Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 5

Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 5

Tiết 3: Khoa học lớp 4.

 Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn

I/ Mục tiêu:

 Sau bài học, HS có thể:

 - Giải thích lí do cần ăn phối hợp các chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.

 - Nói về ích lợi của muối i- ốt

 - Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.

 * Thái độ : Học sinh có ý thức trong việc sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn .

II/ Chuẩn bị:

- GV: Các hình minh hoạ 20,21 SGK

- Phiếu bài tập.

III/ Hoạt động dạy - học:

 

doc 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
 Tiết 3: Khoa học lớp 4.
 Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể:
	 - Giải thích lí do cần ăn phối hợp các chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
 - Nói về ích lợi của muối i- ốt
 - Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
 * Thái độ : Học sinh có ý thức trong việc sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn .
II/ Chuẩn bị:
GV: Các hình minh hoạ 20,21 SGK 
Phiếu bài tập. 
III/ Hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
Kiểm tra.
4´
? Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật?
 Nhận xét, ghi điểm.
- 2 hs trả lời, nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới
*G.T bài. ( 2´)
* Nội dung:
1. HĐ1: Trò chơi: Thi kể tên các món cung cấp nhiều chất béo ( 8´)
* M T: HS lập ra được các món ăn cung cấp nhiều chất béo. 
2. HĐ2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. ( 8´)
MT: HS biết nêu tên và ích lợi của một số món ăn cung cấp chất béo động vật và chất béo thực vật.
3. HĐ3: Tại sao nên sử dụng muối i- ốt và không nên ăn mặn?
MT: HS nêu được ích lợi của muối i- ốt và tác hại của việc ăn mặn. ( 8´)
- Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* B1:
- Chia lớp thành 2 đội.
* B2:
- Yêu cầu hai đội thi nhau viết tên các món ăn chứa nhiều chất béo: Các món ăn rán bằng dầu, mỡ như: ( các loại thịt rán, cá rán, khoai tây rán,rau xào, thịt xào, nem rán, cơm rang, đậu rán....)
* B3: 
- Hướng dẫn học sinh nhận xét.
- Công bố kết quả cuộc chơi.
? Gia đình em thường rán(chiên), xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật?
* B1:
- Chia lớp thành 2 nhóm.
Yêu cầu các nhóm quan sát hình minh học trong SGK(20) và đọc lại các món ăn vừa liệt kê để trả lời câu hỏi:
? Những món nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật? 
( thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào...)
? Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?.
( Vì trong chất béo động có chứa a- xít béo no khó tiêu, trong chất béo thực vật có nhiều a- xít béo không no dễ tiêu. Vậy ta nên ăn kết hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch)
* B2:
- Gọi 2 học sinh đọc phần 1 trong mục “ Bạn cần biết”
* B3: Kết luận:
Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc đậu tương có nhiều a-xít không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít. Ngoài thịt mỡ trong óc và phủ tạng của động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.
* B1: 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK và trả lời:
? Muối i – ốt có lợi gì cho con người?
( muối i – ốt dùng để nấu ăn hằng ngày. ăn muối để tránh bệnh bướu cổ)
- Gọi học sinh đọc phần 2 của mục “ Bạn cần biết”
* B2: 
? Muối i – ốt quan trọng nhưng ăn mặn thì có tác hại gì?
( ăn mặn thì khát nước. ăn mặn sẽ bị huyết áp cao)
* B3: Kết luận.
Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị huyết áp cao
- Lắng nghe, theo dõi.
- Lắng nghe - Thực hiện
- Viết tên các món ăn vào phiếu.
- Nhận xét
- Trả lời
Lắng nghe- Thực hiện
- Quan sát - Đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Lớp theo dõi đọc thầm.
 - Lắng nghe.
- Trả lời
- Lớp theo dõi đọc thầm.
- Trả lời
- Lắng nghe
C. Củng cố - 
 Dặn dò: ( 5´)
+ Nhắc lại nội dung bài. 
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn học sinh về học bài thực hiện ăn uống hợp lí các chất béo và muối ăn.
- Nghe 
- Nghe, ghi nhớ.
 Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
 Tiết 2: Lịch sử lớp 5.
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học Hs nêu được:
	- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở VN đầu thế kỉ XX.
	- Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
 - Rèn kĩ năng đọc thông tin tìm nội dung bài học, tường thuật được những nét chính về phong trào Đông Du.
 - Học sinh trả lời được câu hỏi: Vì sao phong trào Đông du thất bại?
 * Thái độ: HS tự hào về truyền thống lịch sử VN, kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
II/ chuẩn bị:
	GV: - Chân dung Phan Bội Châu.
	 - Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A.KTBC: 
3´
? Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp , tầng lớp mới nào trong xã hội VN ?
 Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 hs trả lời.
- Nhận xét, bổ xung.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2´
2. Nội dung bài:
* HĐ1: Tiểu sử Phan Bội Châu.
7´
* HĐ2: Sơ lược về phong trào Đông Du. 12´
* HĐ3: Làm việc cả lớp. 6´
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
+ Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm, dựa vào thông tin, tư liệu tìm hiểu về tiểu sử Phan Bội châu.
+ Gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.
* K.luận: PBC sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn rất trẻ ông đã có nhiệt tình cứu nước....
+ Y/c hs hoạt động theo nhóm, y/c đọc sgk và thuật lại những nét chính về phong trào Đông Du theo các gợi ý sau:
? Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? Mục đích của phong trào là gì?
? Nhân dân, thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông Du n.t.n?
? Kết quả, ý nghĩa của phong trào này là gì ?
+ Nhận xét, kết luận.
? Câu 1 sgk: Vì họ có lòng yêu nước nên quyết tâm học tập để về cứu nước.
? Câu 2 sgk: Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông Du.
- Nghe.
- Thảo luận cặp đôi, tìm hiểu về tiểu sử của Phan Bội Châu.
- Thực hiện.
- Nghe.
- Hoạt động nhóm 5.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS khá trả lời.
3. Củng cố - 
 Dặn dò:
5´
+ Củng cố nội dung, rút bài học.
+ Gọi 2 Hs đọc bài
+ Liên hệ g.dục; HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
+ Nhận xét giờ học.
- Theo dõi đọc thầm
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Địa lí lớp 4.
Trung du Bắc bộ
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học HS có khả năng:
	- Biết được thế nào là vùng trung du.
	- Biết một số đăc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc bộ: Vừa đồng bằng, vừa miền núi, thích hợp tròng các cây ăn quả và cây công nghiệp.
 - Rèn kĩ năng xem lược đồ, bảng thống kê...
 - Học sinh khá nêu được quy trình chế biến chè.
 * Thái độ: HS có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng cây.
II/ chuẩn bị:
	GV: - Tranh ảnh vùng trung du Bắc bộ
	 - Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. KTBC: 5´
Người dân hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
 Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 hs trả lời.
- Nhận xét, bổ xung.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2´
2. Nội dung bài:
* HĐ1: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. 10´
* HĐ2: Chè và cây ăn quả ở vùng trung du. 12´
* HĐ3: Hoạt
động trồng rừng và cây công nghiệp. 6´
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
+ Gọi 2 HS đọc mục 1 trong SGK và trả lời: 
- Trung du là vùng đồi núi hay đồng bằng?
- Các đồi ở đây như thế nào?
- Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc bộ?
* K.luận: Vùng trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Có các đồi đỉnh tròn và sườn thoải...
+ Y/c hs thảo luận và trả lời:
- Trung du Bắc bộ thích hợp cho việc trồng cây gì?
Kết luận: Với những đặc điểm riêng, vùng trung du Bắc bộ rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
+ Y/ c HS quan sát tranh trong SGK làm bài vào phiếu:
- Nêu tên tỉnh và loại cây trồng tương ứng.
- Mỗi loại cây đó thuộc cây ăn quả hay cây công nghiệp?
+ Gọi các nhóm trình bày
+ Y/c HS quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè.
+ Nhận xét, kết luận.
- Hiện nay vùng núi và trung du đang có hiện tượng gì sảy ra?
- Để khắc phục tình trạng này người dân đa làm gì?
+ Y/c HS đọc bảng số liệu và nhận xét về rừng trồng mới ở Phú Thọ. 
 Kết luận: Để che phủ đồi trọc, đất trồng người ta phải trồng nhiều cây xanh
+ Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế ở địa phương.
- Nghe.
- Đọc thầm
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe 
- Trả lời
- Lắng nghe
- Làm theo nhóm
- Đại diện trình bày
- HS khá trả lời.
- Trả lời
- Trả lời
Thực hiện
- Nghe
- Liên hệ
3. Củng cố - 
 Dặn dò:
5´
+ Củng cố nội dung, rút bài học.
+ Gọi 2 Hs đọc bài
+ HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Theo dõi đọc thầm
- Nghe, ghi nhớ.
 Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009
* Tiết 2: Khoa học lớp 5.
 Thực hành: Nói “ Không !” 
 Đối với các chất gây nghiện.
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng:
	 - Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày
 những thông tin đó.
 - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
 * Thái độ: HS ý thức không dùng các chất gây nghiện và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
II/ Chuẩn bị:
 GV: Thông tin và hình ( sgk - 20 đến 23 ).
	- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của các chất gây nghiện.
	- Một số phiếu ghi câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 5´
? Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ?
 Nhận xét, ghi điểm.
- 2 hs trả lời. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài. 2´
2. Nội dung bài
HĐ1: Thực hành xử lí thông tin. 13´
MT: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia; thuốc lá; ma tuý. 
HĐ2: Trò chơi “ Bốc thăm trả lời câu hỏi”. 15´
 MT: Củng cố cho hs những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý. 
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Cách tiến hành:
+ Y/c hs đọc các thông tin và hoàn thành bảng như sgk.
+ Y/c một số hs trình bày ( mỗi hs trình bày một ý ).
+ Hướng dẫn cả lớp nhận xét
* K.luận: Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý đều là những chất gây nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị nhà nước cấm. Vì vậy, sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma tuý đều là những việc làm vi phạm pháp luật.
* Cách tiến hành:
+ Tổ chức và HD cách chơi.
+ Chia lớp thành các nhóm, đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo.
+ Từ 3 - 5 bạn tham gia một chủ đề, sau đó nhóm khác lên chơi chủ đề khác.
+ Giao đáp án cho ban giám khảo thống nhất cách cho điểm.
+ Nhận xét, tổng kết trò chơi.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Đọc thông tin hoàn thành bảng.
- 6 hs nối tiếp trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi theo nhóm.
- Các hs khác nhận xét, bình chọn các nhóm chơi tốt.
- Nghe.
C. Củng cố - 
 Dặn dò: 5´
+ Nhắc lại nội dung bài; 
+ Gọi một vài hs đọc ghi nhớ trong SGK
+ Liên hệ g.dục 
+ Nhận xét giờ học.
+ HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nghe 
- 2 hs đọc bài
- Liên hệ
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ.
 Chiều thứ tư 16 / 9 / 2009.
Tiết 2: Lịch sử lớp 4.
Nước ta dưới ách đô hộ của các trều đại phong kiến phương Bắc
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học HS biết:
	- Thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ 179 TCN đến 938.
	- Nêu được một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
 * Học sinh khá biết: Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược.
 * Thái độ: HS tự hào về truyền thống anh dũng của dân tộc VN, kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
II/ chuẩn bị:
 	 - Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A.KTBC: 
3´
? Nước âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
 Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 hs trả lời.
- Nhận xét, bổ xung.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2´
2. Nội dung bài:
 HĐ1: Làm việc cả lớp: 18´
HĐ2: Làm việc cá nhân. 12´
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:
+ Gọi 2 học sinh đọc thông tin trong SGK: “ Sau khi Triệu Đà.....của người Hán”
+ Gọi học sinh trả lời câu hỏi:
- Sau khi thôn tính được nước ta, triều đại phong kiến đã có những chính sách bóc lột nào?
( Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do người Hán cai quản. Bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chin quý, đẵn gỗ trầm...Mò ngọc trai, khai thác san hô để cống nạp. Bát nhân dân ta theo phong tục Hán, học chữ Hán...)
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và điền vào phiếu.
+ Gọi các nhóm nêu kết quả.
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét bổ xung.
* K.luận: Từ 179 TCN đến 938 các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta. Chúng biến nước ta từ một nước độc lập thành một quận huyện của chúng thi hành nhiều chính sách bóc lột....Không chịu khuất phục nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại phong kiến phương Bắc. (cho HS quan sát bảng thông kê so sánh)
* Các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của PK phương Bắc. 
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và điền vào bảng thống kê số 2.
+ Gọi một số học sinh báo cáo kết quả.
* K.Luận: Treo bảng thông kê cho học sinh quan sát.
+ yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
? Từ năm 179 TCN đến 938 nhân dân ta có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa? ( có 9 cuộc K/N lớn)
? Mở đầu là cuộc khởi nghĩa nào?
( Cuộc K/N Hai Bà Trưng)
? Kết thúc là cuộc khởi nghĩa nào? ( Cuộc K/N Ngô Quyền).
? Vì sao nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc?
( Vì nhân dân ta yêu nước, không chịu làm nô lệ....) 
- Nghe.
- Theo dõi, đọc thầm.
- Trả lời.
Thảo luân nhóm 3 và làm bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Đọc thông tin và làm bài.
- Theo dõi bổ xung
- quan sát
- Trả lời, nhận xét, bổ xung
- HS khá trả lời.
3. Củng cố - 
 Dặn dò:
5´
+ Củng cố nội dung, rút bài học.
+ Gọi 2 HS đọc bài
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn HS về học bài.
- Nghe
- Theo dõi đọc thầm
- Nghe, ghi nhớ.
 Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009
 Tiết 3: Khoa học lớp 4.
ăn nhiều rau quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể:
	 - Nêu được ích lợi của việc ăn nhiều rau quả chín hằng ngày.
 - Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
 * Học sinh khá biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
 * Thái độ : Học sinh có ý thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau quả chín hằng ngày.
II/ Chuẩn bị:
GV: Các hình minh hoạ 22,23 SGK 
Phiếu bài tập. 
III/ Hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra. 4´
? Kể tên một số món ăn cung cấp nhiều chất béo?
? Vì sao phải ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
 Nhận xét, ghi điểm.
- 2 hs trả lời – Lớp nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới
G.T bài. ( 2´)
* Nội dung:
 HĐ1: Làm việc cả lớp. ( 8´)
 MT: HS giải thích vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín.
 HĐ2: Làm việc theo nhóm. ( 8´)
MT: HS biết giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn.
HĐ3: Làm việc theo nhóm. ( 8´)
MT: Kể ra các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. 
- Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín. 
* B1:
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
- Kể tên một số loại rau, quả em thường ăn hằng ngày?
- Nêu ích lợi của việc ăn rau quả?
* B2:
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét bổ xung. 
* B3: 
 K.Luận: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau quả còn giúp chống táo bón.
* B1:
Yêu cầu học sinh đọc thông tin và quan sát hình vẽ trong SGK và thảo luận:
- Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
* B2:
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
* B3: 
Kết luận: Thực phẩm sạch và an toàn là:
- Nuôi trồng theo quy trình hợp vệ sinh (H3).
- Thu hoạch chuyên chở, chế biến hợp vệ sinh.
- Giữ được chất dinh dưỡng. Không ôi thiu. Không nhiễm hóa chất. Không gây độc hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng. 
* Thảo luận về biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
* B1: 
+ Yêu cầu học sinh thảo luận về:
 - Cách chọn rau tươi, sạch.
 - Cách nhận ra thức ăn ôi, héo...
 - Sử dụng nguồn nước.
 - Nấu ăn.
* B2: 
+ Gọi các nhóm trình bày kết quả.
* B3: 
- Kết luận: Cách chọn:
- Quan sát hình dáng bên ngoài.
- Quan sát màu sắc.
- Sờ , nắm...
- Gọi HS đọc bài trong SGK
- Lắng nghe, theo dõi.
- Trả lời
- Nhận xét, bổ xung
- Nghe
- Quan sát - Đọc
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Nghe
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Lắng nghe
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm
C. Củng cố - 
 Dặn dò: ( 3´)
+ Nhắc lại nội dung bài. 
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn học sinh về học bài.
+ Thực hiện ăn rau quả hằng ngày và sử dụng thực phẩm an toàn.
- Nghe 
- Nghe, ghi nhớ.
 Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
 Tiết 4: Địa lí lớp 5.
Vùng biển nước ta.
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể:
	 - Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta. Chỉ được nước ta trên bản đồ.
	 - Nêu tên một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng. Nêu được vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống, sản xuất.
 - Rèn kĩ năng quan sát, mô tả, trình bày những hiểu biết bằng lời. Đọc thông tin nêu được những nội dung chính về vùng biển nước ta.
 * HS khá biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển.
 * Thái độ: HS lòng ham hiểu biết, có ý thức bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II/ Chuẩn bị: 
	- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
	- Các hình minh hoạ SGK; Phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 5´
? Nêu tên và chỉ bản đồ một số sông của nước ta ?
? Sông ngòi ở nước ta có đặc điểm gì?
? Nêu vai trò của sông ngòi?
 Nhận xét, đánh giá.
- 3 hs lần lượt trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2´
2. Nội dung bài.
HĐ1: Vùng biển nước ta. 10´
HĐ2: Đặc điểm của vùng biển nước ta. 8´
HĐ3: Vai trò của biển. 10´
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
 + Treo lược đồ khu vực biển Đông và y/c hs nêu tên, nêu công dụng của lược đồ.
+ Yêu cầu thảo luận cặp, trả lời câu hỏi:
? Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền VN ? ( Bao bọc phía Đông, phía Nam và Tây Nam ).
+ Y/c hs chỉ vùng biển của VN trên bản đồ.
* K.luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
+ Y/c hs đọc mục 2 sgk, thảo luận tìm những đặc điểm của biển VN, mỗi đặc điểm có tác động thế nào đến đời sống, sản xuất của nhân dân?
+ Nhận xét, bổ xung.
* K.luận: Nước không bao giờ đóng băng. Miền Bắc và miền Trung hay có bão. Hàng ngày, có lúc nước biển dâng lên, có lúc hạ xuống.
+ Y/c các nhóm thảo luận làm bài vào phiếu:
? Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân, ghi vào phiếu.
+ yêu cầu các nhóm báo cáo.
+ HD nhận xét, bổ xung.
* K.luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn. 
- Nghe.
- Quan sát, nêu tên, nêu công dụng.
- Hoạt động cặp, thảo luận, trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 hs chỉ bảng.
- Nghe
- Đọc sgk, thảo luận cặp, trả lời câu hỏi.
- Nghe.
- Thảo luận nhóm 5.
- Thực hiện theo y/c, hoàn thành phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày, -- - Nhận xét,bổxung.
- Nghe.
C. Củng cố - 
 Dặn dò: 5´
+ Củng cố ND bài
+ Yêu cầu hs đọc bài học.
+ Liên hệ g.dục.
+ HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
+ Nhận xét giờ học.
- 2 - 3 hs đọc.
- Nghe, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docK,S,D 4,5 Tuan 5.doc