Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 33 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 33 - Năm học 2018-2019

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN.

CÓC KIỆN TRỜI

I/ Mục tiêu:

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, biết đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .

 -Hiểu các từ ngữ trong bài: SGK.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ sự dũng cảm sự quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.

-Dựa vào nội dung câu chuyện và dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Kể tự nhiên đúng nội dung chuyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.

II.Đồ dùng dạy- học.

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy – học:

 

docx 19 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 33 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 33
Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2019
?&@
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN.
CÓC KIỆN TRỜI
I/ Mục tiêu: 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, biết đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .
 -Hiểu các từ ngữ trong bài: SGK.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ sự dũng cảm sự quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.
-Dựa vào nội dung câu chuyện và dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Kể tự nhiên đúng nội dung chuyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
II.Đồ dùng dạy- học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Thi đọc diễn cảm - Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài.
2.2 Luyện đọc.- Đọc mẫu.
- ghi những từ HS đọc sai lên bảng – yêu cầu.
- Treo bảng phụ có sẵn những từ khó đọc.
- Chú ý ngắt giọng ở những dấu câu.
- Giải nghĩa cho HS những từ mới.
- Chia nhóm, nêu yêu cầu đọc bài trong nhóm.
- Nhận xét –tuyên dương.
2.3 Tìm hiểu bài.
- Câu hỏi 1 SGK?
- Cóc cùng các bạn nào lên kiện trời?
- Chuyển ý:
Câu hỏi 2 SGK?
- Đội quân của nhà trời gồm những ai?
+ Em hãy kể lại cuộc chiến giữa các bạn với quan nhà trời.
- Theo em vì sao các bạn lại thắng được đội quân nhà trời?
- Câu hỏi 4 SGK?
- Trời đã đồng ý với Cóc những gì?
Trong thực tế khi nhân dân ta thấy cóc nghiến rănglà trời sẽ đổ mưa.
Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh cóc là trời đánh cho.
- Câu hỏi 5 SGK?
2.4 Luyện đọc lại.
- Đọc mẫu.
- Yêu cầu đọc bài theo vai.
- Chia nhóm nêu yêu cầu đọc.
- Tổ chức thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương.
KỂ CHUYỆN
- Chúng ta kể lại câu chuyện theo lời của ai?
- Trong chuyện có nhiều nhân vật em có thể chọn một nhân vật và kể theo lời của nhân vật đó.
- Em sẽ chọn nhân vật nào?
- Chúng ta phải xưng hô thế nào?
- Em hãy quan sát tranh và nêu nội dung của từng tranh?
- Nhận xét – nhắc lại nội dung của từng tranh.
- Chia nhóm Các bạn nhận cùng một con vật vào một nhóm.
Nhận xét đánh giá.
3. Củng cố – dặn dò. 
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu và trả lời câu hỏi bài “Cuốn sổ tay”trong SGK.
-Nhận xét.
- Nhắc lại tên bài học.
-Nối tiếp đọc câu – đọc lại những từ mình đã đọc sai.
- Đọc đoạn- lớp chú ý ngắt nghỉ hơi.
- 3 HS đọc đoạn, lớp theo dõi trongSGK. 
1 HS đọc chú giải.
- 3 HS khác đọc lạibài lần 2.
- Mỗi nhóm 3 HS đọc, HS trong nhóm theo dõi chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 3 HS đọc bài, lớp đọc thầm SGK.
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm SGK. 
- Vì đã lâu nay trời không làm mưa cho hạ giới bị hạn hán, muôn loài bị khổ sở.
- Trên đường đikiện trời Cóc gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong, ... tất cả đều theo Cóc lên kiện trời.
- 1 HS đọc lại đoạn 2 trước lớp – lớp đọc thầm SGK.
- Trước khi đánh trống Cóc bảo Cua bò và chum nước, Ong nấp sau cánh cửa, Cáo Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên.
+ đội quan nhà trời Gà, Chó, Thần Sét.
- HS đọc thần đoạn 2 và trả lời: Sắp đặt xong Cóc lấy trống đánh 3 hồi ...
+Cóc và cácbạn thắng được đội quân nhà trời là vì các bạn dũng cảm và biết phối hợp với nhau, Cóc và các bạn đại diện cho lẽ phải.
+ Lúc đầu Trời tức giận sau đó mời Cóc vào nói chuyện.
+ Trời hứa sẽ làm trời mưa ngay và lần sau không phải lên tận trên này nữa mà chỉ cần nghiến răng là trời đổ mưa. 
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Cóc thật dũng cảm, ...
- Theo dõi SGK.
- 3 HS đọc bài, lớp theo dõi SGK.
- Nghe HD và đọc bài theo yêu cầu.
- 2 Nhóm thi đọc.
- Nhận xét.
- 1 Đọc yêu cầu kể chuyện.
- Chúng ta phải kể câu chuyện theo lời của một nhân vật trongchuyện.
- Nối tiếp trả lời trước lớp.
- Xưng hô là : Tôi
- 4 HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
Tranh 1: Cóc và các bạn trên đường đi kiện trời.
Tranh 2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quan Nhà Trời.
Tranh 3: Trời thương lượng với Cóc.
Tranh 4: Trời làm mưa.
- Tập kể theo nhóm- HS trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 3 HS nối tiếp kể trước lớp, lớp nhận xét bổ sung.
- 1 HS kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 ?&@
 TOÁN
KIỂM TRA
I:Mục tiêu:
	Giúp HS : 
Kiểm tra kết quả học tập toán của hs cuối học kì II, Tập trung vào các kiến thức sau:
Về số học: đọc, viết các số có đến 5 chữ số; tìm số liền trước, liền sau của mỗi số có đến 5 chữ số, xắp xếp các số có 5 chữ số theo thứ tự từ lớn đến bé (từ bé đến lớn); Thực hiện cộng trừ các số có 5 chữ số thực hiện nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số, chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số.
Về đại lượng: Xem đồng hồ
Về giải toán có lời văn: Giải bài toán có hai phép tính.
Về hình học: Tính diện tích hình chữ nhận theo đơn vị xăng – ti – mét vuông.
II:Chuẩn bị:
Đề bài.
III:Các hoạt động dạy học:
Phần I: Em hãykhoanh tròn vào trước chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập sau:
1. Số liền trước số 21 354 là:
 A. 21 355. B. 21 364. C.21 353 D. 21 344
2. Các số 21 345, 21 543, 21 453, 21 354 xắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
21 345, 21 543, 21 453, 21 354
21 345, 21 354, 21 543, 21 453.
21 345, 21 354, 21 453, 21 543.
21 354, 21 345, 21 453, 21 543.
3. Kết quả của phép cộng 45 621 + 30 789 là:
 A. 76 410. B. 76 400. C. 75410 D. 76 310.
4. Kết quả của phép trừ 97 881 – 75 937 là:
 A. 21 954 B. 21 944 C. 21 844 D.21943
5. Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
210 cm2 A 70 mm B
200 cm2 
21 cm2 3cm 
20 cm2 D C
Phần 2: Làm các bài tập sau:
1)Đặt tính rồi tính
	12 436 x 3	98 707 : 5 
2) Quận Ba Đình có 24 040 học sinh tiểu học. Có một phần 5 số học sinh đó tham dự kì thi tốt nghiệp tiểu học. Số học sinh nữ tham gia là 2612 học sinh. Hỏi quận ba đình có bao nhiêu học sinh nam tham gia kì thi tốt nghiệp tiểu học?
III.HD đánh giá.
Phần1: (3 điểm). Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 3/5 điểm. Các câu trả lời đúng là:
Khoanh vào c
Khoanh vào C
Khoanh vào A
Khoanh vào B
Khoanh vào C
Phần 2: (7 điểm).
Bài 1 (2 điểm) Đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính 1 điểm.
Bài 2: (2điểm) mỗi cách đọc giờ đúng được 0,5 điểm.
Bài 3: ( 3 điểm).
Tóm tắt đúng 0,5 điểm
Nêu đúng câulời giải và phép tính tìm tổng số học sinh tham dự kì thi tốt nghiệp tiểu học được 1 điểm.
Nêu đúng câu lời giải và phép tính tìm số học sinh nam tham dự kì thi tốt nghiệp tiểu học đựơc 1 điểm.
Viết đúng đáp số 0,5 điểm.
---------------------------------------------
 Thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2019
 ĐẠO ĐỨC
Dành cho địa phương: Tham quan quanh trường –chăm sóc cây trồng vật nuôi quanh trường
I.MỤC TIÊU:
HS biết được các con vật nuôi trong gia đình mà được đi thăm, biết tên các cây trồng, thái độ có ý thức chăm sóc cây trồng vật nuôi.
Thực hiện chăm sóc cây trồng vật nuôi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
Quà thăm.
Họp cán sự lớp.
Thông báo trước cho Gia đình học sinh.
Chuẩn bị phiếu bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1.Thời gian đi thăm: 7h 30’ đến 8h 10’ 
2. Đối tượng thăm. 1 Gia đình trò Dung
3. Hình thức tổ chức: 
Mời các thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong lớp tham gia.
Nội dung: Thăm hỏi gia đình kết hợp quan sát về cây trồng và vật nuôi trong gia đình đó.
Sau khi thăm gia đình: Phát phiếu và nêu nhiệm vụ quan sát và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Trong gia đình bạn có những con vật, cây trồng nào?
Câu 2: Các con vật, cây trồng đó có tác dụng gì?
Câu 3: Bạn đã chăm sóc chúng như thế nào?
Câu 4: Với cây trồng và vật nuôi ta phải làm gì?
Câu 5: Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khoẻ mạnh, chúng ta phải làm gì?
4. Nhận xét kết quả sau khi đi thăm gia đình bạn.
------------*******-------------
 TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000.
I.Mục tiêu.
 Giúp HS:
-Đọc viết các số trong phạm vi 100 000.
-Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục,đơn vị và ngược lại.
-Thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
-Tìm số còn thiếu trong một day số cho trước.
II.Chuẩn bị
-Bảng phụ cho bài tập 1, 4.
III.Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động. 
-Nhân xét bài kiểm tra của tiết trước.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài.
2.2 Giảng bài.
Bài 1.Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch. 
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm.
-Theo dõi.
-Tìm số có sáu chữ số trong phần a?
-Ai có nhận xét về tia số đó.
-Tìm quy luật của tia số b.
Bài 2. Đọc các số.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu.
-Các số có tận cùng bên phải là các chữ số1,4,5 phải đọc như thế nào?
Bài 3.a.Viết các số thành tổng.
-Hãy nêu yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu HS phân tích số9725 thành tổng.
b.Viết các tổng thành số. 
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 4 Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS theo dõi nội dung phần a.
-Ô trông thứ nhất em điền số nào?
-Vì sao?
-Yêu cầu HS làm tiếp vào các phần còn lại.
3.Củng cố, dặn dò. 
-Lắng nghe để lần sau không mắc phải những sai sót trong khi làm bài.
-Nghe và nhắc lại tên bài học.
-2 HS đọc yêu cầu SGK.
-Làm bài vào vở.2 HS lên làm bảng,1 HS làm phần a, 1 HS làm phần b.
-Nhận xét bài trên bảng.
-Đó là 100 000
-Trong tia số a hai số liền nhau thì hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
-1 HS đọc lại.
-Trong tia số b, 2 số liền nhau thì hơn kém nhau 5000 đơn vị.
-Bài tập yêu cầu chúng ta đọc số.
-HS đọc theo cặp đôi, sau đó gọi một số đại diện cặplên đọc.
-Theo dõi để nhận xét.
-Các số có tận cùng bên phải là chữ số một được đọc là mốt, là chữ số 4 được đọc là tư, là chữ số 5 được đọc là lăm hoặc năm.
-Viết số thành tổng.
-Số 9725 gồm 9 nghìn, 7trăm, 2 chục, 5 đơn vị và được viết thành:9725 = 9000+700+20+5
-Cả lớp làm vào vở.2 HS lên bảng làm.1 HS phân tích số.
-Từ tổng viết thành số.
Mẫu: 4000+600+30+1=4631.
-Cả lớp làm vào vở.2 HS lên bảng làm, mỗi HS viết 2 số.
-Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-Theo dõi nội dung phần a.
-Điền số:2020.
-Vì trong dãy số2 số liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị nên 2015 rồi đến 2020.
-HS tự làm tiếp bài vào phiếu.
-Về nhà làm lại toàn bài và chuẩn bị bài sau.
?&@
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
	 CÓC KIỆN TRỜI
I.Mục tiêu :
-Nghe – viết chính xác đoạn bài ‘Cóc kiện trời”.
Viết đúng, đẹp tên riêng 5 nước Đông Nam Á.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô.
II.Đồ dùng dạy – học.
Chuẩn bị bài 3a, 3b vào bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy – học. ... ầu viết từ ứng dụng.
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính người già. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ được sống lâu như người già.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Viết mẫu và nêu quy trình: Yêu trẻ, kính già.
- Cho HS xem bài viết mẫu trong vở tập viết.
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Thu và chấm 5 –7 bài.
3. Củng cố dặn dò. 
- 1 HS đọc Văn Lang và câu ứng dụng:
Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn kĩ cần nhiều người.
-Nhận xét.
- Nhắc lại tên bài học.
-Có các chữ: P, I , K.
- Lớp viết bảng con.
- 1 HS đọc Phú yên.
- P, Y, H cao 2,5 li các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- Viết vào bảng con.
3 HS đọc câu ứng dụng
- Y, K, H viết hoa, g cao 2,5 li, các chữ đ cao 2 li. t, r cao 1,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng.
Viết bài vào vở.
+ 1 Dòng chữ Y cỡ nhỏ.
+ 1 Dòng chữ P, K cỡ nhỏ.
+ 2 Dòng Phú Yên cỡ nhỏ.
+ 4 Dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Về nhà hoàn thành bài trong vở tập viết.
@&?
TỰ NHIÊN XÃ HỘI.
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
Phân biệt được lục địa, đại dương.
Biết tên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
Nói tên và chỉ vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên bản đồ “ Các châu lục và châu đại dương.
II.Đồ dùng dạy – học.
Các hình trong SGK.
Tranh ảnh về lục địa và châu đại dương.
Phiếu bài tập.
III.Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Truyền điện - Có mấy đới khí hậu, nêu đặc điểm chính của các đới khí hậu đó?
- Em hãy cho biết các nước sau đây: thuộc đới khí hậu nào:Ấn Độ, Phần Lan, Nga, Ac-hen-ti-na.
-Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài. 
2.2 Giảng bài.
HĐ 1: Tìm hiểu bề mặt trái đất.
MT:Nhận biết được thế nào là lục địa và châu đại dương.
Chia nhóm và nêu yêu cầu thảo luận.
- Quan sát quả địa cầu em thấy những màu gì?
- Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu?
- Theo em màu đó mang ý nghĩa gì?
- Tổng hợp ý kiến: 
KL: Trên bề mặt trái đất ...
HĐ 2: Lược đồ các châu lục và châu đại dương.
- Treo lược đồ các châu lục và châu đại dương.
-Ghi lên bảng.
- Em hãy tìm vị trí củaViệt Nam trên bản đồ?
3. Củng cố dặn dò. 
- 2 HS lên bảng trả lời theo yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
-Nhắc lại tên bài học.
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu.
- Màu xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi.
- Màu xanh nước biển là màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu.
- Là chỉ nước hoặc đại dương, còn lại là chỉ đất liền của các quốc gia.
- Nối tiếp lên bảng chỉ các châu lục và châu đại dương.
6 Châu lục trên trái đất là: Châu Mĩ, Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực
- 4 Đại dương đó là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
- Tìm vị trí của Việt Nam trên bản đồ.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 	Thứ sáu ngày 03 tháng 5 năm 2019
?&@
 CHÍNH TẢ (Nghe – viết).
	 QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I. Mục tiêu:
Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn từ khi đi qua những cánh đồng chất quý trong sạch của trời trong bài quà của đồng nội.
Làm đúng bài tập phân biệt s/x hoặc o/ô 
II. Chuẩn bị:
- Bài 2a, 3a
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Thi viết chữ đẹp. - Đọc: Bru-nây, Cam – pu – chia, Đông – ti – mo.
- Nhận xét chữa bài.
2. Bài mới 
2.1 Giới thiệu bài. 
2.2 Giảng bài.
HD trình bày. 
- Đọc đoạn viết.
- Hạt lúa non tinh khiết là quý giá như thế nào?
- Đoạn văn có mấu câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?
- Đọc: Lúa non, giọt sữa, phảng phất, 
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
- Chấm 5 – 7 bài.
2.3 Luyện tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Nhận xét, rút ra lời giải đúng.
- Tổ chức thảo luận – theo dõi giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò.
1HS lên bảng viết,
-Lớp viết bảng con.
 Lớp đồng thanh.
- Nhắc lại tên bài.
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại.
- Hạtlúa non mang trong nó giọt phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ kết tinh những chất quý trong sạch của trời.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Các chữ đầu câu: Khi, Trong, Dưới.
- Lớp viết bảng con.
- Lớp đồng thanh.
-Lớp viết bài vào vở.
- Từng cặp đổi vở soát lỗi.
- Điền vào chỗ trống s/x và giải câu đố.
- Nhà xanh lại đóng đỗ xanh.
 Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong.
Là bánh chưng
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x
- HS thảo luận nhóm làm miệng.
- Bạn nào sai 3 lỗi viết lại bài.
?&@
TẬP LÀM VĂN
GHI CHÉP SỔ TAY
I.Mục tiêu. 
 Hiểu nội dung, nắm được ý chính các câu trả lời của Đô – rê – mon.
 Ghi được những ý chính trong các câu trả lời của Đô – rê – mon và sổ tay.
II.Đồ dùng dạy – học.
Sưu tầm tranh ảnh về một số động vật quý hiếm được nêu trong bài.
Một cuốn truyện Đô – rê – mon.
Mỗi HS chuẩn bị một cuốn sổ tay nhỏ.
III.Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. - Đọc bài viết em đã làm một việc tốt để bảo vệ môi trường.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài. 
2.2 Giảng bài.
Bài 1: Đọc bài báo và trả lời câu hỏi. 
- Đọc bài báo.
- Theo dõi sửa chữa.
- nhận xét – tuyên dương.
Bài 2: Nghi vào sổ tay của em những ý chính của câu trả lời của Đô – rê – mon. 
-Bạn nhỏ hỏi Đô – rê – mon điều gì?
-Hãy ghi lại những ý chính trong câu trả lời của Đô – rê – mon?
- Yêu cầu phần b tự làm.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
3.Củng cố –dặn dò. 
- 3 HS đọc bài viết của mình.
- Lớp nhận xét.
- Nhắc lại tên bài học
- Nghe và 2 HS đọc lại bài báo.
- 1 HS đóng vai người hỏi, 1 HS đóng vai đô rê mon.
- Đọc theo cặp theo yêu cầu.
- 2 HS đọc trước lớp.
- 2 HS đọc đê bài, lớp đọc thầm SGK.
- Bạn nhỏ hỏi Đô – rê –mon “ Sách đỏ là gì”
- Tự ghi và sau đó giới thiệu, và phát biểu ý kiến.
Sách đỏ là sách có nêu tên các loại thực vật, động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.
- Lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc lại bài viết –lớp nhận xét.
-Về nhà hoành thành bài và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000(tiếp theo).
I. Mục tiêu. 
Giúp HS:
Ôn tập các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 (Tính nhẩm, tính viết).
Tìm số hạng chưa biết của phép cộng Và tìm thừa số chưa biết của phép tính nhân.
Luyện giải toán có lời văn rút về đơn vị.
Luyện xếp hình theo mẫu cho trước.
II. Chuẩn bị.
Bài tập 1.
16 Hình tam giác.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Thi làm bài nhanh. 
 -Kiểm tra những bài đã giao về nhà ở tiết trước.
- Nhận xét, rút ra lời giải đúng.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài. 
2.2 Giảng bài.
Bài 1:Tính nhẩm. 
-Nêu yêu cầu.
- Nhận xét – chữa bài.
Bài 2: Đặt tính và tính.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Tìm x.
- x trong câu a, b gọi là gì?muốn tìm x ta làm thế nào?
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4: Bài toán giải.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhận xét, rút ra lời giải đúng.
Bài 5: Xếp hình
- Nêu cách chơi.
- Nhận xét – tuyên dương.
3. Củng cố – dặn dò. 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
-Nhắc lại tên bài học.
- Thảo luận cặp đôi đọc cho nhau nghe và sau đó tự viết bài vào vở.
- 2 HS đọcyêu cầu đề bài.
- 2 HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- 4 HS lên bảng làm, Lớp làm bảng con.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- 1 HS đọc đề bài.
- x trong câu a là số hạng chưa biết, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- x trong câu b là thừa số chưa biết, muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con. 
- 2 HS đọc đề bài 
5 quyển: 28 500 đồng
8 quyển: ............đồng.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
-Nhận xét bài làm trên bảng.
- Thi xếp hình giữa hai dãy. Mỗi dãy cử ra 16 bạn, mỗi bạn cần một hình và chỉ được xếp một hình.
- Thực hiện chơi.
- Về nhà hoàn thành bài và tiếp tục ôn bài. 
?&@
SINH HOẠT LỚP
TUẤN 33
I. Mục tiêu.
- Nhận xét đánh giá tuần qua và phương hướng tuần tới
- Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp 	
2. Bài mới:
- Giới thiệu ghi tên bài.
HĐ1:Nhận xét đánh giá tuần qua 
-Yêu cầu các tổ đọc kết quả thi đua tuần qua.
- Nhận xét và tuyên dương các tổ có nhiều thành viên thực hiện tốt yêu cầu của tổ đề ra.
- Phê bình, nhắc nhở những tổ chưa thực hiện tốt theo yêu cầu của tổ.
HĐ2: Phương hướng tuần tới. 
- Đưa ra các yêu cầu của tuần tới.
HĐ3.Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.- GV giới thiệu hoạt động : Tổ chức hái hoa dân chủ, các câu hỏi liên quan đến quê hương, ngày sinh, các tên khác của Bác, cha mẹ, cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác,
HĐ4.Kết thúc sinh hoạt
- GV nhận xét chung về tiết sinh hoạt
-Lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Các tổ trưởng nối tiếp đọc kết quả thi đua của tổ mình.
- Nhận xét, góp ý.
- Nghe, sửa chữa khuyết điểm của mình.
- Nghe, nhận việc để thực hiện.
-Thực hiện múa hát tập thể.
- Các tổ thảo luận nhóm đưa ra các ưu khuyết điểm để bình bầu đại biểu cháu ngoan Bác Hồ.
- Đại diện các tổ nêu tên từng bạn trong nhóm được bầu.
-Nhận xét, góp ý.
THỦ CÔNG.
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T3).
I Mục tiêu.
Hs tiếp tục làm quạt giấy tròn.
Làm được quạt giấy đúng quy trình kĩ thuật.
Yêu thích sản phẩm của mình làm ra.
II Chuẩn bị.
- Tranh quy trinh gấp quạt tròn.
III Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.- Kiểm tra đồ dùng của hs.
-Nhận xét chung.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài 
2.2 Giảng bài.
HĐ1. Ôn lại kiến thức. 
- Yêu cầu:
- Nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
Hoạt động 2: HS làm qụat tròn và trang trí. 
- Tổ chức HS làm quạt
- Theo dõi giúp đỡ thêm.
Nhận xét – đánh giá.
3. Củng cố – dặn dò. 
-HS để đồ dùng lên bàn. Và bổ sung cho đủ.
-Nhắc lại tên bài học
- 2 –3 HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn:
- Bước 1: Cắt giấy.
- Bước 2; Gấp, dán quạt.
-Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Lớp theo dõi bổ sung.
- Tự làm quạt tròn cá nhân theo đúng quy trình kĩ thuật.
- Trưng bày sản phẩm theo bàn.
- Về nhà ôn lại cách làm qụat tròn, trang trí để chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_theo_tuan_tuan_33_nam_hoc_2018_2019.docx