A/ MỤC TIÊU
- Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải bài toán.
- Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
- Bài tập cần làm: Bài 1 ,Bài 2, Bài 3, Bài 4 ( HS khá giỏi làm thêm bài tập 5)
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ,bảng con, vở ôly, vở bài tập.
C/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I.KT bài cũ: (3em)
HS1: 7 x 4 = HS2 7 x 8 = HS3 7 x 0 =
1 HS đọc bảng nhân 7
HS khác nhận xét
Tiết 1: Toán Tiết 32:Luyện tập A/ Mục tiêu - Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải bài toán. - Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể. - Bài tập cần làm: Bài 1 ,Bài 2, Bài 3, Bài 4 ( HS khá giỏi làm thêm bài tập 5) B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ,bảng con, vở ôly, vở bài tập. C/Các hoạt động dạy học: I.KT bài cũ: (3em) HS1: 7 x 4 = HS2 7 x 8 = HS3 7 x 0 = 1 HS đọc bảng nhân 7 HS khác nhận xét GV nhận xét cho điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. Cả lớp mình đã được học bảng nhân 7. Trong tiết học này ta cùng luyện tập để củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính và giải toán. GV ghi đầu bài lên bảng – HS nhắc lại 2.Nội dung: 1, Giao bài cho học (1 phút) - Cả lớp làm bài 1,2,3,4. - Bạn nào làm nhanh làm thêm bài 5 2.Hướng dẫn hs làm bài.(7 phút) - Bài 1,2 các em theo dõi trong sgk. * Bài 1: - HS tự làm bài - HS trả lời nối tiếp - Hs khác nhận xét ? HS nhận xét thừa số trong 2 phép tính trong cùng 1 cột ? Trong phép tính nhân.Khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi a, 7 x 1 = 7 7 x 2 = 14 7 x 3 = 21 b, 7 x2 = 14 2 x7 = 14 7 x 8 = 56 7 x 9 = 63 7 x 7 = 49 4 x 7 = 28 7 x 4 = 28 7 x 6 = 42 7 x 4 = 28 7 x 0 = 0 7 x 6 = 42 6 x 7 = 42 7 x 5 = 35 0 x 7 = 0 7 x 10 = 70 3 x 7 = 21 7 x 3 = 21 * Bài 2: Tính - HS đọc Y/c của bài. - Gv hướng dẫn cách làm. - HS tự làm ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ? (thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải) a, 7 x 5 + 15 = 35 +15 = 50 7 x 9 + 17 = 63 + 17 = 80 b, 7 x 7 + 21 = 49 + 21 = 70 7 x 4 + 32 = 28 + 32 = 60 * Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài toán. - Gv tóm tắt và hướng dẫn cách giải. ? bài toán cho biết gì? ?Bài toán hỏi gì? - HS:Tóm tắt, rồi giải vào vở. - HS&GVnhận xét, chữabài Tóm tắt 7 bông hoa ơ ? bông hoa Tóm tắt: 1 lọ: 7 bông hoa 5 lọ bông hoa ? Bải giải Số hoa ở 5 lọ là: 7 x 5 = 35 (bông) Đáp số: 35 bông hoa * bài 4: Viết phép nhân thích hợp nào vào chỗ chấm - HS đọc Y/c của bài. - GV hướng dẫn cách giải. - HS tự làm - HS&GVnhận xét, chữabài => Nhận xét: 7 x 4 = 4 x 7 a, 7 x 4 = 28 (ô vuông) b, 4 x 7 = 28 (ô vuông) * Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc Y/c của bài. - GV hướng dẫn cách làm. (Ta đếm thêm 7) - HS tự làm, báo bài - HS&GVnhận xét, chữabài a, 14, 21, 28, 35, 42 b, 56, 49, 42, 35, 28 III. Củng cố - Dặn dò: - HS đọc bảng nhân 7 - Liên hệ: Năm nay em 7 tuổi.Tuổi anh gấp 2 lần tuổi em.Hỏi năm nay anh bao nhiêu tuổi. - GV nhận xét giờ học - Xem lại bài tập đã làm, làm bt trong vở bt. - Chuẩn bị cho tiết học sau. Tiết 3: Tập đọc Bận A/ Mục tiêu 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ: làm lửa, Cấy lúa - Biết đọc bài thơ với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Từ ngữ: Sông Hồng, Vào mùa, Đánh thù. - Hiểu nội dung bài thơ: Mọi người, mọi vật và cả em bé điều bận rộn làm những công việc có ích,đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. - Trả lời được các câu hỏi trong sgk câu 1,2,3; 3. Học thuộc lòng đoạn 1+ 2 bài thơ ( HS khá giỏi thuộc cả bài). B/ Đồ dùng dạy học - Tranh SGK, tranh minh hoạ, các từ ngữ, từ khó. C/ Các hoạt động dạy học: I. KT bài cũ (2 em) Đọc bài : Trận bóng dưới lòng đường - HS và gv nhận xét ,ghi điểm. II.bài mới: 1, Giới thiệu bài: Mọi người mọi vật ở xung quanh điều rất bận rộn và làm những việc có ích để đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. Muốn hiểu rõi hơn chúng ta cùng tìm hiểu thêm trong học hôm nay. 2, Hướng dẫn đọc: a, GV đọc diễn cảm toàn bài thơ. - Hg/dẫn cách đọc. Giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật,mọi người. b, HS luyện đọc từng dòng thơ. * Đọc từng dòng thơ nối tiếp: - HS đọc lần 1 + đọc từ khó: chảy, chạy, cờ bận, + HS đọc từ khó: cá nhân, đt. - HS đọc lần 2 : Xong đọc dòng thơ. * Chuyển ý: * Đọc từng khổ thơ : Bài thơ được chia làm 3 khổ thơ. + Khổ thơ 1: 10 dòng thơ đầu + Khổ thơ 2: 8 dòng thơ tiếp theo + Khổ thơ 3: 6 dòng thơ còn lại HS đọc từng khổ thơ nối tiếplần 1: + Ngắt nghỉ đúng khổ thơ 1 Trời thu bận xanh Sông Hồng bận chảy . - HS đọc lần 2 Giải nghĩa từ Khổ 1: ? Em biết gì về Sông Hồng ? ; ? Như thế nào thì được gọi là Vào mùa ? Khổ 2: ? Đánh thù nghĩa là như thế nào ? Khổ 3: * Đọc từng khổ thơ trong nhóm - N2 Thi đọc: - 3 HS nối tiếp đọc 3 khổ thơ - Cả lớp đọc ĐT cả bài thơ. 3. Tìm hiểu bài: * Đọc thầm khổ thơ 1 và 2 ? Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ? (Trời thu bận xanh.... Than bạn làm lửa) ? Bé bận những việc gì ? ( bú-ngủ- chơi- tập khóc- cười, nhìn ánh sáng) * Đọc thầm khổ thơ 3 ? vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ? ( Vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui Vì bận rộn luôn chân luôn tay con người sẽ khoẻ mạnh hơn Vì làm được nhiều việc tốt , người ta thấy hài lòng về mình Vì nhờ lao động, con người thấy mình có ích, được mọi người yêu mến) - GV chốt lại: Mọi người, mọi vật trong cộng đồng xung quanh ta đều hoạt động, đều làm việc. Sự bận rộn của mỗi người, mỗi việc làm cho cuộc đời thêm vui. ? Em có bận rộn không ? Em thường bận rộn với những công việc gì ? Em có thấy bận mà vui không ? Qua bài thơ em hiểu đựơc gì ? => Nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. 4. Học thuộc lòng bài thơ: - GV đọc diễn cảm bài thơ. - 1 HS đọc lại bài. - HS đọc bài N2 - HS đọc thuộc lòng trên bảng lớp đt,cn.nhóm. - Thi học thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ. Cả lớp,nhóm. Cn. III. Củng cố - Dặn dò: - 2 HS nêu lại nội dung bài - GV tổng kết + Nhận xét - Học thuộc bài thơ. - Chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: