Giáo án Lớp 3 - Thứ 3 Tuần 13

Giáo án Lớp 3 - Thứ 3 Tuần 13

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.

2. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Đ.êm trăng trên Hồ Tây

- Luyện viết tiếng có vần khó (iu / uyu )

- Giải đúng câu đố, viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : sóng, lăn tăn, rập rình

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

 GDBVMT : GD tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh ( Khai thác trực tiếp)

II/ Chuẩn bị : GV : Bút màu, băng giấy, VBT

- HS : VBT

 

doc 9 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1359Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Thứ 3 Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
-Ôn 7 động tác vươn thở, tay,chân,lườn,bụng, toàn thân,nhảy của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
-Học động tác điều hoà.Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng
- Trò chơi:Chim về tổ.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: Địa điểm : Sân trường; 1 còi . Tranh TD
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
Thành vòng tròn,đi thường..bước Thôi
Khởi động
Trò chơi: Kết bạn
Kiểm tra bài cũ: 4 hs
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a.Ôn 7 động tác thể dục:
 .Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
 Các tổ luyện tập 7 động tác thể dục
 Nhận xét
*Các tô thi đua trình diễn 7 động tác TD
 Nhận xét Tuyên dương
b.Học động tác điều hoà
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
 Nhận xét
 b.Trò chơi: Chim về tổ
GV hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi
 Nhận xét
 III/ KẾT THÚC:
Giậm chân.giậm
Đứng lại.đứng
HS vừa đi vừa hát
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà tập luyện 7 động tác thể dục đã học
5phút
25phút
12 phút
2-3 lần
5 phút
8 phút
 5 phút
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 X 
Tuần : 13	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Đ.êm trăng trên Hồ Tây
Luyện viết tiếng có vần khó (iu / uyu )
Giải đúng câu đố, viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : sóng, lăn tăn, rập rình
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
	è GDBVMT : GD tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh ( Khai thác trực tiếp)
II/ Chuẩn bị : 	GV : Bút màu, băng giấy, VBT
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết, tuyên dương
Lớp viết bảng con: nước biếc, bát ngát.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính tả của bài Đêm trăng trên Hồ Tây ( 20’ )
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào?
Cảnh có đẹp không?
Để cảnh vật thiên nhiên luôn đẹp ta cần phải làm gì ? Nêu GDBVMT ( như ở MT)
Bài viết có mấy câu? 
Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa những chữ đó 
Yêu cầu HS tìm và nêu lên các từ khó viết trong bài
Gv ghi bảng: sóng, lăn tăn, rập rình
Gv hướng dẫn hs phân tích các tiếng hs hay viết sai
Gv yêu cầu hs viết vào bảng con
Gv nhận xét
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
Hướng dẫn hs sửa bài: các em mở SGK, cô sẽ hướng dẫn các con sửa từng câu nếu từ nào con viết sai con sửa cuối bài
Thống kê lỗi
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét 
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Học sinh làm đúng các bài tập trongSGK
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Gv cho lớp làm vào vở
Lớp làm xong, Gv cho hs sửa bài qua trò chơi “Ai nhanh hơn”
Chia lớp làm hai dãy, mỗi dãy cử 3 bạn lên sửa bài, dãy nào làm nhanh, đúng – thắng
Đáp án: Đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay 
Gv nhận xét, tuyên dương
Bài tập 3 : Gv hướng dẫn và cho hs làm vào buổi chiều
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
Phương pháp : Vấn đáp, thực hành
Học sinh nghe Giáo viên đọc
 1– 2 học sinh đọc
Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn, gió đông nam hây hẩy, sóng vỗ rập rình, hương sen đưa theo gió, hương thơm ngào ngạt
HS trả lời 
HS trả lời 
6 câu
Hồ, trăng, thuyền, Hồ Tây, một, mùi, bấy
Vì những chữ đó đứng đầu câu, tên bài, tên riêng
lớp viết bảng con từ: sóng, lăn tăn, rập rình 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
- 2 dãy thi đua tiếp sức
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Xem lại bài, chuẩn bị đọc kĩ 2 khổ thơ đầu bài : Vàm Cỏ Đông
Tuần : 13	 	Thứ Ba
Tiết : 	Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh 
Thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn
Tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số
Giải bài toán bằng 2 phép tính
Xếp hình theo mẫu
Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh số, tìm một phần mấy của một số và giải toán nhanh chính xác
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học (băng giấy, hoa, bảng phụ)
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập( 1’ )
Hoạt động 1 : Thực hành so sánh số
Mục tiêu : Hs thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn nhanh, chính xác
Bài 1/70: Yêu cầu hs đọc: -yêu cầu bài 1
 - Nội dung bài 1
Hỏi thêm cột thứ ba( dành cho lớp yếu)
20 gấp mấy lần 4
Vậy 4 bằng một phần mấy của 20
Yêu cầu hs làm các phần còn lại
Cho hs sửa bài hình thức thi đua tiếp sức
Gv gọi hs nhận xét bài làm của cả lớp
Gv chốt kiến thức: Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào?
Gv nhận xét, tặng hoa cho các tổ
Hoạt động 2 : Giải toán( 33’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh nắm vững cách tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số và giải toán
Phương pháp : Luyện tập, thực hành, giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm đôi
Bài 2/70 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
Muốn biết số gà trống bằng một phần mấy số gà mái ta phải biết được điều gì?
Giáo viên nhận xét. 
- Cho mỗi dãy 1 em làm vào bìa cứng
 Gv nhận xét, tuyên dương, tặng hoa
Bài 3/70 : 
Yêu cầu 1 hs giỏi hướng dẫn bạn tìm hiểu đề, 1 bạn đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết ở bến xe còn lại bao nhiêu ô tô ta phải biết được điều gì?
Cho hs sửa bài bằng miệng
Gv chốt ý: Khi giải bài toán chúng ta cần lưu ý điều gì?
Hoạt động : Xếp hình
Mục tiêu : giúp học sinh nắm vững cách xếp hình theo mẫu đã cho
Phương pháp : Luyện tập, thực hành
Bài tập 4/70
Cho hs lên sửa bài
Gv nhận xét chung, tuyên dương, tặng hoa
Củng cố: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Gv đưa ra bài toán:
Thỏ mẹ có 15 cái bánh. Thỏ mẹ chia bánh cho 2 con. Thỏ anh được 1/3 số bánh đó. Hỏi thỏ em được bao nhiêu cái bánh
Số bánh của thỏ anh là 1cái
Số bánh của thỏ em là 1cái
Yêu cầu hs lên bảng làm. Đội nào làm nhanh và đúng, đội đó thắng (thời gian là 4’)
Nhận xét, tuyên dương
Hát
Phương pháp : Thực hành, hỏi đáp
Hoạt đông cá nhân
Sửa bài “Tiếp sức”
Đọc viết số vào ô trống
Cột đầu, số lớn, số bé , số lớn gấp mấy lần số bé. Số bé bằng một phần mấy số lớn
Cả lớp tự làm vào vở
Mỗi dãy (đội) cử 4 em lên bảng sửa bài. Cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Hs giơ bảng đúng, sai
Hs trả lời, bạn nhận xét
Có 6 con gà trống. Số gà mái nhiều hơn số gà trống là 24 con
Số gà trống bằng một phần mấy số gà mái
Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
Thảo luận theo nhóm đôi, nêu ý kiến
Phải biết có bao nhiêu gà mái
Hs làm bài
2 Hs làm bài xong đính lên bảng, lớp nhận xét và báo kết quả Đ, S
có 40 ô tô, 1/8 số ô tô đó rời bến
còn lại bao nhiêu ô tô
phải biết số ô tô đã rời bến
cả lớp làm bài vào vở
1 em đọc phần bài làm của mình, nhận xét
Đọc và tìm hiểu đề, xem bài toán thuộc dạng toán gì sau đó tìm cách giải
Đọc: cho 6 hình tam giác như hình bên:
Hãy xếp thành hình sau:
Hs thực hiện trên các tấm nhựa rồi kẻ các đoạn thẳng vào hình vẽ để được 6 hình tam giác. Mỗi đội cử 3 em làm vào bìa và lên bảng đính
Lớp nhận xét cách xếp hình của đội bạn
Yêu cầu cả lớp làm nháp, sau đó mỗi đội cử đại diện 2 em lên bảng điền vào ô trống
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Đọc bảng nhân 9
Làm bài tập còn lại vào buổi chiều
Tuần : 13	 	Thứ Ba
Tiết : 	Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS có thể kể tên được một số HĐ khác ngoài các HĐ trên lớp, ở trường
Kĩ năng : Có khả năng để tham gia vào các HĐ đó phù hợp với bản thân
Thái độ : Hiểu rõ ý nghĩa của các HĐ NGLL và có ý thức tham gia tích cực
F GDBVMT : Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần BVMT như : làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, . . . (Bộ phận)
II/ Chuẩn bị:Giáo viên : Hình vẽ trong SGK, phiếu BT
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Một số hoạt động ở trường
Giáo viên đặt câu hỏi
Hoạt động chủ yếu của hs ở trường là gì?.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ ) 
Hoạt động 1: Hoạt động lớp(7’ )
Mục tiêu : Nêu được các hoạt động khác ngoài hoạt đột học tập
Cách tiến hành :
Bước 1:
GV đặt câu hỏi và cho hs TL nhóm đôi để trả lời:
+ Khi đến trường, ngoài việc tham gia vào các hoạt động học tập, các em còn được tham gia vào các hoạt động nào khác nữa? 
+ Gv gọi đại diện của một nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Tổng kết, nhận xét các câu trả lời của hs
+ GV KL + GDBVMT: Như vậy ngoài hoạt động học tập trên lớp, các em còn được tham gia các hoạt động khác như vui chơi, văn nghệ, Để hiểu them về các hoạt động đó, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài học hôm nay
Bước 2: Thảo luận nhóm. Cho hs lên hái hoa dân chủ
Để nhận được nhiệm vụ quan sát 6 hình ảnh trong SGK và mỗi nhóm nói rõ các hoạt động do nhà trường tổ chức trong hình và giới thiệu các hoạt động đó
Gv nhận xét các câu trả lời của các nhóm hs:
Gv kết luận: Về hoạt động ngoài giờ lên lớp, hs có thể tham gia vào các hoạt động như: vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, giúp gia đình, thương binh liệt sĩ, giúp người tàn tật, người già
Hoạt động 2 : Giới thiệu một số hoạt động ở trường em( 22’ )
Mục tiêu : Nêu được các hoạt động ở lớp, trường hs đã tham gia.
Phương pháp : giảng giải, thảo luận 
Cách tiến hành :Bước 1 : 
Gv đặt câu hỏi:
Trường nơi em đang học tổ chức cho các em tham gia các hoạt động nào ngoài hoạt động học tập
Em đã tham gia các hoạt động nào?
Bước 2: Làm phiếu luyện tập
Gv phát phiếu bài tập cho hs
Gv hướng dẫn cách làm
Phiếu bài tập
Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời em chọn và giải thích lí do:
Với các hoạt động mà trường (lớp) tổ chức, em tham gia:
1 Vào tất cả các hoạt động
1 Chỉ tham gia vào những hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân
1 Không tham gia để thời gian cho hoạt động học tập
Mong muốn của em đối với các hoạt động đó của lớp là:
1 Được tham gia nhiều hơn nữa
1 Ít tham gia hơn
1 Không có mong muốn gì
Gv nhận xét câu hỏi của hs
Gv kết luận: Để các hoạt động của trường lớp đạt kết quả tốt, các em cần tham gia tích cực tuỳ theo sức của mình
Hoạt động 3: (22’ )
Mục tiêu : Hs hiểu được ý nghĩa của các hoạt động và tham gia tích cực
Phương pháp : Vấn đáp, suy luận
Gv hỏi: Theo các em, các hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa gì?
Gv kết luận + GDBVMT: Các hoạt động nhà trường tổ chức cho các em thư giãn trí óc, rèn luyện sức khoẻ, cung cấp cho các em nhiều kiến thức phong phú hơn, các em nên tích cực tham gia
Hát
Học sinh trả lời 
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Thảo luận nhóm đôi
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của Giáo viên 
Hs nêu: Ngoài việc tham gia các hoạt động học tập, chúng em còn được tham gia vào các hoạt động khác như: 
Hoạt động vui chơi, tham quan bảo tàng di tích lịch sử, văn nghệ, thể dục thể thao
Hs lắng nghe, ghi nhớ
- Hs thảo luận nhóm
Đại diện các tổ trả lời và trình bày kết quả
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
Thảo luận nhóm đôi
Hs thảo luận nhóm đôi
Trường em đã tổ chức các hoạt động ngoài hoạt động học tập như: văn nghệ, tham gia di tích lịch sử, thi vẽ tranh...
Hs nêu các hoạt động đã tham gia: thi văn nghệ, tham quan, vẽ tranh
Hs nhận phiếu
Hs tiến hành làm vào phiếu
Hs chọn
Chỉ tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân. Vì có nhiều hoạt động trường tổ chức mà sức khoẻ em không cho phép
VD: Em bệnh tim thì không thể tham gia thi chạy việt dã do trường tổ chức được
Được tham gia nhiều hơn nữa
Hs khác theo dõi, bổ sung ý kiến
Học sinh trả lời tuỳ theo suy nghĩ của từng em, hs khác nhận xét bạn, bổ sung
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm
Tuần : 13	 	Thứ Ba
Tiết : 	Lớp 3
Thủ công 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U 
Kĩ năng : Học sinh kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh hứng thú với giờ học cắt, dán chữ.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: cắt, dán chữ IH, U(1’ )
Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét ( 10’ )
Mục tiêu : Giúp hs quan sát và nhận xét về hình dạng kích thước chữ H, U
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
 Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ H, U yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét :
+ Các chữ H, U rộng mấy ô ?
+ các Chữ H và chữ U có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì nửa trái , nửa phải trùng khít nhau
+ Gv dùng mẫu chữ gấp đôi theo chiều dọc
 Hoạt động 2 : Gv hướng dẫn mẫu( 14’ )
Mục tiêu : giúp học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
Bước 1 : Kẻ chữ H, U
+ Gv treo bảng quy trình lên bảng
+ Gv hướng dẫn
+ Lật mặt sau tơ giấy thủ công kẻ 2 hình chữ nhaat có chiều dài 5 ô rộng 3 ô
+ Chấm các điểm đánh dẫu hình chữa H, U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó kẻ theo các đường đã đánh dấu. Riêng đối với chữ U cần vẽ các đường lượn góc
Bước 2 : Cắt chữ H, U .
+ Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa cho mặt trái ra ngoài, cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U
+ Mở ra được chữ H, U như mẫu
Bước 3 : Dán chữ H, U.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ H, U theo các bước sau :
+ Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn
+ Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định
+ Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( Hình 4 ) 
Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán.
 Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U và nhận xét
Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ U,H theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
GV đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. 
Các chữ H, U rộng 1 ô.
Chữ H và chữ U có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau.
Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. 
Các chữ H, U rộng 1 ô.
Chữ H và chữ U có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau.
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
1ô 3 ô
hình 2
hình 3
hinh 4
4.Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ H, U (tt)
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 3 tuan 13.doc