Giáo án Lịch sử 5 - Kì 1 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại

Giáo án Lịch sử 5 - Kì 1 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại

Tiết 1:

BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết Trương Định là tấm gương tiêu biểu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.

- Học sinh biết do lòng yêu nước, Trương Định đã không theo lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

2. Kĩ năng:

- Rèn học sinh kể lại diễn biến câu chuyện, tập trung thể hiện tâm trạng Trương Định.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4

- Học sinh: SGK và tư liệu về Trương Định

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 42 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 5 - Kì 1 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
HỌC KỲ I
Năm học: 2008 - 2009
MỤC LỤC
RA BÌA
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
LỚP NĂM1
LỚP NĂM2
01
BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH
 / / 
 / / 
3
02
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
 / / 
 / / 
4
03
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
 / / 
 / / 
5
04
XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
 / / 
 / / 
9
KÝ DUYỆT
11
05
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
 / / 
 / / 
12
06
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
 / / 
 / / 
14
07
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
 / / 
 / / 
17
08
XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
 / / 
 / / 
20
KÝ DUYỆT 
23
09
CÁCH MẠNG MÙA THU
 / / 
 / / 
24
10
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 / / 
 / / 
25
11
ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1858 – 1945)
 / / 
 / / 
27
12
VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
 / / 
 / / 
29
KÝ DUYỆT
13
“THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
 / / 
 / / 
32
14
THU - ĐÔNG 1947 VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
 / / 
 / / 
33
15
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
 / / 
 / / 
35
16
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
 / / 
 / / 
38
17
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
 / / 
 / / 
39
KÝ DUYỆT
42
Tiết 1: 	RA BÌA	
BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Học sinh biết Trương Định là tấm gương tiêu biểu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì. 
- 	Học sinh biết do lòng yêu nước, Trương Định đã không theo lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược. 
2. Kĩ năng: 
- 	Rèn học sinh kể lại diễn biến câu chuyện, tập trung thể hiện tâm trạng Trương Định. 
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục học sinh biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4 
- 	Học sinh: SGK và tư liệu về Trương Định 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK + ĐDHT 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Bình Tây Đại Nguyên Soái”Trương Định. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
Hoàn cảnh dẫn đến phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Giảng giải, trực quan
- GV treo bản đồ + trình bày nội dung. 
- HS quan sát bản đồ 
- Sáng 1/9/ 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
- Năm sau, thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào GĐ. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, giảng giải 
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? 
- Ngày 1/9/1858 
- Năm 1862 xảy ra sự kiện gì? 
- Triều đình kí hòa ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp, lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân và đi An Giang nhậm chức lãnh binh. 
-> GV nhận xét + giới thiệu thêm về Trương Định 
- GV chuyển ý, chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu nội dung sau: 
- Mỗi nhóm bốc thăm và giải quyết 1 yêu cầu. 
+ Điều gì khiến Trương Định lại băn khoăn, lo nghĩ? 
- Trương Định băn khoăn là ông làm quan mà không tuân lệnh vua là mắc tội phản nghịch, bị trừng trị thảm khốc. Nhưng nhân dân thì không muốn giải tán lực lượng và 1 dạ tiếp tục kháng chiến. 
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? 
- Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn ông làm”Bình Tây Đại Nguyên Soái”.
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
- Để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân, Trương Định không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp. 
-> Các nhóm thảo luận trong 2 phút 
- Các nhóm thảo luận -> Nhómtrưởng đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -> HS nhận xét. 
-> GV nhận xét + chốt từng yêu cầu. 
-> GV giáo dục học sinh: 
- Em học tập được điều gì ở Trương Định? 
- HS nêu 
-> Rút ra ghi nhớ. 
- HS đọc ghi nhớ SGK/4 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Em có suy nghĩ như thế nào trước việc TĐ quyết tâm ở lại cùng nhân dân? 
- HS trả lời 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học ghi nhớ 
- Chuẩn bị:”Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”
- Nhận xét tiết học 
____________________________________________________________
Tiết 2: 	RA BÌA 
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 
MONG MUỐN ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 	Học sinh biết: Những đề nghị chủ yếu canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Qua đó, đánh giá lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ
2. Kĩ năng: 	Rèn kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để rút ra ý nghĩa của sự kiện. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh lòng kính yêu Nguyễn Trường Tộ. 
II. CHUẨN BỊ:
- 	Thầy: Tranh SGK/6, tư liệu về Nguyễn Trường Tộ 
- 	Trò : SGK, tư liệu Nguyễn Trường Tộ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định. 
- Hãy nêu những băn khoăn, lo nghĩ của Trương Định? Dân chúng đã làm gì trước những băn khoăn đó? 
- Học sinh nêu 
- Học sinh đọc ghi nhớ 
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- Nguyễn Trường Tộ quê ở đâu? 
- Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở Nghệ An. 
- Ông là người như thế nào? 
- Thông minh, hiểu biết hơn người, được gọi là “Trạng Tộ”. 
- Năm 1860, ông làm gì? 
- Sang Pháp quan sát, tìm hiểu sự giàu có văn minh của họ để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. 
-Sau khi về nước, Nguyễn Trường Tộ đã làm gì? 
- Trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần , bày tỏ sự mong muốn đổi mới đất nước. 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho yêu nước, hiểu biết hơn người và có lòng mong muốn đổi mới đất nước. 
* Hoạt động 2: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 
- Hoạt động dãy, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, vấn đáp 
- Lớp thảo luận theo 2 dãy A, B 
- 2 dãy thảo luận ® đại diện trình bày ® học sinh nhận xét + bổ sung. 
- Những đề nghị canh tân đất nước do Nguyễn Trường Tộ là gì? 
-Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước, thuê chuyên gia nước ngoài, mở trường dạy đóng tàu , đúc súng, sử dụng máy móc 
- Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao? 
- Triều đình bàn luận không thống nhất,vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo NTT , vua quan bảo thủ 
_Nêu cảm nghĩ của em về NTT ?
_ ..có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển
_Khâm phục tinh thần yêu nước của NTT
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
_ Hình thành ghi nhớ 
_Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Theo em, Nguyễn Trường Tộ là người như thế nào trước họa xâm lăng? 
- Học sinh nêu 
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng ?
- Học sinh nêu 
® Giáo dục học sinh kính yêu Nguyễn Trường Tộ 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Cuộc phản công ở kinh thành Huế” 
- Nhận xét tiết học 
______________________________________________________________
Tiết 3: 	RA BÌA	 
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết: 
- 	Cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
2. Kĩ năng: 	Rèn kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sử. 
3. Thái độ: 	Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ:
- 	Thầy: - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam 
 - Phiếu học tập.
- 	Trò: Sưu tầm tư liệu về bài 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước 
- Đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
- Học sinh trả lời
- Nêu suy nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
- Học sinh trả lời
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
3. Giới thiệu bài mới: 
“Cuộc phản công ở kinh thành Huế”
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- GV giới thiệu bối cảnh lịch sử nước ta sau khi triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nứơc ta. Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Trong quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành hai phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà.
- Tổ chức thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
- Học sinh thảo luận nhóm bốn
- Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn?
- Tôn Thất Thuyết đã làm gì để ch ... hất giữa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
+ Em có suy nghĩ gì về tấm gương anh La Văn Cầu?
+ Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới gơi cho em suy nghĩ gì?
+ Việc bộ đội ta nhường cơm cho tù binh địch trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 giúp em liên tưởng đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt nam?
® Giáo viên nhận xét.
® Rút ra ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Hỏi đáp, động não.
Thi đua 2 dãy chỉ lược đồ, thuật lại chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.
® Giáo viên nhận xét ® tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị:”Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên Giới”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt động lớp.
2 em trả lời ® Học sinh nhận xét.
Họat động lớp.
Học sinh lắng nghe và quan sát bản đồ.
3 em học sinh xác định trên bản đồ.
Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
® 1 số đại diện nhóm xác định lược đồ trên bảng lớp.
Học sinh nêu
Hoạt động lớp, nhóm.
Học sinh thảo luận nhóm đôi.
→ Đại diện 1 vài nhóm trả lời.
→ Các nhóm khác bổ sung.
Học sinh thảo luận nhóm bàn.
® Gọi 1 vài đại diện nhóm nêu diễn biến trận đánh.
® Các nhóm khác bổ sung.
Quá trình hình thành cách đánh cho thấy tài trí thông minh của quân đội ta.
Học sinh nêu.
- Ý nghĩa:
+ Chiến dịch đã phá tan kế hoạch”khóa cửa biên giới”của giặc.
+ Giải phóng 1 vùng rộng lớn.
+ Căn cứ đi a Việt Bắc được mở rộng.
+ Tình thế giữa ta và địch thay đổi: ta chủ động, địch bị động.
Học sinh bốc thăm làm phần câu hỏi bài tập theo nhóm.
® Đại diện các nhóm trình bày.
® Nhận xét lẫn nhau.
Hoạt động lớp.
Hai dãy thi đua.
_____________________________________________________
Tiết 16: 	RA BÌA	
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	- Học sinh biết mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến và vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kĩ năng: 	- Nắm bắt 1 số thành tựu tiêu biểu và mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương sau chiến dịch biên giới.
3. Thái độ: 	- Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
 Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952)
+ HS: xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 	
2. Bài cũ: Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950.
Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?
Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950?
® Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tạo biểu tượng về hậu phương ta vào những năm sau chiến dịch biên giới.
Mục tiêu: Nắm khái quát hậu phương nước ta sau chiến dịch biên giới.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
Giáo viên nêu tóm lược tình hình địch sau thất bại ở biên giới: quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Điều này cho thấy việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến.
Lớp thảo luận theo nhóm bàn, nội dung sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
+ Nhóm 3: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục
® Giáo viên nhận xét và chốt.
v	Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ.
Mục tiêu: Nắm nội dung chính của bài.
Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại.
- GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 
® Rút ra ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Hỏi đáp, động não.
Kể tên một trong bảy anh hùng được Đại hội chọn và kể sơ nét về người anh hùng đó.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị:”Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954)”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Hoạt động lớp, nhóm.
Học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
Đại diện 1 số nhóm báo cáo.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
Hoạt động lớp.
- HS kể về một anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/ 1952) 
- HS nêu cảm nghĩ 
- Học sinh nêu.
Học sinh đọc ghi nhớ.
____________________________________________________
Tiết 17: 	RA BÌA
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 	- Học sinh biết tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ, sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.
2. Kĩ năng: 	- Nêu sơ lược diễn biến và ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ.
3. Thái độ: 	- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bản đồ hành chính VN. Lược đồ phóng to. Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ, phiếu học tập.
+ HS: Chuẩn bị bài. Tư liệu về chiến dịch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
Hãy nêu sự kiện xảy ra sau năm 1950?
Nêu thành tích tiêu biểu của 7 anh hùng được tuyên dương trong đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tạo biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Mục tiêu: Học sinh nắm sơ lược diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
Giáo viên nêu tình thế của Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới đến năm 1953. Vì vậy thực dân Pháp đã tập trung 1 lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để xây dựng tập đoàn cứ điểm kiên cố nhất ở chiến trường Đông Dương tại Điện Biên Phủ nhằm thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, giành lại thế chủ động chiến trường và có thể kết thúc chiến tranh. (Giáo viên chỉ trên bản đồ địa điểm Điện Biên Phủ)
Nội dung thảo luận:
Điện Biên Phủ thuộc tỉnh nào? Ở đâu? Có địa hình như thế nào?
Tại sao Pháp gọi đây là”Pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
Mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng pháo đài Điện Biên Phủ?
® Giáo viên nhận xét ® chuyển ý.
Trước tình hình như thế, ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Thảo luận nhóm bàn.
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc khi nào?
Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Điện Biên Phủ?
® Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các ý sau:
+ Đợt tấn công thứ nhất của bộ đội ta.
+ Đợt tấn công thứ hai của bộ đội ta.
+ Đợt tấn công thứ ba của bộ đội ta.
+ Kết quả sau 56 ngày đêm đánh địch.
® Giáo viên nhận xét + chốt (chỉ trên lượt đồ).
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc?
+ Chiến thắng có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đấu tranh của, nhân dân các dân tộc đang bị áp bức lúc bấy giờ?
® Rút ra ý nghĩa lịch sử.
Chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ đã chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (7-5-1954), đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, phá tan cách đô hộ của thực dân Pháp, hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, CMVN bước sang giai đoạn mới.
v	Hoạt động 2: Làm bài tập.
Mục tiêu: Rèn kỹ năng nắm sự kiện lịch sử.
Phương pháp: Thực hành, thảo luận.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm.
N1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng”tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ”là”pháo đài”kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương vào năm 1953 – 1954.
N2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
N3: Nêu những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
N4: Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
® Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Vấn đáp, động não.
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ?
Nêu 1 số câu thơ về chiến thắng Điện Biên.
® Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ Độc lập dân tộc”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh nêu.
Hoạt động lớp, nhóm.
- Học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm đôi.
Thuộc tỉnh Lai Châu, đó là 1 thung lũng được bao quanh bởi rừng núi.
- Pháp tập trung xây dựng tại đây 1 tập đoàn cứ điểm với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại.
Thu hút lực lượng quân sự của ta tới đây để tiêu diệt, đồng thời coi đây là các chốt để án ngữ ở Bắc Đông Dương.
Học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
® 1 vài nhóm nêu (có chỉ lược đồ).
® Các nhóm nhận xét + bổ sung.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh lập lại (3 lần).
Hoạt động nhóm (4 nhóm).
Các nhóm thảo luận ® đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
® Các nhóm khác nhận xét lẫn nhau.
 Hoạt động lớp.
Thi đua theo 2 dãy.
DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU.doc