Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 29

Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 29

 Tiết 3: Khoa học lớp 4.

Thực vật cần gì để sống

I. Mục tiêu:

 Sau bài học học sinh biết:

 - Những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.

 * Thái độ: GD cho HS yêu thích môn học. Có ý thức chăm sóc các loại cây trồng.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu bài tập.

- Hình trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 29: 
 Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010.
 Tiết 3: Khoa học lớp 4. 
Thực vật cần gì để sống
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học học sinh biết:
 - Những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng. 
 * Thái độ: GD cho HS yêu thích môn học. Có ý thức chăm sóc các loại cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu bài tập.
Hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
ND&TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (5’)
B. Bài mới:
1. GTB: (2’)
2. Các HĐ:
HĐ1: Mô tả thí nghiệm: (14’)
MT: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khóang, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
HĐ2: Làm bài theo nhóm.
 (14’) 
MT:Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát tiển bình thường.
C. Củng cố -dặn dò: (5’)
- Gọi HS nêu nội dung bài học trước
? Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?
- NX - đánh giá
- GTB – Ghi bảng
* Thực vật cần gì để sống:
 Cách tiến hành:
- Tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của học sinh:
- Báo cáo thí nghiệm trong nhóm:
- Quan sát cây bạn mang đến mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình: Các thành viên trong nhóm nêu, cử thư kí ghi lại kết quả, dán bảng ghi tóm tắt điều kiện sống cuả từng cây. 
- Báo cáo kết quả trước lớp:
? Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì? Để biết xem thực vật cần gì để sống.
? Em dự đoán xem thực vật cần gì để sống?
* Kết luận: Muốn biết cây cần gì để sống, ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố. Riêng cây đối chứng phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống.
 * Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường:
 Cách tiến hành:
- Phát phiếu học tập cho các nhóm đánh dấu vào các cây có thiếu những điều kiện sống khác nhau và ghi kết quả mà hs nhận biết được.
- Cùng hs nx chung khen nhóm có sản phẩm theo đúng yêu cầu.
? Trong 5 cây đậu đó, cây nào sống và phát triển bình thường? Vì sao?
Cây số 4 vì nó được cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cây: ánh sáng, nước, không khí, chất khoáng.
? Các cây khác như thế nào và vì sao cây đó phát triển không bình thường và chết nhanh?
Vì các cây không có đủ điều kiện sống như cây 1: thiếu ánh sáng, cây 2: Thiếu không khí; Cây 3 thiếu nước; cây 5: Thiếu chất khoáng.
? Để cây sống và phát triển bình thường cần đủ những điều kiện nào? ...cần phải có đủ điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng,
Kết luận: Thực vật cần đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV củng cố và hệ thống các kiến thức:
- Nx tiết học. Chuẩn bị cho bài 54: 
- 2 HS nêu
- NX – bổ sung
- Nghe
- QS – TL, 
- Báo cáo kq
- Nghe.
- Thảo luận, làm bài.
- Trình bày.
- Đại diện báo cáo
- NX – bổ sung
- Nghe.
- 2 – 3 HS đọc
- Nghe
 Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010.
 Tiết 2: Khoa học lớp 5.
 	Sự sinh sản của ếch
I. Mục tiêu: 
 Giúp hs có khả năng:
 - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
 * thái độ: GDHS yêu thích môn học, có ý thức tìm tòi và khám phá kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong SGK.
- Một số tranh ảnh về động vật đẻ trứng và dể con.
III. Các hoạt động dạy học:
ND - TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KT bài cũ(5’)
B. Bài mới :
1. GT bài.(2’)
2. Các HĐ:
HĐ1: Thảo luận trả lời.(14’).
*MT: HS nêu được đặc điểm sinh sản của ếch.
HĐ2: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.(14’).
*MT: HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
C. Củng cố - dặn dò:(5’).
- Gọi hs trả lời về nội dung bài trước 
- Nhận xét ghi điểm.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
* Tìm hiểu sự sinh sản của ếch.
- Mời một số HS bắt trước tiếng ếch kêu.
- Bước 1: Làm việc theo cặp.
Hai HS ngồi cạnh nhau cùng hỏi và trả lời các câu hỏi:
+ ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
+ ếch đẻ trứng ở đâu?
+ Trứng ếch nở thành gì?
+ Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.
+ Nòng nọc sống ở đâu? ếch sống ở đâu?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, kết luận: SGV trang 184.
* Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
Bước 1: Làm việc cá nhân
+ Từng học sinh vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
+ GV giúp đỡ những học sinh lúng túng.
Bước 2: 
+ HS vừa chỉ vào sơ đồ mới vẽ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh.
+ GV theo dõi và chỉ định một số HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc SGK
+ Vào đầu mùa hạ.
+ ếch đẻ trứng ở dưới nước.
+ Trứng ếch nở thành nòng nọc.
+ Nòng nọc sống ở dưới nước, ếch sống ở trên cạn.
- làm việc CN.
- Nghe.
- Hs chỉ vào sơ đồ và trình bày 
- Thực hiện.
- Nghe.
- Thực hiện.
Tiết 3: Địa lí lớp 4.
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung ( tiếp theo).
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học HS biết:
 - Một số hoạt động chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải
miền Trung:
 + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
 + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng
bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu
thuyền.
 * HS giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đóng mới sửa chữa tàu thuyền
ở duyên hải miền Trung. Những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây phát triển.
 *Thái độ: Giáo dục Học sinh có ý thức tìm hiểu về vùng quê Việt Nam.
II/ chuẩn bị:
Phiếu học tập.
Bản đồ. 
 III/ Các hoạt động dạy - học:
ND&TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (5’)
B. Bài mới:
1.GTB:(2’)
2. Các HĐ: 
HĐ1: Quan sát trả lời: (10’)
 HĐ2 : Làm việc theo nhóm
 (10’)
HĐ3: Lễ hội ở ĐBDHMT:(8’)
C. Củng cố - dặn dò: (5’)
- Gọi HS nêu nội dung bài cũ
- NX - đánh giá
- GTB – Ghi bảng
* Hoạt động du lịch:
 Cách tiến hành:
- Gv treo lược đồ :
? Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch? (Vị trí này có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch.)
- Hs trao đổi theo cặp kể tên những bãi biển mà mình biết? (VD: Bãi biển Sầm Sơn ( Thanh Hoá), Cửa lò (Nghệ An); Thiên Cầm (Hà tĩnh); Lăng Cô (Thừa Thiên Huế)...)
- Trình bày trước lớp:
? Điều kiện phát triển du lịch ở ĐBDHMT có tác dụng gì đối với người dân? (Người dân có thêm việc làm tăng thêm thu nhập...).
? Vì sao khu du lịch ở đây lại phát triển?
 Kết luận: Gv tóm tắt lại ý trên
* Phát triển công nghiệp:
 Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận và TLCH
? ở ĐBDHMT phát triển loại đường giao thông nào?
? Việc đi lại bằng tàu thuyền là điều kiện phát triển nghành công nghiệp nào? (công nghệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền.)
? Kể tên các loại hàng hoá, sản phẩm làm từ mía đường? (bánh kẹo, sữa, nước ngọt,...)
? Cho biết khu vực này còn phát triển ngành công nghiệp gì?(...ngành công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất.)
? Người dân ở ĐBDHMT có những hoạt động sản xuất nào? (...hoạt động kinh tế mới: pục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy, đóng sửa, chữa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp).
? Vì sao ĐBDHMT xây dựng nhiều nhà máy...?
- Kết luận: Gv tóm tắt ý chính trên
* Lễ hội ở ĐBDHMT:
 Cách tiến hành:
? Kể tên cá lễ hội nổi tiếng ở vùng ĐBDHMT? (Lễ hội Tháp Bà, lễ hội cá Ông, lễ hội Ka-tê mừng năm mới của người Chăm.)
? Mô tả Tháp bà H13? (Tháp Bà là khu di tích có nhiều ngọn tháp nằm cạnh nhau. Các ngọn tháp không cao nhưng trông rất đẹp có đỉnh nhọn...)
? Kể các hoạt động lễ hội Tháp Bà? 
(- Lễ ca ngợi công đức Nữ thần; 
-Thể thao: bơi thuyền, đua thuyền, cầu chúc cuộc sống ấm no, hạnh phúc.)
 Kết luận.
- Nhận xét tiết học.
- Gọi HS đọc bài học (SGK).
- CB bài: Thành phố Huế
- 2 HS TL
- NX – bổ sung
- Nghe
- QS
- TL
- NX – bổ sung
-Trao đổi
- HS khá trả lời.
- Thảo luận
- Các nhóm trình bày k/quả.
- NX – bổ sung
- HS khá trả lời.
- Nêu
- NX – bổ sung
- Nghe.
- Nghe.
- 2 – 3 HS đọc
- Nghe
 Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010
Tiết 2: Khoa học 5.
Sự sinh sản và nuôi con của chim
 ( Đ/C Chương dạy chuyên đề)
 chiều thứ tư 17 / 03 / 2010
 Tiết 2: Lịch sử lớp 4.
Quang Trung đại phá quân Thanh
I. Mục tiêu:
 Sau bài học HS biết:
 - Tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh ( Ngọc Hồi, Đốn Đa).
 + Quân Thanh xâm lược nước ta chúng chiếm Thăng Long, Nguyến Huệ lên ngôi Hoàng Đế hiệu Quang Trung tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.
 + ở Ngọc Hồi Đống Đa sáng mùng 5 tết quân ta tấn công chiếm được đồn Ngọc Hồi, sau đó đánh vào đống đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, quân Thanh hoảng loạn bỏ chạy về nước.
 - Nêu được công lao của Nguyễn Huệ Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
* Thái độ: GD cho HS ý thức tự giác học bài và tìm hiểu thêm tư liệu lịch sử trong thực tế cuộc sống. Biết ơn các vị anh hùng có công đánh giặc cứu nước.
 II. chuẩn bị: 
Lược đồ.
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND&TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (5’)
B. Bài mới:
1. GTB: (2’)
2. Các HĐ:
HĐ1: Quan sát trả lời. (15’)
HĐ2: Thảo luận làm bài vào phiếu. (13’)
C. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Gọi HS nêu nội dung bài học trước
- NX – bổ sung - đánh giá
- GTB – ghi bảng
 * Diễn biến trận đánh Quang Trung đaị phá quân Thanh: 
 Cách tiến hành:
? Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta?
- Đọc sgk và xem trên lược đồ kể lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh:
? Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ làm gì? Vì sao nói Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế là việc làm cần thiết?(...Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Đây là việc cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Hệu mới đảm đương nhiệm vụ đó.)
? Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì? (... ngày 20 tháng chạp năm 1789. Ông cho quân lính ăn Tết trước rồi chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long. Làm lòng quân thêm hứng khởi, quyết tâm đánh giặc.)
? Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân? (Đạo 1: do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng vào Thăng Long, đạo 2 và 3 do đô đốc Long và đô đốc Bảo chỉ huy tiến vào Tây Nam Thăng Long, Đạo 4 do đô đốc Tuyết chỉ huy tiến vào Hải Dương, đạo 5 do đô đốc Lộc chỉ huy tiến vào Lạng Giang.)
? Trận đánh bắt dầu ở đâu? Diễn ra khi nào ? Kết quả ra sao? (Mở màn là trận Hà Hồi, diễn ra vào đêm 3 Tết Kỷ Dậu. Quân Thanh hoảng sợ xin hàng.)
- Gv nx chốt ý đúng.
 * Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung:
- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
 Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và TLCH
? Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc? (...từ Nam ra Bắc đó là đoạn đường dài, gian lao, nhưng nhà vua cùng quân sĩ vẫn quyết tâm đi để đánh giặc.) 
? Thời điểm để nhà vua chọn là thời điểm nào? Việc chọn thời điểm đó có lợi gì cho quân ta và hại gì cho quân địch? Trước khi tiến vào Thăng Long nhà vua làm gì để động viên tinh thần quân sĩ? (Chọn Tết kỷ Dậu để đánh giặc. Nhà vua cho quân ăn Tết trước để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc, quân Thanh xa nhà lâu vào dịp Tết chúng uể oải, nhớ nhà, tinh thần sa sút.)
? Vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh? (Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, có nhà vua sáng suốt chỉ huy.)
* Kết luận: Gv chốt ý và giới thiệu thêm.
- Kết luận: Hs đọc ghi nhớ bài.
- Nx tiết học, Vn học thuộc bài và chuẩn bị bài tuần 30.
- Nêu
- NX
- Nghe
- TL và trình bày.
- Đọc và kể lại
- Đọc
- TL
- NX - bổ sung
- Nghe.
- 2 – 3 HS đọc
- Nghe
Tiết 3 : Thực hành khoa học 5.
Sự sinh sản của côn trùng
 	( Nghỉ, tổ chức 26/3)
 Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2010
 Tiết 2: Khoa học lớp 4.
Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu:
 Sau bài học HS biết:
	 - Mỗi loài thực vât, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước klhác nhau.
 * Thái độ : Học sinh yêu thích môn học, có ý thức tự giác học tập và ưa tìm hiểu khoa học trong thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập. 
đồ thí nghiệm.
III/ Hoạt động dạy - học:
ND & TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC : (5’)
B. Bài mới :
1. GTB: (2’)
2. Các HĐ:
HĐ1: Làm bài vào phiếu.
 (15’)
MT: Phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước. 
HĐ 2: Quan sát trả lời. 
: (13’)
 MT: Nêu ví dụ về cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu nước của cây.
C. Củng cố – dặn dò: (5’)
- Gọi HS nêu nội dung bài cũ
- NX - đánh giá
- GTB – Ghi bảng
* Nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau
 Cách tiến hành:
- Gv chia lớp thành 4 nhóm:
- Phân lọai cây thành 4 nhóm: Cây sống ở nơi khô hạn, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước:
- Đại diện các nhóm trình bày, 2 nhóm dán phiếu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
VD: Nhóm cây sống dưới nước: khoai, rêu, tảo, vẹt , sú, rau muống, rau rút,...
- Nhóm cây sống nơi khô hạn: xương rồng, thầu dầu, hành, thông, phi lao,...
- Cây sống nới ẩm ướt: khoai môn, rau rệu, rau má, thài lài, ráy, cỏ bợ,...
- Cây sống vừa trên cạn vừa dưới nước: rau muống, dừa, cây lưỡi mác,...
 Kết luận: Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước.
* Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây.
 Cách tiến hành:
- Tổ chức hs quan sát tranh minh hoạ và trả lời:
? Mô tả những gì trong hình vẽ?
? Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? (...từ lúc lúa bắt đầu cấy ...đến lúa bắt đầu uốn câu vào hạt.)
? Tại sao trong giai đoạn trên lúa lại cần nhiều nứơc?
(Giai đoạn lúa mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để vào hạt.)
? Em còn biết những loại cây nào ở những thời điểm khác nhau cần những lượng nước nước khác nhau? (Cây ngô, rau cải, các loại cây ăn quả, mía,...)
? Khi thời tiết thay đổi nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào? (...nhiệt độ ngoài trời tăng cao cần tưới nhiều nước cho cây.)
- Nêu kết luận: Mục bạn cần biết.
- Gọi một số HS đọc bài học SGK.
- Nx tiết học. VN học thuộc bài, Cb bài 59: 
- 2 HS nêu 
- NX – bổ sung
- HS nghe 
- Nhận nhóm
- Làm việc theo nhóm
- Trình bày
- NX – bổ sung
- Nghe.
- QS
- Mô tả
- T.Lời
- Nghe.
- Đọc
- Nghe
Tiết 3: Lịch sử lớp 5.
Hoàn thành thống nhất đất nước
 I. Mục tiêu:
 Sau bài học học biết:
 - Tháng 4/1976 Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối thánh 6 đầu tháng7/1976:
 + Tháng 4/1976 cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
 + Cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 Quốc hội đã họp và quyết đinh: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Qốc ca, Thủ đô, và đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.
 * Thái độ: Học sinh biết lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong các cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập của tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
ảnh tư liệu
III. Các hoạt động dạy học:
ND- TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KT bài cũ(5’)
B. Bài mới :
1. GT bài(2’).
2. Các HĐ:
HĐ1: ( làm việc theo nhóm).(10’)
HĐ2: (làm việc cả lớp).(8’)
HĐ3: (làm việc theo nhóm). (10’)
C. Củng cố - dặn dò:(5’)
- Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diến ra như thế nào?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975?
- GT nội dung bài, ghi bảng.
* Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
- GV trình bày tình hình nước ta sau sự kiện ngày 30 – 4 – 1975.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm 4:
+ Tại sao ngày 25 – 4 – 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?
+ Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25 – 4 – 1976 ở nước ta?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận:
- Ngày 25 – 4 – 1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trong cả nước.
- Đến chiều 25 – 4, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, 98,8% TS cử chi đi bầu.
*Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, năm 1976:
- Cả lớp tìm hiểu quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, năm 1976.
+ Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận:
Tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, chọn thủ đô, đổi tên TP Sài Gòn – Gia Định, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Chính phủ.
ý nghĩa:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV nhấn mạnh ý nghĩa LS của Quốc hội khoá VI.
Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên CNXH
- HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất.
- Nhận xét tiết học.
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 hs trả lời trước lớp 
- Nghe.
- Nghe.
- Thảo luận trả lời.
- Thực hiện.
- Nghe.
- Đọc thông tin SGK.
- Trả lời.
- Thực hiện.
- Nghe.
- Suy nghĩ trả lời.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Nghe.
- Trả lời.
- Nghe.
Theo dõi đọc thầm.
- Nghe, thực hiện.
 Chiều thứ năm 25/ 3/ 2010
Tiết 2 : Thực hành khoa học 4.
 ( Hội thảo chuyên đề)
 Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
 Tiết 3: Địa lí lớp 5.
Châu Dại Dương và châu Nam Cực
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
 - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu ĐD và châu NC:
 + Châu ĐD nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và Tây Nam TBD.
 + Châu NC nằm ở vùng địa cực.
 + Đặc điểm của khí hậu Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo. Châu NC là châu lục lạnh nhất thế giới.
 - Sử dụng quả địa cầu để phân biệt vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu ĐD và châu NC.
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, HĐSX của châu ĐD: Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục. 
 + Nổi tiếng thế giới xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp, năng lượng, khai khoáng, luyện kim....
 * HS khá biết sự khác biệt của lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo; lục địa có khí hậu khô hạn phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van, các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm, rừng dừa bao phủ.
 * Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học có ý thức tìm tòi khám phá kiến thức về địa hình, khí hậu châu ĐD và châu NC.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ, lược đồ. 
Phiếu bài tập.
Quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy học:
ND - TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (5’)
B. Bài mới :
1. GT bài: (2’)
2. Các HĐ:
HĐ1:(Làm việc cá nhân).(7’)
HĐ2: (Làm việc nhóm).(8’)
HĐ3: (Làm việc cả lớp).(7’)
HĐ4: (Làm việc theo nhóm).(8’)
C. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ? Nêu phần ghi nhớ. 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
*Châu Đại Dương:
 a) Vị trí địa lí và giới hạn:
- HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
+ Cho biết lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc?
+ Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương?
- HS trả lời và chỉ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên bản đồ.
- GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên quả Địa cầu
 b) Đặc điểm tự nhiên: 
- GV phát phiếu học tập, HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng trong phiếu.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày KQ thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 c) Dân cư và hoạt động kinh tế: 
- GV hỏi: 
+ Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?
+ Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a?
 *Châu Nam Cực:
- HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
+ Cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực?
+ Nêu đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của châu NC?
+ Vì sao CNC không có dân cư sinh sống TX?
- HS trình bày, GV nhận xét, kết luận (SGV-144).
- Nêu sự khác biệt về khí hậu của Ô-xtrây-li-a với các đảo?
- GV nhận xét giờ học. 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- Dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu
- Nghe.
- Đọc sgk và thảo luận trả lời. 
- Thảo luận nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- Trả lời.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- HS khá trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docK,S,D Tuan 29.doc