Giáo án lớp 2 môn Tập làm văn - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

Giáo án lớp 2 môn Tập làm văn - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

I. MỤC TIÊU

- Biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Rèn kĩ năng viết: Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.

- Ham thích học môn Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh họa 2 tình huống trong SGK. Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3.

- HS: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động (1)

2. Bài cũ (3) Ôn tập HKI

- Kiểm tra Vở bài tập.

3. Bài mới

 

doc 30 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Tập làm văn - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 	: 19 Ngày dạy:19/1/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. MỤC TIÊU
Biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
Rèn kĩ năng viết: Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh họa 2 tình huống trong SGK. Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3.
HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập HKI
Kiểm tra Vở bài tập.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
 +MT:Giúp HS : Biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu 
+ Cách tiến hành: .
Bài tập 1 (miệng)
1 HS đọc yêu cầu . cả lớp đọc thầm lại, quan sát từng tranh, đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh.
- GV cho từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp theo 2 tranh. Gợi ý cho HS cần nói lời đáp với thái độ lịch sự , vui vẻ. Sau mỗi nhóm làm bài thực hành, cả lớp và GV nhận xét.
 - Cuối cùng bình chọn nhóm biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu đúng nhất.
 Bài tập 2 (miệng)
1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
GV nhắc HS suy nghĩ về tình huống bài tập nêu ra: 1 người lạ mà em chưa bao giờ gặp đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu là bạn bố em thăm bố mẹ em. Em sẽ nói thế nào, xử sự thế nào (trường hợp bố mẹ em có nhà và trường hợp bố mẹ em đi vắng)?
GV khuyến khích HS có những lời đáp đa dạng. Sau khi mỗi cặp HS, cả lớp và GV nhận xét, thảo luận xem bạn HS đã đáp lời tự giới thiệu và xử sự đúng hay sai.
 GV gợi ý để các em hiểu: làm như vậy là thiếu thận trọng vì người lạ đó có thể là 1 người xấu giả vờ là bạn của bố lợi dụng sự ngây thơ, cả tin của trẻ em, vào nhà để trộn cắp tài sản. Ngay cả khi bố mẹ có ở nhà tốt nhất là mời bố mẹ ra gặp người lạ xem có đúng là bạn của bố mẹ không,)
Cả lớp bình chọn những bạn xử sự đúng và hay – vừa thể hiện được thái độ lịch sự, có văn hoá vừa thông minh, thận trọng. 
v Hoạt động 2: Thực hành.
 +MT: Giúp HS : Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
+ Cách tiến hành: .
 Bài tập 3 (viết)
GV nêu yêu cầu (viết vào vở lời đáp của Nam trong đoạn đối thoại); cho 1 HS cùng mình thực hành đối đáp; gợi ý cho HS cần đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu của mẹ bạn thể hiện thái độ lịch sự, niềm nở, lễ độ.
 - GV nhận xét, chọn những lời đáp đúng và hay. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV nhắc HS ghi nhớ thực hành đáp lại lời chào hỏi, lời tự giới thiệu khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là một học trò ngoan, lịch sự.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tả ngắn về bốn mùa.
- Hoạt động lớp, nhóm
- 1 HS đọc lời chào của chị phụ trách (trong tranh 1); lời tự giới thiệu của chị (trong tranh 2).
- Mỗi nhóm làm bài thực hành, bạn nhận xét.
 VD: 
- Chị phụ trách : Chào các em
- Các em nhỏ : Chúng em chào chị ạ/ chào chị ạ
- Chị phụ trách : Chị tên là Hương. Chị được cử phụ trách sao của các em.
 - Các bạn nhỏ : Oâi, thích quá! Chúng em mời chị vào lớp ạ. /Thế thì hay quá! Mời chị vào lớp của chúng em.
- 3, 4 cặp HS thực hành tự giới thiệu – đáp lời tự giới thiệu theo 2 tình huống.
- VD: Nếu có bạn niềm nở mời người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng.
- VD:
a) Nếu có bố em ở nhà, có thế nói: Cháu chào chú, chú chờ bố mẹ cháu một chút ạ./ Cháu chào chú. (Báo với bố mẹ) có khách ạ.
b) nếu bố mẹ em đi vắng, có thể nói: - Cháu chào chú. Tiếc quá, bố mẹ cháu vừa đi. Lát nữa mời chú quay lại có được không ạ?/ bố mẹ cháu lên thăm ông bà cháu. Chú có nhắn gì lại không ạ? 
- Hoạt động cá nhân
- HS điền lời đáp của Nam vào vở hoặc Vở bài tập.
- Nhiều HS đọc bài viết.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 20 Ngày dạy: 26/1/207 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I. MỤC TIÊU
Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân.
Viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
Bước đầu biết nhận xét và chữa lỗi câu văn cho bạn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
HS: SGK. Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 sgk trang 12.
Nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
+MT : Giúp HS trả lời đúng các câu hỏi bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
GV đọc đoạn văn lần 1.
Gọi 3 – 5 HS đọc lại đoạn văn.
Bài văn miêu tả cảnh gì?
Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn?
Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. 
+ MT : Giúp HS viết được từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
+Cách tiến hành: 
Bài 2
Qua bài tập 1, các con đã được tìm hiểu một đoạn văn miêu tả về mùa xuân. Trong bài tập 2, các con sẽ được luyện viết những điều mình biết về mùa hè.
GV hỏi để HS trả lời thành câu văn.
Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
Mặt trời mùa hè ntn?
Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ntn?
Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn?
Con thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
Con có mong ước mùa hè đến không?
Mùa hè con sẽ làm gì?
Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp.
Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn.
GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu từ
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở.
Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim.
 - Hoạt động lớp, nhóm.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Theo dõi.
Đọc.
Mùa xuân đến.
Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ.
Nhiều HS nhắc lại.
Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm.
Nhìn và ngửi.
 - HS đọc.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.
Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm
Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
Chúng con được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi
Trả lời.
Trả lời.
Viết trong 5 đến 7 phút.
Nhiều HS được đọc và chữa bài.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 21 Ngày dạy: 2/2/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I. MỤC TIÊU
Biết nói lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
Biết viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh họa bài tập 1, nếu có. Chép sẵn đoạn văn bài tập 3 lên bảng. Mỗi HS chuẩn bị tranh ảnh về loài chim mà con yêu thích.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tả ngắn về bốn mùa.
Gọi 2, 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn viết về mùa hè. 
Nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
+MT : Giúp HS biết nói lời cám ơn.
+Cách tiến hành: 
Bài 1
Treo tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
Hỏi: Khi được cụ già cảm ơn, bạn HS đã nói gì?
Theo con, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ ntn?
Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
Cho một số HS đóng lại tình huống.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại (nếu muốn).
Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1.
Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
+MT : Giúp HS biết viết từ 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
+Cách tiến hành: 
Bài 3
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn Chim chích bông.
Những câu văn nào tả hình dáng của chích bông?
Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông?
Gọi 1 HS đọc yêu cầu c.
Để làm tốt bài tập này, khi viết các con cần chú ý một số điều sau, chẳng hạn: 
Con chim con định tả là chim gì? Trông nó thế nào (mỏ, đầu, cánh, chân)? Con có biết một hoạt động nào của con chim đó không., đó là hoạt động gì?
Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS thực hành đáp lại lời cảm ơn của người khác trong cuộc sống hàng ngày. Những em nào chưa hoàn thành bài tập 3 thì về nhà làm tiếp. Chuẩn bị: Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
Bạn HS nói: Không có gì ạ
Vì giúp các cụ già qua đường chỉ là một việc nhỏ mà tất cả chúng ta đều có thể làm được. Nói như vậy để thể hiện sự khiêm tốn, lễ độ.
Ví dụ: Có gì đâu hả bà, bà vui với cháu cùng qua đường sẽ vui hơn mà.
Một số cặp HS thực hành trước lớp.
1 HS đọc yêu cầu. Cả lơ ... i để cha mẹ và thầy cô vui lòng.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 32 Ngày dạy: 27/4/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. ĐỌC SỔ LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU
Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Biết kể lại chính xác nội dung một trang trong sổ liên lạc của mình.
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sổ liên lạc từng HS.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Nghe – Trả lời câu hỏi:
Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
+MT : Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn
+Cách tiến hành: 
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu.
Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
Bạn kia trả lời thế nào?
Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào?
Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau vậy.
Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím.
Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp.
Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống 1.
Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS lên thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em nói bằng lời của mình.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
+MT : Biết kể lại chính xác nội dung một trang trong sổ liên lạc của mình.
+Cách tiến hành: 
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó.
Nhận xét, cho điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp.
Chuẩn bị: Đáp lời an ủi.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Đọc yêu cầu của bài.
Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với!
Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy.
Suy nghĩ và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./
3 cặp HS thực hành.
1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống.
HS 1: Cho mình mượn quyển truyện với.
HS 2: Truyện này tớ cũng đi mượn.
HS 1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé.
Tình huống a: 
Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong bạn kể cho tớ nghe nhé./ Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé./
Tình huống b: 
Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp./
Tình huống c:
Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./
Đọc yêu cầu trong SGK.
HS tự làm việc.
5 đến 7 HS được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 33 Ngày dạy: 4/5/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
I. Mục tiêu
Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp.
Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
Rèn HS viết câu hoàn chỉnh.
Giáo dục HS biết quan tâm đến mọi người.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy khổ nhỏ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời từ chối
Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132.
Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em.
Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
Mục tiêu: Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp
Cách tiến hành: 
Bài 1 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
Khen những HS nói tốt.
Bài 2
Bài yêu cầu chúng ta làmgì?
Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
Hãy tưởng tượng con là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào?
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
Nhận xét các em nói tốt.
v Hoạt động 2 Hướng dẫn làm bài 
Mục tiêu: Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em 
Cách tiến hành: 
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút  Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: 
+ Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
Gọi HS trình bày .
Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.Chuẩn bị: Kể ngắn về người thân.
Đọc yêu cầu của bài.
Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
Bạn nói: Cảm ơn bạn.
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./
Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Con xin cảm ơn cô./ Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô. Nhất định lần sau con sẽ cố gắng./
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./
Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.
HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể.
5 HS kể lại việc tốt của mình.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 34 Ngày dạy: 11/5/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN (NÓI, VIẾT).
I. MỤC TIÊU
Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
Tự giới thiệu bằng lời của mình, theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp của người thân.
Viết được những điều đã kể thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu.
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh của tiết Luyện từ và câu tuần 33. Tranh một số nghề nghiệp khác. Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý.
HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến.
Gọi 5 HS đọc đoạn văn kể về một việc tốt của con hoặc của bạn con.
Nhận xét, cho điểm. 
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập .
+MT : Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
+Cách tiến hành: 
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu.
Cho HS tự suy nghĩ trong 5 phút.
GV treo tranh đã sưu tầm để HS định hình nghề nghiệp, công việc.
Gọi HS tập nói. Nhắc HS nói phải rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp công việc và ích lợi của công việc đó.
Sau mỗi HS nói, GV gọi 1 HS khác và hỏi: Con biết gì về bố (mẹ, anh, chú,) của bạn?
Sửa nếu các con nói sai, câu không đúng ngữ pháp.
Cho điểm những HS nói tốt.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài viết:
+MT : Viết được những điều đã kể về người thân
thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu.
+Cách tiến hành: 
Bài 2
GV nêu yêu cầu và để HS tự viết.
Gọi HS đọc bài của mình.
Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Cho điểm những bài viết tốt.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
2 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
Suy nghĩ.
Nhiều HS được kể.
HS trình bày lại theo ý bạn nói.
Tìm ra các bạn nói hay nhất.
Ví dụ: 
+ Bố con là bộ đội. Hằng ngày, bố con đến trường dạy các chú bộ đội bắn súng, tập luyện đội ngũ. Bố con rất yêu công việc của mình vì bố con đã dạy rất nhiều chú bộ đội khoẻ mạnh, giỏi để bảo vệ Tổ quốc.
+ Mẹ của con là cô giáo. Mẹ con đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm điểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quí vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS viết vào vở.
Một số HS đọc bài trước lớp.
Nhận xét bài bạn.
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docLAM VAN.doc