Giáo án Lớp 3 - Thứ 6 Tuần 12

Giáo án Lớp 3 - Thứ 6 Tuần 12

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp bài thơ : chữ đầu các dòng thơ viết hoa, các câu thơ thể lục bát, thể song thất.

2. Kĩ năng : Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông ( từ Đường vô xứ Nghệ đến hết )

- Luyện đọc, viết đúng một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr / ch, at / ac

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài thơ Cảnh đẹp non sông

- HS : VBT

 

doc 6 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Thứ 6 Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12	Thứ sáu, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tiết : 	 Lớp 3
Âm nhạc
( Giáo viên chuyên dạy )
Tuần : 12	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp bài thơ : chữ đầu các dòng thơ viết hoa, các câu thơ thể lục bát, thể song thất.
Kĩ năng : Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông ( từ Đường vô xứ Nghệ  đến hết ) 
Luyện đọc, viết đúng một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr / ch, at / ac
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài thơ Cảnh đẹp non sông 
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : buổi chiều, yên tĩng, khúc quanh, thuyền chài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe - viết ( 24’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nghe – viết chính xác, trình bày đúng 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông ( từ Đường vô xứ Nghệ  đến hết )
Phương pháp : vấn đáp, thực hành 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc bài thơ. Gọi học sinh đọc lại. 
+ Bài chính tả có những tên riêng nào ?
+ Ba câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào ?
+ Câu ca dao viết theo thể 7 chữ được trình bày thế nào ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ.
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : nước biếc, hoạ đồ, bát ngát, nước chảy, thẳng cánh,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Hướng dẫn học sinh viết bài :
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : tr / ch, at / ac
Phương pháp : thực hành 
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng : 
Làm cho người khỏi bệnh : 
Cùng nghĩa với nhìn : 
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Bắt đầu bằng ch :
Bắt đầu bằng tr : 
Có vần ươc : 
Có vần iêc : 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười 
Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 2 ô li. Dòng 8 chữ bắt đầu viết cách lề 1 ô li.
Cả hai chữ đầu mỗi dòng đều cách lề 1 ô li.
Học sinh đọc
Chữ đầu câu viết hoa.
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS nghe và viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
tr / ch, at / ac
Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau :
Cây chuối
Chữa bệnh
Trông 
Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Cảnh đẹp non sông :
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 12	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh học thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong tính toán.
Kĩ năng: học sinh áp dụng bảng chia 8 vào việc giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập 
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Bảng chia 8 ( 4’ )
Gọi học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 8 
Giáo viên sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành ( 33’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh áp dụng bảng chia 8 vào việc giải các bài nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Bài 1 : tính nhẩm :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi Bingo
Giáo viên phổ biến luật chơi : đưa lần lượt 3 câu các em hãy trả lời từng câu và điền kết quả vào tờ giấy bằng cách đặt các nút vào ô trong tờ giấy có kết quả giống như kết quả của các em vừa tính. Nếu bạn nào có kết quả 3 ô thẳng hàng theo hàng ngang, hàng dọc, đường chéo thì bạn đó sẽ thắng.
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
+ Nếu biết 8 x 2 = 16 thì ta có thể tính ngay kết quả 16 : 8 được không ? 
 Bài 2 : tính nhẩm :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
 Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
 Bài 4 : Tô màu số ô vuông trong mỗi hình :
GV gọi HS đọc yêu cầu . 
Giáo viên hỏi :
+ Hình 1 có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
+ Muốn tìm số ô vuông có trong hình 1 ta làm như thế nào ?
Yêu cầu học sinh làm bài.
GV cho HS thi đua tiếp sức. 
GV Nhận xét, tuyên dương
Hát
Cá nhân 
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh lắng nghe Giáo viên phổ biến luật chơi.
Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên.
Học sinh đọc
Lớp nhận xét
Nếu biết 8 x 2 = 16 thì ta có thể tính ngay kết quả 16 : 8 = 2 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừa số kia
HS đọc.
1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. 
Cá nhân
HS đọc 
Một người có 58kg gạo. Sau khi bán 18kg gạo, người đó chia đều số gạo còn lại vào 8 túi. 
Hỏi mỗi túi đựng mấy ki – lô – gam gạo ? 
HS làm bài
Cá nhân
HS đọc 
Hình 1 có tất cả 16 ô vuông
Muốn tìm số ô vuông có trong hình 1 ta lấy 16 : 8 = 2 ( ô vuông )
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
GV nhận xét tiết học.
Tuần : 12	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : Dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó.
Kĩ năng : Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, kể lại tự nhiên
Học sinh viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ). Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh ( ảnh ) 
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ viết sẵn các gợi ý ở BT 1, ảnh biển Phan Thiết trong SGK, tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước.
HS : Vở bài tập, Mỗi HS chuẩn bị 1 tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Nghe – kể : Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương
Giáo viên gọi 2 học sinh kể lại chuyện vui Tôi có đọc đâu, 1 học sinh nói về quê hương hoặc nơi em đang ở. 
Nhận xét 
Bài mới :
Giới thiệu bài : Nói về cảnh đẹp đất nước 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể ( 20’ )
Mục tiêu : giúp học sinh dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó
Phương pháp : giảng giải, thực hành 
Giáo viên kiểm tra các bức ảnh của học sinh 
Giáo viên treo bảng phụ viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết.
Giáo viên hướng dẫn : các em có thể nói về bức ảnh biển Phan Thiết, có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý
Tranh ( ảnh ) vẽ ( chụp ) cảnh gì ? Cảnh đó ở nơi nào ?
Màu sắc của tranh ảnh như thế nào ?
Cảnh trong tranh ảnh có gì đẹp ?
Cảnh trong tranh ảnh gợi cho em những suy nghĩ gì ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh nói về tranh ảnh của mình đủ ý, biết dùng các từ ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh so sánh khi tả, bộc lộ được ý nghĩ, tình cảm của mình với cảnh đẹp đất nước.
Hoạt động 2 : Viết đoạn văn ( 13’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ). Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh ( ảnh )
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên cho học sinh viết bài vào vở. Chú ý nhắc học sinh về nội dung, cách diễn đạt ( dùng từ, đặt câu, chính tả  )
Gọi học sinh xung phong trình bày trước lớp
Cho cả lớp nhận xét và chọn bài viết hay của bạn
Giáo viên nhận xét 
Hát
Học sinh kể 
( 1’ )
Học sinh quan sát 
Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết
Bao trùm lên cả bức ảnh là màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên màu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm quét trên những ngôi nhà lô nhô ven biển.
Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp
Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào vì đất nước mình có những phong cảnh đẹp như thế.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh xung phong trình bày trước lớp 
Lớp nhận xét và bình chọn 
Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dãi cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Viết thư 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 6 tuan 12.doc