Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết :
- Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
- Vẽ và tô màu một số cây.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh sưu tầm về thực vật
- Các cây có ở trường
- Giấy A4, bút màu, giấy khổ to, hồ dán, .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Môn : Tự nhiên – xã hội Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011 Tiết : Thực vật Tuần : 20 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết : - Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh. - Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. - Vẽ và tô màu một số cây. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh sưu tầm về thực vật Các cây có ở trường Giấy A4, bút màu, giấy khổ to, hồ dán, ... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 2’ A. Giới thiệu bài - Giới thiệu phần tự nhiên - Giới thiệu bài Thực vật * PP liên hệ thực tế - HS nói những điều quan sát được trong tự nhiên. - GV nhận xét, giới thiệu, ghi tên bài. 35’ B. Bài mới Hoạt động 1 : Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên. * Mục tiêu: - Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh. - Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn. Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên. Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự: - Chỉ vào từng câu và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công. - Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây. - Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dáng và kích thước của những cây đó. Bước 3: Làm việc cả lớp. - GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK. *Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả. - Hình 1: Cây khế. - Hình 2: Cây vạn tuế (trồng trong chậu đặt trên bờ tường), cây trắc bách diệp (cây cao nhất ở giữa hình) - Hình 3: Cây kơ - nia (cây có thân to nhất), cây cau (cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ - nia). - Hình 4: Cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre - Hình 5: Cây hoa hồng. - Hình 6: Cây súng. * PP trực quan, vấn đáp, thảo luận - GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối. - GV giao nhiệm vụ; gọi một vài HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường. - Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm. - Hết thời gian quan sát theo nhóm, cả lớp tập hợp lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - GV kết luận. - HS giới thiệu tên của một số cây trong SGK trang 76, 77. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. * Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một số cây. * Cách tiến hành: Bước 1: HS lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được. Các em có thể vẽ phác ở ngoài sân rồi vào lớp hoàn thiện tiếp hoặc các em có thể vào lớp vẽ theo trí nhớ của mình về một số cây đã quan sát được. - Lưu ý dặn HS: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ. Bước 2: Trưng bày tranh * PP thực hành - GV nêu yêu cầu. - HS thực hành. - GV quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS. - HS dán bài của mình vào một tờ giấy khổ to và trưng bày trước lớp. - Một số HS lên giới thiệu về bức tranh của mình. - GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp. 2’ B. Củng cố – dặn dò - Dặn dò: + Đọc trước nội dung bài sau - GV nhận xét, khái quát, dặn dò. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: