Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần 3 năm 2011

Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần 3 năm 2011

/ MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

- Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tam giác, hình tứ giác qua bài “ đếm hình” và “ vẽ hình”(HS khá giỏi)

- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 ( Hs khá giỏi làm hết các Bài)

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Hình vuông (bìa)

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Kiểm tra

- HS lên bảng đọc bảng nhân, bảng chia.

- Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2:	 Toán
ôn tập về hình học
A/ mục tiêu:
Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tam giác, hình tứ giác qua bài “ đếm hình” và “ vẽ hình”(HS khá giỏi)
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 ( Hs khá giỏi làm hết các Bài)
b/ đồ dùng dạy học : 
Hình vuông (bìa)
c/ hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra
- HS lên bảng đọc bảng nhân, bảng chia.
- Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Luyện tập
*Bài1:
a. HS nêu y/c , quan sát hình
? Đường gấp khúc gồm mấy đoạn? ( 3 Đ )
- HS làm bài, báo bài
- Giáo viên và hs nhận xét, chữa bài.
? Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm ntn?
- HS:(Tính tổng độ dài các đoạn của đường gấp khúc đó).
 B
 12cm D
 34cm 40cm 
A 
 C
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 ( cm )
Đáp số: 86 cm
b. HS nêu y/c , quan sát hình nêu độ dài các cạnh của tam giác MNP.
- HS làm bài, báo bài
- Liên hệ ý a-b à T.giác MNP có thể là đường gấp khúc ABCD (AtrùngD). độ dài đường. Gấp khúc khép kín đó cũng chính là chu vi hình t.giác
 N
 34cm 	12cm
M
	P
40cm
Bài giải
Chu vi hình tam giác MNP là:
34 + 12 + 40 = 86 ( cm )
Đáp số: 86 cm
*Bài 2: (ôn cách đo độ dài đoạn thẳng) 
- HS nêu y/c
- HS thực hành đo: AB = 3 cm; BC = 2 cm;
 CD = 3 cm; AD = 2 cm.
- HS làm bài, báo bài
- Giáo viên và hs nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 ( cm )
Đáp số: 10 cm
*Bài 3:
- HS nêu y/c
-HS làm bài: đếm hình vuông và hình tam giác.
- HS báo bài.
- GV nhận xét, kết luận:
*5 hình vuông: 
1+2; 3; 4+5; 6; 1+2+3+4+5+6
*6 hình tam giác: 
1; 2; 4; 5; 1+6+5; 2+3+4
*Bài 4:
- HS nêu y/c: 
- HS làm bài: kẻ thêm một đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được:
a) 3 hình tam giác:
	A
B	C
D
b) 2 hình tứ giác
	M	N
	Q	E	P
GV khuyến khích HS có nhiều cách vẽ khác nhau .
III. Củng cố – dặn dò
- ? Nêu nội dung bài học ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Nắm kĩ bài
Tiết 3+4:	Tập đọc- kể chuyện
Chiếc áo len
A/ mục tiêu:
I. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy cả bài, đọc dúng : lanh buốt, lất phất, phụng phịu, bối rối.
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Nắm được nghĩa của các từ mới trong bài: bối rối, thì thào.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 - HS khá giỏi trả lời các câu hỏi)
II. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn của câu chuyện 
- Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt ;thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện theo lời kể của Lan (HS khá giỏi)
2. Rèn kĩ năng nghe :
- Có khả năng theo dõi bạn kể.
- Biết nhận xét lời bạn kể, kể tiếp được lời bạn (HS khá giỏi)
b/ đồ dùng dạy học :
- Tranh SGK, bảng phụ
c/ hoạt động dạy học :
Tập đọc
I. Kiểm tra
- 2HS đọc bài: Cô giáo tí hon + trả lời câu hỏi nội dung bài
II. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học ( tranh SGK )
2. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu toàn bài
- HS quan sát tranh 
- Hướng dẫn đọc bài: 
tình cảm, nhẹ nhàng; giọng Lan nũng nịu; 
giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục; 
giọng mẹ : lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ
* Đọc nối tiếp câu
- Đọc lần 1 + luyện đọc từ khó: bối rối, phụng phịu, thì thào, . . .
- Đọc lần 2
* Đọc nối tiếp đoạn trước lớp:GV chia đoạn: 4 đoạn (SGK)
- Đọc lần 1 + luyện đọc câu khó 
- Đọc lần 2 + giải nghĩa từ:
+ Đoạn1,2 : ? Bối rối là nt n?
+ Đoạn3 : ? Thì thào là nói thế nào? Đặt 1 câu với từ thì thào.
+ Đoạn4
- Đọc lần 3:
+Hướng dẫn luyện đọc đoạn khó ( đoạn 3)
+ HS đọc theo N2 từng đoạn, GV theo dõi, uốn nắn
+ Đại diện các nhóm đọc bài
+ 1 HS đọc toàn bài
* Gv viên đọc mẫu lần 2
3. Tìm hiểu bài
* HS đọc thầm Đ1, trả lời câu hỏi:
? Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi ntn?
(áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội ấm ơi là ấm)
* HS đọc thành tiếng Đ2
? Vì sao Lan dỗi mẹ?
(Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy)
? Anh Tuấn nói với mẹ những gì? ( kết hợp giảng tranh)
Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con 
khoẻ lắm. Nếu lạnh, con mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
? Vì sao Lan ân hận? ( N2 )
Vì Lan: đã làm cho mẹ buồn; Thấy mình ích kỷ nghĩ đến mình Ko nghĩ 
đến anh; Cảm động trước lòng Y/thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ 
lượng của anh.
*Lớp Đ.thầm cả bài+thảo luận
? Em hãy tìm tên khác cho truyện?
Mẹ và 2 con; Tấm lòng của người anh; Cô bế biết ân hận; 
Cô bé ngoan( ?) Vì Lan nhận ra là mình sai và muốn sửa chữa ngay
khuyết điểm.
? Các em có khi nào đòi cha mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không ?
? Có khi nào em dỗi bố mẹ một cách vô lí không ? Khi nhận ra mình sai em có xin lỗi không ?
ND : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
4. Luyện đọc lại (cả bài)
- 2 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HS đọc phân vai N4 , các nhóm thi đọc phân (vai 2 nhóm)
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhận xét, bình chọn
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
2. Hướng dẫn kể
2.1.Tìm hiểu nhiêm vụ
- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
- GV: + Kể theo gợi ý : gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong truyện.
+ Kể theo lời của Lan: kể theo cách nhập vai, không giống y nguyên văn bản.
2.2.Kể mẫu Đ1
- 1HS đọc 3 gợi ý kể Đ1
- 1,2 HS khá giỏi kể mẫu
2.3.Kể N2
2.4.Kể trước lớp
- Một số HS kể nối tiếp.
- Nhận xét, đánh giá, bình chọn.
III. Củng cố – dặn dò
- ? Câu chuyện giúp em hiểu ra được điều gì?( Ko nên: giận dỗi như bạn Lan, ích kỷ, biét nhường nhị quan tâm người khác, đòi hỏi những thứ bố mẹ không thể mua được,)
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Tập kể lại câu chuyện.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 5: Thủ công
 Gấp tàu thuỷ hai ống khói
 (Tiết 2)
Mục tiêu:
HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
Gấp được tàu thuỷ hai ống đúng quy trình kĩ thuật.
Yêu thích gấp hình.
Đồ dùng dạy - học:
*Giáo viên chuẩn bị.
Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để cả lớp quan sát được.
Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói.
Giấp nháp, giấy thủ công
Bút màu, kéo thủ công.
III. Hoạt động dạy- học.
Hoạt động 3:Học sinh thực hành giấp tàu thuỷ hai ồng khói.
1 hs lên bảng thao tác lại cách gấp.
GV cho hs quan sát và nhắc lại quy trình.Theo các bước sau.
+ Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
+ Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
+ Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói.
GV: Sau khi gấp được tàu thuỷ, các em có thể gián vào vở, dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh cho đẹp.
Thực hành:
 -Trong khi HS thực hành 
 - GV: đến từng bàn quan sát, uốn nắn, giúp đỡ các em để các em hoàn thành sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV và hs nhận xét sản phẩm được trưng bày trên bảng.
- GV đánh giá kết quả thực hành của hs.
IV. Nhận xét – Dặn dò:
GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả đạt được của hs
Dặn dò: + Tập gấp thành tạo ở nhà.
 + Chuẩn bị cho tiết học sau: Giấy thủ công, giấy nháp, bút màu,kéo thủ công để học bài “ Gấp con ếch”
	Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
Tiết 1 :	 Tập đọc
Quạt cho bà ngủ
A/ mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy cả bài; đọc đúng: lặng, lim dim, vẫy quạt
- Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp giữa các dòng thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới: thiu thiu
- Hiểu nội dung bài :Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
- Thuộc cả bài thơ
b/ đồ dùng dạy học :
- Tranh SGK, bảng phụ
c/ hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra
- HS đọc bài:Chiếc áo len + trả lời câu hỏi nội dung bài
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu toàn bài
- HS quan sát tranh
- Hướng dẫn đọc bài: giọng dịu dàng, tình cảm
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ
* Đọc nối tiếp câu
- Đọc lần 1 + luyện đọc từ khó: lặng, lim dim, vẫy quạt
- Đọc lần 2
* Đọc nối tiếp khổ thơ trước lớp
- Đọc lần 1 + luyện đọc khổ thơ sau:
Ơi/ chích choè ơi!//
Chim đừng hót nữa,/
Bà em ốm rồi,/	
Lặng/ cho bà ngủ./
	Hoa cam,/ hoa khế/
	Chín lặng trong vườn/
	Bà mơ tay cháu/
	Quạt / đầy hương thơm.//
- Đọc lần 2 + giải nghĩa từ:
+ Khổ 1, 2
? Thiu thiu là ngủ ntn?
 + Khổ 3
- Đọc lần 3
+ HS đọc theo N2, GV theo dõi, uốn nắn
+ Đại diện các nhóm đọc bài
+ Đọc ĐT toàn bài
3. Tìm hiểu bài
* HS đọc thầm, trả lời câu hỏi:
? Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì? ( Quan sát tranh) ->Quạt cho bà ngủ.
? Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn ntn?->( mọi vật đều im lặng như đang ngủ, 
chỉ có một chú chích choè đang hót.)
? Bà mơ thấy gì?->( bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới )
? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
->( N2: Vì cháu dã quạt rất lâu trước khi bà ngủ thiếp đi/
Vì trong giấc ngủ bà vẫn ngửi thấy hương thơm của hoa cam, hoa khế/ 
Vì bà yêu cháu và yêu ngôi nhà của mình.)
* HS đọc thầm lại cả bài thơ:
? Qua bài thơ, em thấy tình cảm của cháu đối với bà ntn?
-> (cháu rất hiếu thảo, yêu thương,quan tâm, chăm sóc bà. )
ND: Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
4. Luyện đọc lại
- HS luyện đọc thuộc lòng từng khổ --> cả bài thơ
- Thi đọc thuộc lòng: từng khổ --> cả bài thơ ( hình thức hai hoa)
- Nhận xét, đánh giá, bình chọn
III. Củng cố – dặn dò
- ? Nội dung bài nói lên điều gì ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Luyện đọc thêm ở nhà.
Tiết 2:	 Toán
ôn tập về giải toán
A/ mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố cách giải bài toán về “ nhiều hơn, ít hơn”
- Giới thiệu bổ sung bài toán về “ hơn kém nhau một số đơn vị” ( tìm phần “nhiều hơn” hoặc “ ít hơn” )
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 ( Hs khá giỏi làm hết các Bài)
b/ đồ dùng dạy học :
c/ hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra
- HS lên bảng:? Muốn tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác ta làm ntn?
- Nhận xét, đánh giá, chấm, chữa bài.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
*Bài1: 
- HS đọc bài toán, tóm tắt ( hành văn hoặc sơ đồ đoạn thẳng) rồi giải bài ... ặc tiết gà, vịt đã chống đông, để lắng trong ống thủy tinh ( nếu có điều kiện nên chuẩn bị mỗi nhóm một ống nghiệm máu đã chống đông ). 
C/ Hoạt động dạy- học 
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
 *mục tiêu: 
- Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. 
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn. 
 *Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu các nhóm HS quan sát các hình 1,2,3 trang 14 SGK và kết hợp quan sát ống máu đã được chống đông đem đến lớp để cùng nhau thảo luận các câu hỏi sau: 
+ Bạn đã bị đứt tay trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương? 
+ Theo bạn, khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay là đặc? 
+ Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm hoặc ở hình 2 trang 14, bạn thấy máu được chia được làm mấy phần? Đó là những phần nào? 
+ Quan sat huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Nó có chức năng gì? 
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì? 
- HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn trên. 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
GV gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung. 
*Kết luận: 
- Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương ( phần nước vàng ở trên ) và huyết cầu, còn gọi là các tế bào máu ( phần màu đỏ lắng xuống dưới). 
- Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ. Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt. Nó có chức năng mang khí ô-xi đi nuôi cơ thể. 
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn. 
GV có thể giảng thêm : Ngoài huyết cầu đỏ, còn có các loại huyết cầu khác như huyết cầu trắng. Huyết cầu trắng có chức năng tiêu diệt vi trùng xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể phòng chống bệnh. 
2.Hoạt động 2: Làm việc với SGK
*mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
Bước 1: Làm việc theo cặp 
HS quan sát hình 4 trang 15SGK, lần lượt một bạn hỏi, một bạn trả lời. Dưới đây là một số gợi ý: 
- Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu. 
- Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực của mình. 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
GV yêu cầu một số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận. 
Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có : tim và các mạch máu. 
3. Hoạt động 3: chơi trò chơi tiếp sức 
*mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể. 
Bước 1: 
GV yêu cầu HS tham gia chơi thành hai đội có số người bằng nhau. Hai đội đứng thành hai hàng dọc, cách đều bảng. Khi GV hô" bắt đầu", người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một bộ phận của cơ thể có cá mạch máu đi tới. Khi viết xong, bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo. Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên các bộ phận của cơ thể, đội đó thắng. Số HS còn lại sẽ cổ động cho cả hai đội. 
Bước 2: 
-HS chơi như hướng dẫn. 
- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc.
 *Kết luận: Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô-xi để hoạt động. Đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chở khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài. 
III. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ 
- Chuẩn bị bài sau
	Thứ sáu ngày 02 tháng 9 năm 2011
Tiết 1:	Toán
Luyện tập
A/ mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút )
- Biết xác định1/2 , 1/3 của một nhóm đồ vật
- Ôn tập , củng cố phép nhân trong bảng ; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải bài toán có lời văn, . . .
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, ( HS khá giỏi làm hết các bài tập)
b/ đồ dùng dạy học :
c/ hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra
- HS lên bảng đọc giờ
- Nhận xét, đánh giá, chấm, chữa bài.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Thực hành
*Bài1:
- HS nêu y/c, làm bài N2, báo bài ( hỏi đáp )
- Nhận xét, chữa:
Đồng hồ A: 6 giờ 15 phút
Đồng hồ B : 2 giờ 30 phút ( 2giờ rưỡi)
Đồng hồ C : 9 giờ kém 5 phút ( 8 giờ 55 phút)
Đồng hồ D: 8 giờ
*Bài2:
- HS nêu y/c, trao đổi N2: tìm cách giải, làm bài cá nhân, báo bài
- Nhận xét, chữa:
Bài giải
Số người có trong 4 thuyền là:
5 x 4 = 20 ( người )
Đáp số: 20 người
*Bài3:
- HS nêu y/c, trao đổi N2, báo bài ( hỏi - đáp )
- Nhận xét, chữa:
a)
b)
Hình 3
{{{{
 {{{{	
Hình 4
“ “
“ “
“ “
“ “
a) Đã khoanh vào số quả cam trong hình 1.
b) Đã khoanh vào số bông hoa trong hình3, hình 4.
*Bài 4:
- HS nêu y/c, cách so sánh, làm bài vào vở ( 3 HS lên bảng )
- Nhận xét, chữa:
4 x 7 > 4 x 6
4 x 5 = 5 x 4
16 : 4 < 16 : 2
III. Củng cố – dặn dò
- ? Nêu nội dung bài học ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Nắm kĩ bài
Tiết 2:	Tập làm văn
Kể về gia đình - Điền vào tờ giấy in sẵn
A/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1). 
* GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình ( Khai thác trực tiếp ND)
- Rèn kĩ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu(BT2).
b/ đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, mẫu đơn xin nghỉ học, VBT
c/ hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài1( miệng )
- HS nêu y/c.
- GV: Các em chỉ cần nói 5-7 câu giới thiệu về gia đình mình. VD: Gia đình em có những ai, làm công việc gì, tính tình thế nào?
- HS kể trong N2, thi kể giữa các N
- Nhận xét, bình chọn người kể tốt nhất( kể đúng y/c, kể lưu loát, chân thật)
 VD: Nhà tớ chỉ có bốn người: bố, mẹ tớ, tớ và cu Thắng 5 tuổi. Bố mẹ tớ hiền lắm. Bố tớ làm ruộng. Bố chẳng lúc nào ngơi tay. Mẹ tớ cũng làm ruộng. những lúc nhàn rỗi, mẹ khâu vá quần áo. Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ.
* Liên hệ thực tế: về cuộc sống gia đình - GD tình cảm yêu thương trong gia đình
* Bài2( viết )
 - HS nêu y/c + đọc mẫu đơn
?Trình tự của lá đơn ?
Trình tự của lá đơn :
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn
+ Tên của đơn
+ Tên người nhận đơn
+ Họ tên của người viết đơn; người viết đơn là HS lớp nào
+ Lí do viết đơn
+ Lí do nghỉ học
+ Lời hứa của người viết đơn
+ ý kiến và chữ kí của gia đình HS
+ Chữ kí của HS 
- 2 HS khá làm miệng – Nhận xét, góp ý
- HS làm bài vào VBT; - GV chấm, nhận xét, đánh giá, góp ý cho HS
III. Củng cố – dặn dò
- ? Nêu nội dung bài học ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học, tuyên dương một số HS
- Nắm kĩ bài, nhớ mẫu đơn để thực hành khi cần.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....ngày ..tháng năm 
Đơn xin phép nghỉ học
Kính gửi : Cô giáo( thầy giáo) chủ nhiệm lớp.........
 Trường Tiểu học.......
 ....................................................................................................................................
Tên em là:......................................
Học sinh lớp: Trường:...............................
..
Em làm đơn này xin phép cô (thầy) cho em nghỉ buổi học:..............................................
......................................................................................................................................................
Lý do nghỉ học:...........................................................................................................................
Em xin hứa:.................................................................................................................................
ý kiến của gia đình học sinh
học sinh
Tiết 3: Thể dục
 (Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4:	Tập viết
ôn chữ hoa: b
A/ mục tiêu:
Củng cố cách viết chữ hoa B thông qua bài tập ứng dụng :
Viết đúng chữ hoa B (1dòng), H, t(1dòng); viết đúng tên riêng Bố Hạ (1dòng) và câu ứng dụng Bầu ơi....một giàn (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
 HS khá giỏi viết đúng đủ các dòng tập viết trên lớp
b/ đồ dùng dạy học :
- Mẫu chữ, tên riêng và câu tục ngữ
- Bảng con, phấn
c/ hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra
- Kiểm tra bài viết ở nhà
- Nhận xét, đánh giá
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn luyện viết trên bảng con
a) Viết chữ hoa
? Trong bài có những chữ hoa nào? ( B, H, T )
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết từng chữ
- HS viết bảng con
b) Viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- HS đọc: Bố Hạ
- GV:Bố Hạ là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang nơi có giống cam ngon nổi tiếng.
- HS viết bảng con
c) Viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
? Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
(Bầu và bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn. Khuyên bầu thương bí là khuyên người trong một nước phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.)
- HS viết bảng con
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- HS viết vào vở
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm 1 tổ
- Nhận xét, đánh giá
III. Củng cố – dặn dò
- ? Nêu nội dung bài học ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Nắm kĩ bài, khuyến khích HS học thuộc câu tục ngữ, luyện viết thêm
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
NHẬN XẫT TUẦN 35
 I. Mục tiờu :
 Học sinh biết được những ưu ,khuyết điểm của mỡnh trong tuần để từ đú cú hướng sữa chữa hoặc khắc phục.
 Đề ra được phương hướng,kế hoạch cho tuần tới.
 II. Cỏc hoạt động chủ yếu :
 1 .Đỏnh giỏ hoạt động của thời gian qua. 
 +Nề nếp: Cỏc em thực hiện nghiờm tỳc, cú chất lượng cỏc hoạt động của lớp, trường, hiện tượng nghỉ học khụng cú giấy xin phộp đó khụng cũn nữa. Cỏc em đó cú ý thức giữ vệ sinh trường lớp và vệ sinh cỏ nhõn.
 +Học tập: Nhỡn chung cỏc em đó cú ý thức học tập tốt, ngồi trong lớp chỳ ý nghe cụ giảng bài,về nhà chăm học bài và luyện viết nờn trong học tập cú rất nhiều tiến bộ. Tiờu biểu như cỏc em sau: Ngần, Lệ, Nguyệt, Hoài ..
 +Hạn chế: Một số ớt em chưa cú ý thức trong học tập, ngồi trong lớp hay núi chuyện và làm việc riờng, khụng chỳ ý nghe cụ giảng bài, đú là cỏc em: Thắng, Tiệp Thành,... 
 2 . Phương hướng hoạt động của thời gian tới:
 - Ổn định và duy trỡ tốt cỏc nề nếp học tập.
 - Phỏt huy những ưu điểm đó đạt được, khắc phục thiếu sút của tuần qua.
 - Tiếp tục duy trỡ nề nếp hoạt động tập thể ngoài giờ lờn lớp,duy trỡ cụng tỏc vệ sinh cỏ nhõn và vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 - Chuẩn bị cho buổi khai giảng năm học mới
.
-------------------bad---------------------------------------bad-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc