Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 29 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 29 - Trường tiểu học An Phú A

LỊCH SỬ

TIẾT 29: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

(NĂM 1789)

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HS biết:quân Quang Trung rất quyết tâm & tài trí trong cuộc đánh đại quân xâm lược nhà Thanh

2.Kĩ năng:

- HS thuật lại được trên bản đồ diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.

3.Thái độ:

- Cảm phục và tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta.

II.CHUẨN BỊ:

- SGK - Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)

- Phiếu học tập

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 966Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 29 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
TIẾT 29: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
(NĂM 1789)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
HS biết:quân Quang Trung rất quyết tâm & tài trí trong cuộc đánh đại quân xâm lược nhà Thanh
2.Kĩ năng:
HS thuật lại được trên bản đồ diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
3.Thái độ:
Cảm phục và tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta.
II.CHUẨN BỊ: 
SGK - Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
Phiếu học tập
Họ và tên:
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền các sự kiện chính tiếp vào các dấu () cho phù hợp với mốc thời gian 
Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788) 
Đêm mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789) 
Mờ sáng ngày mồng 5..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
10’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long để làm gì?
Việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
GV nhận xét – ghi điểm
Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài: 
1. Quân Thanh xâm lược nước ta.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS đọc thầm SGK và trả lời:
Vì sao quân Thanh xâm lược nước ta?
2. Diễn biến trận đánh.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK làm phiếu học tập (GV đưa ra mốc thời gian, HS điền tên các sự kiện chính)
Khi quân Thanh sang xâm lược nước ta nguyễn Huệ đã làm gì?
Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân có gì xảy ra?
Đêm mồng 3 tết quân ta tiến đến đâu? Ở đó có gì xảy ra?
Sáng mồng 5 tết quân ta tiến đến đâu? Trận chiến xảy ra như thế nào?
Yêu cầu 2HS thuật lại diễn biến trận đánh.
3.Quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
GV hướng dẫn HS nhận thức được quyết tâm & tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc; tiến quân trong dịp Tết; cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa)
Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long?
Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào?
Cách đánh ở trận Ngọc Hồi , Đống Đa có gì đặc biệt?
Ngày nay, cứ đến ngày mồng 5 Tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để làm gì?
Củng cố 
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ cuối bài 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò: 
- Chuẩn bị: Những chính sách về kinh tế & văn hóa của vua Quang Trung. 
Hát 
2HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
Vì nhà Thanh muốn thôn tính nước ta từ lâu. Nay mượn cớ giúp nhà Lê, sang xâm lược nước ta.
HS dựa vào SGK để làm phiếu học tập
HS dựa vào các câu trả lời trong phiếu học tập để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh
Khi quân Thanh sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế. Kéo quân ra bắc đánh quân Thanh.
Quang Trung chỉ huy quân sĩ ra đến Tam Điệp. Quân sĩ được lệnh ăn tết trước và tiến thẳng ra Thăng Long.
, quân ta kéo sát thành Hà Hồi mà giặc không hề hay biết. Vua .xin hàng.
Quân ta tấn công đồân Ngọc Hồi tiêu diệt.
2HS thuật lại diễn biến trận đánh.
HS theo dõi trả lời câu hỏi
từ Bắc vào Nam để đánh giặc đó là đoạn đường dài gian lao nhưng nhà vua vàquân sĩ vẫn quyết tâm để đi đánh giặc.
Nhà vua chọn đúng ngày Tết để đi đánh giặc. Trước khi vào Thăng Long vua cho quân sĩ ăn Tết trước để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc. Còn đối với quân Thanh xa nhà lâu ngày vào dịp Tết chúng sẽ nhớ nhà uể oải, tinh thần sa sút.
  quân giặc bắn tên lửa – quân ta đã ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn lấy rơm ..tiến lên. 
Ngày nay, cứ đến ngày mồng 5Tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
2 HS đọc ghi nhớ cuối bài 
ĐỊA LÍ
TIẾT 29: THÀNH PHỐ HUẾ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết Huế có thiên nhiên đẹp với những công trình kiến trúc lâu năm & là thành phố du lịch.
2.Kĩ năng:
HS xác định được vị trí của Huế trên bản đồ.
Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô & du lịch phát triển.
3.Thái độ:
Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993)
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ hành chính Việt Nam
Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
15’
15’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Người dân ở duyên hải miền Trung.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK (GV có thể làm phiếu luyện tập để kiểm tra kiến thức)
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu & tên thành phố Huế?
Tên con sông chảy qua thành phố Huế?
Huế tựa vào dãy núi nào và có cửa biển nào thông ra biển Đông.
Quan sát lược đồ, ảnh & với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế?
Vì sao Huế được gọi là cố đô?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV nêu: Chính các công trình kiến trúc & cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan & du lịch.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2.
GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; thêm nét đặc sắc về văn hoá: ca múa cung đình (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể); làng nghề (nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn); văn hoá ẩm thực (bánh, thức ăn chay).
Cho HS hát một đoạn dân ca Huế
Củng cố 
GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam & nhắc lại vị trí này
Giải thích tại sao Huế trở thành thành phố du lịch?
GV nhận xét tiết học
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Nẵng.
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát bản đồ & tìm
Vài em HS nhắc lại
Huế nằm ở bên bờ sông Hương
Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) & có cửa biển Thuận An thông ra biển Đông.
Các công trình kiến trúc lâu năm là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén
Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ, được xây từ lâu)
Vài HS dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc lâu năm
HS quan sát ảnh & bổ sung vào danh sách nêu trên
HS trả lời các câu hỏi ở mục 2, cần nêu được:
+ Tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba
+ Kết hợp ảnh nêu tên & kể cho nhau nghe về một vài địa điểm:
Kinh thành Huế: một số toà nhà cổ kính.
Chùa Thiên Mụ: ngay ven sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng với một số nhà cửa.
Cầu Tràng Tiền: bắc ngang sông Hương, nhiều nhịp
Chợ Đông Ba:các dãy nhà lớn nằm ven sông Hương. Đây là khu buôn bán lớn của Huế.
Cửa biển Thuận An: nơi sông Hương đổ ra biển, có bãi biển bằng phẳng
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chọn & kể về một địa điểm đến tham quan. HS mô tả theo ảnh hoặc tranh.
HS thi đua hát dân ca Huế.
KHOA HỌC 
TIẾT 59: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS biết
Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật 
Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường 
Thái độ :
HS ham tìm hiểu các sự vật xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 114,115
Phiếu học tập
Chuẩn bị theo nhóm:
5 lon sữa bò: 4 lon đựn đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch
các cây đậu xanh hoặc ngô nhỏ được hướng dẫn gieo trước khi có bài học khoảng 3 – 4 tuần
GV chuẩn bị: một lọ thuốc đánh móng tay hoặc một ít keo trong suốt 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
15’
15’
2’
1’
Khởi động:
Bài cũ : Ôn tập: Vật chất và năng lượng
Yêu cầu 2HS lên bảng làm thí nghiệm về sự co giãn của không khí và nêu ứng dụng của tính chất này?
GV nhận xét – ghi điểm
Bài mới:
Giới thiệu bài- ghi tựa bài
Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần già để sống 
Mục tiêu: HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật 
Cách tiến hành:
GV nêu vấn đề: thực vật cần gì để sống? Để trả lời câu hỏi đó, người ta có thể làm thí nghiệm như bài hôm nay chúng ta sẽ học 
GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm 
Tiếp theo, GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 114 để biết cách làm 
Làm việc theo nhóm 
GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc 
GV yêu cầu đại diện một vài nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và trả lời câu hỏi: Điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5 là gì?
Tiếp theo GV hướng dẫn HS làm phiếu để theo dõi sự phát triển của các cây đậu 
GV khuyến khích HS tiếp tục chăm sóc các cây đậu hằng ngày theo đúng hướng dẫn và ghi lại những gì quan sát được theo mẫu trên 
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Muốn biết thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm như thế nào? 
Kết luận của GV:
Muốn biết cây cần gì để sống, ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện cây sống thiếu từng yếu tố. Riêng cây đối chứng phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống 
Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm 
Mục tiêu: HS nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường 
Cách tiến hành:
GV phát phiếu học tập cho HS 
Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập của cá nhân, GV cho cả lớp lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?
Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lí do gì mà những cây đó không phát triển bình thường và có thể chết rất nhanh?
Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường?
GV kết luận:
GV gọi 2HS đọc mục Bạn cần biết trang 115
Củng cố :
Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Nhu cầu nước của thực vật 
Hát 
- 2HS lên bảng làm thí nghiệm về sự co giãn của không khí và nêu ứng dụng của nó.
HS nhắc lại tựa
Các nhóm trưởng báo cáo
2HS đọc mục Bạn cần biết 
Nhóm trưởng phân công các bạn lần lượt làm việc 
Đặt các cây đậu và 5 lon sữa bò đã chuẩn bị trước lên bàn
Quan sát hình 1, đọc chỉ dẫn và thực hiện theo hướng dẫn ở trang 114
Lưu ý đối với cây 2, dùng keo trong suốt để bôi vào 2 mặt lá của cây 2
Viết nhãn và ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó (VD: cây 1: đặt ở nơi tối, tưới nước đều) rồi dán vào từng lon sữa bò
HS trả lời câu hỏi
HS làm vào phiếu
HS làm việc theo phiếu học tập 
HS trả lời câu hỏi
+ Trong 5 cây đậu trên, cây thứ tư sống và phát triển bình thường vì có đủ nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng.
+ Cây 1: Lá không có màu xanh vì thiếu ánh sáng. 
 Cây 2: Sẽ bị chết vì thiếu không khí.
 Cây 3: Sẽ bị chết vì thiếu nước.
 Cây 5: Sẽ bị chết vì thiếu thức ăn.
+ Cây đủ nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường.
-2HS đọc mục Bạn cần biết trang 115 SGK.
2HS nêu
KHOA HỌC
TIẾT 59: NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS biết: 
Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt 
Thái độ: 
HS ham tìm hiểu các sự vật xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 116,117
Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
10’
4’
1’
Khởi động
Bài cũ: Thực vật cần gì để sống?
Hãy cho biết thực vật cần gì để sống? 
GV nhận xét- ghi điểm 
Bài mới:
* Giới thiệu bài- ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau 
Mục tiêu: HS phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước 
Cách tiến hành:
GV chia nhóm 4 yêu cầu HS các nhóm tập hợp tranh ảnh (hoặc cây hay lá cây thật) của những cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, sống dưới nước mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm
GV quan sát
GV kết luận:
Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây về những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt 
Mục tiêu:
HS nêu một số ví dụ về cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau thì cần những lượng nước khác nhau
Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu nước của cây 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 117 và trả lời câu hỏi: Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
Cây ăn quả cần nhiều nước vào thời gian nào?
Nếu HS không biết hoặc biết ít, GV có thể nêu thêm một số ví dụ:
Cây lúa cần nhiều nước vào lúc: lúc mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng nên thời kì này người ta phải bơm nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín, cây lúa lại cần ít nước hơn nên phải tháo nước ra 
Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để cây lớn nhanh, khi quả chín cây cần ít nước hơn
Ngô, mía cũng cần được tưới đủ nước và đúng lúc
Vườn rau, vườn hoa cũng cần được tưới đủ nước thường xuyên 
GV kết luận:
Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau
Biết nhu cầu về nước của cây để làm gì?
Củng cố: 
Gọi 2HS đọc mục Bạn cần biết trang 117
GV nhận xét tiết học. 
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
Hát 
2HS lên bảng trả lời
HS nhận xét
Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh đã sưu tầm được
Nhóm cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó. Phân loại các cây thành 4 nhóm và dán vào các giấy khổ to: nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn, nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt, nhóm cây sống cả trên cạn và dưới nước 
Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của các nhóm khác và đánh giá lẫn nhau 
HS lắng nghe
HS quan sát và trả lời câu hỏi:
 Cây lúa cần nhiều nước khi lúa đang làm đòng, lúa mới cấy
Cây ăn quả cần nhiều nước vào lúc cây còn non, lúc cây ra hoa kết quả.
HS tìm thêm các ví dụ khác 
HS lắng nghe
+ Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu nước hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao
+ 2HS đọc mục Bạn cần biết trang 115

Tài liệu đính kèm:

  • docS -D - KH.doc