Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần học thứ 16

Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần học thứ 16

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn toàn bài, chú ý các từ : sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, lành hẳn, mải chạy, khúc gỗ, ngã đau, hiểu

 - Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng. Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu

 - Hiểu nghĩa các từ mới như : Thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, sung sướng, hài lòng.

 - Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK

- Bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

 

doc 102 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 tổng hợp - Tuần học thứ 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Ngày soạn: 4 / 12/ 2010
Ngày dạy : Thứ 2 ngày 6 tháng 12 năm 2010 
Tập đọc: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I/ Mục tiêu 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn toàn bài, chú ý các từ : sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, lành hẳn, mải chạy, khúc gỗ, ngã đau, hiểu
 - Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng. Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. 
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu 
 - Hiểu nghĩa các từ mới như : Thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, sung sướng, hài lòng.
 - Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK
Bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy học
 1/ Kiểm tra bài cũ (5’) 
 -Gọi học sinh đọc bài : “Bé Hoa”
 -Nhận xét ghi điểm
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
HĐ1: Giới thiệu chủ điểm và bài học
-Hôm nay ta t.hiểu bài “ Con chó nhà hàng xóm”ghi tên bài lên bảng. 
HĐ2: Luyện đọc
a/ GV đọc mẫu toàn bài . 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
- Đọc giọng kể chậm rãi, tình cảm
b/ GV h/ dẫn hs luyện đọc kết hợp GNT
* Đọc từng câu
 - Yêu cầu luyện đọc từng câu 
 -Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc .
-Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn – Nhận xét
* Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
-Kết hợp uốn nắn các em cách ngắt nghỉ hơi và giọng đọc ( treo bảng phụ)
- Kết hợp GV giải nghĩa các từ khó:
Thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, sung sướng, hài lòng.
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
 * Thi đua đọc .
-Lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt .
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 
Giải lao giữa 2 tiết
TIẾT 2
HĐ3: Tìm hiểu bài 
-Giáo viên cho học sinh đọc thầm nội dung bài và trả lời câu hỏi.
? Câu 1
? Câu 2
? Câu 3
? Câu 4
? Câu 5
KL: Nên yêu quý, chăm sóc và bảo vệ vật nuôi trong nhà.
HĐ4: Luyện đọc lại
-Giáo viên HD HSđọc diễn cảm thêm ở lời của nhân vật, dẫn chuyện.
-Cho học sinh luyện đọc 
-Cho học sinh đọc cá nhân
-Giáo viên nhận xét 
HĐ5: Củng cố, dặn dò
-Câu chuyện cho em thấy điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
 1’
25’
4’
15’
15’
5’
- Theo dõi GV giới thiệu bài
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS luyện đọc từ khó : sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, lành hẳn, mải ..
- Lần lượt nối tiếp đọc từng câu lần 2 .
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp .
- Luyện đọc CN- ĐT ( bảng phụ)
- Lắng nghe -1 HS đọc chú giải
- HS đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc ).
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và 2
-Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi
-Bạn của Bé là cún bông
-Chạy đi tìm người giúp.
-Bạn bè thay nhau đến thăm nhưng bé vẫn buồn vì thiếu Cún.
-Cún mang nhiều thứ đến....
-Bé mau khỏi là nhờ Cún.
-Học sinh luyện đọc
-Học sinh đọc thi
-Cả lớp nhận xét
- HS trả lời
Toán: NGÀY - GIỜ
I/ Mục tiêu 
Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau
Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày
Nhận biét đơn vị đo thời gian: ngày giờ
Biết xem giờ đúng trên đồng hồ
Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều , tối.
Làm các bài tập 1,3
 II/ Đồ dùng dạy học: : Mô hình đồng hồ 
III/ Các hoạt động dạy học
 1/ Kiểm tra bài cũ:(4’)
 - Gọi học sinh lên bảng làm bài tập sau :x + 14 = 29 x – 22= 38
 - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của bài học
HĐ2: Giới thiệu ngày, giờ
? Bây giờ là ban ngày hay đêm
GT: 1 ngày bao giờ cũng có ngày và đêm..... ?Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ? 
?Lúc 11 giờ trưa, lúc 2 giờ chiều em đang làm gì?
-Giáo viên nêu: 1 ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước tới 12 giờ đêm hôm sau.
?Kim đồng hồ phải quay mấy vòng?
?Có bao nhiêu tiếng khi quay 2 vòng?
24 giờ trong ngày chia ra các buổi
(sáng, trưa, chiều, tối, đêm)
-Giáo viên ghi bảng
HĐ3: Luyện tập – Thực hành 
 Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập
-Cho học sinh thảo luận từng ý.
-Giáo viên cho hs báo cáo kết quả thảo luận
? Tại sao em biết đồng hồ chỉ 6 giờ
Bài 3: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
-Cho học sinh tự làm
-Cho học sinh nêu miệng kết quả
-Giáo viên nhận xét.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Một ngày có bao nhiêu giờ? Bắt đầu và kết thúc từ đâu?
- GV nhận xét tiết học
 1’
13’
14’
5’
- Theo dõi GV giới thiệu bài
-Bây giờ là ban ngày
-Em đang ngủ
-Học sinh nối tiếp nhau nêu câu trả lời.
-2 vòng
-24 tiếng
-Học sinh nhắc lại các buổi bắt đầu và kết thúc (như sách giáo khoa)
-Một em nêu yêu cầu bài tập.
-HS thảo luận và dùng mô hình đồng hồ quay theo đồng hồ trong bài tập và điền số vào sách: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 17 giờ chiều)
-Học sinh báo cáo kết quả
-Kim ngắn chỉ số 6, kim dài chỉ số 12
-Một em nêu
-Học sinh điền vào chỗ chấm theo yêu cầu
-Vài học sinh nêu
Mĩ thuật: Giáo viên bộ môn dạy 
Đạo đức GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
I/ Mục tiêu : 
Nêu được lơi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
Nêu được những việc cần làm phù hợp với lưa tuổi để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS
Thực hiện giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp
II/ Đồ dùng dạy học: - 	Tranh minh họa
 III/ Các hoạt động dạy học
 1/ Kiểm tra bài cũ:(3’)
 ?Giữ gìn trường lớp sạch sẽ mang lại lợi ích gì
 - Nhận xét, đánh giá
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài	
Nêu tên bài và mục têu bài dạy
HĐ2: Phân tích tranh
-Cho HS quan sát tranh SGK
?Nội dung tranh vẽ gì
?Việc chen lấn xô đẩy như vậy có tác hại gì
-Qua sự việc này em rút ra được điều gì
KL: Phải giữ trật tự ở những nơi công cộng để không làm ảnh hưởng đến người khác
HĐ3: Xử lý tình huống
-GV đưa ra 1 số tình huống trên bảng
KL:Chúng ta cần giữ vệ sinh mọi lúc, mọi nơi
HĐ4 Thảo luận lớp
?Em hãy nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh nơi công cộng.
-Giáo viên ghi nhanh các ý đúng lên bảng
KL:Giữ trật tự, vệ sinh nơi cộng cộng là điều cần thiết
HĐ 5 :Củng cố, dặn dò
?Các em làm gì đe giữ vệ sinh nơi công cộng
- Về thực hiện điều đã học - Dặn HSvề nhà chuẩn bị bài sau.
1’
10’
8’
7’
3’
- Theo dõi GV
-Quan sát tranh sách giáo khoa
-Thảo luận cặp trả lời câu hỏi
-Làm ồn ào gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ, như thế là làm mất trật tự nơi công cộng.
-Học sinh trả lời
-Học sinh quan sát và thảo luận
-Đại diện các nhóm trình bày
-Lớp nhận xét
-Thảo luận 2’sau đó cá nhân trả lời
+/Giữ vệ sinh nơi công cộng sẽ giữ cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát
+/Giữ trật tự vs nơi công cộng sẽ giúp ta và những người xung quanh sống thoải mái hơn.
 Ngày soạn: 5 / 12/ 2010
Ngày dạy : Thứ 3 ngày 7 tháng 12 năm 2010
Chính tả: ( Tập chép ) CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I/ Mục tiêu : 
 Chép chính xác bài chính tả, trình bày đoạn văn xuôi .
 Làm đúng các bài tập chính tả bài tập 2, 3câu a ( ui/uy, ch/tr)
II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập . 
III/ Các hoạt động dạy học	
 1/ Kiểm tra bài cũ (5’)
 	- Gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ sau: sắp xếp, ngôi sao, mưa lất phất
 - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
- Chép bài “ Con chó nhà hàng xóm”
HĐ2: Hướng dẫn tập chép 
-Giáo viên đọc đoạn văn
- Giúp HS nắm nội dung bài
-Hướng dẫn học sinh trình bà
Những chữ nào trong bài phải viết hoa
-Hướng dẫn học sinh viết từ khó.
-Yêu cầu HS nhìn bảng chép bài.
-Đọc lại bài cho học sinh soát lỗi
* Chấm bài : -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét từ 7– 10 bài
 HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Trò chơi “Thi tìm từ theo yêu cầu”
-Chia lớp thành 4 đội yêu cầu các đội thi 3 vòng.
Vòng 1: Tìm các từ có vần ui
Vòng 2: Tìm các từ chỉ đồ dùng trong gia đình bắt đầu bằng ch
Vòng 3: Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã
-Giáo viên nhận xét tuyên bố đội thắng cuộc.
Bài 3 : HS tự làm
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Gọi HS viết lại những chữ viết sai.
- Giáo viên nhận xét - tuyên dương 
 1’
20’
	6’
 3’
- Theo dõi GV giới thiệu bài
-Hai HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
-Học sinh trả lời.
- Bé ( tên riêng), chữ dầu dòng đầu câu
-Viết từ khó bảng con: Nuôi, quấn quýt, bị thương, giường, giúp bé mau lành,....
 -Học sinh nhìn bảng chép bài
-Học sinh đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi
-Chia 4 đội
-Các đội thi nối tiếp
+/ Núi, túi, chui lủi, múi bưởi,...
+/ Chăn, chiếu, chổi, chén, chõng, chảo,....
+/ Nhảy nhót, kể chuyện, vẽ vời,...
-Học sinh dưới lớp cổ vũ và nhận xét.
Toán: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I/ Mục tiêu 
Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng chiều tối
Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ , 17 giờ, 23 giờ...
Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
Làm các bài tập 1, 2.
II/ Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ
III/ Các hoạt động dạy học
 1/ Kiểm tra bài cũ(4’)
 ? Một ngày bắt đầu ở đâu và kết thúc ở đâu
 ? Buổi tối tính từ mấy giờ đến mấy giờ	 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2/ Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
HĐ2 :Thực hành-Luyện tập
 Bài 1: Treo tranh 1 và hỏi? Bạn An đi học lúc mấy giờ?
? Đồng hồ nào chỉ lúc 7 giờ sáng
-Đưa mô hình đồng hồ và yêu cầu quay kim đến 7 giờ.
? Tiếp với các tranh còn lại
Bài2:Y.cầu hs đọc các câu ghi dưới bức tranh 1
?Muốn biết câu nào nói đúng câu nào nói sai ta phải làm gì?
? Để đi học đúng giờ bạn học sinh phải đi học từ lúc mấy giờ 
HĐ4: Củng cố, dặn dò
Trò chơi thi quay đồng hồ
-Chia lớp làm hai đội
-Phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ
-Giáo viên đọc to các giờ
-Kết thúc đội nào có nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc.
-Nhận xét tiết học 
1’
23’
7’
- Theo dõi GV giới thiệ
-Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng
-Đồng hồ B chỉ 7 giờ sáng
-Thực hành quay kim trên mặt đồng hồ
-Học sinh đọc. Quan sát tranh.....
-Thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk
-Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ
-Lớp chia hai đội
-N ... Đ1: Giới thiệu bài
Nêu tên bài và mục tiêu bài dạy
 HĐ2 Luyện tập -Thực hành
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập
-Cho HS hỏi đáp lẫn nhau
-GV nhận xét ghi kết quả lên bảng
-Cho vài HS đọc bảng nhân 4
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn học sinh làm mẫu:
 4 x 3 + 8 = 12 + 8 
 = 20
?Nhìn mẫu em thấy cách thực hiện như thế nào
-Cho học sinh làm bảng con
-Giáo viên nhận xét bảng
Bài 3: Cho HS nêu đề và tóm tắt
-Cho học sinh tự làm bài
-Giáo viên thu chấm - Nhận xét
 Bài 4: Cho hs chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
-Giáo viên treo hai bảng nhóm ghi sẵn nội dung bài tập lên cho 2 học sinh lên thi.
-Giáo viên nhận xét học sinh
HĐ4:Củng cố, dặn dò
- Cho HS nêu nội dung bài đã học
- Nhận xét tiết học 
-Về nhà học thuộc bảng nhân 4 và xem trước bảng nhân 5
 1’
27’
5’
- Theo dõi
-Một em nêu yêu cầu bài tập
-Một em hỏi, một em trả lời
4 x 4 = ? ( 4 x 4 = 16 )
4 x 5 = ? ( 4 x 5 = 20 )
4 x 8 = ? ( 4 x 8 = 32 ) 
-Vài hs nối tiếp nhau đọc bảng nhân 4
-Một em nêu yêu cầu bài tập
-Học sinh chú ý giáo viên làm
-Nhân trước cộng sau
-Học sinh làm bảng con
4 x 8 + 10 = 4 x 9 + 14 = 
 4 x 10 + 60 =
-Một em nêu đề, 1 em lên bảng tóm tắt
-Học sinh làm bài vào vở
Giải: 5 học sinh được mượn số quyển sách là:
 4 x 5 = 20 (quyển sách)
 Đáp số: 20 quyển
- 2HS lên thi trong thời gian 10 giây chọn kết quả đúng: 4 x 3 = ?
A. 7 B. 1 C. 12 D. 43
-Cả lớp theo dõi nhận xét
Kể chuyện: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I/ Mục tiêu 
Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện
Kể lại từng đoạn của câu chuyên theo các tranh đã sắp xếp
Học sinh khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện và đặt tên khác cho câu chuyện.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy học :Tranh phóng to sách giao khoa, bảng phụ ghi câu gợi ý
III/ Các hoạt động dạy học
 1/ Kiểm tra bài cũ:(5’)
 - Kiểm tra 3 HS kể lại câu chuyện : Chuyện bốn mùa
 - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
Nêu tên bài và mục tiêu bài dạy 
HĐ2: Xếp lại thứ tự các bức tranh cho đúng nội dung của câu chuyện
-Cho HS nêu yêu cầu bài tập 1
- GV treo thứ tự tranh như SGK và cho HS quan sát.
-Cho HS thảo luận nhóm bàn và ghi vào bảng con.
-Cho HS lên sắp xếp lại tranh
-Giáo viên nhận xét
HĐ3: Kể lại nội dung câu chuyện 
- GV tổ chức cho HS nối tiếp nhau kể từng đoạn theo tranh
- GV theo dõi nhận xét, chỉnh sửa cách kể của HS
HĐ4: Đặt tên mới cho câu chuyện
Gọi HS trả lời
Nhận xét chỉnh sửa
 HĐ5. Củng cố, dặn dò
?Ông Mạnh đã thắng Thần Gió như thế nào
-Nhận xét tiết học – Về nhà học thuộc câu chuyện 
	1’
5’
15’
10’
3’
- Theo dõi GV giới thiệu bài
- Một em nêu
- HS quan sát và nhận xét xem bức tranh vẽ cảnh gì? (lần lượt từng bức tranh)
- HS thảo luận thứ tự các bức tranh và ghi số vào bảng con: (4, 2, 3, 1)
- HS lên bảng sắp xếp tranh theo thứ tự mình đã chọn.
- Lớp theo dõi nhận xét
- HS kể nối tiếp 
-Cả lớp theo dõi nhận xét: giọng điệu, cử chỉ,...
- HS nối tiếp nhau nêu 
+ Ông Mạnh và Thần Gió
+ Bạn của ông Mạnh
Ngày soạn: 12 / 1/ 2011
 Ngày dạy : Thứ 6 ngày 14 tháng 1 năm 2011
 Tập làm văn: TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I/ Mục tiêu :
Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn 
Dựa vào gợi ý, viết được đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về mùa hè
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ, bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học
 1/ Kiểm tra bài cũ:(4’)
 - GV gọi 2 hs thực hiện đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập số 2 sgk tr12
 - Nhận xét phần kiểm tra .
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
Nêu tên bài và mục têu bài dạy
 HĐ2:Luyện nói
Bài1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
-Giáo viên đọc đoạn văn
-Gọi 3 đến 5 học sinh đọc đoạn văn
?Bài văn miêu tả cảnh gì ?
?Tìm những dấu hiệu cho biết mùa xuân đến ?
-Cho vài học sinh nhắc lại
?Mùa xuân đến cảnh vật thay đổi như thế nào?
?Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào
-Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn
HĐ3 Luyện viết
?Mùa hè bắt đầu vào tháng nào trong năm ??Mặt trời mùa hè như thế nào ?
?Khi mùa hè đến cây trái trong vườn nt nào ?Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp như thế nào?Em thường làm gì vào mùa hè?
-Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở nháp
-Gọi học sinh đọc bài làm của mình
-Giáo viên nhận xét, chữa bài
 HĐ4: Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Về nhà xem lại ND các bài đã làm
1’
13’
15’
3’
- Theo dõi GV giới thiệu bài
-Một HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS đọc lại đoạn văn ( 3 đến 5 em )
- Tả cảnh mùa xuân đến
-Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên những cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ.
-Vài học sinh nhắc lại
-Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và toả ngát hương thơm.
-Nhìn và gửi
- HS đọc lại đoạn văn
-Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
-Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.
-Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùa nhãn lồng ngọt lịm...
-Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời
-Đi nghỉ mát, vui chơi
-HS viết đoạn văn theo yêu cầu của GV
-Nhiều học sinh đọc
Toán: BẢNG NHÂN 5
I/ Mục tiêu 
Lập được bảng nhân 5. Nhớ được bảng nhân 5
Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 5)
Biết đếm thêm 5
Làm các bài tập 1,2,3
 II/ Đồ dùng dạy học: Các thẻ có 5 chấm tròn 
III/ Các hoạt động dạy học
 1/ Kiểm tra bài cũ(3’)
 - GV gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
	Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với tổng
	3 + 3 + 3 + 3 + 3 ; 5 + 5 + 5 + 5
	- Gọi HS khác lên đọc bảng nhân 4.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2/ Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài 
Nêu tên bài và mục têu bài dạy
HĐ2: Lập bảng nhân 5
-Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng ? Có mấy chấm tròn
? Năm chấm tròn được lấy mấy lần
Năm được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 5 x 1 = 5
-Hướng dẫn hs lập các phép tính còn lại 
-Chỉ và nói đây là bảng nhân 5
-Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập được, sau đó tự HTL bảng này
-Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng 
-Thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5
HĐ3.Luyện tập
Bài 1: BT yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra lẫn nhau
Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề bài
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở, một em làm bài trên bảng
-Chữa bài nhận xét và cho điểm
Bài 3: BT yêu cầu chúng ta làm gì?
? Số đầu tiên trong dãy số là số nào
? Tiếp theo số 5 là số nào
? 5 cộng thêm 5 thì bằng mấy
? Tiếp theo số 10 là số nào
? 10 cộng thêm mấy thì bằng 15
? Trong dãy số này, mỗi số lớn hơn số đứng ngay trước nó mấy đơn vị
-Yêu cầu học sinh tự làm tiếp
HĐ4. Củng cố, dặn dò
 - 1 số HS đọc lại bảng nhân5
- GV nhận xét tiết học 
 - Về nhà xem lại các bài tập đã làm, học thuộc bảng nhân 5
 1’
10’
3’
- Theo dõi
- Quan sát
-Có 5 chấm tròn
-Năm chấm tròn được lấy 1 lần
-HS đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5
-Cả lớp học thuộc bảng nhân 5
-Đọc bảng nhân
- Thi đọc
-Tính nhẩm
5 x 3 = 15 5 x 2 = 10 5 x 10 = 50
5 x 5 = 25 5 x 4 = 20 5 x 9 = 45
5 x 7 = 35 5 x 6 = 30 5 x 8 = 40
- Một học sinh đọc đề
 Tóm tắt: 1 tuần làm : 5 ngày
 4 tuần làm : ? ngày
 Bài giải: 4 tuần lễ mẹ đi làm số ngày là:
 5 x 4 = 20 ( ngày )
 Đáp số: 20 ngày
-Số đầu tiên trong dãy là số 5
-Tiếp sau số 5 là số 10
5 cộng thêm 5 bằng 10
-Tiếp theo số 10 là số 15
10 cộng thêm 5 bằng 15
-Mỗi số đứng sau bằng ngay số đứng trước ó cộng 5 đơn vị
-Làm bài
Tự nhiên và xã hội: AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG
I/ Mục tiêu : 
Nhận biết một số tình huóng nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông
Thực hiện đúng quy định khi đi các phương tiện giao thông
II/ Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ sách giáo khoa 
III/ Các hoạt động dạy học
 1/ Kiểm tra bài cũ:(5’)
 - Giáo viên kiểm tra 2 hs: ? Nêu các loại đường giao thông, các phương tiện giao thông
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
Nêu tên bài và mục tiêu bài dạy
HĐ2. Tình huống nguy hiểm khi đi trên các phương tiện giao thông
-GV treo trang 42 cho hs quan sát và nhận xét.
-Cho HS thảo luận theo bàn
-Theo dõi học sinh thảo luận
-Cho học sinh báo cáo
KL:Để đảm bảo an toàn khi ngồi xe đạp, xe máy phải bám chặt người ngồi phía trước
HĐ3. Quy định khi đi các phương tiện giao thông
- GV cho HS quan sát tranh trang 43 và trả lời câu hỏi.
Kết luận:Khi đi xe buýt, phải chờ xe ở bến không đứng sát mép đường. Đợi xe dừng hẳn mới lên xe
HĐ4 :Củng cố, dặn dò
-Cho 2 HS nêu lại 1 số quy định khi đi trên các phương tiện giao thông
-Giáo viên nhận xét tiết học – Chú ý chấp hành tốt luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và ngươi khác.
 1’
15’
13’
4’
- HS theo dõi
- HS quan sát và nhận xét tranh vẽ gì?
- HS thảo luận:
+ Điều gì có thể xảy ra?
+ Đã có khi nào em có hoạt động như trong tình huống đó không?
+ Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
-HS báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét và bổ sung.
-Vài học sinh nhắc lại
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Tranh1: Hành khách đang làm gì? Ở đâu? Họ đứng gần hay sát mép đường?
Tranh 2: Hành khách đang làm gì? Họ lên ô tô khi nào?
Tranh 3: Hành khách đang làm gì? Hành khách phải như thế nào khi ở trên ô tô........
-Học sinh nhắc lại một số quy định khi đi các phương tiện giao thông.
	SINH HOẠT LỚP
A/ Đánh giá tuần qua:
, Đạo đức : Đa số chăm , ngoan , lễ phép , thực hiện đúng nội quy trường học Thực hiện tốt tham gia an toàn giao thông và an ninh học đường .
 b,Học tập : Các em đã chú ý vào học tập, 1 số em đã có tiến bộ. Bên cạnh đó còn 1 số em vẫn chưa chú ý học tập , không học thuộc bài. Đọc viết còn chậm. Sách vở chưa bao bọc như Tài, Hiền
 c, Hoạt động khác :Tập thể dục nhanh, tập tương đối đúng động tác. BHYT đóng đủ đạt 100%
* Tồn tại:
- Một số em chưa giữ gìn VS cá nhân và sách vở
B/ Kế hoạch:
a. Đạo đức:
 - Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. Ngoan ngoãn biết vâng lời ông bà, cha mẹ. Thực hiện nói lời hay làm việc tốt. 
b. Học tập:
-Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường .Thực hiện kế hoạch tuần 21
c.Nề nếp:
- HS chấp hành tốt nề nếp ra vào lớp. Thực hiện đồng phục đầy đủ. Chấp hành tốt luật lệ giao thông. Duy trì tốt mọi nề nếp của lớp .
d. Các hoạt động khác:
-Tham gia tốt phong trào Sao . 
C/ Sinh hoạt văn nghệ
 - Đọc báo Măng Non.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 2 t 16 20.doc