Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 8

Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 8

 Tiết 3: Khoa học lớp 4.

 Bài 13:

Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh

I/ Mục tiêu:

 Sau bài học, HS có thể:

 - Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: Hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt.

 - Biết nói với người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu không bình thường.

 - Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

 * Học sinh khá biết liên hệ và kể tên những bệnh đã mắc phải, nêu được biểu hiện của bệnh đó.

 * Thái độ : Học sinh có ý thức tự bảo vệ mình để tránh không bị mắc bệnh.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 4 + 5 Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 05 tháng 10 năm 2009
 Tiết 3: Khoa học lớp 4. 
 Bài 13:
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể:
	 - Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: Hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt...
 - Biết nói với người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu không bình thường.
 - Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
 * Học sinh khá biết liên hệ và kể tên những bệnh đã mắc phải, nêu được biểu hiện của bệnh đó.
 * Thái độ : Học sinh có ý thức tự bảo vệ mình để tránh không bị mắc bệnh.
II/ Chuẩn bị:
GV: Các hình minh hoạ 32,33 SGK 
III/ Hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
Kiểm tra. 5´
? Hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
? Em đã làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa cho mình và cho nmọi người?
 Nhận xét, ghi điểm.
- 2 hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới
* G.T bài. ( 2´)
* Nội dung:
HĐ1: Làm việc cả lớp.(12´)
MT: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
HĐ2: Làm việc theo nhóm.( 16´)
MT: HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường.
- Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Những biểu hiện khi bị bệnh.
* B1:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK, thảo luận xếp các hình theo nhóm và kể chuyện theo tranh.
* B2:
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ xung.
Nhóm 1: Hình 1,4,8. – Sắp xếp: 4,8,1
( Hùng di học về thấy khúc mía cậu dùng răng để xước, mấy hôm sau câu đau răng phải đế bác sĩ khám).
Nhóm 2: Hình 6,7,9.- Sắp xếp: 9,7,6
( Hùng đang chơi ngoài sân, bác Nga cho quả ổi, Hùng ăn luôn tối đến Hùng đau bụng dữ dội mẹ cho Hùng uống thuốc rồi đưa đến bác sĩ khám).
Nhóm 3: Hình 2,3,5. – Sắp xếp: 2,3,5
( Mùa hè nóng bức đá bóng xong Hùng liền xuống bơi ngay tối đến cậu hắt hơi sổ mũi sốt cao mẹ phải đưa Hùng đến bác sĩ để khám chữa bệnh).
* B3: 
 - Thảo luận:
? Em đã bị mắc các bệnh đó chưa? Em đã từng bị bệnh gì?
? Khi bị mắc bệnh em cảm thấy như thế nào?
? Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường em phải làm gì? Tại sao?
- Nhận xét – kết luận.
( Phần 1 mục bạn cần biết)
* Đóng vai.
* B1:
- Chia nhóm nêu nhiệm vụ và tình huống:
Tình huống 1: Bạn Lan đi học về thấy rất mệt mỏi và đau đầu ăn cơm không ngon. Mẹ không ở nhà , nếu em là Lan em sẽ làm gì? 
Tình huống 2: Hồng bị đau bụng đi ngoài vài lần ở trường nếu là Lan em sẽ làm gì?
* B2:
- Hướng dẫn các nhóm thảo luận tình huống và đưa ra cách lựa chọn đúng.
- Gọi các nhóm lên đóng vai theo cách đã chọn.
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét.
* B3: 
Kết luận: 
Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị. 
- Lắng nghe, theo dõi.
- Quan sát - Thực hiện
- Trình bày, nhận xét, bổ xung.
- Trả lời.
HS khá trả lời.
- Lắng nghe
- Lắng nghe - thực hiện.
- Thảo luận nhóm nêu cách chọn.
- Thực hiện. 
- Nhận xét.
- Lắng nghe
C. Củng cố - 
 Dặn dò: ( 5´)
+ Nhắc lại nội dung bài.
+ Gọi 2 học sinh đọc bài trong SGK. 
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn học sinh về học bài. Thực hiện tốt ăn uống hợp lí để phòng tránh các bệnh.
- Nghe 
- Lớp theo dõi đọc thầm
- Nghe, ghi nhớ.
 Thứ ba ngày 06 tháng 10 năm 2009
 Tiết 2: Khoa học lớp 5.
 Phòng bệnh viêm gan A
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
	 - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
 - Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
 * Học sinh khá biết được người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý những điều gì.
 * Thái độ: HS có ý thức trong việc thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
II/ Chuẩn bị:
 GV: Thông tin và hình 32, 33 SGK.
 Phiếu bài tập.
 Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 5´
? Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? 
? Nêu cách phòng bệnh viêm não?
 Nhận xét, ghi điểm.
- 2 hs trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài. 2´
 Nội dung bài
HĐ1: Làm việc với SGK. ( 15´)
MT: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
HĐ2: Quan sát, thảo luận. (13´)
 MT: Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A. Có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Tìm hiểu về bệnh viêm gan A.
- B1:
+ Chia nhóm yêu cầu học sinh đọc lời thoại của các nhân vật hình 1 trong SGK và trả lời các câu hỏi vào phiếu:
? Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
? Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì?
? Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
- B2:
+ Gọi các nhóm trả lời trước lớp.
+ Hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ xung.
- B3: 
* Kết luận:
+ Treo bảng phụ ghi sẵn bài tập lên bảng hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
Bệnh viêm gan A
Một số dấu hiệu của bệnh
- Sốt nhẹ
- Đau vùng bụng phải
- Chán ăn
Tác nhân
- Vi - rút viêm gan A
Đường lây truyền
Lây qua đường tiêu hóa( vi rút có trong phân người bệnh, có thể lây sang người khác qua nước lã, thức ăn bị ô nhiễm, tay không sạch...
* Cách phòng bệnh.
- B1:
+ Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2,3,4,5 trong SGK và trả lời các câu hỏi:
- Chỉ và nói về nội dung từng hình?
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A?
- B2: 
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi:
? Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A?
? Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A?
? Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì?
- B3:
Kết luận: Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện.
Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý: Người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi ta min, không ăn mỡ, không uống rượu.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Đọc - Thảo luận, làm bài. 
- Đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe, quan sát.
- Quan sát thảo luận
- Thực hiện.
- Thảo luận trả lời.
- Học sinh khá trả lời
- Lắng nghe.
C. Củng cố - 
 Dặn dò: 5´
+ Nhắc lại nội dung bài; 
+ Gọi 2 hs đọc ghi nhớ trong SGK
+ Liên hệ g.dục 
+ Nhận xét giờ học.
+ HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nghe 
- Lớp theo dõi đọc thầm.
- Liên hệ
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Địa lí lớp 4.
Bài 7:
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học HS biết:
 - Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: Trồng
cây công nghiệp lâu năm ( cao su, cà phê, hồ tiêu,chè...) trên đất ba dan. Chăn nuôi
trâu bò trên đồng cỏ.
	- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi
trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
 - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
 * Học sinh khá biết những điều kiện thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí
hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu bò ở Tây Nguyên. Xác lập
được mối quan hệ giữa thiên hiên với hoạt động sản xuất của con người: Đất ba
dan - trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt - chăn nuôi trâu bò.
 * Thái độ: HS có ý thức tự tìm tòi kiến thức qua phân tích bản đồ, bảng thống kê.
II/ chuẩn bị:
	GV: - Bản đồ địa lí tự nnhiên Việt Nam.
 - Lược đồ cây trồng và vật nuôi ở Tây nguyên.
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 5´
? Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên?
? Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của ngừơi dân Tây Nguyên?
 Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 hs trả lời. Lớp nhận xét, bổ xung.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài. 2´ Nội dung bài:
HĐ1: Quan sát thỏa luận. (12´)
HĐ2: Quan sát thảo luận.( 16´)
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 SGK. Treo lược đồ, gọi HS lên bảng.
? Chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu của Tây Nguyên?
( Những cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên là cao su, cà phê, hồ tiêu, chè....)
? Giải thích lí do vì sao Tây Nguyên trồng nhiều cây đó?
( Đó là những cây công nghiệp lâu năm phù hợp với đất đỏ ba dan tơi xốp phì nhiêu).
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và thảo luận cặp đôi câu hỏi:
? Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? ở tỉnh nào có cà phê thơm ngon nổi tiếng?
( Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất là cà phê với S là 494.200 ha. Nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuột).
? Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
( Cây công nghiệp có giá trị kinh tế rất cao xuất khẩu ra các tỉnh thành trong nước và nước ngoài).
+ Hướng dẫn cả lớp nhận xét bổ xung. 
+ Nhận xét – kết luận. 
Đất đỏ ba dan tơi xốp rất thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn.
* Chăn nuôi trên đồng cỏ.
+ Yêu cầu HS quan sát hình 1 và bảng số liệu SGK và trả lời:
? Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
( Bò, trâu, voi).
? Vật nuôi nào có số lượng nhiều hơn? Tại sao Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?
( Vật nuôi nhiều là bò. Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt...)
? Ngoài bò, trâu Tây Nguyên còn nuôi vật nào Đặc trưng? Để làm gì?
( Ngoài trâu bò TN còn nuôi voi dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch).
+ Hướng dẫn cả lớp nhận xét bổ xung.
+ Nhận xét – kết luận.
+ Hướng dẫn HS xác lập mối quan hệ địa giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người ở Tây Nguyên:
- Đất ba dan 	 Trồng cây công nghiệp.
- Đồng cỏ xanh tốt	 chăn nuôi trâu, bò...
- Nghe.
- Quan sát.
- Chỉ và trả lời.
- HS khá trả lời
- Quan sát thảo luận.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát trả lời
 - Trả lời.
- Trả lời
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe
- HS khá xác lập.
3. Củng cố - 
 Dặn dò:
5´
+ Củng cố nội dung bài.
+ Gọi 3 học sinh đọc bài học.
+ HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Theo dõi đọc thầm
- Nghe, ghi nhớ.
 Thứ tư ngày 07 tháng 10 năm 2009
 Tiết 2: Khoa học lớp 5.
Phòng tránh HIV/AIDS
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng:
	 - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS.
 - Nêu được đường lây truyền bệnh HIV/AIDS.
 - Học sinh khá trả lời được câu hỏi: Có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu?
 * Thái độ: HS có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.
II/ Chuẩn bị:
 GV: - Thông tin và hình trang 35 SGK.
 - Bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 5´
? Hãy nêu những dấu hiệu của bệnh ...  lớp 4.
Ăn uống khi bị bệnh
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể:
	 - Nhận bết người bệnh cần được ăn đủ chất, trừ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
 - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
 * Học sinh khá nêu được các vật liệu và quy trình nấu cháo muối.
 * Thái độ : Học sinh biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II/ Chuẩn bị:
GV: Các hình minh hoạ trang 34, 35 SGK.
Gói ô-rê-dôn để giới thiệu cho HS.
III/ Hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra. 5´
? Nêu những dấu hiệu khi cơ thể bị bệnh?
? Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì em cần phải làm gì?
 Nhận xét, ghi điểm.
- 2 hs trả lời – Lớp nhận xét, bổ sung.
B. Dạy bài mới
* G.T bài. ( 2´)
* Nội dung:
 HĐ1: Làm việc theo nhóm.( 15´)
 MT: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường.
HĐ2: Làm việc cả lớp. (13´)
MT: Nêu được chế độ ăn uống của người bệnh bị tiêu chảy. Biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
- Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh. 
* B1:
+ Chia nhóm phát phiếu hướng dẫn HS làm bài:
- Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường? 
- Đối với người mắc bệnh nặng nên cho món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
- Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào?
* B2:
- Gọi các nhóm trả lời các câu hỏi trên. 
- Hướng dẫn nhận xét bổ xung.
* B3: 
 K.Luận: ( SGK)
* Giới thiệu dung dịch ô-rê-dôn.
+ Cho HS quan sát gói ô-rê-dôn và nêu các thành phần có trong gói.
+ Yêu cầu HS đọc hướng dẫn và nêu cách pha dung dịch.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát tranh trong SGK và nêu tên các vật liệu và quy trình nấu cháo muối.
+ Nhận xét, bổ xung.
* B3: 
 + Nhận xét – Kết luận.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Thảo luận làm bài.
- Đại diện trả lời.
- Nghe
- Quan sát
- Đọc – Trả lời
- HS khá trả lời.
- Lắng nghe
C. Củng cố - 
 Dặn dò: ( 5´)
+ Nhắc lại nội dung bài. 
+ Gọi học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn học sinh về học bài.
+ Thực hiện chế độ ăn uống chăm sóc đối với người bệnh chu đáo tận tình và ân cần.
- Nghe 
- Lớp theo dõi.
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Lịch sử lớp 5.
Bài 8:
Xô viết Nghệ - Tĩnh
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học HS có thể:
 - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An: Hàng vạn nông dân
kéo về thành phố Vinh thực dân Pháp cho lính đàn áp cho máy bay ném bom đoàn
biểu tình.
 - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn, xã: Nông dân
giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. Ruộng đất của địa chủ bị tịch
thu để chia cho nông dân, thuế vô lí, phong tục lạc hậu bị xóa bỏ.
 * HS khá nêu được ý nghĩa của phong trào này.
 * Thái độ: HS tự hào về truyền thống yêu nước lịch sử của dân tộc VN.
II/ chuẩn bị:
	GV: - ảnh trong SGK.
	 - Bản đồ Việt Nam.
	 - Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 
5´
? Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì?
? Trình bày kết quả của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt nam.
 Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 hs trả lời. Lớp nhận xét, bổ xung.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài. 2´
 Nội dung bài:
* HĐ1: Làm việc cá nhân. ( 12´)
HĐ2: Làm việc theo nhóm. (16´)
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Cuộc biểu tình ở Nghệ An.
+ Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và giới thiệu: Sau khi Đảng ra đời đã lãnh đạo một phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ Nghệ Tĩnh là nơi phát triển mạnh nhất mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
? Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh như thế nào?
( Hàng vạn nông dân kéo về thị xã, đoàn người ngày càng đông thêm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu....)
? Kết quả của cuộc biểu tình ra sao?
( Nhân dân ta đã giành được chính quyền về mình).
+ Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* K.luận: Năm 1930 - 1931 nhân dân Nghệ Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt giành được quyền làm chủ xây dựng cuộc sống mới văn minh.
* Những đổi mới sau khi giành được chính quyền.
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và làm bài vào phiếu.
? Sau khi có chính quyền các thôn, xã có gì đổi mới?
 ( Không sảy ra trộm cắp, bãi bỏ tập tục lạc hậu, đả phá nạn rượu chè, cờ bạc...Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày...).
+ Yêu cầu các nhóm trình bày.
+ Yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Nhận xét - kết luận.
* Giảng thêm: Bọn đế quốc phong kiến hoảng sợ đàn áp phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh dã man. Tiệt hạ xóm làng. Hàng nghìn Đảng viên Đảng cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931 phong trào lắng xuống.
? Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa gì?
( Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động. Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta). 
- Nghe.
- Quan sát – Lắng nghe.
- Thảo luận.
- Trả lời.
- Nhận xét bổ xung.
- Nghe
- Thực hiện.
- Đại diện trình bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- Nghe.
- HS khá trả lời.
3. Củng cố - 
 Dặn dò:
5´
+ Củng cố nội dung, rút bài học.
+ Gọi 2 HS đọc bài
+ Liên hệ g.dục.
+ HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nghe
- Theo dõi đọc thầm
- Nghe, ghi nhớ.
 Chiều thứ năm 08/ 10/ 2009
 Tiết 2 : Thực hành khoa học 4.
 Ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu:
 - HS nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường.
 - Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy.
 - Thực hành và làm được bài tập 1, 2 (23)
 - Học sinh khá làm được bài tập 1, 2 (23). Trả lời được một số câu hỏi về cách nấu cháo muối khi bị bệnh tiêu chảy.
 *. Thái độ:
 - Học sinh có ý thức tự chăm sóc bản thân và người thân khi bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh SGK.
 - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu:
 - Giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
 2. Hướng dẫn thảo luận.
 - Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 * Nhóm 1: Học sinh yếu:
 - Hướng dẫn học sinh đọc thông tin trong SGK trả lời:
 + Nêu tên một số bệnh thông thường?
 * Nhóm 2: Học sinh trung bình.
 - Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
 + Nêu chế độ ăn uống đối với người bị bệnh thông thường?
 + Nêu chế độ ăn uống đối với người bị bệnh nặng? 
 * Nhóm 3: Học sinh khá:
 - Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
 + Nêu chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh tiêu chảy?
 + Nêu tên các vật liệu và quy trình nấu cháo muối?
 3. Thực hành làm bài tập.
 - Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm.
 (Nhóm 1: Làm bài 1 ; Nhóm 2: Làm bài 1, bài 2 ý a; nhóm 3: Làm bài 1,2)
 4. Chấm bài nhận xét đánh giá - Chữa bài.
IV. Củng cố dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học . Dặn học sinh thực hiện tốt việc ăn uống khi bị bệnh và chăm sóc những người thân khi bị bệnh.
 Thứ sáu ngày 09 tháng 10 năm 2009
 Tiết 3: Địa lí lớp 5.
Dân số nước ta
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể:
	 - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam. Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới. Dân số nước ta tăng nhanh.
	 - Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân
 - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.
 * HS khá nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
 * Thái độ: HS ham hiểu biết, có ý thức tự tìm tòi khám phá kiến thức.
II/ Chuẩn bị: 
	- Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam á
	- Biểu đồ tăng dân số Việt Nam.
III/ Hoạt động dạy - học:
ND và TG
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra: 5´
? Nêu vị trí g. hạn của nước ta trên bản đồ?
? Nêu vai trò của đất rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
? Nêu vai trò của biến đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta?
 Nhận xét, đánh giá.
- 3 hs lần lượt trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
B.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài. 2´
 Nội dung bài.
HĐ1: Làm việc cá nhân. 12´
HĐ2: Làm việc theo nhóm. 16´
+ Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
* Dân số, so sánh số dân Việt Nam với các nước Đông Nam á.
 + Treo bảng số liệu yêu cầu học sinh đọc và trả lời.
- Đây là bảng số liệu gì? Bảng số liệu này có tác dụng gì?
- Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?
- Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào?
 + Gọi hs phát biểu, nhận xét, bổ sung.
+ Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ thảo luận trả lời tiếp các câu hỏi: 
- Năm 2004 dân số nước ta là bao nhiêu người?
- Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong các nước đông nam á?
- Một số đảo và quần đảo của nước ta?
+ Gọi HS trình bày.
 Nhận xét – Kết luận:
Năm 2004 nước ta có khoảng 82 triệu người. Nước ta có số dân đứng thứ 3 ở Đông Nam á là một trong những nước đông dân trên thế giới.
* Gia tăng dân số ở Việt Nam.
+ Treo biểu đồ dân số yêu cầu HS đọc và trả lời.
- Đây là biểu đồ gì? Có tác dụng gì?
- Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của bản đồ?
- Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện giá trị nào?
+ Gọi hs phát biểu, nhận xét, bổ xung.
+ Yêu cầu hs thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Biểu đồ thể hiện dân số của nước ta những năm nào? Cho biết số dân nước ta từng năm?
- Từ năm 1979 đến 1989 dân số nước ta tăng lên bao nhiêu người?
- Từ năm 1989 đến 1999 dân số nước ta tăng lên bao nhiêu người?
- Ước tính trong vòng 20 năm qua mỗi năm nước ta tăng thêm bao nhiêu người?
- Trong vòng 20 năm qua ước tính dân số nước ta tăng lên bao nhiêu lần?
- Em thấy thế nào về tốc độ gia tăng dân số ở nước ta?
- Nhận xét – Kết luận.
? Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân?
? Nêu ví dụ về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương?
- Nghe.
- QS đọc - trả lời.
- Trả lời
- Thực hiện.
- QS - thảo luận.
- Thực hiện.
- Nghe.
- QS - đọc.
- Trả lời.
- Thực hiện.
- Thảo luận làm bài vào phiếu theo nhóm.
- Nghe.
- HS khá trả lời.
- HS khá liên hệ trả lời.
C. Củng cố - 
Dặndò:
5´
+ Củng cố ND bài.
+ Gọi 2 Hs đọc bài học trong SGK.
+ Liên hệ g.dục.
+ HD ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nghe
- Lớp đọc thầm. 
- Nghe, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docK,S,D Tuan 8.doc