Giáo án Lớp 3 môn Thủ công - Tiết 23, tiết 24

Giáo án Lớp 3 môn Thủ công - Tiết 23, tiết 24

Kiến thức:

+ Biết cách đan nong đôi.

- Kĩ năng:

+ Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.

- Thái độ:

 + Học sinh yêu thích đan nan.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên:

 Mẫu lá tấm đan nong đôi có nan dọc, ngang dan khác màu.

 Tấm đan nong mốt của bài trước để so sánh sánh.

 Tranh quy trình đan và sơ đồ đan nong đôi.

 Giấy bìa màu đỏ, vàng và giấy nháp, dụng cụ thủ công theo bài học.

 Các nan mẫu ba màu khác nhau.

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 809Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 môn Thủ công - Tiết 23, tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 23 
TIẾT : 23
Ngày dạy : 	
MÔN : THỦ CÔNG
BÀI : ĐAN NONG ĐÔI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết cách đan nong đôi.
- Kĩ năng: 
+ Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- Thái độ: 
 + Học sinh yêu thích đan nan.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
Mẫu lá tấm đan nong đôi có nan dọc, ngang dan khác màu. 
Tấm đan nong mốt của bài trước để so sánh sánh.
Tranh quy trình đan và sơ đồ đan nong đôi. 
Giấy bìa màu đỏ, vàng và giấy nháp, dụng cụ thủ công theo bài học.
Các nan mẫu ba màu khác nhau. 
- Học sinh: Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra đồ dùng. 
 - GV nhận xét. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. GV giới thiệu – ghi tựa:
b. Giáo viên giới thiệu mẫu, học sinh quan sát và nêu nhận xét.
Þ Hình mẫu ở đây cùng làm bằng giấy bìa là tấm đan nong đôi hoàn chỉnh.
-Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét tỉ lệ giữa các nan? Người ta sử dụng cách đan nong đôi để làm gì? Đan nong đôi dùng để đan rổ, rá.
c.Hướng dẫn học sinh thực hiện: 3 bước:
-Bước 1: Kẻ và cắt các nan
-Kẻ các nan dọc 1 ô li 9, dính liền nhau nan dọc và 9 nan ngang rời nhau giống như tiết đan nong mốt.
-Bước 2: Quy trình đan nong đôi.
-Cách đan: Đan nong đôi là nhất 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc cùng chiều giữa 2 hàng nan cùng chiều. (hình 4a và 4b). Đan nan 1, 2, 3, 4, theo mẫu và lặp lại ở nan 5, 6, 7, 8.
-Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. 4 nan giấy còn lại cùng màu dán làm nẹp xung quanh như tấm đan mẫu.
-Giáo viên cho học sinh cắt chuẩn bị nan bằng giấy bìa. Học sinh tự làm thử sản phẩm.
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương.
-Nhắc tựa.
-Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét.
-Các nan lệch nhau 1 nan dọc.
-Học sinh thảo luận trả lời.
-Học sinh cùng theo dõi.
-Học sinh thực hành cắt nan và đan thử theo hướng dẫn – nhận xét. 
4. Củng cố: 
- GV yêu cầu HS nêu quy trình thực hiện.
- GV nhận xét chung cách thực hiện đan nong đôi.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh, bổ sung
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 24 
TIẾT : 24
Ngày dạy : 	
MÔN : THỦ CÔNG
BÀI : ĐAN NONG ĐÔI (TIẾP THEO)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết cách đan nong đôi.
- Kĩ năng: 
+ Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- Thái độ: 
 + Học sinh yêu thích đan nan.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
Mẫu lá tấm đan nong đôi có nan dọc, ngang dan khác màu. 
Tấm đan nong mốt của bài trước để so sánh sánh.
Tranh quy trình đan và sơ đồ đan nong đôi. 
Giấy bìa màu đỏ, vàng và giấy nháp, dụng cụ thủ công theo bài học.
Các nan mẫu ba màu khác nhau. 
- Học sinh: Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.GTB: Nêu nội dung tiết học – Ghi tựa.
b. Hướng dẫn thực hành:
*Hoạt động 1: GV yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình đan nong đôi.
-Treo tranh quy trình đan và nhắc lại các bước.
-GV nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong đôi. 
-GV tổ chức cho HS thực hành.
-GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
-Tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. GV chọn tấm đan đẹp và khen ngợi HS có sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật. 
-Nhắc tựa.
-1 HS nêu miệng lại quy trình.
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan nong đôi bằng giấy bìa (Theo cách đan nhấc hai nan, đè hai nan; đan xong mỗi nan cần dồn cho khít).
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. 
-HS đan nong đôi bằng bìa. 
-HS quan sát trả lời câu hỏi.
 Hình mẫu.
-Với HS khéo tay: Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan đan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.
-Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.
4. Củng cố: 
- GDTT cho HS về tác dụng của cách đan nong đôi, người ta thường dùng để đan thúng, rổ, rá,
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập. 
5. Dặn dò: 
- Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Làm lọ hoa gắn tường”.
Điều chỉnh, bổ sung
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docthu cong 3 tuan 2324.doc