Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 32

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 32

I.MỤC TIÊU:

TĐ: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

-Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5)

KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa (SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG 
 HỌC KÌ II	
 TUẦN: 32 Từ ngày 26/04/2010
 Đến ngày 30/04/2010
Thứ
Buổi
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
26/04
Sáng
C. cờ
T. đọc
TĐ-KC
Toán
 1
 2
 3
 4
Chào cờ
Người đi săn và con vượn
Người đi săn và con vượn
Luyện tập chung
Ba
27/04
Sáng
Toán
Ch.tả
L.toán
NGLL
 1
 2
 3
 4
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (TT)
Ngôi nhà chung
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Tư 
28/04
Sáng
T. Đọc
Toán
Đ Đức
L.T việt
 1
 2
 3
 4
Cuốn số tay	
Luyện tập
Ôn các bài tập đọc đã học
Năm
29/04
Sáng
Toán
LT&câu
L. toán
TN-XH
 1
 2
 3
 4
Luyện tập 
Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu chấm. dấu hai chấm
Luyện tập tổng hợp (Tiết 32)
Chiều
Tập viết
Ch.tả
L.T Việt
T. công
 1
 2
 3
 4
Ôn chữ hoa X
Hạt mưa
Ôn LTVC đã học 
Làm quạt giấy tròn (T 2)
Sáu
30/04
Chiều
Toán
TL văn
HĐTT
 1
 2
 3
Luyện tập chung
Nói, viết về bảo vệ môi trường
Sinh hoạt lớp
 Thứ hai ngày 26/4/2010
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I.MỤC TIÊU:	
TĐ: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5)
KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa (SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Tranh minh họa bài tập đọc.
-	Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :	 
H Đ của GV
	H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS đọc Bài hát trồng cây và TLCH như SGK.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
-3 học sinh lên thực hiện
b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ 
-	Yêu cầu học sinh luyện đọc câu
-	Học sinh luyện đọc từng câu (2 lần)
-	Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn
-	Đọc từng đoạn trước lớp (2 lần)
-	Học sinh hiểu từ chú giải
-	1 học sinh đọc từ chú giải (SGK)
-	Hướng dẫn ngắt câu dài, chú ý ngắt nghỉ dấu phẩy, dấu chấm.
	Nếu con thú ..... bác ta/ thì hôm ấy... tận số.// Bác  mũi tên/ bắn .. mẹ.// Máu .. rỉ ra/ loang khắp ngực.// Bác cắn môi/ bẻ gãy nỏ/ và lẳng lặng quay gót ra về.//
-	Luyện đọc đoạn trong nhóm đôi.
-	Đọc đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
-	Yêu cầu lớp đọc thầm cả bài.
-	Đọc thầm cả bài.
*Câu 1/114:	Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
-	Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
-	Khi bị trúng tên của thợ săn, vượn mẹ đã nhìn bác ta với ánh mắt như thế nào ?
-	Vượn mẹ nhìn về phía người thợ săn bằng đôi mắt căm giận.
*Câu 2/114: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
-	Học sinh thảo luận nhóm đôi
+ Nó căm ghét người đi săn độc ác. 
+ Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn cn đang cần chăm sóc. ...
*Câu 4/114: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì ?
-	Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về. Từ đó, bác không bao giờ đi săn nữa.
*Câu 5/114: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
-	Không nên giết hại động vật. Cần bảo vệ động vật hoang dã và môi trường. Giết hại động vật là độc ác.
® Kết luận : Câu chuyện muốn khuyên con người phải biết yêu thương và bảo vệ các loài vật hoang dã, bảo vệ môi trường.
4. Luyện đọc lại 
-	Giáo viên đọc đoạn 2, 3.
-	Học sinh theo dõi.
-	Hướng dẫn học sinh luyện đọc
-	Đọc nhóm 4,3 nhóm thi đọc
-	2 học sinh thi đọc cả bài
	* KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ :
-	Gọi HS đọc yêu cầu của phần Kể chuyện.
-	1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
-	Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai ?
-	Bằng lời của bác thợ săn.
-	Bác thợ săn là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể truyện bằng lời của bác thợ săn chúng ta cần xưng hô như thế nào ?
-	Xưng là "tôi".
-	Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát để nêu nội dung các bức tranh.
-	4 học sinh nối tiếp nhau phát biểu :
+ Tranh 1: Bác thợ săn tài giỏi vào rừng
+ Tranh 2: Bác thợ săn thấy hai mẹ con nhà vượn ôm nhau trên tảng đá.
+ Tranh 3: Cái chết thảm thương của vượn mẹ.
+ Tranh 4: Nỗi ân hận của bác thợ săn
-	GV gọi học sinh khá, yêu cầu tiếp nối kể lại 4 đoạn truyện theo tranh.
-	Học sinh nối tiếp nhau kể.
3. Kể chuyện 
-	Gọi 4 HS kể nối tiếp câu chuyện trước lớp.
-	Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-	Giáo viên nhận xét
-	Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò 
-	Dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
-Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
-Biết giải toán có phép nhân (chia).
II.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC:
 H Đ của GV
 H Đ của HS
A.Bài cũ:
-Gọi HS lên làm bài tập 2,3/165.
B.Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1/165: Gọi HS nêu yêu cầu của bài
*Bài 2/166: Yêu cầu HS đọc đề bài toán
*GV: Nhắc HS trong bài giải phải viết 
4 x 105, không viết 105 x 4 nhưng trong vở nháp thì đặt tính và tính như sau: 105
 X 4
*Bài 3/166: 
C.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Về nhà xem lại các bài đã học và làm bài 4/166.
-2 HS lên thực hiện
-HS nêu yêu cầu bài
-4 HS lên bảng thực hiện, lớp bảng con.
-HS đọc đề bài
-HS tóm tắt, giải bài toán, lớp làm vở.
 Bài giải:
Số bánh nhà trường đã mua là:
 4 X 105 = 420 (cái)
Số bạn được nhận bánh là:
 420 : 2 = 210 (bạn)
 Đáp số: 210 bạn.
-HS đọc đề bài
-HS giải bài theo nhóm
-Đại diện nhóm lên trình bày
 Bài giải:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
 12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
 12 x 4 = 48 (cm2)	 
 Đáp số: 48 cm2 . 
 Thứ ba ngày 27/04/2010
TOÁN: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (TT)
I. MỤC TIÊU:	
 Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ : 
-	Gọi học sinh lên bảng làm bài 3, 4/166
B. Dạy học bài mới
2.H dẫn giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Giáo viên gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?- Bài toán hỏi gì ?
- Theo em, để tính được 10 l đổ được đầy mấy can trước hết chúng ta phải tìm gì? 
-Hướng dẫn HS tóm tắt
 35l	: 7 can
 10l	: ... can ?
 -Trong bài toán trên, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ?
- Cách giải bài toán này có điểm gì khác với các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị đã học 
3. Luyện tập thực hành
* Bài 1/166: - Gọi 1 HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì ?- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán nào ?
- Biết 5kg đường đựng trong 1 túi, vậy 15kg đường đựng trong mấy túi ?
* Bài 2/166:
- Giáo viên gọi 1 đọc đề bài toán
* Bài 3: Yêu cầu học sinh tự làm bài
-	Phần a đúng hay sai ? Vì sao ?
- Giáo viên hỏi tương tự với các phần còn lại
4. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học	
-	Bài sau: Luyện tập
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài.
-1 học sinh đọc đề bài toán
-1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở nháp.
Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (l)
Số can cần để đựng 10l mật ong là:
10 : 5 = 2 (can)
 ĐS: 2 can.
- Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị.
- Bước thứ hai, chúng ta không thực hiện phép nhân mà thực hiện phép chia.
- 1 HS lên bảng , lớp làm bài vào vở 
 Bài giải
Số kg đường đựng trong 1 túi là:
40 : 8 = 5 (kg)
Số túi cần để đựng 15kg đường là:
15 : 5 = 3 (túi)
 ĐS: 3 túi
-1 HS lên bảng tóm tắt, giải, lớp làm vở.
 Tóm tắt:
 24 cúc áo	: 4 cái áo
 42 cúc áo	: ... cái áo ?
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Phần a đúng 
b. Sai vì biểu thức này tính sai thứ tự, tính 6: 2 trước rồi làm tiếp 24 : 3
c. Sai d. Đúng 
CHÍNH TẢ: NGÔI NHÀ CHUNG
I. MỤCTIÊU: 
 -Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 -Làm đúng BT (2) a/b, hoặc BT (3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :	Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2b.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :	
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ : cười rũ rượi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong.
B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS nghe - viết :
-	Giáo viên đọc đoạn chính tả 
-2 HS lên bảng, lớp làm bảng con. 
-	2 học sinh đọc lại
-	Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì?
-	Ngôi nhà của mọi dân tộc là trái đất.
-	Những việc chung mà tất cả mọi dân tộc phải làm là gì ?
-	Là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống nghèo đói, bệnh tật.
b. Hướng dẫn cách trình bày bài 
-	Đoạn văn có mấy câu ?
-	Đoạn văn có 4 câu.
-	Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa ? Vì sao ?
-	Những chữ đầu câu : Trên, Mỗi, Nhưng, Đó.
c. Hướng dẫn viết từ khó 
-	Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả.
-	Hàng nghìn, bảo vệ, đói nghèo.
-	Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
-	1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
d. Giáo viên đọc, học sinh viết vào vở 
-	Học sinh viết vào vở.
e. Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
a. Bài tập 2(a/b)/115: 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
-	Phát giấy và bút dạ cho các nhóm. Yêu cầu học sinh tự làm trong nhóm.
-	Gọi các nhóm dán bài và 1 HS đọc 
4. Củng cố, dặn dò :
-	Nhận xét tiết học, yêu cầu những HS viết sai từ 3 lỗi trở lên viết lại cho đúng chính tả.
-	Học sinh đọc yêu cầu bài tập
-	Học sinh tự làm trong nhóm.
-	Dán bài và đọc.
-	Học sinh viết bài vào vở.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : BẰNG GÌ ?
	 	DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM
I. MỤCTIÊU: 
 -Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn (BT1).
 -Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp (BT2).
 -Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	Đoạn văn trong bài tập 2 và các câu văn trong bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :	
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ : Làm bài tập 2,3/110.
	B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài :
 2. H/dẫn HS làm bài tập :
* Bài 1 : 
-2 HS lên bảng thực hiện
-	Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
-	1 học sinh đọc 
-	Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn trong bài.
-	1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
-	Trong bài có mấy dấu hai chấm ?
-	Trong bài có 3 dấu hai chấm.
-	Dấu 2 chấm thứ nhất được đặt trước bộ phận nào?
-	Được đặt trước câu nói của Bồ Chao
-	Vậy theo em dấu hai chấm này dùng để làm gì ?
-	Dấu hai chấm thứ nhất dùng để báo hiệu lời nói của một nhân vật.
-	Giáo viên yêu cầu học sinh  ... ng thơ 3, 4 có đặc điểm gì?
-	Trời mây mùa thu ở đây có đặc điểm gì ?
* Giáo viên chốt ý: Các từ trên là các từ chỉ đặc điểm của sự vật.
b. Bài tập 2a :
- GV treo tờ giấy viết bài tập 2 lên bảng
- Bài này yêu cầu các em làm gì ?
- Giáo viên gọi đọc bài 2a
- Tác giả so sánh sự vật nào với nhau ?
- Tiếng suối và tiếng hát so sánh với nhau qua đặc điểm nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc
-	Tác giả so sánh sự vật nào với sự vật nào?
- Ông và hạt gạo so sánh với nhau qua đặc điểm nào ?
* Bài 2(b,c ): Học sinh đọc dòng thơ
	Hướng dẫn tương tự bài tập 2a.
c. Bài 3: 
- Giáo viên viết sẵn bài tập lên bảng
- Nội dung bài tập này yêu cầu điều gì?
* Bài 3a:
- GV treo tờ giấy yêu cầu học sinh đọc
-	Ai rất nhanh trí và dũng cảm
- Anh Kim Đồng thế nào ?
* Bài 3b: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 3b
- Cái gì long lanh như những bóng đèn pha lê ?
- Những hạt sương sớm thế nào ?
* Bài 3c: Tương tự phần 3a, b.
-	Giáo viên chốt ý đúng:
3. Củng cố - dặn dò:
- Nội dung bài học hôm nay là gì ?
-	Dặn dò: Học và làm bài tập
-	Bài sau: Mở rộng vốn từ: Các dân tộc.
- 1 em làm lại bài tập 2
- 1 em làm lại bài tập 3
- Học sinh đọc lại nội dung bài tập - Lớp đọc thầm.
- Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ.
- 1 em đọc dòng thơ thứ 2
- Xanh ( tre xanh, lúa xanh)
- 1 học sinh đọc dòng thơ 3,4
- Xanh mát
- Học sinh đọc tiếp 2 câu thơ 5, 6
- Bát ngát, xanh ngắt
- 1 học sinh nhắc lại các từ chỉ đặc điểm.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập
- 1 em đọc bài, lớp đọc thầm
- Tìm các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm.
- 1 HS đọc câu a. 
- 	So sánh tiếng suối với tiếng hát
-	Đặc điểm trong “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
- 1 em đọc phần b bài 2
- Ông với hạt gạo, bà với suối trong 
- Đặc điểm hiền : Ông hiền như hạt gạo, bà hiền như suối trong.
-	Học sinh làm bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
- Tìm bộ phận của câu 
- Trả lời câu hỏi: Ai làm gì, cái gì?
- Trả lời câu hỏi thế nào ?
- 1 em đọc câu a
- Anh Kim Đồng
- nhanh trí và dũng cảm
* Học sinh bổ sung nhận xét
- 1 học sinh đọc câu b
- Những hạt sương sớm
- Long lanh như bóng đèn pha lê
- 3 em lên gạch chân dưới câu hỏi ai ? (con gì, cái gì)
- 3 em lên gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?
- Lớp bổ sung
- Học sinh làm vào vở bài tập
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 -Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 -Biết tính giá trị của biểu thức số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
 Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
 H Đ của GV
	 H Đ của HS
A.Bài cũ:
-Làm bài tập 1,2/166.
B.Bài mới: *Giới thiệu bài
HĐ 1: Luyện tập- thực hành:
*Bài 1/167:
*Bài 2/167: Tương tự bài 1
*Bài 3/167: Yêu cầu HS đọc đề
GV tổ chức trò chơi “Ai đúng, nhanh”
C.Củng cố, dặn dò:
*Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng thực hiện
-1 HS đọc đề bài toán
-1 HS lên bảng tóm tắt, giải theo nhóm.
 Tóm tắt:
 48 cái đĩa : 8 hộp
 30 cái đĩa : ...hộp ?
 Bài giải:
 Số đĩa trong mỗi hộp là :
 48 : 8 = 6 (cái)
 Số hộp cần có để chứa hết 30 cái đĩa là:
 30 : 6 = 5 (hộp)
 Đápsố: 5 hộp đĩa.
-Đại diện nhóm trình bày bài trên bảng
-1 HS đọc đề bài toán
-1 HS lên bảng tóm tắt, giải, lớp làm vở.
 Tóm tắt:
 45 học sinh : 9 hàng
 60 học sinh :...hàng ?
 Bài giải:
 Số học sinh trong mỗi hàng là:
 45 : 9 = 5 (học sinh)
 Có 60 học sinh xếp được số hàng là:
 60 : 5 = 12 (hàng)
 Đáp số: 12 hàng.	
-HS đọc đề bài
-Trao đổi nhóm đôi
-2 đội A, B lên bảng thi đua làm bài.
-Lớp nhận xét.
 Thứ năm ngày 29 /4/2010
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 -Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 -Biết lập bảng thống kê (theo mẫu).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3/168.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 H Đ của GV
	H Đ của HS
A.Bài cũ:
-Làm bài tập 1/167 SGK.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
 20108 x 4 + 10975; 10819 x 5 - 24567
B.Bài mới:	
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Luyện tập- thực hành:
*Bài 1/167: Yêu cầu HS đọc đề bài toán
*Bài 2/167: Tiến hành tương tự bài 1.
*Bài 3 a)/167: HS nêu yêu cầu bài	
*Bài 4/168:
C.Củng cố, dặn dò:	
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng thực hiện	
-Lớp nhận xét
-HS đọc đề bài
-1 HS tóm tắt, giải, lớp làm vào vở.
 Tóm tắt:
 12 phút đi được : 3 km
 28 phút đi được : ...km ?
 Bài giải:
 Số phút đi 1 km là :
 12 : 3 = 4 (phút)
 Số ki-lô-mét đi trong 28 phút là :
 28 : 4 = 7 (km)
 Đáp số: 7 km.
-1 HS đọc đề bài.
-1 HS tóm tắt, giải, lớp làm bảng con.
 Tóm tắt:
 21 kg đựng trong : 7 túi
 15 kg đựng trong :...túi ?
 Bài giải:
 Số gạo trong mỗi túi là :
 21 : 7 = 3 (kg)
 Số túi cần để đựng 15 kg gạo là :
 15 : 3 = 5 (túi)
 Đáp số: 5 túi gạo. 
-1 HS nêu yêu cầu bài
-Thảo luận nhóm đôi
-Đại diện nhóm trình bày bảng.
-HS nêu yêu cầu bài
-Thảo luận hóm lớn
-Đại diện nhóm trình bày bảng.
-Lớp nhận xét
 Thứ sáu ngày 30/4/2010
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
 -Biết tính giá trị của biểu thức số.
 -Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 H Đ của GV
 H Đ của HS
A.Bài cũ:
-Làm bài tập 1,2/167.
B.Bài mới:	
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Luyện tập - thực hành:
*Bài 1/168:
GV cho HS nhắc lại quy tắc thực hiện các phép tính trong biểu thức.
*Bài 3/168: Yêu cầu HS đọc đề bài.
*Bài 4/168:
GV: Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào ?
C.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-2 HS lên bảng thực hiện
-HS đọc yêu cầu bài.
-Lần lượt 4 HS lên bảng thực hiện, lớp làm bảng con.
-HS đọc đề bài toán
-1 HS lên bảng tóm tắt, giải, lớp làm vở.
 Tóm tắt:
 3 người nhận : 75000 đồng
 2 người nhận : ... đồng ?
 Bài giải:
 Mỗi người nhận số tiền là :
 75000 : 3 = 25000 (đồng)
 Hai người nhận số tiền là :
 25000 x 2 = 50000 (đồng)
 Đáp số: 50000 đồng.
-HS đọc đề bài toán
-1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.
 Bài giải:
 2dm 4cm = 24 cm
 Cạnh hình vuông dài là :
 24 : 4 = 6 (cm)
 Diện tích hình vuông là :
 6 x 6 = 36 (cm2)
 Đáp số: 36cm2
LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (Tiết 32)
I.MỤC TIÊU:
 Luyện tập giải bài toán ngược với bài toán “ Rút về đơn vị”; thực hành các phép tính trong biểu thức số; xem đồng hồ.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
 a) (10728 + 11605) x 2 ; 
 b) (45728 - 24811) x 4 ;
 c) 40435 - 32528 : 4 ;
 d) 82915 - 15283 x 3 .
*Bài 2: Có 16560 viên gạch xếp đều lên 8 xe tải . Hỏi 3 xe chở được bao nhiêu viên gạch ?
*Bài 3: Có 56 kg cam chia đều vào 8 hộp . Hỏi phải lấy mấy hộp đó để đựng 35 kg cam ?
*Bài 4: Xem đồng hồ
 GV cho HS thực hành xem đồng hồ nhựa theo yêu cầu của cô.
*GV hướng dẫn HS làm các bài tập trên, sau đó gọi lần lượt HS lên bảng giải .
*Lớp nhận xét, tuyên dương.
*GV nhận xét tiết học.
 Tuần 34:
 ĐẠO ĐỨC: XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT TRONG
 THÔN XÓM VÀ CỘNG ĐỒNG
 I.MỤC TIÊU:
 -Hình thành cho HS mối quan hệ tốt với thôn xóm và cộng đồng.
 -Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm và cộng đồng khi gặp khó khăn tạo sự thân ái, đoàn kết 
 với mọi người.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Phiếu bài tập ; Mẫu chuyện : Tình làng nghĩa xóm
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 H Đ của GV
 H Đ của HS
A.Bài cũ:
-Kể những việc làm tốt mà em đã làm để giúp đỡ bạn ?
-Mỗi khi làm một việc tốt, em cảm thấy thế nào?
B.Bài mới: *Giới thiệu bài:
HĐ 1: GV kể câu chuyện: “Tình làng nghĩa xóm”.
-Chị Liên đi đám giỗ về đem cho Hoa những gì?
-Hoa đón nhận món quà đó với thái độ như thế nào ?
-Mẹ Hoa thấy vậy, nói Hoa điều gì?
-Nghe mẹ nói vậy Hoa tỏ thái độ ra sao?
-Qua câu chuyện cần có thái độ cư xử với hàng xóm như thế nào?
HĐ 2: Thảo luận cả lớp:
-Người hàng xóm của em gồm có những ai? 
-Họ sống với nhau như thế nào?
-Vì sao chúng ta phải xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm ?
HĐ 3: Đánh giá hành vi:
*GV nêu tình huống: Em hãy nhận xét những hành vi , việc làm sau đây:
a) Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn .
b) Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.
c) Chào lễ phép khi gặp hàng xóm.
d) Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa.
e) Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.
g) Không vứt rác sang nhà hàng xóm.
*GV kết luận: Những việc làm tốt như: a, c, d, g ; những việc không nên làm : b, e , để xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm.
H Đ 4: Liên hệ thực tế:
-Em phải làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng ?
-Khi giao tiếp với mọi người em cần có thái độ và hành vi như thế nào?
-Em hãy nêu một số ví dụ về hành vi tốt và hành vi xấu trong mối quan hệ với thôn xóm của mình.
C.Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung bài đạo đức đã học.
-GV nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà...
-2 HS lên bảng trả lời.
-HS lắng nghe.
-quả chuối và quả cam
-nhận đem vào nhận rồi ném bịch
tất cả xuống bàn vfa càu nhàu.
-con nói thế là sai rồi, dù chỉ là món 
quà nhỏ nhưng chị Liên quý nhà mình,
có tình, có nghĩa thì mới mang sang 
cho chớ
-xấu hổ, vừa lặng lẽ làm tiếp công 
việc, vừa suy nghĩ về điều mẹ dạy
-thân mật, gần gũi, quan tâm, giúp 
đỡ hàng xóm.
-HS trả lời
-Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong 
công việc, trong sinh hoạt hằng ngày.
-Để tạo sự thân ái, đoàn kết nhằm xây
dựng một cuộc sống vui tươi.
-HS thảo luận nhóm đôi
-Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận 
xét, bổ sung.
-Quan tâm, thăm hỏi hàng xóm láng 
giềng, đoàn kết, yêu thương,
-Niềm nở, lễ độ, sẵn sàng giúp đỡ họ
khi gặp khó khăn.
-HS tự nêu những hành vi tốt và hành 
vi xấu
 Câu chuyện: Tình làng nghĩa xóm
 Tôi với mẹ đang chuẩn bị bữa cơm chiều thì nghe tiếng gọi của chị Liên hàng xóm :
 -Hoa ơi ! - Chị đi đám giỗ về có quà chuối với cam cho em đây này.
 -Em xin ! –Tôi chạy ra đỡ lấy món quà.
 Đợt chị Liên đi rồi, tôi vào nhà, ném bịch tất cả xuống bàn và càu nhàu. Có mỗi quả chuối bé tí với quả cam mà gọi ầm cả lên.
 Thấy thế mẹ tôi hỏi với giọng không vui:
 -Kìa sao con lại nói như thế ?
 -Thì mẹ xem – Tôi hậm hực – Con đang sắp chén đũa mà chị ấy cứ gọi ầm cả lên làm như báu lắm ấy. Nhà mình thì cần gì quả chuối với quả cam ấy !
 Mẹ tôi lắc đầu, tỏ vẻ không hài lòng :
 -Con nói như thế là sai rồi ! Dù chỉ là món quà nhỏ nhưng chị Liên có quý nhà mình. Có tình có nghĩa thì mới sang cho chứ ? Người ta vẫn nói : “Của ít lòng nhiều” mà con không biết sao ? Ấy mới là tình làng nghĩa xóm đấy con ạ !
 Nghe lời mẹ nói, tôi xấu hổ lắm, vừa lặng lẽ làm tiếp công việc, vừa suy nghĩ về điều mẹ dạy. Giờ thì tôi đã hiểu thế nào là tình làng nghĩa xóm rồi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_hoc_ki_2_tuan_32.doc