Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

3 TIẾNG VIỆT

( Tăng )

 TIẾT 1: ÔN LUYỆN

I. Mục tiêu:

 - Đọc đúng, lưu loát, ngắt nghỉ thích hợp. Tốc độ 55 tiếng/phút. Đọc diễn cảm, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật. Đọc hiểu bài Quạ và Công: hiểu được cách giải thích lý do vì sao Công có bộ lông sặc sỡ, còn Quạ có bộ lông xấu xí

 - Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị: - Vở em tự ôn luyện Tiếng Việt, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Ôn định tổ chức:

B. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc bài Một số kỉ lục trong bóng đá

- Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc

- GV nhận xét HS.

C. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập.

*Bài 3: Đọc bài dưới đây và trả lời câu hỏi

Quạ và Công

- Cho HS luyện đọc rõ ràng, trôi chảy bài

- Tìm hiểu nội dung bài

? Quạ vẽ màu trên bộ lông của Công như thế nào?

? Theo nội dung câu chuyện thì ai vẽ khéo hơn?

? Hãy viết 1 từ nói lên tính cách của Quạ trong câu chuyện trên?

? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV nhận xét

D. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học. Đọc lại bài

- Chuẩn bị bài sau.

- Đọc bài

- Trả lời câu hỏi

- Nêu Y/c

- Đọc truyện cá nhân, nhóm đôi

- HS viết câu trả lời vào VBT:

+ Màu xanh tô đàu, cổ mình công. Mỗi chiếc lông đuôi đều được vẽ những hình tròn và được tô màu oáng ánh.

+ Quạ vẽ khéo hơn

+ nóng vội, tham ăn

+ Câu chuyện này dạy chúng ta học về cách giao việc, cũng như không nên nóng vội khi người khác đang làm việc.

- HS nhận xét

 

doc 33 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 09/07/2022 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Sáng + Chiều) - Tuần 29 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của lớp
- Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp báo cáo tình hình học tập trong tuần qua.
* Giáo viên chủ nhiệm:
- Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt
- Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém)
- Phê bình những em vi phạm:
+ Tìm hiểu lí do khắc phục
+ Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh.
* Đề ra phương hướng cho tuần sau.
- Nhận xét và đưa ra phương hướng cho tuần sau.
4. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ.
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể
- Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi
- Lớp trưởng: báo cáo những mặt được và chưa được trong tuần.
- Ba tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ về nề nếp, học tập.
- Lớp phó học tập: báo cáo tình hình học tập của lớp: kiểm tra bài cũ, truy bài đầu giờ và bài mới trong tuần.
- Lớp trưởng đề ra phương hướng cho tuần sau
* Phương hướng, kế hoạch hoạt động:
+ Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như bảng tên, đi học trễ, nói chuyện
+ Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài.
+ Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra.
+ Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ.
- Lớp hát tập thể
- Chơi trò chơi.
TUẦN 29 Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 85 + 86: BUỔI HỌC THỂ DỤC
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền. 
 2. Kĩ năng : Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
B. Kể chuyện:
 - Bước đầu biết kể lại đ ược từng đoạn câu chuyện theo lời của nhân vật.
 - Rèn kỹ năng nghe, kể lại câu chuyện . 
 - Giáo dục yêu thích môn kể chuyện . 
 * Riêng học sinh HTT kể được toàn bộ câu chuyện.
 * KNS: Tự nhận thức; xác định giá trị cá nhân, thể hiện sự cảm thông, đặt mục tiêu thể hiện sự tự tin.
 * Giới và quyền: Học sinh khuyết tật có quyền được học tập, được tham gia các hoạt động của lớp, trường như các học sinh khác.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- HS đọc đoạn, GV theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- HS luyện đọc các từ ở mục A.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
3. Tìm hiểu nội dung:
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
? Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì ?
? Các bạn trong lớp thực hiện tập thể dục như thế nào ? 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
? Vì sao Nen - li được miễn tập thể dục 
? Vì sao Nen - li cố xin thầy cho được tập như mọi người ? 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 và đoạn 3.
? Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen - li ?
? Em có thể tìm thêm một số tên khác thích hợp để đặt cho câu chuyện ? 
* Giới và quyền: Giáo viên nêu cho học sinh hiểu: Học sinh khuyết tật có quyền được học tập, được tham gia các hoạt động của lớp, trường như các học sinh khác.
3. Luyện đọc lại: TIẾT 2
- HS tiếp nối thi đọc 3 đoạn của câu chuyện.
- Theo dõi nhắc nhở cách đọc.
- Mời một tốp 5HS đọc theo vai. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ:
Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật 
2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Yêu cầu chọn kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Gọi 1HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu từng cặp tập kể đoạn 1 theo lời một nhân vật.
- Mời 1 số HS thi kể trước lớp.
- GV cùng lớp bình chọn HS kể hay nhất.
* Giáo dục học sinh: Các em phải biết cảm thông với bạn bè không được may mắn như mình, đồng thời phải biết vượt lên chính mình, phải biết tự tin con như vậy mới thành công được
C. Củng cố- dặn dò: 
- Câu chuyện trên cho ta thấy điều gì ?
- GV nhận xét đánh giá.
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích).
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.
+ Mỗi em phải leo lên trên cùng của một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang trên đó.
+ Đê - rốt - xi và Cô - rét - ti leo như hai con khỉ, Xtác - đi thở hồng hộc mặt đỏ như gà tây 
- Lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Vì cậu bị tật từ lúc còn nhỏ, bị gù lưng.
+ Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được.
- Đọc thầm đoạn 2 và đoạn 3.
+ Leo một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đãm trán.Thầy bảo cậu có thể xuống nhưng cậu cố gắng leo...
+ Cậu bé can đảm; Nen - li dũng cảm; Một tâm gương đáng khâm phục....
- 3 em tiếp nối thi đọc 3 đoạn câu chuyện.
- 5 em đọc phân vai : Người dẫn chuyện, thầy giáo, Nen - li và 3 em cùng nói: “Cố lên !“.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học 
- HS tự chọn một nhân vật để tập kể lại câu chuyện (có thể là lời của Nen - li hay của Đê - rốt - xi, Cô - rét - ti, hoặc Ga - rô - nê ... )
- Một em kể mẫu lại toàn bộ câu chuyện.
- Từng cặp tập kể đoạn 1 theo lời của một nhân vật trong chuyện.
- 3 em lên thi kể câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Truyện ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.
Buổi chiều 
Tiết 1 TOÁN
 TIẾT 141: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó. 
 2. Kĩ năng: Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. 1HCN bằng bìa có chiều dài 4ô, chiều rộng 3 ô.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài:
- GV gắn HCN lên bảng.
? Mỗi hàng có mấy ô vuông ?
? Có tất cả mấy hàng như thế ?
? Hãy tính số ô vuông trong HCN ?
? Diện tích 1 ô vuông là mấy cm2 ?
? Chiều dài HCN là bao nhiêu cm, chiều rộng dài bao nhiêu cm ?
? Tính diện tích HCN ?
? Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào 
- Ghi quy tắc lên bảng.
- Cho HS đọc nhiều lần QT, ghi nhớ. 
3. Luyện tập:
* Bài 1: HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Phân tích mẫu.
- HS nêu lại cách tính chu vi và diện tích HCN.
- Yêu cầu tự làm bài.
- HS lần lượt lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
* Bài 3: 
- HS đọc bài toán.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại QT tính diện tích HCN.
- Về nhà học thuộc QT và xem lại các BT 
- Lớp theo dõi GV giới thiệu. 
- Lớp quan sát lên bảng và TLCH:
+ Mỗi hàng có 4 ô vuông.
+ Có tất cả 3 hàng.
+ Số ô vuông trong HCN là: 4 x 3 = 12 (ô vuông)
+ Diện tích 1 ô vuông là 1cm2 
+ Chiều dài HCN là 4cm, chiều rộng là 3cm.
+ Diện tích HCN là: 4 x 3 = 12 (cm2)
+ Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).
- HS đọc QT trên nhiều lần.
- Một em đọc yêu cầu và mẫu. 
- Một em nêu lại cách tính chu vi và diện tích HCN.
- Cả lớp tự làm bài.
- 2 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
Chiều dài
10
32
Chiều rộng
4
8
Chu vi HCN
28 cm
80 cm
Diện tích HCN
40 cm2
256 cm2
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp phân tích bài toán rồi làm bài vào vở.
- Đối chéo vở để KT bài nhau.
- HS lên bảng giải bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Một em đọc bài toán.
- Vài HS nhắc lại QT tính diện tích HCN.
Tiết 2 THỦ CÔNG
TIẾT 29: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết cách làm đồng hồ để bàn. 
 2. Kĩ năng: Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
 * Riêng với học sinh khéo tay, làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.
II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh.
C . Bài mới 
1. Giới thiệu bài mới: 
- Hát đầu giờ
- Để đồ dùng ra bàn
- Nhắc lại tên bài học.
2. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giới thiệu đồng hồ để bàn, mẫu được làm bằng giấy thủ công (bìa màu) (h.1).
- Giáo viên nêu câu hỏi định hướng.
- Giáo viên liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế.
- Nêu tác dụng của đồng hồ.
3. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu 
- Bước 1. Cắt giấy.
 + Cắt 2 tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ( HS có thể không cần dùng giấy màu mà dùng bìa cứng để không phải gấp tờ giấy làm nhiều lần.)
 + Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ.
 + Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 18 ô để làm mặt đồng hồ.( Dùng bìa cứng để làm mặt đồng hồ.)
- Bước 2. Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ).
 + Làm khung đồng hồ.
- Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kỹ đường gấp.
- Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho 2 nửa tờ giấy dính chặt vào nhau (H.2;3).
 + Làm mặt đồng hồ (h.4; 5; 6 SGV/250).
 + Làm đế đồng hồ (h.7; 8; 9 SGV/251).
 + Làm chân đỡ đồng hồ (h.10 SGV/252).
- Bước 3. Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
 + Dán khung đồng hồ vào phần đế.
 + Dán mặt đồng hồ vào phần khung đồng hồ.
 + Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
 + Giáo viên tóm lại các bước làm đồng hồ để bàn và tổ chức cho học sinh tập làm mặt đồng hồ để bàn.
- Học sinh tập thực hành từng bước làm đồng hồ đ ... giúp đỡ những HS yếu.
- Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt. 
C. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
- Hai em lên bảng “ Kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem qua bài tập 1 đã học.
- Một em đọc yêu cầu đề bài.
- Thực hiện viết lại những điều đã kể ở bài tập 1 đã học ở tuần 28 thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 - 7 câu kể về một trận thi đấu thể thao. 
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
Tiết 4 SINH HOẠT
TIẾT 29: SƠ KẾT TUẦN 29
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Có kế hoạch, phương pháp học tập đúng đắn, có hiệu quả.
- Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học
- Nắm được lí lịch phân công lao động của trường và buổi sinh hoạt của lớp
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, chăm chỉ học tập.
- Biết điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khoá.
 3. Thái độ
- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực phát - biểu xây dựng bài.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. GV: Tổng hợp kết quả đạt được trong tuần của lớp.
 2. HS : Các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Hoạt động 1. Khởi động:
 Nhảy dân vũ: Một con vịt – Do lớp trưởng tổ chức
 - NX
2. Hoạt động 2. Trao đổi thông tin:
- Cho Hs nêu những điều em đã nhận được, làm được sau một tuần học
- Trao đổi với Hs các sự kiện tiêu biểu của đất nước, của địa phương trong tuần học qua.
? Tuần học vừa qua em có biết địa phương mình có những sự kiện nào nổi bật trong tuần không?
+ GV giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.
? Trong nước có sự kiện gì?
+ GV nx, kết luận
3. Hoạt động 3: Giải quyết những vấn đề của lớp:
+ Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp báo cáo tình hình học tập trong tuần qua.
4. Hoạt động 4: Giáo viên chủ nhiệm
- Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt
- Đề xuất, khen thưởng các em có tiến bộ so với tuần trước (các em yếu kém)
- Phê bình những em vi phạm:
 + Tìm hiểu lí do khắc phục
+ Cảnh báo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt lao động, nặng hơn thì mời phụ huynh.
5. Hoạt động 3: Đề ra phương hướng cho
tuần sau
- Nhận xét và đưa ra phương hướng cho tuần sau.
d. Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể
- Lớp trưởng hoặc các lớp phó khác tổ các trò chơi
- HS nêu 
VD: Tuần vừa qua em được học Toán, TV, ...
- HS nêu: Trường có công trình đang thi công, ngoài thị trấn có xiếc, xã Báo Đáp có vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy làm 1 người chết và 1 người bị thương
- HS nêu: 
- Lớp trưởng: báo cáo những mặt được và chưa được trong tuần.
- Ba tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ về nề nếp, học tập.
- Lớp phó học tập: báo cáo tình hình học tập của lớp: kiểm tra bài cũ, truy bài đầu giờ và bài mới trong tuần.
- Lớp phó văn thể: báo cáo tình hình hoạt đông văn nghệ và sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào các buổi hàng tuần.
- Lớp phó lao động: báo cáo tình hình vệ sinh của lớp trong tuần .
- Cờ đỏ: lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trực về nề nếp, học tập.
- Lớp trưởng đề ra phương hướng cho tuần sau
* Phương hướng, kế hoạch hoạt động:
+ Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như bảng tên, đi học trễ, nói chuyện
+ Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và phát biểu xây dựng bài.
+ Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động do trường đề ra.
+ Văn nghệ: tập hát các bài hát mới, cũ.
- Lớp hát tập thể
- Chơi trò chơi.
TUẦN 30 Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2019
Buổi sáng 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 88 + 89: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc
 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. 
 2. Kĩ năng: - Luyện đọc đúng các từ: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét- xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, 
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào gợi ý cho trước.
 - Rèn kỹ năng nghe, kể lại câu chuyện . 
 - Giáo dục yêu thích môn kể chuyện . 
 * Riêng học sinh HTT kể được toàn bộ câu chuyện.
 *Kĩ năng sống: rèn kĩ năng: 
 + Ứng xử lịch sự khi giao tiếp. 
 + Phương pháp: Thảo luận; trình bày ý kiến cá nhân
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc bài “Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục” 
? Nêu nội dung chính của bài ?
- Nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai.
- Viết lên bảng các từ tiếng nước ngoài hướng dẫn HS rèn đọc.
- HS luyện đọc các tiếng phát âm sai.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Tìm hiểu nội dung: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi :
? Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua đoàn cán bộ của ta đã gặp điều gì bất ngờ thú vị ?
? Vì sao các bạn lớp 6 A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ? 
? Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ? 
? Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này ?
4. Luyện đọc lại: TIẾT 2
- Hướng dẫn HS đọc 3 của bài.
- Mời một số em thi đọc đoạn 3. 
- Mời một em đọc cả bài. 
- GV và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
1. GV nêu nhiệm vụ:
2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Giúp HS hiểu yêu cầu của BT:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai? 
+ Kể bằng lời của em là như thế nào ? 
- Mời hai em đọc lại các câu hỏi gợi ý.
- Gọi một em kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý.
- Gọi hai em tiếp nối nhau lên kể đoạn 1 và đoạn 2.
- Mời một hoặc hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
C. Củng cố- dặn dò: 
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- GV nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới.
- Ba em lên bảng đọc bài.
- Nêu nội dung bài đọc.
- Cả lớp theo, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu, lớp đọc thầm.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó .
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong câu chuyện.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Một học sinh đọc toàn bài
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Tất cả HS lớp 6A đều giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng bài hát bằng tiếng Việt, trưng bày và vẽ Quốc kì Việt Nam. Nói được các từ thiêng liêng như Việt Nam, Hồ Chí Minh .
+ Vì cô giáo của lớp đã từng ở Việt Nam, cô rất yêu Việt Nam. Cô dạy các em tiếng Việt Nam và các em còn tìm hiểu Việt Nam trên mạng in - tơ - nét  
+ Các bạn muốn biết thiếu nhi Việt Nam học những môn học gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì....
+ HS phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.
- Ba em thi đọc lại đoạn cuối bài văn.
- Hai em thi đọc diễn cảm đoạn cuối.
- Một em đọc toàn bài.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học.
+ Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam .
+ Kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
- Hai em nhìn bảng đọc lại các câu hỏi gợi ý.
- Một em dựa vào câu hỏi gợi ý kể mẫu đoạn 1.
- Lần lượt hai em lên kể đoạn 1 và đoạn 2.
- Hai em thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
Buổi chiều 
Tiết 1 TOÁN
 TIẾT 146: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ). 
 2. Kĩ năng: Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1 (cột 2, 3); Bài 2; Bài 3.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. 
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập: 
* Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Kẻ lên bảng như SGK.
- Yêu cầu lớp tự làm bài. 
- Mời một em lên thực hiện trên bảng.
- Cho HS nêu cách tính.
- GV nhận xét đánh giá.
* Bài 2: HS yêu cầu nêu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời một HS lên bảng giải bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
* Bài 3: HS yêu cầu nêu bài tập. 
- Vẽ sơ đồ tóm tắt như trong SGK lên bảng.
- Mời hai em nhìn vào tóm tắt để nêu miệng bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện đặt đề toán rồi giải bàià toán vào vở. 
- Mời một em giải bài trên bảng.
- GV nhận xét đánh giá.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- HS làm bảng con: Đặt tính và tính: 
45931 + 36122
64152 + 27043
- 2 em thực hiện.
- Một em nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở (cột 2 và 3).
- Một em lên thực hiện làm bài trên bảng. Cả lớp theo dõi chữa bài.
 23154 46215
 + 31028 + 4072
 17209 19360
 71391 69647
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Một em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
 Chiều dài hình chữ nhật: 3 x 2 = 6 cm 
 Chu vi hình chữ nhật là: (6 + 3) 2 = 18 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật: 6 3 = 18 ( cm2)
 Đ/ S : 18 cm2
- Một HS đọc yêu cầu nêu bài tập.
- Hai em đứng tại chỗ nêu miệng đề bài toán.
- Lớp thực hiện vào vở. 
- Một em lên bảng làm bài.
* Bài toán 1: Em hái được 17 kg chè. Mẹ hái được số chè gấp 3 lần em. Hỏi cả hai người hái được tất cả bao nhiêu kg chè ?
* Bài toán 2 : Con cân nặng 17 kg. Mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu kg ?
- Về tiếp tục làm cột 1 bài tập 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_sang_chieu_tuan_29_nam_hoc_2018_2019.doc