Môn: Toán :
Bài soạn: Đọc-viết- so sánh các số có 3 chữ số (tiết 1)
I/ Mục tiêu :
- Kiến thức: Giúp HS củng cố về cách đọc,cách viết , so sánh các số có 3 chữ số.
- Kĩ năng: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
- Thái độ: Trình bày đúng và đẹp các bài tập.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- GV: - Bảng phụ cho các bài tập.
- HS: - SGK, VBT.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. ÔĐTC: ( 2 phút)
B. KTBC: ( 2 phút)
C.Bài mới: ( 31 phút)
TUẦN 1 ---------- o0o ---------- Ngày soạn:13/8/2010 Ngày giảng:16/8/2010 Môn: Toán : Bài soạn: Đọc-viết- so sánh các số có 3 chữ số (tiết 1) I/ Mục tiêu : - Kiến thức: Giúp HS củng cố về cách đọc,cách viết , so sánh các số có 3 chữ số. - Kĩ năng: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. - Thái độ: Trình bày đúng và đẹp các bài tập. II/ Đồ dùng dạy - học: - GV: - Bảng phụ cho các bài tập. - HS: - SGK, VBT. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. ÔĐTC: ( 2 phút) B. KTBC: ( 2 phút) C.Bài mới: ( 31 phút) Hoạt động của thầy T. gian Hoạt động của trò a) Giới thiệu bài: - Để củng cố lại các kiến thức đã học về số tự nhiên .Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Đọc viết so sánh số có 3 chữ số “ b) Luyện tập: - Bài 1: - Giáo viên ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa . - Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả - Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài . - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng - Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện . - Gọi hai học sinh đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài - Gọi học sinh khác nhận xét + Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh Bài 3:- Ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa . - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền dấu thích hợp và giải thích cách làm . - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập . - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 4 :-Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài - Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi bạn . - Yêu cầu học sinh nêu miệng chỉ ra số lớn nhất có trong các số và giải thích vì sao lại biết số đó là lớn nhất ? - Gọi học sinh khác nhận xét + Nhận xét chung về bài làm của học sinh D/ Củng cố - Dặn dò: ? Nêu cách đọc ,cách viết và so sánh các có 3 chữ số ? - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập IV/ Rút kinh nghiệm: ................................................................. ................................................................ ............................................................... ................................................................ 2 phút 7 phút 7 phút 7 phút 8 phút (5 phút) * Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Vài học sinh nhắc lại tựa bài - Mở sách giáo khoa và vở bài tập để luyện tập - 1 em lên bảng điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm . - Cả lớp thực hiện làm vào vở đồng thời theo dõi bạn làm và tự chữa bài trong tập của mình - Học sinh khác nhận xét bài bạn - Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở - Hai học sinh lên bảng thực hiện: a/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm sẽ được dãy số thích hợp : 310; 311; 312; 313; 314; 315; 316; 317; 318 ; 319 .( Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319) b/ 400; 399; 398; 397; 396 ; 395 ; 394 ; 393;, 392 ; 391 .(Các số giảm liên tiếp từ 400 xuống 319 ) - Hai học sinh nhận xét bài bạn . - Một học sinh lên bảng thực hiện điền dấu thích hợp vào chỗ chấm : 330 = 330 ; 30 +100 < 131 615 > 516 ; 410 – 10 < 400 + 1 199 < 200 ; 243 = 200 + 40 + 3 - Học sinh làm xong giải thích miệng cách làm của mình . - Học sinh khác nhận xét bài bạn . - Một học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa . - Một em nêu miệng kết quả bài làm: 375, 421, 573, 241, 735 ,142 - Vậy số lớn nhất là số : 735 vì Chữ số hàng trăm của số đó lớn nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho . - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học - Về nhà học bài và làm bài tập còn lại Môn: Tập đọc - Kể chuyện Bài soạn: Cậu bé thông minh (Tiết 1) I/ Mục tiêu : 1.Tập đọc : - Rèn đọc đúng các từ ngữ : bình tĩnh, xin sữa , đuổi đi , bật cười , mâm cỗ... Đọc trôi chảy toàn bài. - Hiểu các từ ngữ và nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. 2. Kể chuyện: Dựa vào tranh và trí nhớ kể lại từng đoạn của câu chuyện, phối hợp cử chỉ điệu bộ. - Biết theo dõi , nhận xét, đánh giá bạn kể. II/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp... chịu tội. III/ Các hoạt động dạy học : A. ÔĐTC: ( 1 phút) B. KTBC: ( 1 phút) C. Bài mới: ( 55 phút) Hoạt động của thầy T. gian Hoạt động của trò Tập đọc : 1) Phần mở đầu : - Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa tiếng việt 3 2) Phần giới thiệu : - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa minh họa chủ điểm “ Măng non” trang 3 - Tranh minh họa “Cậu bé thông minh” trang 4 * Giáo viên giới thiệu: Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ. 3) Luyện dọc: * Đọc mẫu: - Giáo viên đọc toàn bài . (Giọng người dẫn chuyện : chậm rãi - Giọng cậu bé: lễ phép bình tĩnh, tự tin. Nhà vua: oai nghiêm ) * HD đọc câu: - Giáo viên theo dõi lắng nghe học sinh đọc, nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, nếu học sinh đọc chưa đúng . * HD đọc đoạn: - Yêu cầu HS đọc đoạn - Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn (Ví dụ: Kinh đô, om sòm , trọng thưởng) * HD đọc nhóm: - Yêu cầu HS đọc nhóm. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng . * Đọc đồng thanh: 4) Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời nội dung bài ? Nhà vua nghĩ ra kể gì để tìm người tài ? ? Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? * Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 ? Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí ? * Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 ? Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ? ? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? * Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm và trả lời nội dung câu chuyện nói lên điều gì? 5) Luyện đọc lại : - Giáo viên chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài * Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em . - Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai - Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất . Kể chuyện : 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ - Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện . 2. Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh - Giáo viên theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng D) Củng cố dặn dò : ? Trong câu chuyện em thích nhân vật nào? Vì sao? - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn về nhà học bài xem trước bài “Hai bàn tay em”. - GV nhận xét tiết học. IV/ Rút kinh nghiệm: ............................................. . ................................................................... 1 phút 2 phút 15 phút 12 phút 8 phút 2 phút 15 phút (3 phút) - Vài học sinh nhắc lại tựa bài - Lớp quan sát tranh ,qua hai bức tranh . - Nêu nội dung cụ thể từng bức tranh vẽ vừa quan sát . - Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật ( chú ý phát âm đúng các từ ngữ: bình tĩnh. xin sữa. bật cười. mâm cỗ ) - Học sinh đọc từng đoạn trước lớp - Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài (một hoặc hai lượt ) - Học sinh dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ . - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm , từng cặp học sinh tập đọc ( em này đọc ,em khác nghe góp ý) * Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc . * Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. - HS đọc thầm và trả lời. + Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng + Vì gà trống không đẻ trứng được. * Học sinh đọc thầm đoạn 2 : - Cậu bé nói chuyện khiến vua cho là vô lí ( bố đẻ em bé ) từ đó làm cho vua phải thừa nhận : Lệnh của ngài cũng vô lí . - Học sinh đọc đoạn 3 : + Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành xẻ thịt chim + Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua + Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé . - Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu - Các nhóm tự phân vai ( người dẫn chuyện , cậu bé , vua ) - Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm . Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay - Học sinh lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học . - Học sinh quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện - Ba học sinh nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện - Lớp và giáo viên nhận xét lời kể của bạn - Trong chuyện em thích nhân vật cậu bé . - Vì tuy còn nhỏ nhưng cậu rất thông minh . - Học bài và xem trước bài mới . Môn: Đạo đức : Bài soạn: Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1) I/ Mục tiêu : - Kiến thức: Học sinh biết: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. - Kĩ năng: Học sinh hiểu, ghi nhớ làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Thái độ: Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ . II/Đồ dùng dạy – học : - GV: Các bài thơ , bài hát , truyện tranh về Bác Hồ. - HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động dạy học : A/ ÔĐTC: ( 2 phút) B/ KT Bài cũ: (2 phút) C/ Bài mới: ( 27 phút) Hoạt động của thầy T. gian Hoạt động của trò a) Khởi động : - Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh . Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quý bác như vậy ? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó a/ Quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện ªHoạt động 1 : - Giáo viên chia chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ : - Quan sát từng bức ảnh ? Nêu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh ? - Yêu cầu các nhóm thảo luận . - Hết thời gian gọi đại diện từng nhóm lần lượt lên giới thiệu. Cả lớp trao đổi ? Em còn biết gì thêm về Bác Hồ ? ? Bác sinh ngày tháng nào ? ? Quê Bác ở đâu ? Bác còn có những tên gọi nào khác ? ? Tình cảm giữa bác và các cháu thiếu nhi như thế nào ? Bác đã có công lao to lớn ra sao đổi với đất nước ta ? ª Hoạt động 2: - Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác” ? Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi như thế nào? Thiếu nhi phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? * Kết luận: - Các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác Hồ, Bác Hồ cũng rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Các em cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy . ªHoạt động 3: - Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng : - Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọ ... - Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh. - Yêu cầu 3HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con: Cửu Long, Công - Giáo viên nhận xét đánh giá 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa : - Yêu cầu tìm -Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ -Y êu cầu học sinh tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu . * Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng - Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng Chu Văn An . - Giới thiệu về thầy giáo Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng đời Trần ,ông có nhiều trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước. * Luyện viết câu ứng dụng : - Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe . - Hướng dẫn học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ :Chúng ta phải biết nói năng dịu dàng , lịch sự -Yêu cầu học sinh luyện viết những tiếng có chữ hoa ( Chim , Người ) c) Hướng dẫn viết vào vở : - GV nêu yêu cầu : + Viết chữ Ch một dòng cỡ nhỏ . + Viết tên riêng Chu Văn An hai dòng cỡ nhỏ . + Viết câu tục ngữ hai lần . d/ Chấm chữa bài - Giáo viên chấm từ 5- 7 bài. - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 3. Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn dò học sinh về nhà học bài và xem trước bài mới . - Hai em lên bảng viết các tiếng : Cửu Long , Công - Lớp viết vào bảng con - Lớp theo dõi giới thiệu - Các chữ hoa có trong bài : Ch , V , A , N - Học sinh theo dõi giáo viên . - Cả lớp tập viết trên bảng con: Ch, V, A. - Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng con . - Một học sinh đọc từ ứng dụng . - Lắng nghe để hiểu thêm về nhà giáo ưu tú Chu Văn An thời Trần đã có nhiều công lao đối với đất nước ta . - Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con . - 2 em đọc câu ứng dụng. - Lớp thực hành viết trên bảng con chữ : Chim, Người trong câu ứng dụng . - Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh nộp vở để GV chấm điểm . - Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới : “ Ôn chữ hoa D, Đ ” ------------------------------------------------------ Thứ ngày tháng năm 2008 Toán : Tìm một trong các phần bằng nhau của một số A/ Mục tiêu : Học sinh biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế . B/ Chuẩn bị : 12 cái kẹo , 12 que tính C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi hai học sinh lên bảng làm lại bài tập số 2 và bài tập số 3 tiết trước. - Chấm vở tổ 3 . - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * HD HS tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. - GV nêu bài toán như SGK - Yêu cầu học sinh nêu lại yêu cầu bài tập . ? Làm thể nào để tìm của 12 cái kẹo ? - Giáo viên vẽ sơ đồ để minh hoạ. - Yêu cầu 1HS lên thực hiện chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau. Sau đó 1 HS khác lên bảng giải. + Giáo viên hỏi thêm : ? Muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào ? * Thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập . - Gọi một em làm mẫu một bài trên bảng . - Yêu cầu học sinh tự tính kết quả . - Gọi 3 em lên tính mỗi em một phép tính . - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài - Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện . - Gọi 1HS lên bảng làm bài. + Giáo viên chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 3. Củng cố - Dặn dò: ? Muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ta làm thế nào? - Dặn về nhà học và làm bài tập. * Rút kinh nghiệm: Hai học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi. - Học sinh 1 : Lên bảng làm bài tập 2 - Học sinh 2: Làm bài 3 * Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - HS quan sát sơ đồ minh họa và nêu : + Ta lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau ,mỗi phần chính là số kẹo cần tìm . - 1HS lên chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, cả lớp cùng quan sát. - 1 em lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung. Giải Chị cho em số kẹo là: 12 : 3 = 4 (cái) Đ/S: 4 cái kẹo +Ta chia 12 cái kẹo thành 4 phần bằng nhau mỗi phần chính là số kẹo cần tìm . - Một em nêu đề bài . - Cả lớp thực hiện làm vào vở . - 3 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một cột (tìm 1 phần bằng nhau của 8 , 35 , 24 , 54) - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn . - Một học sinh đọc bài toán. - Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở - 1 học sinh lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét chữa bài vào vở (nêu sai). Giải : Số mét vải xanh cửa hàng bán là : 40 : 5 = 8 ( m ) Đ/S: 8 m - Vài học sinh nhắc cách tìm... - Về nhà học bài vàĩem lại các BT đã làm. Chính tả: (TC ) Mùa thu của em A/ Mục tiêu : - Chép đúng, không mắc lỗi bài thơ Mùa thu của em.. - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oam) và en / eng . - Trình bày đẹp, đúng hình thức thơ 4 chữ. B/ Chuẩn bị : -Bảng phụ chép bài thơ “ Mùa thu của em “ Bảng lớp viết nội dung bài tập 2. C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Mời 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai. - Gọi học sinh đọc 28 chữ và tên chữ đã học. - Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe viết : * Hướng dẫn chuẩn bị : - Đọc mẫu bài lần 1 bài thơ trên bảng. - Yêu cầu hai học sinh đọc lại - Cả lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn và trả lời câu hỏi : ? Bài thơ viết theo thể thơ nào ? ? Tên bài viết ở vị trí nào ? ? Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? ? Các chữ đầu câu viết như thế nào ? -Yêu cầu học sinh lấy bảng con và viết các tiếng khó. - Giáo viên nhận xét đánh giá . * Yêu cầu HS nhìn sách chép bài vào vở. - Theo dõi uốn nắn cho học sinh. * Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét. c/ Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập . - Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2 lên . - Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài - Giúp học sinh hiểu yêu cầu - Yêu cầu 1 học làm bài trên bảng . - Cả lớp cùng thực hiện vào vở - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và chốt ý đúng. * Bài 3b: -Yêu cầu học sinh làm bài tập 3b - Yêu cầu thực hiện vào vở . - Gọi vài em nêu kết quả . - Lớp cùng giáo viên nhận xét chốt ý đúng . 3. Củng cố - Dặn dò: - GV củng cố bài. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị tiết sau. * Rút kinh nghiệm: - 3 em lên bảng viết các từ : bông sen , cái xẻng , chen chúc , đèn sáng. - Học sinh đọc thuộc lòng thứ tự 28 chữ cái đã học . - Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài - Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài. - 2 học sinh đọc lại bài . - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài - Học sinh nêu về hình thức bài : + Thể thơ 4 chữ. + Tên bài được viết ở giũa trang vở. + Viết các chữ đầu dòng, tên riêng. + Ta phải viết hoa chữ cái đầu. - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con. - Cả lớp chép bài vào vở. - Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm . - Lớp tiến hành luyện tập . - Một em làm mẫu trên bảng - Tìm vần thích hợp để điền vào chỗ trống - Cả lớp thực hiện vào vở - Một học làm bài trên bảng. - Vần cần tìm là: a/, Sóng vỗ oàm oạp . b/ Mèo ngoạm miếng thịt . - Lớp thực hiện bài 3 a - Cả lớp làm vào vở . - Hai học sinh nêu kết quả - Các từ cần điền ở bài 3b: Kèn – kẻng – chén . Tập làm văn: Tập tổ chức cuộc họp A/ Mục tiêu : Học sinh biết tổ chức một cuộc họp tổ . Cụ thể : - Xác định rõ được nội dung cuộc họp. Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học . B/ Chuẩn bị : - Bảng lớp ghi : Gợi ý về nội dung cuộc họp , trình tự 5 bước của cuộc họp ( viết theo bài tập 3 ) C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai học sinh lên làm bài tập 1và 2 - Yêu cầu 1 em kể lại câu chuyện ”Dại gì mà đổi” 2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài : - Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài b) Hướng dẫn làm bài tập : * Gọi 1 học sinh đọc bài tập ( nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý ) - Giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu cả lớp đọc thầm theo . ? Qua bài Cho em biết để tổ chức tốt một cuộc họp em cần chú ý điều gì ? - Yêu cầu một học sinh nhắc lại trình tự của một cuộc họp . * Yêu cầu từng tổ làm việc. * Các tổ thi tổ chức cuộc họp. - Giáo viên lắng nghe và nhận xét bình chọn tổ có cuộc họp hiệu quả nhất. 3. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung các bước của một cuộc họp - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau . * Rút kinh nghiệm: - Hai em lên bảng sửa bài tập 1và 2 - 1 em kể chuyện: Dại gì mà đổi - Lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này . - Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn . - Đọc thầm câu hỏi gợi ý . + Phải xác định nội dung họp bàn về việc gì. Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp - Hai học sinh nhắc lại trình tự (Nêu mục đích cuộc họp; Nêu tình hình của lớp...) - Các tổ bàn bạc để xác định nội dung cuộc họp . - Lần lượt từng tổ thi tổ chức cuộc họp, cả lớp theo dõi bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất. - Hai học sinh nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn. - Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau. Sinh hoạt (tuần 5) A. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục. - Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình. B. Lên lớp: 1. Đánh giá các hoạt động trong tuần. * Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình. * GV đánh giá chung. a) Ưu điểm: 1. Nề nếp:- Sĩ số đảm bảo, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. 2. Học tập: - Có ý thức học tập tốt, nghiêm túc, sôi nổi trong giờ học : Hai, Mạnh, M.Hoa. 3. Hạnh kiểm: - Ngoan, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè. 4. TDVS: - TD: Tập nghiêm túc, đúng động tác. - VS: VSCN + VSTT sạch sẽ, gọn gàng. Tự giác trong lao động. b) Khuyết điểm: - 1 số em làm việc riêng và nói chuyện trong giờ học: Trang, P.Hoa. - Quên vở bài tập: Trang, Điệp. - Chưa tự giác trong lao động: Trang. 2. Bình bầu tổ cá nhân xuất sắc: - Tổ: 2 - Cá nhân: Hai, Mạnh. 3. Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục nhược điểm còn tồn tại. - Duy trì tốt nề nếp học tập. __________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: