Giáo án Lớp 3 (bản 2 cột) - Tuần 13 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 (bản 2 cột) - Tuần 13 - Năm học 2018-2019

1/TẬP ĐỌC:

 Bước đầu biết thể hiện tình cảm , thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp (Trả lời được các CH trong SGK)

 GD quốc phòng và an ninh: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

2/KỂ CHUYỆN:

-Kể lại được một đoạn của câu chuyện

* HS khá , giỏi kể được một đoạn câu chuyên bằng lời của một nhân vật

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh họa bài tập đọc.

 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 28 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (bản 2 cột) - Tuần 13 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13: Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2018 
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN : NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN 
I/MỤC TIÊU:
1/TẬP ĐỌC:
Bước đầu biết thể hiện tình cảm , thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp (Trả lời được các CH trong SGK)
GD quốc phòng và an ninh: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
2/KỂ CHUYỆN:
-Kể lại được một đoạn của câu chuyện 
* HS khá , giỏi kể được một đoạn câu chuyên bằng lời của một nhân vật
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài tập đọc. 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định: 
2/Bài cũ:Cảnh đẹp non sông
+ Mỗi miền có 1 cảnh đẹp riêng đó là những cảnh nào?
+ Theo em ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
- GV nhận xét . 
3/Bài mới: 
Hoạt động 1:Giới thiệu bài - GV ghi tên bài.
Hoạt động2:HD luyện đọc:
Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên đọc mẫu một lần.Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng tình cảm. 
- GV hướng dẫn luyện đọc từng câu và luyện phát âm từ khó. 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-Chia đoạn: chia đoạn 2 thành 2 phần
+P.1:Núp đichặt hơn
+P.2: Anh nóiđúng đấy
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm..
Hoạt động 3:HD tìm hiểu bài: 
* Yêu cầu HS đọc thầm bài và TLCH
HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi
+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
+ Ở Đại Hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy Đại Hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
+ Đại Hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
GV giảng thêm: Điều đó cho thấy dân làng Kông Hoa rất tự hào về thành tích của mình.
-GD quốc phòng và an ninh: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
* Luyện đọc lại:
Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
-GV treo bảng phụ HD đọc đoạn 3. Giọng đọc chậm rãi trang trọng, xúc động
-Tổ chức cho HS thi đọc. 
-GV nhận xét chọn bạn đọc hay nhất – tuyên dương
* KỂ CHUYỆN
a. Xác định yêu cầu:
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu. 
-GV chọn 1 đoạn cho HS kể về Người con của Tây Nguyên. 
b. GV kể mẫu:
- GV nhắc HS.
+ Có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, 1 người dân làng Kông Hoa song cần chú ý: ngưới kể cần xưng “tôi” nói lời của 1 nhân vật từ đầu đến cuối câu chuyện.
c. Kể theo nhóm:
d. Kể trước lớp:
GV cùng HSnhận xét, bình chọn bạn kể đúng kể hay nhất.
4.Củng cố:
- Câu chuyện trên ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
- Giáo dục HS: Lòng tự hào về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
5. Dặn dò: 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
- Học bài, chuẩn bị bài: Cửa Tùng
- Nhận xét tiết học.
- 2 HSlên bảng đọc bài-TLCH. 
+HS tự trả lời
+Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng lên đất nước này
-HS lắng nghe và nhắc lại.
- Học sinh theo dõi. 
- Mỗi HS đọc một câu từ đầu đến hết bài. 
- HS đọc từng đoạn trong bài. 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn thực hiện đúng theo yêu cầu của GV
- HS đọc phần chú giải 
- Mỗi nhóm 4 HS, 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- HS đọc đọan 1 cả lớp theo dõi bài.
- dự Đại hội thi đua. 
-HS đọc thầm đoạn 2, trả lời
-Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người (Kinh, Thượng, gái, trai, già trẻ) đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.
-Núp mời lên kể chuyện làng Kông Hoa, sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà. 
-HS đọc thầm đoạn 3, trả lời
-. . .1 cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, 1bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ,1cây cờ có thêu chữ, 1huân chương cho cả làng, 1 huân chương cho Núp. 
-Mọi người xem món quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch” trước khi xem cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm. 
-2 HS thi đọc đoạn 
-3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn 
HS nhận xét chọn bạn đọc hay nhất.
-1 HS đọc yêu cầu
-HS kể theo lời của nhân vật trong truyện. 
- HS theo dõi
- HS chọn vai, suy nghĩ về lời kể.
-Nhập vai anh Núp kể lại câu chuyện theo lời của anh Núp. 
-Từng cặp HS kể chuyện.
- HS thi kể trước lớp.
* HS khá , giỏi kể được một đoạn câu chuyên bằng lời của một nhân vật
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng kể hay nhất.
+ Câu chuyện trên ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Toán: Luyện tập so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn 
I.MỤC TIÊU:- Luyện thêm một số bài tập về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1. Luyện tập:
Bài 1:Có 8 con gà trống và 40 con gà mái. Hỏi số gà trống bằng một phần mấy số gà mái?
Giải
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.Bài 2:Tính rồi điền kết quả vào ô trống
Số lớn
12
35
28
48
Số bé
4
5
7
8
Số lớn gấp mấy lần số bé ?
3
Số bé bằng một phần mấy số lớn ?
Bài 3: Có 8 con trâu, số bò nhiều hơn số trâu là 32 con. Hỏi số trâu bằng một phần mấy số bò?
Giải
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
	Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, 
- Các nhận xét, 
- Giáo viên sửa bài.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
Bài 1:
Giải
Số gà mái gấp số gà trống là:
40 : 8 = 5 (lần)
Vậy số gà trống bằng số gà mái.
 Đáp số: số gà mái
Bài 2:
Số lớn
12
35
28
48
Số bé
4
5
7
8
Số lớn gấp mấy lần số bé ?
3
7
4
6
Số bé bằng một phần mấy số lớn ?
Bài 3:
Giải
Số con bò có là:
8 + 32 = 40 (con bò)
Số con bò gấp số con trâu số lần là:
40 : 8 = 5 (lần)
Vậy số con trâu bằng số con bò.
 Đáp số: số con bò
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2018
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA L
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa I (1 dòng), Ô, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Ông Ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng: Ít chắc chiu ... phung phí (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
- Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ viết hoa I, Ô, K. Các chữ Ông Ích Khiêm và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
- Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các họat động chính :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết trên bảng con (15 phút).
* Mục tiêu: Giúp HS viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
* Cách tiến hành:
Luyện viết chữ hoa.
- Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: Ô, I, K. 
- Cho HS nêu cách viết của từng chữ
- Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS viết chữ “Ô, I, K” vào bảng con.
HS luyện viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Ông Ích Khiêm
- Cho HS nói về ông Ích Khiêm
- Giới thiệu: Ông Ích Khiêm (1832-1884) quê ở Quảng Nam, là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn tài. Con cháu ông này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con: Ô, I, K
Luyện viết câu ứng dụng.
- Mời HS đọc câu ứng dụng.
- Cho HS giải thích câu tục ngữ
- Két luận: Khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết (15 phút).
* Mục tiêu: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS viết đúng theo mẫu trong vở tập viết 
- Theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu tiết.
- Viết bảng con.
Mộ Ông Ích Khiêm
- 3 HS nêu
- Quan sát và lắng nghe
- Viết các chữ vào bảng con.
- Đọc tên riêng Ông Ích Khiêm 
- 3 HS nói
- 1 HS đọc câu ứng dụng
- 2 HS giải thích
Ô I K Ô I K Ô I K
Ông Ích Khiêm Ông Ích Khiêm
Ích chắc chiu hơn nhiều phung phí
TOÁN: LUYỆN TẬP
I/MỤC TIÊU:
Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính)
HS có ý thức cẩn thận khi làm toán
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định: 
2/Bài cũ:
-Kiểm tra bài tập 3
GV chấm vở một số em
-Nhận xét. 
3/Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: - ghi tên bài
Hoạt động 2: HD luyện tập:
Bài 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn bài mẫu - treo bảng phụ tổ chức cho HS thi đua “ Tiếp sức”
-GV nhận xét- tuyên dương
Bài 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài
-Bài toán cho biết gì? 
-Bài toán hỏi gì?
-Đây là dạng toán nào đã học?
-Tổ chức cho HS thi đua cặp đôi
-Nhận xét – tuyên dương.
Bài 3: 
-Gọi HS đọc đề bài 
-Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS giải vào vở + 1HS giải vào bảng phụ. 
-GV chấm 7 bài.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự xếp hình và báo cáo kết quả.
-GV nhận xét – tuyên dương
4/ Củng cố:
-Nêu cách tìm số lớn gấp số bé ?
-Số bé bằng 1 phần mấy số lớn?
-GD: áp dụng nhiều trong thực tế 
5/Dặn dò: 
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho bài : Bảng nhân 9. 
- ...  2 nhóm lên thi trò chơi tiếp sức.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4/ Củng cố:
- Tổng kết bài
-GDHS: viết đúng chính tả
5/Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài tập 2, (3). Chuẩn bị bài: Người liên lạc
-GV nhận xét chung giờ học.
-HS lên viết bảng lớp + Cả lớp viết vào nháp các từ: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu
-HS nhắc lại
-HS theo dõi, 4 HS đọc thuộc lòng 
- Tác giả gọi mãi dòng sông với lòng tha thiết.
-bốn mùa soi từng mảng mây trời, hàng dừa soi bóng ven sông.
-Vàm Cỏ Đông, Hồng (tên riêng dòng sông) 
-Ở, Quê, Anh, Ơi, Đây, Bốn, Từng, Bóng (chữ đầu các dòng thơ). 
-HS nêu: Vàm Cỏ Đông, xuôi dòng nước chảy, tha thiết, phe phẩy, soi, 
-1 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
-Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ, quan sát cách trình bày bài, cách ghi các dấu câu (dấu 2 chấm, dấu chấm cảm, )
-HS viết bài vào vở. 
-Dò bài và sửa lỗi bằng bút chì.
-HS đọc yêu cầu của bài + làm vào nháp.
-Điền vào chỗ trống it hay uyt? 
-2 HS lên chữa bài + 1 em đọc lại kết quả + sửa bài.
+huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
-Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ.
-Mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau viết nhanh những tiếng có thể ghép với các tiếng đã cho. Sau thời gian quy định, HS viết tiếng cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả
-Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm, số tiếng tìm được) kết luận nhóm thắng cuộc.
-Lời giải đúng:
a/Rá: rổ rá, rá gạo, rá xôi
Giá: giá cả, giá thịt, giá sách, giá đỗ, 
Rụng: rơi rụng, rụng xuống, rụng rời, 
Dụng: sử dụng, dụng cụ, vô dụng. 
b/ Vẽ: vẽ vời, vẽ chuyện, bày vẽ, vẽ vời,
Vẻ: vui vẻ, vẻ mặt, nhiều vẻ, vẻ vang. 
Nghĩ: suy nghĩ, nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ
Nghỉ: nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc,
-HS lắng nghe.
 Toán
Tiết 65: GAM
I. Mục tiêu
- Giúp H nhận biết về gam (một đơn vị đo khối lượng) và mối quan hệ giữa gam và ki- lô- gam. 
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ.Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán.
II/ Đồ dùng dạy -học 
- Cân đĩa, cân đồng hồ, bộ quả cân, gói đường 500 g
III/ Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt đông 1: Kiểm tra bài cũ (3 – 5’ ) 
- Kể tên đơn vị đo khối lượng em đã học ? (ki-lô-gam)
- Nêu cách viết tắt đơn vị đó ? (kg)
2.Hoạt động 2: Dạy học bài mới (12 – 15’)
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Nội dung
- G giới thiệu đơn vị đo khối lượng mới: Gam - viết tắt: g
	 1 kg = 1000 g
- H nhắc lại nhiều lần.
- H quan sát cân đĩa và bộ quả cân 1 g, 2 g, 5 g, 10 g, 20 g, 50 g, 100 g, 200 g, 500 g - G giới thiệu cân đĩa và cách sử dụng.
- GV giới thiệu cân đồng hồ. Cân mẫu gói đường trên hai cân
- Yêu cầu H lên cân : 1 kg = ...g (1kg = 1000g) 
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (17 – 19’)
Bài 1(4-5’) - KT: Đọc kết quả cân trên cân đĩa
	- HD mẫu phần b: 3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam? Em làm như thế nào?
 - H quan sát hình vẽ SGK- Trả lời miệng theo dãy - Nhận xét, giải thích vì sao?
Chốt: Đối với cân đĩa khối lượng vật cần cân cân bằng với khối lượng quả cân trên đĩa tương ứng, khi đó KL của vật cần cân bằng KL của quả cân
Bài 2(2-3’) - KT: H thực hành đọc khối lượng của vật trên cân đồng hồ
Chốt: Đọc khối lựơng của vật theo kim đồng hồ chỉ
Bài 3(4-6’) - KT: Cộng, trừ số đo với đơn vị gam (theo mẫu)
 	- HS làm SGK- GV chấm bài, nhận xét
Chốt: Nhớ ghi kèm tên đơn vị đo khối lượng vào kết quả 
Bài 4(4-5’) - KT: Giải toán với đơn vị là gam
 - H làm bài vào vở - đọc bài làm, GV nhận xét.
Chốt: Muốn tìm trong hộp có bao nhiêu gam sữa, em làm phép tính gì?
Bài 5(5-6’) - KT: Giải toán đơn dạng gấp một số lên nhiều lần
 - H làm bài vào vở - đọc bài làm, GV chấm bài, nhận xét.
Chốt: Bài toán thuộc dạng gì? Muốn gấp một số lên nhiều lần em làm thế nào?
* Dự kiến sai lầm của HS:
 - Đọc sai kết quả cân ở bài 1
 - Chọn sai phép tính của bài 4
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3’)
 Gam viết tắt là gì? 1 kg = ? g
 .....................................................................................................
 Tự nhiên xã hội
 KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I. Mục tiêu
 - HS có khả năng: sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ ra chơi vui vẻ, an toàn
 - Nhận biết được những trò chơi nguy hiểm cho bản thân và người khác khi ở trường.
 - Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở trường.
II. Đồ dùng dạy học
Hình SGK/50, 51
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động: 3 - 5’
	- Lớp hát bài “ Nơi ấy có tình thương”
	- Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp (13’)
* Mục tiêu: biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi ở trường cho vui vẻ, khoẻ mạnh, an toàn. Nhận biết một số trò chơi gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình SGK/50, 51, trả lời câu hỏi: 
 Tranh vẽ gì? Chỉ và nói tên trò chơi nguy hiểm trong tranh?
 Điều gì có thể xảy ra nếu chơi những trò chơi đó?
 Em sẽ khuyên các bạn trong tranh điều gì?
Bước 2: Một số học sinh lên hỏi, trả lời
 Nhóm khác bổ sung
* Kết luận: Sau giờ học căng thẳng cần vui chơi, vận động. Xong không nên vui chơi quá sức, không chơi trò chơi nguy hiểm, quá sức
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 13 - 14’) 
* Mục tiêu: Biết lựa chọn, chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm.
* Cách tiến hành:
Bước 1 - Lần lượt HS nêu những trò chơi thường chơi trong giờ ra chơi, đầu giờ 
 - Nhóm cử thư ký ghi tất cả các trò chơi
 - Nhóm thảo luận trò chơi nào có ích, trò chơi trò chơi nào nguy hiểm
 - Các nhóm lựa chọn trò chơi khoẻ mạnh, vui vẻ, an toàn
Bước 2 - Đại diện trình bày kết quả
 - GV phân tích trò chơi nguy hiểm
* Kết luận: Khuyên HS không nên chơi trò chơi nguy hiểm
3. Củng cố ( 2’)
	- HS ghi bài
 ............................................................................................
Tiếng Việt
	 Từ địa phương, dấu chấm hỏi, chấm than. Viết thư
MỤC TIÊU:
 - Luyện thêm để củng cố vềtừ ngữ về quê hương; kiểu câu Ai làm gì?. Từ địa phương, dấu chấm hỏi, chấm than. Viết thư
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1:Khoanh tròn chữ cái trước những từ gợi cho em nghĩ về quê hương, nơi cha ông em đã sống nhiều năm:
	a. con đò	
	b. bến nước	
	c. luỹ tre	
	d. lễ hội
	đ. rạp hát	
	e. mái đình	
	g. dòng sông
Bài 2: Gạch dưới câu có mô hình Ai - làm gì ? trong đoạn văn sau:
	Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi: Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanhCăn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ hiền lành.
Bài 3:3.a) Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu có mô hình Ai - làm gì ? 
a. chạy nhanh như ngựa phi 
..............................................................
b. hăng say làm việc trên cánh đồng vào ngày mùa
c. bơi lội tung tăng
	3.b) Tìm và viết lại 2 thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quê hương:
........................................................................
Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, 
- Các nhận xét, 
- Giáo viên sửa bài.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
Bài 1:
a. con đò	
	b. bến nước	
	c. luỹ tre	
	d. lễ hội
	e. mái đình	
g. dòng sông
Bài 2:
Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi: Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanhCăn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ hiền lành
Bài 3:
.Những vận động viên chạy cự ly 100 mét chạy nhanh như ngựa phi.
b. Những chú, bác nông dân hăng say làm việc trên cánh đồng vào ngày mùa.
c. Trong ao, những chú cá vàng bơi lội tung tăng.
a) Nơi chôn rau cắt rốn.
b) 	 Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ anh rau muống, nhớ cà dầm tương
Toán ; 	 luyện tập về các phép tính và giải toán
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về bảng nhân 8; nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số; giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2.HĐ2. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm :
	8 x 2 	= .......	8 x 3 	= ........	
	8 x 8 	= ........	8 x 10 	= ........
	8 x 4 	= .......	8 x 7 	= ........	
	8 x 1 	= ........	0 x 8 	= ........
	8 x 6 	= .......	8 x 5 	= ........	
	8 x 9 	= ........8 x 0 	= ........
Bài 2:Tính:
	8 x 5 + 8 	= 	
	=  
	8 x 9 + 8 	= 
	= 
Bài 3:Mỗi thùng chứa 125l dầu. Hỏi 4 thùng dầu như thế chứa bao nhiêu lít dầu?
Giải
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
Bài 1:
8 x 2 = 16 8 x 3 = 24
	8 x 8 	= 64	8 x 10 	= 80
	8 x 4 	= 32	8 x 7 	= 56
	8 x 1 	= 8	0 x 8 	= 0
	8 x 6 	= 48	8 x 5 	= 40
	8 x 9 = 72	8 x 0 = 0
Bài 2: 
8 x 5 + 8 	= 40 + 8
	= 48 
8 x 9 + 8 	= 72 + 8
	= 80
Bài 3:
Giải
Số lít dầu 4 thùng chứa là:
125 x 4 = 500 (l)
 Đáp số: 500 lít dầu
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài
SINH HOẠT LỚP: SINH HOẠT TUẦN 13
I.MỤC TIÊU: 
- Đánh giá tình hình học tập , nền nếp của lớp tuần qua
- Đề ra phương hướng thực hiện cho tuần tới.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập gương tốt trong lớp.
II.CHUẨN BỊ:
 Phương hướng tuần tới
III. LÊN LỚP
- Tiến hành sinh hoạt
1, Đánh giá tình hình hoạt động của lớp tuần qua
*Nề nếp:
-Mặc đồng phục và đi dày ba tavào các ngày thứ 2,4,6
- Tổ trực nhật đúng quy định
* Học tập:
- Đa số các em chăm chỉ học tập. hăng say phát biểu xây dựng bài.Bên cạnh đó có một số em chưa chịu khó học tập như:..
2. Phương hướng tuần tới 
- Tiếp tục duy trì nề nếp trong và ngoài lớp trong tháng 12
- Đồng phục đúng quy định
- Phân công tổ trực nhật lớp: Tổ 3
- Đi học đúng giờ, chuyên cần
- Thi đua học tập tốt
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập trước khi đến lớp
- Tổng kết và tặng quà cho các bạn có thành tích nổi bật tháng 11
4. Tổ chức sinh nhật cho hai bạn trong tháng mười một.
5. Vui văn nghệ : Nói lời chúc mừng và múa hat, đọc thơ để chúc mưng sinh bạn.
3)Dặn dò
Thực hiện tốt như quy định.
 - Phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt cũn tồn tại.
Thi đua học tập tốt dành nhiều điểm tốt.
Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của đội trường lớp đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_ban_2_cot_tuan_13_nam_hoc_2018_2019.doc