thảo VB (tiết 1)	
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Thực hành gõ văn bản.
- Cách chèn hình, tranh ảnh vào văn bản: + Bước 1: Trong thẻ Insert, chọn Picture.
+ Bước 2: Trong cửa sổ Insert Picture, nháy chuột lên ảnh muốn chèn vào văn bản.
+ Bước 3: Chọn Insert để chèn ảnh.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Cách chèn hình vào văn bản:
+ Bước 1: Trong thẻ Insert, chọn Shapes.
+ Bước 2: Nháy chuột vào hình muốn chèn trong danh sách. 
+ Bước 3: Di chuyển con trỏ chuột vào trang soạn thảo, con trỏ chuột chuyển thành +, nháy chuột lên vị trí muốn chèn để chèn hình.
- Đọc Em cần ghi nhớ
- Lắng nghe.
Tuần : 26	Ngày soạn: 21/ 4 / 2018
Tiết : 51	
BÀI 8: THỰC HÀNH: BỔ SUNG MỘT SỐ KỸ THUẬT SOẠN THẢO 
VĂN BẢN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Sử dụng một số phím tắt để thay đổi kiểu chữ trong văn bản. Biết cách in một văn bản ra giấy.
- Biết sử dụng phím Ctrl kết hợp phím B, I, U để chọn kiểu chữ in đậm, nghiêng, gạch chân. Để in văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl + P.
- HS nắm được cách thao tác sử dụng các phím tắt trong soạn thảo văn bản.
- HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, phần mềm soạn thảo văn bản Word, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Em hãy thực hiện thao tác chèn hình,tranh ảnh vào văn bản “ Dế Mèn kể chuyện”.
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
- Ở những tiết trước các em đã học được một số kĩ thuật trình bày văn bản hôm nay chúng ta sẽ làm quan với một số phím tắt để trình bày văn bản được nhanh hơn.
* Bài mới:
a. Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi ở hoạt động 1 trang 84 SGK.
+ Làm thế nào chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu in nghiêng?
+ Làm thế nào chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu gạch chân?
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.
- GV mời HS đọc lưu ý SGK.
* Lưu ý: Để chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu in đậm, chữ kiểu in nghiêng, chữ gạch chân, nhấn tổ hợp phím tương ứng Ctrl + B, Ctrl + I, Ctrl + U. Khi đang gõ kiểu chữ in đậm, chữ in nghiêng, chữ gạch chân, muốn quay lại gõ kiểu chữ thường thì lặp lại thao tác trên một lần nữa.
b. Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS làm bài tập ở hoạt động 2 trang 84 SGK. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để được câu đúng.
Thao tác
Kết quả
Khi đang gõ với chữ kiểu thường nhấn Ctrl+B
Các chữ được gõ tiếp sẽ có kiểu ...............
Khi đang gõ với chữ kiểu in đậm nhấn Ctrl+B
Các chữ được gõ tiếp sẽ có kiểu ..............
Khi đang gõ với chữ kiểu thường nhấn Ctrl+B, sau đó nhấn Ctrl +I
Các chữ được gõ tiếp sẽ có kiểu .............
Chọn một đoạn văn bản, sau đó nhấn Ctrl+B, nhấn Ctrl+U rồi nhấn Ctrl+ I
Các chữ được gõ tiếp sẽ có kiểu .............
- HS trả lời. Nhận xét.
- GV nhận xét.
c. Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS tiến hành soạn một đoạn văn bản, chèn hình ảnh hợp lí cho văn bản. Tiến hành thao tác một số kỹ thuật trình bày văn bản:
+ Chọn kiểu chữ in đậm, in nghiêng, gạch chân.
+ Căn lề trái, lề phải, căn giữa, căn đều.
- HS thực hành. Nhận xét.
- Quan sát và giúp đỡ khi cần thiết.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.
- GV cho HS quan sát một số bài thực hành tốt.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học. Bài học hôm nay các em đã được luyện tập các kĩ năng soạn thảo văn bản và biết được thêm một số phím tắt để thao tác nhanh trong soạn thảo văn bản.
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, thực hành.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
+ Để chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ kiểu in nghiêng em nhấn tổ hợp phím Ctrl + I.
+ Để chuyển nhanh sang chế độ gõ chữ gạch chân em nhấn tổ hợp phím Ctrl + U.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lưu ý SGK.
- HS thảo luận, thực hiện và báo cáo kết quả với GV.
Thao tác
Kết quả
Khi đang gõ với chữ kiểu thường nhấn Ctrl+B
Các chữ được gõ tiếp sẽ có kiểu in đậm
Khi đang gõ với chữ kiểu in đậm nhấn Ctrl+B
Các chữ được gõ tiếp sẽ có kiểu thường
Khi đang gõ với chữ kiểu thường nhấn Ctrl+B, sau đó nhấn Ctrl +I
Các chữ được gõ tiếp sẽ có kiểu vừa in đậm vừa in nghiêng
Chọn một đoạn văn bản, sau đó nhấn Ctrl+B, nhấn Ctrl+ U rồi nhấn Ctrl+ I
Các chữ được gõ tiếp sẽ có kiểu vừa in đậm vừa in nghiêng vừa gạch chân
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS soạn thảo văn bản và báo cáo kết quả với GV.
- Lắng nghe.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
-Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tuần : 26	Ngày soạn: 21/ 4 / 2018
Tiết : 52	
BÀI 8: THỰC HÀNH: BỔ SUNG MỘT SỐ KỸ THUẬT SOẠN THẢO 
VĂN BẢN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Sử dụng một số phím tắt để thay đổi kiểu chữ trong văn bản. Biết cách in một văn bản ra giấy.
- Biết sử dụng phím Ctrl kết hợp phím B, I, U để chọn kiểu chữ in đậm, nghiêng, gạch chân. Để in văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl + P.
- HS nắm được cách thao tác sử dụng các phím tắt trong soạn thảo văn bản.
- HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, phần mềm soạn thảo văn bản Word, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Em hãy thực hiện thao tác chèn tranh ảnh vào văn bản theo mẫu.
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
- Để in được văn bản ra giấy thì em cần điều gì và làm thế nào để in được văn bản tiết học hôm nay chũng ta sẽ được tìm hiểu.
* Bài mới:
a. Hoạt động 1 :
- GV yêu cầu HS thực hành làm bài tập ở hoạt động 3 trang 85 SGK. Gõ đoạn văn bản theo mẫu “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chúng ta”. Thực hiện các yêu cầu:
+ Chọn kiểu chữ in đậm.
+ Chọn kiểu chữ in nghiêng.
+ Chọn kiểu chữ gạch chân.
+ Lưu bài soạn thảo vào máy tính.
- GV quan sát giúp đỡ khi cần thiết.
- GV cho HS quan sát bài thực hành của một vài bạn làm tốt trong lớp.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.
b. Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS thảo luận hoạt động 4 trang 85 SGK. Em trao đổi với bạn cách in văn bản ra giấy.
- Nhận xét và chốt lại.
- Có hai cách để in văn bản ra giấy.
+ Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P, sau đó chọn OK để in.
+ Cách 2: Em thực hiện các bước sau.
Bước 1: Chọn File.
Bước 2: Print.
Bước 3: Chọn OK để in.
- GV thực hiện mẫu, HS quan sát.
c. Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu hoạt động ứng dụng mở rộng trang 86 SGK.
+ Khởi động Word.
+ Gõ một câu bất kì.
+ Sau đó nhấn lần lượt các nút .
+ Quan sát sự thay đổi trên trang soạn thảo.
- HS thực hành. Nhận xét.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học.
- Đọc Em cần ghi nhớ SGK 
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
- HS thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy 
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Muốn in được văn bản ra giấy, máy tính của em phải được kết nối với máy in. Có hai cách để in văn bản ra giấy.
+ Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P, sau đó chọn OK để in.
+ Cách 2: Em thực hiện các bước sau.
Bước 1: Chọn File.
Bước 2: Print.
Bước 3: Chọn OK để in.
- Lắng nghe.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- HS thực hiện hoạt động ứng dụng, mở rộng và đưa ra nhận xét.
+ Khi nhấn nút lệnh thì quay lại thao tác trước đó.
+ Khi nhấn nút lệnh thì đi tới thao tác sau đó.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Đọc Em cần ghi nhớ SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_huong_dan_hoc_tin_hoc_lop_3_tuan_1_den_26_nam_hoc_20.docx