Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 27 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 27 - Trường tiểu học An Phú A

LỊCH SỬ

TIẾT 27: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI- XVII

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- HS hiểu sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.

2.Kĩ năng:

- HS nắm được ở thế kỉ XVI–XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, HộiAn.

3.Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn & bảo vệ các khu phố cổ

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ Việt Nam

- Phiếu học tập

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 27 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
TIẾT 27: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI- XVII
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS hiểu sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
2.Kĩ năng:
HS nắm được ở thế kỉ XVI–XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, HộiAn.
3.Thái độ:
Có ý thức giữ gìn & bảo vệ các khu phố cổ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ Việt Nam
Phiếu học tập
Họ và tên:
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
 Đặc điểm
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thị trấn ở Châu Á
Lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á
Thuyền bè ghé bờ khó khăn
Ngày phiên chợ đi 100 bước mất nửa tiếng đồng hồ
Phố Hiến
- Các cư dân từ bốn phương đến ở
- Trên 2000 nóc nhà
Nơi buôn bán tấp nập
Hội An
Các nhà buôn Nhật Bản cùng một số cư dân địa phương lập nên thị xã này
- Phố cảng lớn đẹp nhất, lớn nhất ở Đàng Trong
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
8’
10’
8’
3’ 
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
Chúa Nguyễn đã làm gì để khuyến khích người dân đi khai hoang?
Cuộc khẩn hoang ở đàng Trong đã đem lại kết quả gì?
GV nhận xét – ghi điểm
Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV giới thiệu: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, thương nghiệp phát triển (ngày nay là cả công nghiệp)
GV treo bản đồ Việt Nam
Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí 3 thành thị lớn.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (cá nhân)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
GV nhận xét chốt ý đúng, yêu cầu HS đọc lại
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
Nhận xét chung về số dân, quy mô & hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII?
Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế ở nước ta thời đó như thế nào?
GV kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. 
Sự phát triển của thành thị phản ánh điều gì?
 Củng cố 
Gọi 2HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
Các thành thị lớn thế kỉ XVI – XVII là gì?
Hội An ngày nay có vinh dự gì lớn?
GV nhận xét tiết học
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
Hát 
HS lên bảng trả lời
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS xem bản đồ và xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên báo cáo – HS nhận xét
2HS đọc lại bài
HS đọc nội dung SGK, suy nghĩ và trả lời
Thành thị nước ta lúc đó tập trung rất đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm u ất.
Hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế ở nước ta thời đó rất phát triển.
Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp, thủ công nghiệp.
2HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
HS nối tiếp nhau trả lời 
* & *
ĐỊA LÍ
TIẾT 27: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I.MỤC TIÊU :
Kiến thức - 
 -Học xong bài này, HS biết: giải thích được dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất (đất canh tác, nguồn nước sông, biển).
2.Kĩ năng:
 -Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp.
 -Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở ĐB duyên hải miền Trung.
3.Thái độ:
Tôn trọng & phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của vùng duyên hải miền Trung cũng như hoạt động sản xuất ở nơi đây.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bản đồ dân cư VN.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
14’
5’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Dải đồng bằng ở duyên hải miền Trung
- ĐB duyên hải miền Trung có đặc điểm gì?
- Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung.
 -Hãy đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam (Chỉ bản đồ).
 - GV nhận xét - ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 1/.Dân cư tập trung khá đông đúc :
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: 
GV treo lược đồ miền Trung và bản đồ dân cư VN và hỏi:
Hãy kể tên các tỉnh ở miền Trung từ Bắc vào Nam?
Dân cư ở đây phân bố như thế nào?
 GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày 
So với vùng đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây như thế nào?
Ở miền Trung có những dân tộc nào sinh sống?
Các dân tộc sinh sống với nhau như thế nào?
Quan sát hình 1,2 nhận xét trang phục của phụ nữ Kinh và phụ nữ Chăm?
 GV bổ sung thêm:Trang phục hàng ngày của người Kinh , người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi , quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất .
 2/.Hoạt động sản xuất của người dân :
 *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm 
 -GV yêu cầu HS các nhóm đọc ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất tương ứng.
 -GV ghi sẵn trên bảng bốn cột, yêu cầu HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS quan sát . 
GV nhận xét, tuyên dương.
 -GV giải thích thêm:
 +Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.
 +Để làm muối, người dân phơi nước biển cho bay bớt hơi nước còn lại nước biển mặn sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng để nước chạt bốc hơi nước tiếp, còn lại muối đọng trên ruộng và được vun thành từng đống 
- Các hoạt động sản xuất của người dân ở đây chủ yếu làgì?
Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này” .
 -GV yêu cầu HS dựa bảng thống kê nêu lại. Tên ngành sản xuất và điều kiện để sản xuất từng ngành.
4.Củng cố : 
-GV yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ cuối bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo
Hát 
3HS lên bảng trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe .
HS quan sát lược đồ miền Trung và bản đồ dân cư VN và trả lời
 HS dựa vào lược đồ kể – HS khác nhận xét - bổ sung.
Dân cư ở đây phân bố không đều, tập trung đông đúc ở vùng ven biển, ở vùng núi thưa hơn.
So với vùng đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây thưa hơn.
Ở miền Trung chủ yếu là người Kinh, Chăm và một số dân tộc ít người sinh sống.
Họ cùng sinh sống ben nhau hoà thuận.
Phụ nữ Kinh mặc áo dài cổ cao, phụ nữ Chăm mặc áo váy dài, có đai thắt ngang, khăn choàng đầu.
- HS đọc và nêu các hoạt động sản xuất 
-HS các nhóm quan sát và trả lời .
Trồng trọt: Mía, lúa, ngô, lạc, 
Chăn nuôi:Gia súc: bò, trâu,
Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: Đánh bắt cá, nuôi tôm,..
Ngành khác: Làm muối
Các hoạt động sản xuất của người dân ở đây chủ yếu thuộc ngành nông – ngư nghiệp.
Vì có đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc trồng mía, lúa, ngô. Đất cát pha, khí hậu nóng thích hợp cho trồng lạc. 
Nuôi, đánh bắt thuỷ sản: Có nhiều biển, đầm, phá, sông.. Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, và chế biến thuỷ sản.
Làm muối: Nước biển mặn, nhiều nắng.
-3 HS đọc.
HS nhận xét tiết học
* & *
KHOA HỌC 
TIẾT 53: CÁC NGUỒN NHIỆT 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài này học sinh biết:
-Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
-Biết thực hiện những qui tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
Thái độ:
Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị chung: hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu vào ngày nắng).
Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
10’
9’
5’
1’
Khởi động
Bài cũ: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt 
Nêu một số vật dẫn nhiệt tốt, một số vật dẫn nhiệt kém 
Do tính cách nhiệt của không khí, ta vận dụng vào làm việc gì? 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài – ghi tựa
Hoạt động 1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
Mục tiêu: HS kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát hình trang 106, tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
GV yêu cầu HS phân loại các nguồn nhiệt thành các nhóm
GV bổ sung VD: khí bi-ô-ga (khí sinh học) là một loại khí đốt được tạo thành bởi cành cây, rơm, rạ, phân được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng mới, được khuyến khích sử dụng rộng rãi 
Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt 
Mục tiêu: HS biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nêu lên những rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt và cách phòng tránh
GV hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức đã biết về dẫn nhiệt, cách nhiệt, về không khí cần cho sự cháy để giải thích một số tình huống liên quan 
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia đình và thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt 
Mục tiêu: HS có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày 
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS cả lớp thảo luận nêu những việc cần làm để tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt
Có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt?
GV lưu ý HS nêu những cách thực hiện đơn giản, gần gũi
GV nhận xét, mở rộng 
Củng cố :
Các nguồn nhiệt dùng để làm gì?
Khi sử dụng nguồn nhiệt cần lưu ý điều gì?
Cần làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5.Dặn dò: 
Thực hiện theo bài học.
Chuẩn bị bài: Nhiệt cần cho sự sống 
Hát 
2HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
 HS quan sát hình và tìm hiểu các ứng dụng của các nguồn nhiệt đã sưu tầm theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo
HS phân loại các nguồn nhiệt thành các nhóm: Mặt trời; ngọn lửa của các vật bị đốt cháy (lưu ý: khi các vật bị cháy hết, lửa sẽ tắt); sử dụng điện (các bếp điện; mỏ hàn điện, bàn ủi, đang hoạt động)
HS phân nhóm vai trò nguồn nhiệt trong đời sống hằng ngày như: đun nấu; sấy khô; sưởi ấm
HS thảo luận rồi ghi vào bảng nhóm:
Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra
Cách phòng tránh
Bỏng lửa
Bỏng nước sôi
Điện giật, nổ bình ga.
Say nắng
Không chơi đùa gần nơi đun nấu
Đi ngoài nắng phải đội nón.
 . . . . . . . . 
HS báo cáo
HS thảo luận cả lớp nêu những việc cần làm để tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt
+ Tắt bếp điện(ga) khi không dùng; không để lửa quá to; theo dõi khi đun nước; không để nước sôi cạn ấm; đây kín phích giữ nước nóng; . . .
HS tiếp nối nhau trả lời – HS khác nhận xét.
* & *
KHOA HỌC 
TIẾT 54: NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS biết:
Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài vi sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau
Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái đất 
 2. Thái độ:
Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Hình trang 108, 109 SGK
Dặn HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
14’
14’
5’
1’
Khởi động
Bài cũ: Các nguồn nhiệt 
Nêu 1 số nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
Nêu một số cách thực hiện để tiết kiệm nguồn nhiệt 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh ai đúng 
Mục tiêu: HS nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau 
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi 
GV lần lượt đưa ra các câu hỏi
Cách tính điểm hay trừ điểm do GV tự quyết định và phổ biến cho HS trước khi chơi 
Lưu ý: câu nào cũng yêu cầu đại diện của 4 đội trả lời. Đảm bảo các thành viên trong đội ít nhất mỗi người phải trả lời 1 câu. GV có quyền chỉ định người trả lời không để tình trạng chỉ một vài người trong nhóm trả lời. Vì vậy trong cách tính điểm, GV lưu ý đến cả điểm đồng đội 
GV hội ý với HS được cử vào ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời. GV hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá, ghi chép 
GV lần lượt đọc câu hỏi và điều khiển cuộc chơi 
Lưu ý: khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời 
Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội 
GV nêu đáp án hoặc giảng mở rộng thêm nếu cần 
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết 
Dưới đây là câu hỏi và đáp án cho trò chơi
Câu hỏi
Kể tên 3 cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà bạn biết 
Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào?
Sa mạc
Nhiệt đới 
Ôn đới
Hàn đới
Thực vật phong phú nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào?
Sa mạc
Nhiệt đới 
 Ôn đới
Hàn đới
Vùng có nhiều loại động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu như thế nào?
Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
Trên 00C
00C
Dưới 00C
Động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
Âm 200C (200C dưới 00C)
Âm 300C (300C dưới 00C)
Âm 400C (400C dưới 00C)
Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng?
Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi?
Nêu biện pháp chống rét và chống nóng cho con người 
GV cùng BGK nhận xét – tuyên dương
Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất 
Mục tiêu: HS nêu được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất 
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS quan sát hình 5 trang 109 trả lời:
Bức ảnh chụp cảnh gì?
Trái Đất được sưởi ấm nhờ đâu?
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
GV gợi ý HS sử dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trên 
Sự tạo thành gió?
Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Sự hình thành mưa, tuyết, băng
Sự chuyển thể của nước 
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết 
Củng cố 
Nhiệt có vai trò gì đối với động vật, thực vật, con người?
Nếu không có nhiệt Trái Đất sẽ như thế nào?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Ôn tập 
Hát 
HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa 
Lớp cử từ 3 – 5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội 
Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông để trả lời. 
Đội nào lắc chuông trước sẽ trả lời trước. Tiếp theo các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông
Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi những thông tin đã sưu tầm được 
2 HS đọc 
Đáp án
HS có thể kể tên các con vật hoặc cây bất kì miễn là chúng sống được ở xứ lạnh hoặc xứ nóng.
2) b. Nhiệt đới 
3) c. Ôn đới
4) Nhiệt đới
5) Sa mạc và hàn đới
6)b. 00C
7) b. Âm 300C (300C dưới 00C)
8) Tưới cây, che giàn. Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.
9) Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát
Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió
Trong một thời gian nhóm nào kể được nhiều là nhóm đó được nhiều điểm 
HS thảo luận nhóm và trả lời 
+ Bức ảnh chụp cảnh núi đóng băng, mặt biển đóng băng, sinh vật chết.
+ Trái Đất được sưởi ấm nhờ có ánh nắng Mặt Trời.
+ Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm gió sẽ ngừng thổi, nước sẽ bị đóng băng, lạnh giá.
2HS đọc mục Bạn cần biết trang 105 SGK
2HS nêu – HS khác nhận xét
* & *

Tài liệu đính kèm:

  • docS -D - KH.doc