Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 11 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 11 - Trường tiểu học An Phú A

ĐỊA LÍ

TIẾT 11: ÔN TẬP

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người & hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn & Tây Nguyên.

2.Kĩ năng:

- HS chỉ hoặc điền đúng vị trí miền núi & trung du, dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên & thành phố Đà Lạt trên bản đồ tự nhiên Việt Nam hoặc lược đồ Việt Nam trang 97

3.Thái độ:

 - HS thêm yêu thiên nhiên, con người Việt Nam.

II.CHUẨN BỊ:

Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

Phiếu học tập (Lược đồ trong SGK)

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 11 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ
TIẾT 11: ÔN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người & hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn & Tây Nguyên.
2.Kĩ năng:
HS chỉ hoặc điền đúng vị trí miền núi & trung du, dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên & thành phố Đà Lạt trên bản đồ tự nhiên Việt Nam hoặc lược đồ Việt Nam trang 97
3.Thái độ: 
 - HS thêm yêu thiên nhiên, con người Việt Nam. 
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Phiếu học tập (Lược đồ trong SGK)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
5’
29’
3’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:Thành phố Đà Lạt
Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
- Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
- Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh?
3..Bài mới: 
* Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Mục tiêu:Ôn lại vị trí địa lí của dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên , Đà Lạt
- GV gọi 2 HS lên bảng chỉ vị trí địa lí của dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên , Đà Lạt trên bản đồ tự nhiên VN
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu:Ôn lại về đặc điểm tự nhiên, con người và hoạt động sản xuất của các vùng Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên
-GV yêu cầu HS thảo luận & hoàn thành câu 4, 5
-GV kẻ sẵn bảng thống kê để HS lên bảng điền.
1/ Đặc điểm thiên nhiên
Địa hình
Khí hậu
2/ Đặc điểm về con người và hoạt động sinh hoạt
Dân tộc
 Trang phục
Lễ hội
Tên một số lễ hội
3/ Con người và hoạt động sản xuất
Trồng trọt
Nghề thủ công
- Gọi HS trình bày lại các nội dung đã thống kê trong bảng
4/ Củng cố – 
-Gọi HS xung phong trình bày lại ND ôn tập
5/ Dặn dò:
 -DD sưu tầm tranh ảnh về vùng ĐBBB
CB bài: Đồng bằng Bắc Bộ
Hát
- 2 HS lên bảng chỉ bản đồ.
- HS lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê,dưới lớp làm vào phiếu. 
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
Ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi
Vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
Có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô
DT ít người: Thái, Mông, Dao
Tự may lấy, được thêu trang trí công phu, có màu sắc sặc sỡ, mỗi DT có trang phục riêng
Mùa xuân
Hội chơi núi mùa xuân,hội xuống đồng
DT sống lâu đời: Gia – rai, Ê – đê, Ba – na, Xơ – đăng,
Dân tộc từ nơi khác đến: Kinh, Mông, Tày, Nùng
Nam: đóng khố
Nữ: quấn váy
Trang phục lễ hội có nhiều màu sắc hoa văn, mang trang sức kim loại
Mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch
Hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, hội ăn cơm mới,
Lúa, ngô, chè, cây ăn quả xứ lạnh
Dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúc,
Cây công nghiệp: cao su, cà phê, têu, điều trên đất ba dan
(Không nổi bật)
LỊCH SỬ
TIẾT 11:NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I/ MỤC TIÊU:Học xong bài này HS biết
 1.Kiến thức: 
- Tiếp theo nhà Lê là nhà lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý, ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long( nay là Hà Nội). Sau đó Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.
- Kinh đô Thăng Long thời Lý rất phồn thịnh.
 2.Kĩ năng:
- Kể được các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
 3.Thái độ:
- Tự hào về các thành tựu đặc sắc của nhân dân ta.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS cả lớp tìm hiểu về các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
9’
12’
8’
3’
1’
1/ Khởi động: 
2/ Bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
- Gọi HS trình bày lại kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: Giới thiệu ảnh chụp tượng Lý Công Uẩn để GTB.
b/ Nội dung các hoạt động:
* Hoạt động 1: Nhà Lý – sự tiếp nối của nhà Lê
HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
- Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước như thế nào?
- Vì sao Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
- Vương triều nhà Lý bằt đầu từ năm nào?
* Hoạt động 2: Nhà Lý rời đô ra Đại La, đặt tên cho kinh thành là Thăng Long
- GV treo bản đồ hành chính miền Bắc VN , yêu cầc HS chỉ vị trí của Hoa Lư ( Ninh Bình) và Đại La ( Thăng Long)
- Năm 1010 vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ đâu về đâu?
Y/c HS thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:
+ So vời Hoa Lư thì Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc phát triển đất nước? .
Gợi ý HS so sánh về vị trí địa lí và địa hình
- Vua Lý suy nghĩ như thế nào khi dời đô ra Đại La?
- GV giới thiệu về truyền thuyết khi thuyền vua tạm đỗ dưới thành Đại La, có rồng vàng hiện lên ở chỗ thuyền ngự à vua đổi tên ại La à Thăng Long, năm 1054vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt
* Hoạt động 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý
- Y/c HS quan sát các ảnh chụp một số hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK kết hợp đọc SGK để TLCH: 
- Nhà Lý đã XD kinh thành Thăng Long như thế nào?
4/ Củng cố:
- Gọi HS đọc nội dung bài học
- Tổ chức cho HS thi kể tên khác của kinh thành Thăng Long?
- Nhận xét tiết học
5/ Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài: Chùa thời Lý
Hát 
- 2 HS trình bày
- Lê Long Đĩnh lên kế tục ngai vàng nhưng tính tình bạo ngược nên lòng dân oán hận
- Vì ông là một vị quan trong triều Lê, ông thông minh, có tài, đức độ.
- Năm 1009
-2 HS lên chỉ bản đồ
- Từ Hoa Lư về Đại La sau đó đổi tên là Thăng Long
+ Về vị trí địa lí: Hoa Lư không phải là trung tâmđất nước, còn Đại La là trung tâm đất nước.
+ Về địa hình: Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn, còn 
Đại La ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo,đất đai màu mỡ
- Vua tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải dời đô về màu mỡ.
- Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã XD nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa, nhân dân tụ họp ngày càng đông, lập lên nhiều phố, nhiều phường.
2HS đọc ghi nhớ cuối bài. 
- Đại La, Đông Quan, Thăng Long,
 Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội
- HS nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
TIẾT 21: BA THỂ CỦA NƯỚC 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học này, HS biết:
Đưa ra những ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng &khí. Nhận ra tính chất chung của nước & sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí & ngược lại 
Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
Thái độ:
HS ham thích tìm hiểu khoa học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình vẽ trong SGK.
Chai và một số vật chứa nước.
Nguồn nhiệt (nến, đèn cồn,) và vật chịu nhiệt (chậu thuỷ tinh, ấm,)
Nước đá, khăn lau bằng vải hoặc bọt biển.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
10’
9’
3’
1’
1/ Khởi động
2/ Bài cũ: Nước có những tính chất gì?
Yêu cầu HS nêu tính chất của nước & một số ứng dụng của những tính chất đó? 
GV nhận xét, chấm điểm 
3/ Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí & ngược lại 
Mục tiêu: HS 
- Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng hoặc thể khí.
- Thực hành chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí, ngước lại.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp 
GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
GV dùng khăn ướt lau bảng rồi yêu cầu một HS lên sờ tay vào mặt bảng mới lau & nêu nhận xét
GV hỏi: Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Nếu mặt bảng khô đi, thì nước trên mặt bảng đã biến đi đâu? 
Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhómsau đó tổng hợp kết quả làm việc của các nhóm , ghi lên bảng 
GV yêu cầu các nhóm đem đồ dùng ra chuẩn bị làm thí nghiệm 
GV nhắc HS lưu ý đến độ an toàn khi làm thí nghiệm 
Thực hiện:
+ Quan sát nước nóng đang bốc hơi. Nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
+ Úp đĩa lên một cốc nước nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa. Nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra. 
* GV lưu ý HS:
+ Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước là nước ở thể khí.
+ “Cái” mà ta nhìn thấy bốc lên từ nước sôi được giải thích như sau: Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập trung ở một chỗ, gặp phải không khí lạnh hơn, ngay lập tức, hơi nước đó ngưng tụ & tạo thành những giọt nước nhỏ li ti tiếp tục bay lên. Lớp nọ nối tiếp lớp kia như đám sương mù, vì vậy mà ta đã nhìn thấy. Khi ta hứng chiếc đĩa, những giọt nước nhỏ li ti gặp đĩa lạnh & ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên đĩa 
GV yêu cầu HS quay lại để giải thích hiện tượng được nêu trong phần mở bài: Dùng khăn ướt lau mặt bảng, sau vài phút mặt bảng khô. Vậy nước trên mặt bảng đã đi đâu?
(Liên hệ thực tế): yêu cầu HS 
+ Nêu vài ví dụ chứng tỏ nước từ thể lỏng thường xuyên bay hơi vào không khí. 
+ Giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm hoặc vung nồi canh. 
Kết luận:
Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp.
Hơi nước là nước ở thể khí. Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. 
Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước chuyển thể từ thể lỏng chuyển thành thể rắn & ngược lại 
Mục tiêu: HS 
- Nêu cách thực hành chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn & ngược lại 
- Nêu ví dụ về nước ở thể rắn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở phần dặn dò ngày hôm trước) 
Yêu cầu HS đặt vào ngăn làm đá của tủ lạnh 1 khay có nước. 
Bước 2: 
Tới tiết học, GV lấy khay nước đó ra để quan sát & trả lời câu hỏi:
+ Nước trong khay đã biến thành thế nào?
+ Nhận xét hình dạng của nước ở thể này?
+ Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì?
Quan sát hiện tượng xảy ra khi để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh xem điều gì đã xảy ra & nói tên hiện tượng đó.
- Nêu ví dụ về nước tồn tại ở thể rắn 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV bổ sung (nếu cần) 
Kết luận:
Khi để nước lâu ở chỗ có nhiệt độ 0oC hoặc dưới 0oC, ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là sự đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ bằng 0oC. Hiện tượng nước từ thể rắn biến thành thể lỏng được gọi là sự nóng chảy
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chuyển thể của nước 
Mục tiêu: HS 
Nói về 3 thể của nước.
Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp 
GV đặt câu hỏi:
+ Nước tồn tại ở những thể nào?
+ Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó & tính chất riêng của từng thể 
Sau khi HS trả lời, GV tóm tắt lại ý chính
Bước 2: Làm việc cá nhân & theo cặp 
GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở & trình bày sơ đồ với bạn ngồi bên cạnh. 
Bước 3:
Gọi một số HS nói về sơ đồ sự chuyển thể của nước & điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó. 
Kết luận: GV tóm tắt theo sơ đồ bên
4/ Củng cố 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 45 SGK
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5/ Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? 
Hát 
HS trả lời
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS nêu: nước mưa, nước suối, sông, biển 
- Mặt bảng ướt
 HS lấy đồ dùng chuẩn bị làm thí nghiệm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện thí nghiệm của nhóm mình & nêu nhận xét. Sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc 
+ Có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên
+ Có hiện tượng có nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa, đó là hơi nước ngưng tụ trên mặt đĩa
Nước ở mặt bảng đã biến thành hơi nước bay vào không khí. Mắt thường không thể nhìn thấy hơi nước. 
Vài HS nhắc lại 
- Bay hơi vào không khí.
-HS nêu 
- HS nêu 
Các nhóm quan sát khay nước đá thật & thảo luận các câu hỏi:
+ Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành nước ở thể rắn
+ Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định
+ Hiện tượng đó được gọi là sự đông đặc 
Nước đá đã chảy ra thành nước ở thể lỏng. Hiện tượng đó được gọi là sự nóng chảy 
HS nêu 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc 
HS nêu:
+ Nước tồn tại ở 3 thể: lỏng, rắn, khí
+ Tính chất chung: ở cả 3 thể, nước đều trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. Tính chất riêng: nước ở thể lỏng, thể khí không có hình dạng nhất định. Riêng nước ở thể rắn không có hình dạng nhất định. 
HSthựchiệntheo yêu cầu của GV 
HS nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
TIẾT 21: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
MƯA TỪ ĐÂU RA? 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể 
Trình bày mây được hình thành như thế nào
Giải thích được nước mưa từ đâu ra
Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
2. Thái độ:
HS say mê tìm hiểu khoa học 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 46, 47 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1’
4’
1’
14’
16’
3’
1’
1/ Khởi động
2/ Bài cũ: Ba thể của nước 
Nước tồn tại ở những thể nào? Nêu ví dụ
GV nhận xét, chấm điểm 
3/ Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
Mục tiêu: HS trình bày mây được hình thành như thế nào; Giải thích được nước mưa từ đâu ra?
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. Từng cá nhân HS nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ở trang 46, 47 SGK, sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh
GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi:
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Nước mưa từ đâu ra?
GV giảng:
- Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
GV yêu cầu HS phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước
Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS hội ý và phân vai sau đó các nhóm lên trình diễn
Giọt nước; Hơi nước ; Mây trắng; Mây đen; Giọt mưa
GV gợi ý cho HS có thể sử dụng thêm những kiến thức đã học của bài trước và kiến thức đã học về thời tiết ở lớp 1 để làm cho lời thoại thêm sinh động
Lưu ý: lời thoại trên chỉ là gợi ý, HS có thể sử dụng hoặc có thể không sử dụng
GV và HS cùng đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập
Lưu ý HS góp ý về khía cạnh khoa học xem các bạn có nói đúng trạng thái của nước ở từng giai đoạn hay không
4/ Củng cố 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5/ Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Hát 
3 HS lên bảng trả lời
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS quan sát hình vẽ và thực hiện Y/c của GV
- Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây
- Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa
HS phát biểu định nghĩa về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Các nhóm phân vai và trao đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các thành viên. Ví dụ:
+ Bạn đóng vai “Giọt nước” có thể nói: “ Tôi là giọt nước ở sông (hoặc biển, suối, hồ ao).khi ở dòng sông tôi ở thể lỏng. Vào 1 hôm, tôi thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao, lên cao mãi”
+ Vai “Hơi nước” : “Tôi trở thành hơi nước và bay lơ lửng trong không khí. Khi gặp lạnh, tôi bị biến thành những giọt nước li ti”
+ Vai “Mây trắng” : Tôi là mây trắng, tôi được tạo thành từ rầt nhiều những hạt nước nhỏ ti ti. Lúc này tôi thật đẹp và tinh khiết như những đám bông trắng bồng bềnh trôi”
+ Vai “Mây đen” : :tôi là mây đen, từ những đám mây trắng tôi tiếp tục bay lên cao. Ôi, lạnh quá, từ rất nhiều đám mây cùng những giọt nước nhỏ li ti khác chúng tôi tụ họp lại với nhau, làm thành những lớp mây đen” 
* Vai “Giọt mưa” : “Tôi là giọt mưa. Tôi ra đi từ những đám mây đen. Các bạn hãy nhớ rằng nếu không có mây sẽ không có mưa. Ồ đây có phải chính là dòng sông nơi tôi đã ra đi không?
2HS đọc mục Bạn cần biết trang 47 SGK
HS nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docK - S - D.doc