Giáo án Lớp 3 - Thứ 3 Tuần 12

Giáo án Lớp 3 - Thứ 3 Tuần 12

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.

2. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương.

- Luyện viết tiếng có vần khó ( oc / ooc )

- Giải đúng câu đố, viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : trâu, trầu, trấu, cát.

- Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : oc / ooc

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

 GDBVMT : HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý MT xung quanh, có ý thức BVMT ( Khai thác trực tiếp )

II/ Chuẩn bị :

- GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2

- HS : VBT

 

doc 9 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1200Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Thứ 3 Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
- Ôn 6 động tác vươn thở, tay,chân,lườn,bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Trò chơi:Kết bạn.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động .
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm : Sân trường; 1 còi . Tranh TD
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
Giậm chân..giậm
Đứng lạiđứng
Thành vòng tròn,đi thường..bước Thôi
Khởi động
Trò chơi:Chẵn lẻ
Kiểm tra bài cũ: 4 hs
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a.Ôn 6 động tác thể dục:Vươn thở,tay,chân,lườn,bụng,toàn thân
 .Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
 Lần 1:giáo viên hướng dẫn
Nhận xét
Lần2-3:Các tổ luyện tập
 Nhận xét
*Các tô thi đua trình diễn 6 động tác TD
 Nhận xét Tuyên dương
 b.Trò chơi: Kết bạn
GV hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Giậm chân.giậm
Đứng lại.đứng
HS vừa đi vừa hát
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà tập luyện 6 động tác thể dục đã học
5phút
 25phút
15 phút
 2-3 lần
 10 phút
 5 phút 
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 X 
Tuần : 12	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương.
Luyện viết tiếng có vần khó ( oc / ooc )
Giải đúng câu đố, viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : trâu, trầu, trấu, cát.
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : oc / ooc
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
	Ä GDBVMT : HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý MT xung quanh, có ý thức BVMT ( Khai thác trực tiếp )
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính của bài Tiếng hò trên sông ( 20’ )
Phương pháp : Vấn đáp, thực hành
 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
GDBVMT qua các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài
Giáo viên hỏi :
+ Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Những chữ nào trong bài văn viết hoa ?
+ Bài văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : buổi chiều, yên tĩnh, khúc quanh, thuyền chài,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Học sinh làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : s/x, ươn/ương
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Con sóc
Cần cẩu móc hàng 
Mặc quần soóc
Kéo xe rơ – moóc 
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Bài tập 3 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Bắt đầu bằng ch :
Bắt đầu bằng tr : 
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc
Hát
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh trên sông Hương là : khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ cá.
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Các chữ đầu câu, tên bài và tên riêng : Chiều, Cuối, Phía, Đâu, Hương, Huế, Cồn Hến 
Bài văn có 3 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền oc hoặc ooc vào chỗ trống :
Viết lời giải câu đố vào chỗ trống trong bảng :
Học sinh viết vở
Học sinh thi đua sửa bài 
Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài Chiều trên sông Hương :
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 12	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 
Kĩ năng: học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
Nhận xét vở HS
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : So sánh số lớn gấp mấy lần số bé 
Hoạt động 1 : hướng dẫn thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
Mục tiêu : giúp học sinh biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
Phương pháp : giảng giải 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD ta làm như thế nào ?
Gọi học sinh nêu bài giải :
Bài giải
Độ dài đoạn thẳng AB dài gấp độ dài đoạn thẳng CD một số lần là :
6 : 2 = 3 ( lần )
Đáp số : 3 lần
Giáo viên : bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
+ Vậy khi muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào ?
Hoạt động 2 : thực hành ( 33’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh thực hiện giải các bài tập về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : Thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Viết tiếp vào chỗ chấm thích hợp :
GV gọi HS đọc đề bài. 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và nêu số hình tròn hàng trên và số hình tròn hàng dưới
GV hỏi :
+ Muốn biết số hình tròn hàng trên gấp mấy lần số hình tròn hàng dưới ta làm như thế nào ? 
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét. 
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết con chó cân nặng gấp mấy lần con thỏ ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét. 
Bài 4 : Tính :
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh đọc
Đoạn thẳng AB dài 6cm, đoạn thẳng CD dài 2cm.
Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD ?
Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD ta lấy độ dài đoạn thẳng AB chia cho độ dài đoạn thẳng CD.
Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé.
Học sinh đọc
Học sinh quan sát và nêu 
Muốn biết số hình tròn hàng trên gấp mấy lần số hình tròn hàng dưới ta số hình tròn hàng trên chia cho số hình tròn hàng dưới.
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Ngăn trên có 7 quyển sách, ngăn dưới có 21 quyển sách.
Hỏi ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ?
Muốn biết ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ta lấy số sách ngăn dưới chia cho số sách ngăn trên.
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Một con chó cân nặng 15kg, một con thỏ cân nặng 3kg.
Hỏi con chó cân nặng gấp mấy lần con thỏ ?
Muốn biết con chó cân nặng gấp mấy lần con thỏ ta lấy số kilôgam con chó cân nặng chia cho số kilôgam con thỏ cân nặng.
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Luyện tập 
Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết :
Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ.
Kĩ năng : HS biết nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
Nói được những thiệt hại do cháy gây ra
Thái độ : HS có ý thức học tập, cẩn thận đề phòng hỏa hoạn.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Hình vẽ trang 44, 45 SGK, những mẫu tin trên báo về các vụ hoả hoạn
Học sinh : SGK, liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất giữ chúng .
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : thực hành : phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ ) Phòng cháy khi ở nhà
Hoạt động 1: làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra (7’ )
Mục tiêu : Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa
Nói được những thiệt hại do cháy gây ra
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong SGK trang 44, 45 thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau :
+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì ? 
+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa ? 
+ Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy ? Tại sao ?
GV gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. 
Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét.
GV kết luận : bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp.
Giáo viên và học sinh cùng nhau kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính Giáo viên hay các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng.
Hoạt động 2 : Thảo luận và đóng vai ( 22’ )
Mục tiêu : Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ.
Phương pháp : giảng giải, thảo luận, đóng vai, động não 
Cách tiến hành :
Giáo viên đặt vấn đề với cả lớp :
+ Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn ?
Giáo viên giao cho mỗi nhóm tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân dễ dẫn đến hoả hoạn ở nhà.
Nhóm 1 : Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình ?
Nhóm 2 : theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa  nên được cất giữ ở đâu trong nhà ? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình.
Nhóm 3 : Bếp ở nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp ?
Nhóm 4 : trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy ?
GV gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. 
Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét.
GV kết luận : Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong..
Hoạt động 3: Chơi trò chơi gọi cứu hoả (22’ )
Mục tiêu : học sinh biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy..
Phương pháp : trò chơi 
Cách tiến hành :
Giáo viên nêu tình huống cháy cụ thể cho cả lớp 
Cho học sinh thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của học sinh 
Giáo viên nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà một tầng ở nông thôn, nhà cao tầng ở thành phố, , cách gọi điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố.
Hát
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của Giáo viên 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày trước lớp nêu một vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh lắng nghe
Học sinh thực hành 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 24 : Một số hoạt động ở trường.
Tuần : 12	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Thủ công
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. 
Kĩ năng : Học sinh kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh hứng thú với giờ học cắt, dán chữ.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: cắt, dán chữ I, T ( Tiết 2 )( 1’ )
Hoạt động 1 : ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh ôn lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
 Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ I, T, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét :
+ Các chữ I, T rộng mấy ô ?
+ So sánh chữ I và chữ T ?
Hình 1
Giáo viên dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc và nói : Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nữa bên trái và nữa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau. Vì vậy, muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ.
Hoạt động 2 : học sinh thực hành cắt, dán chữ I, T ( 14’ )
Mục tiêu : giúp học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T. 
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên treo tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T lên bảng.
GV cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T theo 3 bước 
Bước 1 : Kẻ chữ I, T .
+ Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hai hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, được chữ I. Hình chữ nhật thứ hai có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô
+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào hình chữ nhật thứ hai. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b.
Bước 2 : Cắt chữ T .
Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T ( Hình 2b ) theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài ). Cắt theo đường kẻ nữa chữ T, bỏ phần gạch chéo (Hình 3a ). Mở ra được chữ T như chữ mẫu (Hình 3b)
Bước 3 : Dán chữ I, T .
Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ I, T theo các bước sau :
+ Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn
+ Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định
+ Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( Hình 4 ) 
Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán.
 Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T và nhận xét
Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. 
Các chữ I, T rộng 1 ô.
Chữ I và chữ T có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau.
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
1ô 3 ô
5 ô
a)
5 ô
b)
Hình 2 
a)
b)
Hình 3
Hình 4
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ H, U 
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 3 tuan 12.doc