Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 21 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 21 - Năm học 2018-2019

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

 TIẾT 41: THÂN CÂY (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Biết một số kiến thức cơ bản về thân cây theo cách mọc và theo cấu tạo.

 2. Kĩ năng: Phân biệt được các loại cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) và theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).

 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

 * KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây. Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.

- Các phương pháp: Thảo luận, làm việc nhóm. Trò chơi.

II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

 III. Hoạt động dạy học:

A. Hoạt động khởi động:

B. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

C. Các hoạt động chính: - Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

1. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa theo nhóm (12 phút)

* Mục tiêu: Nhận dạng và kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- Hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình trang 78, 79 SGK và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm)?

- GV có thể hướng dẫn các em điền kết quả làm việc vào bảng.

- GV đi đến nhóm giúp đỡ, nếu HS không nhận ra các cây, GV có thể chỉ dẫn.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV gọi một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (mỗi HS chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của 1 cây).

- Tiếp theo GV đặt câu hỏi : Câ su hào có điểm gì đặc biệt?

 Kết luận:

- Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân bò, thân leo.

- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.

- Cây su hào có thân phình to thành củ.

2. Hoạt động 2: Chơi trò chơi bi ngô.

* Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

- Gắn lên bảng hai bảng câm theo mẫu.

- Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Mỗi phiếu viết tên một cây như ví dụ dưới đây (GV có thể thêm, bớt hoặc thay đổi tên cây cho phù hợp với các cây phổ biến ở địa phương).

- Yêu cầu cả hai nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình. Khi GV hô “bắt đầu” thì lần lượt từng người bước lên gắn tấm biển phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp xúc. Người cuối cùng sau khi gắn xong thì hô “bingo”.

Bước 2: Chơi trò chơi.

 GV làm trọng tài hoăc cử HS làm trọng tài điều khiển cuộc chơi .

Bước 3: Đánh giá

 Sau khi các nhóm đã gắn xong các tấm phiếu viêt tên cây vao các cột tương ứng, GV yêu cầu cả lớp cùng chữa bài.

- Hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình trang 78, 79 SGK và trả lời theo gợi ý

- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (mỗi HS chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của 1 cây).

- HS trả lời

- Nhóm trưởng phát cho mỗi nhóm từ 1-3 phiếu tùy theo số lượng thành viên của mỗi nhóm

- Nhóm nào gắn xong trước và đúng là thắng cuộc.

 

doc 35 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 09/07/2022 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 21 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b. Hoạt động 2: Giáo viên chủ nhiệm
- Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt
- Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém)
- Phê bình những em vi phạm:
 + Tìm hiểu lí do khắc phục
+ Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh.
c. Hoạt động 3: Đề ra phương hướng cho
tuần sau
- Nhận xét và đưa ra phương hướng cho tuần sau.
d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể
- Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi
của tổ về nề nếp, học tập.
- Lớp phó học tập: báo cáo tình hình học tập của lớp: kiểm tra bài cũ, truy bài đầu giờ và bài mới trong tuần.
- Lớp phó văn thể: báo cáo tình hình hoạt đông văn nghệ và sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào các buổi hàng tuần.
- Lớp phó lao động: báo cáo tình hình vệ sinh của lớp trong tuần .
- Cờ đỏ: lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trực về nề nếp, học tập.
- Lớp trưởng đề ra phương hướng cho tuần sau
* Phương hướng, kế hoạch hoạt động:
+ Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như bảng tên, đi học trễ, nói chuyện
+ Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài.
+ Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra.
+ Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ.
- Lớp hát tập thể
- Chơi trò chơi.
TUẦN 21 Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 61+62: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc:
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. 
 2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 - HS yêu thích kể chuyện. 
 * Lưu ý: Riêng học sinh HTT biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
 * Kĩ năng sống: Các kĩ năng cơ bản: Thể hiện sự tự tin; Tư duy sáng tạo;
 Các phương pháp: Trình bày ý kiến; Thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 em đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài: “ Trên đường mòn Hồ Chí Minh “và trả lời câu hỏi
- Hình ảnh nào cho thấy bộ đội đang vượt 1 cái dốc rất cao ?
- Giáo viên nhận xét.
C. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học.
 - Giáo viên cho học sinh xem 1 sản phẩm thêu và giới thiệu: Đây là 1 nghề rất tinh xảo đòi hỏi người làm nghề này phải rất chăm chỉ, tỉ mỉ, kiên nhẫn và có óc thẩm mĩ.
2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài: Đọc diễn cảm, giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của Vua Trung Quốc.
a. Luyện đọc câu: 
Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu. Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc lên bảng theo mục II.
- Giáo viên đọc mẫu các từ luyện đọc, gọi học sinh đọc cho cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc câu lần 2 – Tuyên dương học sinh đọc tốt.
b. Luyện đọc đoạn trước lớp
- Bài này có mấy đoạn ?
- Gọi 5 em nối tiếp nhau đọc 5 đoạn
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi câu dài, hướng dẫn học sinh luyện đọc.
“ Tối đến,/ nhà không có đèn,/ cậu bắt đom đóm/ bỏ vào vỏ trứng,/ lấy ánh sáng đọc sách ? ” 
“ Thấy những con dơi xoè cánh / chao đi chao lại / như chiếc lá bay,/ ông liền ôm lộng nhảy xuống đất / bình an vô sự. “
- Hướng dẫn nhấn giọng các từ khi đọc bài: rất ham học, đỗ tiến sĩ, lẩm nhẩm, ung dung, bình an vô sự,.
c. Luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho học sinh sinh hoạt nhóm 5, mỗi em đọc 1 đoạn, giáo viên nhắc nhở các nhóm.
- Gọi học sinh nhận xét bạn đọc
Chuyển : Để biết về sự ham học, tài trí thông minh của Trần Quốc Khái, ông tổ nghề thêu của người Việt Nam chúng ta sẽ đi vào phần tìm hiểu bài.
3. Tìm hiểu bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và cho biết: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
- Ghi bảng từ: “ ham học ” 
- Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
- Ghi từ: “ Tiến sĩ “ và giải thích: Tiến sĩ là học vị của người đỗ khoa thi đình và hiện nay là học vị cao nhất ở bậc trên đại học.
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời
- Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài thần sứ Việt Nam ?
- Đọc thầm đoạn 3,4
- Trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ?
- GV giải thích “ Phật trong lòng”: Tư tưởng Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái có thể ăn bức tượng.
- Ghi từ “ ung dung “ và giải thích
- Trần Quốc Khái đã làm gì để bỏ phí thời gian ?
- Trần Quốc Khái đã làm gì để nhảy xuống đất bình an vô sự ?
- GV nói thêm từ: “ bình an vô sự “ trong SGK
- 1 em đọc to 5 đoạn hỏi:
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
- GV ghi từ: “ nghề thêu “ và giải thích
- Nghề thêu là nghề lao động bằng tay và óc sáng tạo, dùng kim, chỉ để tạo nên những hình mẫu đường nét tinh xảo trong nghệ thuật trang trí.
+ Câu chuyện có nội dung gì ?
* Giáo viên chốt lại: Câu chuyện ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc truyền dạy cho dân ta.
* GV: trong cuộc sống có những lúc chúng ta gặp khó khăn, những thử thách nhưng có sự quyết tâm thì mọi khó khăn sẽ vựơt qua. Ở mọi nơi, mọi lúc chúng ta phải cố gắng học hỏi để tiến bộ.
* Hát - Chuyển tiết
Tiết 2
4. Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc lại toàn bài một lần
- Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn luyện đọc đoạn 3: Giọng chậm rai, khoan thai, nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái thử thách của Vua Trung Quốc.
- Bình chọn bạn đọc hay
- 1 nhóm 5 em đọc lại 5 đoạn của bài.
- Giáo viên nhận xét
 Chuyển ý: Để các em ghi nhớ hơn nội dung câu chuyện. Bây giờ chúng ta sang phần kể chuyện.
5. Kể chuyện.
- Gọi HS đọc phần yêu cầu của phần kể chuyện.
 Hỏi: Yêu cầu thứ nhất của phần kể chuyện là gì ?
* Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện?
Đ1: Cậu bé ham học, cậu bé chăm học;
Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái ;
Đ2: Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam; Thử sức thần nước Việt; Đứng trước thử thách.
Đ3: Tài trí thông minh của Trần Quốc Khái 
Học được nghề mới; Không bỏ phí thời gian;
Đ4: Xuống đất an toàn. Hạ cánh an toàn. Vượt qua thử thách. Sứ thần được nể trọng. Vua Trung Quốc rất trọng vọng sứ thần Việt Nam.
Đ5: Truyền nghề cho dân. Dạy nghề cho dân. Người Việt có thêm một nghề mới.
- Yêu cầu thứ 2 của phần kể chuyện là gì ?
- Cho học sinh sinh hoạt nhóm 5, tự phân nhau mỗi em 1 đoạn.
- Gọi 1 số nhóm lên kể. ( Có thể thay đổi học sinh khác nếu bạn không kể được )
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những em biết kể bắng lời của mình.
D. Củng cố - dặn dò: ? Qua câu chuỵên này em hiểu điều gì?
- Về nhà đọc lại câu chuyện và kể lại cho người thân nghe.
* Bài sau: Bàn tay cô giáo
- 2 em đọc 2 đoạn của bài và trả lời câu hỏi.
- Học sinh nghe giới thiệu
- Học sinh quan sát sản phẩm thêu
- Học sinh nghe giáo viên đọc và dùng bút chì gạch chân những từ cần nhấn giọng: lẩm nhẩm, bẻ, nếm thử, ung dung, mày mò, quan sát, nhập tâm, nhảy xuống, ôm lọng.
- HS nối tiếp nhau đọc câu 2 lần
- Học sinh luyện đọc từ cá nhân, đồng thanh.
- Bài có 5 đoạn
- 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn
- Học sinh luyện đọc câu dài:
- 1 em đọc phần chú giải
- Học sinh sinh hoạt nhóm 5, mỗi em đọc 1 đoạn
- 1 em đọc lại cả bài
- Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm, tối đến nhà nghèo không có đèn cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
- Học sinh đặt câu có từ “ ham học “
- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
- Bụng đói không có gì để ăn, ông đọc 3 chữ trên bức trướng “ Phật trong lòng “ hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết 2 pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày 2 bữa ông ung dung bẻ tượng mà ăn.
- Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức tường thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
- Ông nhìn những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
- Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
- Học sinh phát biểu từng ý kiến của mình
- Nghe
- 2 – 3 HS đọc, chú ý nhấn giọng các từ gạch chân
- Luyện đọc nhóm 2
- Đại diện 3 tổ thi đọc đoạn 
- Bình chọn bạn đọc hay.
- 5 em đọc 5 đoạn
- HS đọc phần y/c của phần kể chuyện.
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
- Học sinh phát biểu ý kiến 
- Lớp bổ sung
- Kể lại 1 đoạn của câu chuyện
- HS hoạt động nhóm 5, tự phân nhau mỗi em 1 đoạn. 
- Học sinh kể lần lượt từng đoạn của câu chuyện.
- Học sinh tự nêu nhận xét của mình và bình chọn bạn kể hay.
+ Nếu ham học sẽ trở thành người biết nhiều, có ích.
+ Trần Quốc Khái thông minh, có óc sáng tạo nên đã học được nghề thêu, truyền dạy cho dân.
+ Nhân dân ta biết ơn ông tổ nghề thêu.
Buổi chiều 
Tiết 1 TOÁN
 TIẾT 101: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính. 
 2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới : trực tiếp
- Hát đầu tiết
Bảng con : 5401 + 3567 	 3415 + 1896.
	.
- Nhắc lại tên bài học.
2. Luyện tập: 
*Bài 1: Tính nhẩm
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
- Gọi HS trả lời miệng:
	5000 +1000 =6000
	6000 +2000 =8000
- Nhận xét, chốt lại.
*Bài 2: Tính nhẩm (theo mẫu)
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu 1HS thi làm. 
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở
	2000 + 400 =2400
	9000 + 900 = 9900
	300 + 4000 =4300
- Nhận xét, chốt lại.
b. Thực hiện phép tính và giải toán văn :
*Bài 3: Đặt tính rồi tính
- ... c tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng.
+ Tháng một có 31 ngày.
+ Tháng hai có 28 ngày.
- Cứ như thế học sinh trả lời hết số ngày ở các tháng trong một năm.
-
 HS đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ ( cá nhân, đồng thanh)
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
+ Tháng này là tháng 1. Tháng sau là tháng 2.
+ Tháng 1 có 31 ngày 
+ Tháng 3 có 31 ngày 
+ Tháng 6 có 30 ngày 
+ Tháng 7 có 31 ngày 
+ Tháng 10 có 31 ngày 
+ Tháng 11 có 30 ngày 
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp quan sát lịch và làm bài.
- 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu .
+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư.
+ Tháng 8 có 4 chủ nhật.
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28.
- Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày.
- Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 12 có 31 ngày.
- Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày.
HS trả lời
Tiết 2 TẬP LÀM VĂN
TIẾT 21: NÓI VỀ TRI THỨC
NGHE - KỂ: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức : Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (Bài tập 1).
 2. Kĩ năng : Nghe - Kể được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (Bài tập 2).
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Bảng phụ. 
 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhận xét
C. Các hoạt động chính :
1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
- Hát đầu tiết
- Học sinh đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tuần qua : 2 em 
- Nhắc lại tên bài học.
2. Nói về trí thức 
*Bài tập 1: QS các bức tranh và cho biết những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo tranh cho HS quan sát:
- Mời 1 HS làm mẫu (nói nội dung bức tranh 1)
- Cho HS học nhóm 2
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét chốt lại nôi dung từng bức tranh
3. Nghe - kể:
*Bài tập 2: Nghe và kể lại câu chuyện nanâng niu từng hạt giống
- Yêu cầu HS đọc đề bài và các gợi ý trong SGK
- Kể câu chuyện lần 1. 
- Cho HS quan sát tranh của ông Lương Đình Của
- Đặt câu hỏi:
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem giao ngay cả mười hạt giống?
+ Ông Lương Định Của làm gì để bảo vệ giống lúa?
- Kể chuyện lần 1 và lần 2
- Cho HS tập kể chuyện.
- Gọi HS kể chuyện trước lớp
- Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
- Chốt lại: Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
D. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát tranh
- Cả lớp theo dõi
- Học nhóm 2
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc 
- Lắng nghe 
- QS tranh
- Cả lớp nghe
- Tập kể nhóm đôi
- 1HS kể lại chuyện.
- 3HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
Tiết 4 SINH HOẠT
TIẾT 21: SƠ KẾT TUẦN 21
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Có kế hoạch, phương pháp học tập đúng đắn, có hiệu quả.
- Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học
- Nắm được lí lịch phân công lao động của trường và buổi sinh hoạt của lớp
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, chăm chỉ học tập.
- Biết điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khoá.
 3. Thái độ
- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực phát - biểu xây dựng bài.
II. Phần lên lớp:
1. Ổn định lớp: Hát tập thể 1 bài
2. Các hoạt động.
a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp báo cáo tình hình học tập trong tuần qua.
b. Hoạt động 2: Giáo viên chủ nhiệm
- Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt
- Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém)
- Phê bình những em vi phạm:
+ Tìm hiểu lí do khắc phục
+ Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh.
c. Hoạt động 3: Đề ra phương hướng cho
tuần sau
- Nhận xét và đưa ra phương hướng cho tuần sau.
d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể
- Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi
- Lớp trưởng: báo cáo những mặt được và chưa được trong tuần.
- Ba tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ về nề nếp, học tập.
- Lớp phó học tập: báo cáo tình hình học tập của lớp: kiểm tra bài cũ, truy bài đầu giờ và bài mới trong tuần.
- Lớp phó văn thể: báo cáo tình hình hoạt đông văn nghệ và sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào các buổi hàng tuần.
- Lớp phó lao động: báo cáo tình hình vệ sinh của lớp trong tuần .
- Cờ đỏ: lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trực về nề nếp, học tập.
- Lớp trưởng đề ra phương hướng cho tuần sau
* Phương hướng, kế hoạch hoạt động:
+ Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như bảng tên, đi học trễ, nói chuyện
+ Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài.
+ Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra.
+ Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ.
- Lớp hát tập thể
- Chơi trò chơi.
TUẦN 22 Thứ hai ngày 11 tháng 2 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 64+65: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ GIÀ
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc:
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khao học phục vụ con người. 
 2. Kĩ năng : Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện
với lời các nhân vật. Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4 trong sách giáo khoa. Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. 
 B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 - HS yêu thích kể chuyện. 
 * Kĩ năng sống: Các kĩ năng sống cơ bẳn: Thể hiện sự cảm thông; 
 Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Bàn tay cô giáo “ và TLCH.
- Nhận xét..
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ khó: nhà bác học, cười móm mém.
Đặt câu với từ móm mém.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và chú thích dưới ảnh Ê - đi - xơn, TLCH:
+ Hãy nói những điều em biết về Ê - đi - xơn? 
+ Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra từ lúc nào ?
- Yêu cầu một học sinh đọc thành tiếng đoạn 2 và đoạn 3 , cả lớp đọc thầm theo.
+ Bà cụ mong muốn điều gì ?
+ Vì sao bà cụ lại ước được một cái xe không cần ngựa kéo?
+ Từ mong muốn của bà cụ đã gợi cho Ê - đi - xơn một ý nghĩ gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 4.
+ Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện ?
+ Theo em khoa học đã mang lại lợi ích gì cho con người ?
Liên hệ:
4. Luyện đọc lại : TIẾT 2
- Đọc mẫu đoạn 3.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn. 
- Mời 2HS lên thi đọc đoạn 3. 
- Mời ba HS đọc phân vai toàn bài. 
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn người đọc hay nhất .
 Kể chuyện 
* Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
2. Hướng dẫn dựng lại câu chuyện 
- Nhắc học sinh nói lời nhân vật do mình nhập vai .Kết hợp làm một số động tác điệu bộ .
- Yêu cầu lập ra các nhóm và phân vai .
- Yêu cầu từng tốp 3 em lên phân vai kể lại 
- Giáo viên cùng lớp bình chọn nhóm kể hay nhất .
C. Củng cố dặn dò: 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Về nhà học bài xem trước bài “Cái cầu”. 
- 3 học sinh lên bảng đọc bài. 
- Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó phát âm.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ mới (SGK) và đặt câu:
 + Bà em cười móm mém.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và phần chú thích về Ê - đi - xơn để trả lời:
+ Ê - đi - xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mỹ. Ông sinh năm 1847 và mất năm 1931...
+ Câu chuyện xảy ra ngay vào lúc ông vừa chế ra bóng đèn điện mọi người khắp nơi ùn ùn kéo về xem và bà cụ là một trong các số người đó.
- Một học sinh đọc đoạn 2 và 3, cả lớp đọc thầm. 
+ Bà mong ông Ê - đi - xơn làm được một loại xe mà không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
+ Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
+ Mong ước bà cụ gợi cho ông chế tạo chiếc xe chạy bằng dòng điện.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4.
+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu của Ê – đi – xơn, sự quan tâm đến con người và lao đọng miệt mài của ông để thực hiện bằng được lời hứa.
+ Khoa học đã cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Hai em thi đọc lại đoạn 3 của bài. 
- 3 em đọc phân vai toàn bài.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất .
- Lắng nghe.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện .
- Lần lượt các nhóm thành lập và phân công thành viên đóng vai từng nhân vật trong chuyện 
- Các nhóm lên đóng vai kể lại câu chuyện trước lớp. 
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. 
- Ê - đi - xơn là nhà bác học vĩ đại. Mong muốn mang lại điều tốt cho con người đã thúc đẩy ông lao động cần cù và sáng tạo.
Buổi chiều 
Tiết 1 TOÁN
 TIẾT 106: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng. 
 2. Kĩ năng: Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Dạng bài 1, bài 2, không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy - học:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_sang_chieu_tuan_21_nam_hoc_2018_2019.doc