Giáo án Khối Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

Giáo án Khối Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

Toán

TIẾT 23: BẢNG CHIA 6

Những kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình Thành

- Thuộc bảng nhân 6.

- HS biết giải toán có một phép nhân.

 - Bước đầu thuộc bảng chia 6.

- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Bước đầu thuộc bảng chia 6.

2. Kĩ năng: Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).

3. Thái độ: HS tích cực trong mọi hoạt động.

II. Chuẩn bị

1. GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn.

2. HS: SGK, nháp, VBT.

III. Hoạt động dạy - học.

1. Hoạt động 1: Khởi động: 5’

a. Kết quả mong đợi: Thuộc bảng nhân 6.

b. Phương pháp - kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi

c. Đồ dùng, thiết bị dạy học: nháp

 

doc 26 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 02/07/2022 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai, ngày 8 tháng 10 năm 2018
BUỔI SÁNG
Chào cờ
 ____________________
Tập đọc – Kể chuyện
TIẾT 13+14: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và kĩ năng đọc hiểu cho HS.
* Kĩ năng sống.
- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.
- Ra quyết định.
- Đảm nhận trách nhiệm
3.Thái độ: HS có ý thức trong giờ học.
* BVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
II. Chuẩn bị
1. GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết câu văn dài.
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động: 5’
a. Kết quả mong đợi: HS đọc đúng, lưu loát. 
b. Phương pháp - kĩ thuật dạy học: Kiểm tra- đánh giá.
c. Đồ dùng, thiết bị dạy học: SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi HS đọc bài “Ông ngoại” 
- Tình cảm giữa ông và cháu trong bài như thế nào?
- Nhận xét,tuyên dương
- 2 HS đọc
- HS nêu
2. Hoạt động 2: Chuẩn bị bài đoc: 10’
a. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ, hiểu một số từ ngữ trong bài. 
b. Trực quan, KT đặt câu hỏi
c. Bảng phụ, tranh, SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu chủ điểm:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm
 * Giới thiệu bài:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh
- Bức tranh vẽ gì? Họ đang ở đâu?
* Đoán nội dung bài
- Em thử dự đoán xem đó có chuyện gì xảy ra với các bạn nhỏ?
- Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài
* Luyện đọc và giới thiệu từ mới
* Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn cách đọc bài
* Đọc câu 
- Yêu cầu HS đọc câu 
- GV sửa sai phát âm và ghi những từ khó lên bảng.
* Đọc đoạn 
- Bài chia mấy đoạn? 
- Hướng dẫn đọc câu văn dài
Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//
- Chỉ những thằng hèn mới chui //
- Về thôi! 
- Đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
* Giới thiệu từ mới
- Em thấy trong bài có những từ nào khó hiểu?
- GV giúp HS giải nghĩa từ thông qua tranh, ảnh, vật thật.
- Yêu cầu học sinh đặt câu với từ hoa mười giờ.
- HS đọc theo nhóm
- GV nhận xét tuyên dương
* Đọc đồng thanh bài 
- Quan sát
- HS nối tiếp nêu.
- HS nhắc lại tên chủ điểm.
- Các bạn nhỏ đang ở vườn trường.
- Học sinh nối tiếp dự đoán.
- Nghe và nhắc lại tên đầu bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu 
- HS đọc lại các từ
- HS nêu
- HS nêu cách ngắt
- HS đọc đoạn 
- HS giải nghĩa từ.
- HS nêu: Chui, Hoa mười giờ. Sững lại
- HS nối tiếp đặt câu.
- Đọc theo nhóm.
- Đại điện nhóm thi đọc trước lớp
- HS nhận xét
- Cả lớp đọc.
3. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài: 25’ 
a. Đọc hiểu được nội dung của bài. 
- KNS : Ra quyết định. Đảm nhận trách nhiệm
b. Hỏi đáp, KT đặt câu hỏi, động não.
c. Tranh, SGK, thẻ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Các bạn nhỏ trong bài chơi trò gì? ở đâu?
- GV yêu cầu HS giơ thẻ chọn phương án trả lời đúng.
a. Chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
b. Chơi trò đánh trận giả ngoài sân trường.
c. Chơi trò đánh trận giả trong lớp.
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
2. Việc leo rào của các bạn đã gây ra hậu quả gì?
- Yêu cầu HS giơ thẻ chọn phương án trả lời đúng.
a. Hàng rào bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa.
b. Hàng rào không bị đổ.
c. Việc leo rào của các bạn không gây hậu quả gì.
3 Thầy giáo mong chờ điều gì ở HS trong lớp?
4. Ai là người dũng cảm trong chuyện này? Vì sao?
Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ trong bài?
=> Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
KNS: nếu em là chú lính nhỏ trong bài em sẽ làm gì? Vì sao? 
 * Liên hệ: Em đã lần nào có lỗi chưa? Đã làm gì khi có lỗi?
* GDBVMT: Cây và hoa trong vườn trường mang lại cho chúng ta bóng mát và vẻ đẹp vì vậy các em phải có ý thức bảo vệ, không được gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
* HS đọc bài, giở thẻ chọn ý đúng.
- HS chọn phương án a.
a. Chơi trò đánh trận giả trong vườn trường
- HS thảo luận cặp.
- Vì chú sợ làm hổng hàng rào của trường.
- HS quan sát chọn câu trả lời đúng.
a. Hàng rào bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa.
- Thầy mong HS của mình dũng cảm nhận lỗi.
- Chú lính chui qua hàng rào là người dũng cảm vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi
- Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Nhắc lại nội dung ý nghĩa
- Liên hệ bản thân.
- HS nêu.
- HS lắng nghe
TIẾT 2
1. Hoạt động 1: Luyện đọc (Luyện tập - củng cố): 20’
a. Biết đọc lời nhân vật với lời người dẫn chuyện, giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
b. KT đặt câu hỏi, nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn phân vai đọc lại bài.
- Bài có mấy vai? Đó là những vai nào?
- Tổ chức thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương.
- Em đã bao giờ dũng cảm nhận lỗi chưa? Khi đó mắc lỗi gì? Kể lại cho các bạn nghe?
- HS nêu
- Trao đổi cặp, phát biểu.
- HS đọc phân vai theo nhóm
- Các nhóm thi đọc.
- HS nhận xét bình chọn.
- HS liên hệ bản thân.
2. Hoạt động 2: Kể chuyện: 20’
a. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và cả câu chuyện. 
b. Thực hành, nhóm.
c. Bảng phụ, SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Hướng dẫn kể.
- Yêu cầu các nhóm kể nối tiếp trước lớp, mỗi HS kể một đoạn.
- Nhận xét.
- Dựa vào tranh kể lại chuyện
- Các nhóm tập kể, 1 nhóm kể trước lớp
- Nhận xét, bình chọn.
IV. Tự rút kinh nghiệm: 
...................................................................................................................................
 _______________________________
 TIẾT 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
( CÓ NHỚ)
Những kiến thức HS đã biết
Kiến thức mới cần được hình thành
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ (Lớp 3 Tr 22).
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
2. Kĩ năng: Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
3. Thái độ: HS có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bảng phụ, SGK
2. HS: SGK, nháp, VBT.
III. Hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Khởi động: 5’
a. Kết quả mong đợi: Biết thực hiện phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ)
b. Phương pháp - kĩ thuật dạy học: Luyện tập thực hành. 
c. Đồ dùng/thiết bị dạy học: bảng con
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Ôn bài đã học:
- Thực hiện phép tính
21 4=
42 3=
- G/v nhận xét đánh giá.
* Giới thiệu bài: trực tiếp
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép nhân: 10’
a. HS biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ).
b. KT đặt câu hỏi
c. SGK, bảng phụ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Phép nhân: 26 3 và 54 6.
- Viết lên bảng: a. 26 3 = ?
 b. 54 6 = ?
- Em có nhận xét gì về 2 phép nhân trên?
- Nêu cách đặt tính theo cột dọc?
 - 6 3 = 18 viết 8 nhớ 1.
 - 3 2 = 6 thêm 1 bằng 7, viết 7.
- Vậy 26 nhân 3 bằng 78.
 - Kết quả của phép nhân 263 = 78 
 - GV 
viết phép tính 54 6 lên bảng.
 - 6 4 = 24, viết 4 nhớ 2.
 - 6 5 = 30, thêm 2 bằng 32 viết 32.
- Yêu cầu thực hiện tính. 
- Yêu cầu HS đọc kết quả.
- Nêu cách thực hiện tính?
- So sánh 2 phép tính, phép tính có nhớ ở hàng nào?
=> Cách thực hiện tính.
- Phép nhân 54 6 = 324. (Khi nhân với số ở hàng chục có kq lớn hơn 10. Nên tích có 3 chữ số).
- Đọc 2 phép tính
- 2 phép nhân đều là phép nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số.
- Viết thừa số thứ nhất rồi viết thừa số thứ 2 dưới chữ số hàng đơn vị,
- 1 HS làm bảng, lớp làm nháp.
- Đọc kết quả và nêu cách thực hiện tính.
- 1 HS lên thực hiện 
- HS đọc kết quả và nêu cách tính.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Luyện tập: 20’
a. HS biết áp dụng để làm bài tập nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số. Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
b. KT đặt câu hỏi, KT khăn phủ bàn
c. SGK, Bảng phụ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 * Bài 1cột 1, 2, 4: Đặt tính rồi tính
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn làm bài.
- HS làm 6 phép tính
- Nhận xét.
=> Nêu cách thực hiện tính nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số ?
* Bài 2: Giải toán.
- Có tất cả mấy tấm vải?
- Mỗi tấm dài bao nhiêu mét?
- Muốn biết cả hai tấm dài bao nhiêu mét ta làm ntn?
- Yêu cầu HS làm bài nhóm 4( KT khăn phủ bàn)
Tóm tắt
1 tấm: 35 m.
2 tấm: ? m
- GV nhận xét .
- Nêu các bước giải bài toán?
* Bài 3: Tìm x
- Hướng dẫn làm bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Tìm thành phần nào của phép chia?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét.
? Tìm số bị chia ta làm thế nào?
* Cá nhân
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS nêu.
* Nhóm 4
+ Có 2 tấm vải.
+ Mỗi tấm dài 35m.
+ Ta tính tích 35 2.
- 4 nhóm làm bảng phụ.
Bài giải.
Cả 2 tấm vải dài số mét là:
35 2 = 70 (m)
 Đáp số: 70 m.
- HS nêu.
* Cặp đôi.
- HS nêu
- HS trả lời.
- 1 cặp làm bảng phụ trình bày.
x : 6 = 12
 x = 12 6
 x = 72
x : 4 = 23
 x = 23 x 4
 
 x = 92
- Tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
4. Hoạt động nối tiếp: 5’
a. HS nắm được cách nhân có 2 chữ số với số có một chữ số.
b. KT đặt câu hỏi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Nêu cách thực hiện tính nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
IV. Tự rút kinh nghiệm:
 ..................................................................................................................................
________________________________________________________
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2018
BUỔI SÁNG
Toán
TIẾT 22: LUYỆN TẬP
Những kiến thức HS đã biết
Kiến thức mới cần được hình thành
- . Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ, không nhớ.
- Biết xem giờ trên đồng hồ.
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết nhân số có có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
2. Kĩ năng: Có  ...  đã biết
Kiến thức mới cần được hình thành
- Biết một phần mầy của một số.
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
- Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
I. Mục tiêu bài học.
1. KT: Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
2. KN: Rèn kỹ năng giải toán có lời văn
3. TĐ: Giáo dục HS tính tích cực học tập và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị thiết bị và đồ dùng:
1 GV: Hình vẽ SGK, bảng phụ.
2. HS: Sách vở, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Hoạt động 1: Khởi động. (5’)
a. Kết quả mong đợi: Tìm một phần mấy của một số. 
b. Phương pháp- kĩ thuật dạy học: Luyện tập thực hành, trực quan
c. Đồ dùng/thiết bị dạy học: Tranh vẽ 12 ô vuông
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Ôn bài cũ:
GV vẽ hình lên bảng 1 hình vuông có 16 ô vuông: tô màu vào số ô vuông
 Em làm như thế nào để tô màu vào 4 hình vuông
- Nhận xét, đánh giá
* Giới thiệu bài.( trực tiếp)
- 1 HS lên bảng
- HS trả lời 
- HS nhận xét.
- HS đọc tên bài 
2. Hoạt động 2: Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.(15')
a. Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
b. Quan sát, đàm thoại, luyện tập thực hành , thảo luận nhóm 
c. Hình vẽ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GVđưa bài toán: (Bảng phụ)
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì
+ Làm như thế nào để tìm của 12 cái kẹo
- GV đưa sơ đồ
 ? kẹo
12 cái kẹo kẹo
+ Muốn biết chị cho em của 12 cái kẹo ta làm ntn.
- GV nhận xét, chữa bài
 Nếu chị cho em số kẹo thì em được mấy cái kẹo?
?Tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số làm như thế nào? 
- 2HS đọc lại đề toán 
- HS trả lời.
- HS quan sát, 
- HS trả lời
+ Ta lấy 12 cái kẹo chia đều cho 3 phần thì sẽ tìm được số kẹo của 1 phần chính là 1/3 của 12 cái kẹo.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp
? Bài giải.
Chị cho em số kẹo là:
12 : 3 = 4 (cái kẹo)
 Đáp số:4 cái kẹo
- HS trả lời
- 3-4 HS nhắc lại
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. (15')
 a. Áp dụng làm các bài tập và giải bài toán có lời văn.
 b. Đàm thoại, luyện tập thực hành , thảo luận nhóm 
 c. Bảng phụ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm
- GV đưa bảng phụ
a, của 8 Kg là ... Kg
b, của 24l là....l
c, của 35 m là...m
d,( của 54 phút là ... phút.
- GV nhận xét, chốt cách thực hiện
* Bài 2. Bài toán
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ta làm ntn?
- Chữa bài, nhận xét
* Chốt: Giải bài toán tìm một phần mấy của một số, ta lam ntn?
* Làm việc theo cặp
- HS đọc y/c 
- HS làm vào vở.
- Đại diện 2 cặp lên bảng làm.
- Các cặp giải thích cách làm
* Làm việc cá nhân
- HS đọc đề bài
- HStrả lời.
- HS nêu miệng
- 2 HS lên tóm tắt +giải toán 
Tóm tắt.
40m
- Đọc bài làm, nhận xét.
 Bài giải.
Số mét vải cửa hàng đã bán được là.
40 : 5 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm
- HS nêu
3. Hoạt động 3: Nối tiếp. (5 p)
a. Củng cố tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
b. Đàm thoại
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nầo?
- Chuẩn bị bài sau, làm bài tập
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời
IV. Tự rút kinh nghiệm: 
...................................................................................................................................
________________________
Luyện từ và câu
TIẾT 5: SO SÁNH
Những kiến thức HS đã biết 
Kiến thức mới cần hình thành 
- Biết một số từ chỉ hình ảnh so sánh (TV3, tập 1, BT2/25)
- Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém
- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2.
- Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (BT3, BT4)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Biết được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém 
2. Kĩ năng
- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2.
- Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (BT3, BT4)
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học.
II. Chuẩn bị
1. GV: SGK, VBT
2. HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Khởi động: 5’
a. Kết quả mong đợi: đặt được câu theo mẫu mẫu Ai là gì
b. Phương pháp - kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, thực hành
c. Đồ dùng, thiết bị dạy học: Nháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi HS đặt câu theo mẫu Ai là gì? Nói về bạn nhỏ trong bài thơ: Khi mẹ vắng nhà.
- Nhận xét, đánh giá.
* Giới thiệu bài: Trực tiếp 
- 2 HS đặt câu
- Bạn An là bạn thân của em.
- Cô Hà là cô giáo dạy giỏi.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập: 30’
a. HS tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, nêu và tìm được những từ chỉ so sánh.
b. KT đặt câu hỏi, đàm thoại, luyện tập, nhóm.
c. Bảng phụ, VBT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh
- Hướng dẫn HS làm bài, theo dõi giúp HS năng lực yếu.
- Gạch dưới những hình ảnh được so sánh với nhau trong từng khổ thơ.
- GV nhận xét.
- Chốt lại lời giải đúng.
* Có 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém
* Bài 2: Ghi lại các hình ảnh so sánh. 
- Bài tập yêu gì? Tìm từ nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng: 
* Sự vật so sánh với nhau bằng các từ hơn - là - là, chẳng bằng
* Bài 3: Tìm những sự vật được so sánh với nhau và thêm từ so sánh (ở gạch ngang) 
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét chữa bài
* Bài 4: Tìm các từ so sánh có thể thêm vào chỗ trống trong những câu sau:
- Yêu cầu HS làm bài
=> So sánh sự vật này với sự vật kia, sự vật so sánh với nhau hơn, kém hoặc bằng nhau bằng các từ: như, là, tựa, như thể,
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng: sự vật so sánh với nhau bằng các từ.
* Cá nhân
- 1 Bạn làm bảng phụ, lớp làm vở
- HS làm bảng phụ trình bày.
a. Cháu khỏe hơn ông
	(ss hơn kém)
 Ông là buổi chiều
 ( ss ngang bằng)
 Cháu là ngày rạng sáng
 ( ss ngang bằng)
- HS nhận xét.
* Cặp đôi.
- HS nêu yêu cầu.
- 1 cặp làm bảng phụ, lớp làm vở
a. hơn – là- là
b. hơn
c. chẳng bằng – là.
- HS đọc bài làm.
- HS nhận xét.
* Nhóm
- Các nhóm thảo luận làm bài, 1 nhóm làm bảng phụ trình bày
a. Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
 Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
* Cá nhân
- HS làm bài vào vở
- HS đọc nối tiếp bài làm
- Quả dưa (như, là, tựa...) đàn lợn con nằm trên cao.
 Cặp - Các nhóm thảo luận - Tàu dừa (như, là, tựa, như thể) chiếc lược chải vào mây xanh.
3. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp: 5’
a. HS đặt được câu có sử dụng từ, sự vật so sánh
b. Đàm thoại
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Đặt câu có sử dụng từ, sự vật so sánh?
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu lại
IV. Tự rút kinh nghiệm: 
...................................................................................................................................
_______________________
 Tập làm văn
TIẾT 5: THỰC VIẾT ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Viết được một lá đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói, viết, trình bày bài viết 
3. Thái độ: Giáo dục HS có tính cẩn thận, chính xác khi trình bày bài viết
II. Chuẩn bị.
- GV: Bảng phụ. Bài mẫu 
- HS : Vở ô li 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động 1: Ôn kiến thức bài trước (5’)
- Yêu cầu HS đọc lại bài viết ở tuần 3
- GV nhận xét đánh giá 
- GV giới thiệu nội dung bài học
2. Hoạt động 2: Viết đơn xin phép nghỉ học (15')
- GV yêu cầu HS Thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi gợi ý sau: 
- GV phát phiếu BT cho các nhóm
- Em làm đơn để làm gì?
- Em nghỉ học ngày nào? Nghỉ mấy ngày, từ bao giờ đến bao giờ?
- Nêu lí do mà em nghỉ học?
- Nêu lời hứa của em 
+ Báo cáo kết quả
- GV nhận xét 
3. Hoạt động 3: Viết bài ( theo mẫu) 15’
- GV yêu cầu HS mở SGK( Trang 28)
- GV hướng dẫn cách trình bày bài viết
- GV đọc bài mẫu 
- Yêu cầu HS dựa vào mẫu viết vào vở ô li
- GV quan sát hướng dẫn những em viết yếu
+ Đọc bài viết
- GV mời 3 HS đọc 
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV chữa bài bảng phụ
4. Hoạt động nối tiếp( 5’)
- Về nhà viết lại đơn xin phép nghỉ học nhiều lần cho thành thạo
- GV nhận xét giờ học
- 2 HS đọc
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, đọc đầu bài.
- Các nhóm thảo luận ghi phiếu BT 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét.
- Gọi 2 HS đọc lại mẫu
- HS lắng nghe
- HS quan sát lắng nghe
- Cả lớp mở vở viết bài, 1 em viêt vào bảng phụ
- 3 HS đọc bài viết của mình
- HS nhận xét 
- HS quan sát, nhận xét
IV. Tự rút kinh nghiệm: 
...................................................................................................................................
_____________________________
SINH HOẠT TUÂN 5
1. Mục tiêu:
- Rèn HS thức tự quản. Biết đoàn kết, gữi gìn vệ sinh chung 
- Giáo dục HS tính tự giác, tinh thần tập thể .
- Yêu trường lớp, quý mến thầy cô, bạn bè.
2. Các hoạt động : 
 Hoạt động 1: Nhận xét tuần qua .
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình tổ trong tuần qua. Thư ký ghi nhận .
- Lớp trưởng rút ra ưu, khuyết, nhận xét chung .
 * Ý kiến của GVCN : 
-Ưu điểm:
* Về đạo đức: ...................................................................................................................................
* Về học tập..............................................................................................................
...................................................................................................................................
* Về thể dục- vệ sinh................................................................................................
...................................................................................................................................
* Về các hoạt động khác:.........................................................................................
- Tồn tại:...................................................................................................................
.
* Tuyên dương: .......................................................................................................
* Một số em cần cố gắng: ........................................................................................
Hoạt động 2 : Phương hướng tuần tới .
 __________________________________
Văn hóa giao thông
BÀI 5: GIỮ GÌN VỆ SINH KHI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN 
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2018_2019.doc