Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 6 - Buổi 1

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 6 - Buổi 1

 Tập đọc – Kể chuyện : CẬU BÉ THÔNG MINH

A. MỤC TIÊU: 1.Tập đọc

- Đọc đúng liền mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi SGK)

2. Kể chuyện

- Rèn kỹ năng nói: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 

doc 108 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 6 - Buổi 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ
Ngày
Buổi
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
2
16/8
Sáng
Tập đọc
TĐ - KC
Toán
 Thể dục
1
1
1
 1
Cậu bé thông minh (Tiết 1)
Cậu bé thông minh (Tiết 2)
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
Giới thiệu chương trình
Chiều
Tập Viết
ÔN T.Việt
Ôn TOáN
1
Tuần1
Ôn tập
Ôn tập
3
17/10
Sáng
chính tả
Toán
 tn-xh
thủ công
ngoại ngữ
1
2
 1
1
Tuần1: Tiết1
Cộng, trừ các số có ba chữ số (Không nhớ)
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
Gấp tàu thủy hai ống khói(Tiết 1)
Tiết 1
4
18/8
Sáng
Toán
Tập đọc
Đạo đức
Hát nhạc
3
2
1
1
Luyện tậ
Hai bàn tay em
Kính yêu Bác Hồ
Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
Chiều
Ôn TOáN
ÔN T.Việt
Mĩ thuật
1
Ôn tập
Ôn tập
Xem tranh thiếu nhi
5
19/8
Sáng
L.T.v. c
Toán
 TN-XH
Ngoại ngữ
1
4
 2
 1
Tuần 1
Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
Nên thở như thế nào ?
 Tiết 2
6
20/8
Sáng
Toán
T.L.V
chính tả
Thể dục
5
1
2
2
Luyện tập
Tuần1
Tuần 1: Tiết 2
Ôn một số kỹ năng về ĐHĐN
Trò chơi: Nhóm ba nhóm bảy
Chiều
ÔN T.Việt
ôn toán
 Hđtt
Ôn tập
Ôn tập
Sinh hoạt lớp
Tuần 1
 Thứ 2 ngày 16 tháng 8 năm 2010
 Tập đọc – Kể chuyện : Cậu bé thông minh
A. Mục tiêu: 1.Tập đọc
- Đọc đúng liền mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
2. Kể chuyện
- Rèn kỹ năng nói: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
B. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
C. Hoạt động dạy học.
I. Bài cũ: Kiểm tra SGK của HS.
II.Dạy học bài mới. Giới thiệu bài
Tiết 1
Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS quan sát tranh chủ điểm - GV Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài.
- Giáo viên đọc mẫu – H/s theo dõi.
- Bài này gồm mấy nhân vật, đọc như thế nào ? H/s đọc chú giải của bài.
Bước 1: H/s luyện đọc theo câu – G/v kết hợp sửa lỗi phát âm cho h/s
Bước 2: H/s luyện đọc theo đoạn – G/v kết hợp hướng dẫn đọc câu dài, khó. Và giải nghĩa một số từ mới: 
- G/v ghi sẵn một số câu dài gắn lên bảng hướng dẫn h/s đọc.
- G/v đọc mầu h/s phát hiện chỗ ngắt hơi, nhấn giọng.
- H/s đọc lại các câu trên.
Bước 3: H/s luyện đọc theo nhóm ba.
- G/v nêu y/c để h/s đọc nhóm. 
- H/s thi đọc trước lớp. ( đồng thanh, cá nhân )
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
+ Cách tiến hành:
- G/v cho h/s đọc từng đoạn và nêu câu hỏi để h/s trả lời.
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
- Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua ?
- Vì sao họ lại lo sợ ?
- Cuộc gặp gỡ của cậu bé với Đức vua như thế nào?
- Cậu bé làm thế nào để được găp nhà vua? Cậu bé nói với ngài điều vô lí gì? 
- Đức vua đã nói gì? Cậu bé đáp lại như thế nào?
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
- Sau hai lần thử tài, đức vua quyết định như thế nào?
- Cậu bé trong câu chyện có gì đáng khâm phục?
 Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- H/s nối tiếp nhau đọc từng đoạn g/v hướng dẫn giọng đọc của từng đoạn.
- Gv chia nhóm và đọc phân vai trong nhóm.
- H/s đọc diễn cảm theo nhóm.	
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
Hoạt động 4: Kể chuyện
+ Cách tiến hành: - Hs nêu y/c trong sgk.
- Hs kể từng đoạn theo tranh và kể trong nhóm.
- Hs lên bảng kể: Cá nhân, nhóm.
Hoạt động nối tiếp: Đọc lại bài – Đọc trước bài “Hai bàn tay em”
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán: đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
A. Mục tiêu
+ Giúp hs: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
B. Hoạt động dạy học
I.Bài cũ. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
II.Bài mới
HĐ 1: Ôn tập về đọc viết số.
- GV đọc cho HS viết: 456, 227, 134, 506, 509, 780.
- GV viết lên bảng 10 số có ba chữ số gọi HS đọc nối tiếp.
Bài 1: - Yêu cầu HS làm bài tập – Nhận xét bài.
HĐ 2: Ôn tập về thứ tự số
Bài 2: - HS suy nghĩ và tự làm bài – Chữa bài.
- Tại sao lại điền 312 vào sau 311?
HĐ 3: Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số.
Bài 3: - HS đọc đề bài – Nêu yêu cầu.
- HS tự làm – Ba HS lên bảng làm – Nhận xét bài làm của bạn.
- Tại sao điền được 303 < 330?
Bài 4: HS đọc đề bài – HS tự làm – Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào ? Vì sao ?
- Số nào là số bé nhất trong các dãy số trên ? vì sao ?
HĐ 4: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- Gv cho hs làm bài tập 5 dưới dạng trò chơi.
Hoạt động nối tiếp : Về nhà làm bài tập trong sgk. 
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục : Giới thiệu chương trình
 Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
A. Mục tiêu
- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện trong giờ học thể dục lớp 3.
- Bước đầu biết các chơi và tham gia được trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”.
B. Địa điểm, phương tiện: Sân bãi, còi.
C. Nội dung và phương pháp lên lớp
I. Phần mở đầu
- Nhận lớp phổ biến nội dung y/c tiết học:
- Gv cho hs giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát.
- Tập bài thể dục phát triển chung của lớp 2 một làn, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
II. Phần cơ bản
- Phân công tổ nhóm tập luyện, chọn cán sự môn học.
- Nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập luyện
- Chơi trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”
- Ôn lại một số động tác đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1, 2.(Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, trái, đứng nghiêm, nghỉ, dàn hàng, dồn hàng)
III. Phần kết thúc.
- Về nhà ôn lại một số động tác ĐHĐN đã học.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
Tập viết : Bài 1
A. Mục tiêu
- Viết đúng chữ A (1 dòng), V, D (1 dòng); Viết đúng tên riêng Vừ A Dính(1 dòng) và câu ứng dụng: Anh emđỡ đần(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
* HS khá giỏi viết đúng và đủ các dòng tập viết trên lớp.
B. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ viết hoa A, V, D. Tên riêng và câu ứng dụng.
C. Hoạt động dạy học. 
I. Mở đầu: GV kiểm tra vở tập viết của HS.
II. Dạy bài mới. Giới thiệu bài.
HĐ 1: Hướng dẫn viết trên bảng con.
Bước 1: Luyện viết chữ hoa.
- Hs tìm các chữ hoa có trong tên riêng: A, V, D.
- Gv viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Hs tập viết từng chữ (A,V,D ) trên bảng con.
Bước 2: Hs viết từ ứng dụng
- Hs đọc từ ứng ụng: Tên riêng Vừ A Dính.
- Gv giới thiệu về Vừ A Dính.
- Hs tập viết vào bảng con.
Bước 3: Luyện viết câu ứng dụng.
- Hs đọc câu ứng dụng: Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
- Gv giúp hs hiểu nội dung câu ứng dụng.
- Hs tập viết trên bảng con các chữ: Anh em, Rách lành.
HĐ 2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
Bước 1: Hs viết vào vở, gv theo dõi và uốn nắn hs.
Bước 2: Gv chấm chữa bài, nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học. Về viết bài ở nhà.
 Thứ 3 ngày 17 tháng 8 năm 2010
Chính tả:(T/c) Cậu bé thông minh
A. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép chính xác đoạn “Hôm sau sẻ thịt chim” của bài Cậu bé thông minh. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2a,b; Điền đúng 10 chữ của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (Bài tập 3)
B.Chuẩn bị.
- Bảng phụ chép sẵn bài chính tả.
C. Hoạt động dạy học
I. Bài cũ. Kiểm tra vở chính tả của HS.
II. Bài mới. Giới thiệu bài
HĐ1 : Hướng dẫn chính tả.
Bước 1: Hướng dẫn h/s chuẩn bị:
- Hs đọc đoạn viết chính tả. 
- Đoạn văn cho chúng ta biết chuyện gì ? Cậu bé nói như thế nào ?
- Cuối cùng nhà vua xử lí ra sao ?
- Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn văn có lời của ai ?
- Lời nói của nhân vật được viết như thế nào ?
- Trong bài có từ nào phải viết hoa ? Vì sao?
- H/s viết vào nháp hoặc bảng con các tiếng dễ viết sai: chim sẻ, sứ giả, kim khâu, sắc, xẻ thịt – HS đọc các từ trên.
Bước 2 : G/v đọc cho h/s viết bài
- HS nhìn bảng chép bài, Gv theo dõi uốn nắn hs.
- GV đọc bài cho HS soát lỗi( HS đổi vở soất lỗi)
- Gv chấm, chữa lỗi sai phổ biến cho hs.
HĐ 2: Luyện tập
Bài 2: H/s làm bài vào vở, g/v phát phiếu cho 2 em làm.
- H/s dán bài làm trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét.
a. l hay n/ : hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ.
b. an hay ang: đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng. 
Bài 3: H/s đọc y/c và tự làm bài – Hai HS lên bảng làm, HS dưới lớp viết bảng con - Sau mỗi chữ GV sửa chữa cho HS đọc – GV xoá dần cho HS đọc bài theo yêu cầu.
Hoạt động nối tiếp
- Về nhà viết lại bài chính tả và làm bài tập trong sgk
Toán: Cộng, trừ các số có ba chữ số( Không nhớ)
A. Mục tiêu
+ Giúp hs: Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số( không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
B. Hoạt động dạy học
I.Bài cũ: Dự kiến: 3 HS lên bảng – Lớp làm bảng con. 
- Điền dấu thích hợp (>, <, =) vào chỗ chấm:
399400 ; 415451; 243200 + 40 + 3
- Nhận xét bài làm của HS.
II. Ôn tập
HĐ 1: Củng cố tính cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ).
Bài 1: (Cột a, c) Gv yêu cầu HS tính nhẩm – Tự làm bài và nêu kết quả.
a) 400 + 300 = c) 100 + 20 + 4=
 700 – 300 = 300 + 60 +7 =
 700 – 400 = 800 + 10 +5=.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: HS tự đặt tính rồi tính kết quả.
 352 732 418 385 
 + _ + _
 416 511 201 44
HĐ 2: Củng cố giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
Bài 3: Gv cho hs đọc y/c và tự làm.
Bài giải:
 Khối lớp 2 có số h/s là:
 245 – 32 = 213 ( học sinh )
 Đáp số: 213 học sinh
Bài 4: G/v tổ chức cho h/s làm tương tự bài 3.
- Gv chấm bài, nhận xét, chữa bài
Hoạt động nối tiếp.
- Về nhà làm bài tập trong sgk. 
Tư nhiên xã hội : Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
A. Mục tiêu: + Sau bài học hs biết:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.
B. Đồ dùng dạy học. - Các hình trong SGK trang 4, 5. 
C. Hoạt động dạy học
I. Bài cũ: Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập.
II. Bài mới: Giới thiêu bài.
HĐ 1: Thảo luận nhóm
Bước 1: Trò chơi
- GV cho cả lớp thực hiện động tác: “ Bịt mũi nín thở”.
- GV hỏi cảm giác của các em sau khi nín thở lâu( Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường).
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi một HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 SGK để cả lớ ... ạy học bài mới.
HĐ 1: Liên hệ thực tế
- Gv y/c hs tự liên hệ.
+ Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình.
+ Các em đã thực hiện việc đó như thế nào.
+ Em cảm thấy thế nào sau khi hoàn thành công việc.
- Một số hs trình bày trước lớp.
* GV kết luận : Khen ngợi những h/s đã biết tự làm lấy việc của mình.
HĐ 2: Đóng vai.
- Gv giao cho một nửa số nhóm thảo luận xứ lí tình huống 1, một nửa còn lại thảo luận xử lí tình huống 2, thể hiện qua trò chơi. ( Bài tập 5).
- Các nhóm lên đóng vai - Cả lớp trao đổi thảo luận.
+ Nếu em có mặt ở nhà Hạnh lúc đó, em sẽ khuyên bạn thế nào.
+ Bạn Xuân nên ứng xử thế nào khi đó.
* Gv kết luận:Nếu khi đó có mặt ở đó ,...
HĐ 3: Thảo luận nhóm.
- Gv y/c hs bày tỏ ý kiến của mình vào bài tập 6.
- Từng hs độc lập làm việc. 
- Theo từng nội dung, một em nêu kết quả của mình có nhiều mức độ, nhiều biểu hiện khác nhau.
- Gv kết luận theo từng nội dung.
* Gv kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày 
Hoạt động nối tiếp :
- Về nhà ứng dụng những điều mình đã học vào thực tế cuộc sống
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mỹ thuật : vẽ trang trí
 Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông
A.Mục tiêu
- Hs biết thêm về trang trí hình vuông.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình vuông khi được trang trí.
B.Chuẩn bị
- Khăn vuông có trang trí hoạ tiết.Một vài bài trang trí hình vuông.
C.Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra. Đồ dùng phục vụ tiết học tiết học.
II.Dạy học bài mới. Giới thiệu bài.
HĐ 1: Quan sát, nhận xét. 
- Gv cho hs xem một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí; các bài trang trí hình vuông và gợi ý để các em nhận biết.
+ Sự khác nhau về cách trang trí ở các hình vuông.
+ Hoạ tiết thường dùng để trang trí hình vuông: hoa, lá, chim, thú.
+ Hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ.
+ Hoạ tiết phụ ở các góc giống nhau.
+ Đậm nhạt và màu hoạ tiết.
HĐ 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu.
- Gv giới thiệu cách vẽ hoạ tiết.
+ Quan sát hình a để nhận ra các hoạ tiết và tìm cách vẽ tiếp.
+ Vẽ hoạ tiết ở giữa hình vuông trước: Dựa vào các đường trục để vẽ cho đều.
+ Vẽ hoạ tiết vào các góc và xung quanh sau để hoàn thành bài vẽ.
- Gợi ý hs vẽ màu.
+ Trước khi vẽ màu nên có sợ lựa chọn màu.
+ Nên vẽ các màu đã chọn vào hoạ tiết chính hoặc nền trước, vẽ màu các hoạ tiết phụ sau.
HĐ 3: Thực hành
- Hs vẽ, gv theo dõi và giúp đỡ hs.
- Gv nhắc hs và gợi ý các em tìm màu.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv gợi ý hs nhận xét, xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị cho tiết học sau.
 Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010
Luyện từ và câu: Tuần 6
Mở rộng vốn từ: Trường học
Dấu phẩy
A.Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ. 
- Ôn tập về dấu phẩy.
B. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn bài tập 1 ,2.
C. Hoạt động dạy học
I.Bài cũ: Dự kiến: Gọi 2 hs làm miệng bài tập 1 và 3. Cả lớp nhận xét.
II.Dạy học bài mới. Giới thiệu bài.
HĐ 1: H/s làm việc theo cặp.
Bài 1 
- Gv cho hs đọc y/c bài. Cả lớp đọc thầm và quan sát ô chữ và chữ điền mẫu.
- G/v hướng dẫn từng bước thực hiện bài tập.
Bước 1: Dựa theo gợi ý các em phải đoán tữ đó là từ gì.
Bước 2: Ghi các từ vào ô trống theo hàng ngang, mỗi ô trống ghi một chữ cái.
Bước 3: Sau khi điền đủ 11 từ cào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới được xuất hiện ở cột được tô màu là từ nào.
- H/s thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Gv chốt lại các đáp án đúng.
HĐ 2: Làm việc cá nhân.
Bài 2: Gv cho hs đọc y/c bài tập sau đó tự làm.
- Hs lên bảng đánh dấu câu, nhận xét.
- G/v chốt lại lời giải đúng.
 a/ Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
 b/ Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
 c/ Nhiệm vụ của Đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
Hoạt động nối tiếp. - Về nhà làm bài tập.
Toán: phép chia hết và phép chia có dư
A.Mục tiêu: + Giúp hs: 
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận biết số dư phải bé hơn số dư.
B.Hoạt động dạy học.
I.Bài cũ: Dự kiến: 2 Hs lên bảng thực hiện phép chia: 54 : 6 ; 36 : 6
- H/s nhận xét và nêu lại cách chia.
II.Bài mơi: Giới thiệu bài 
HĐ 1: Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Gv gọi 2 hs lên bảng, một hs làm bài : 6 : 3 = ? và một hs làm bài 7 : 3 = ?
- Gv nêu câu hỏi để hs nhận ra đặc điểm của từng phép chia.
- GV nêu : 6 chia 3 được 2, không còn thừa, ta nói 6 : 3 là phép chia hết,và viết: 
 6 : 3 = 2.
- 7 chia 3 được 2, còn thừa 1, ta nói 7 là phép chia có dư ,1 là số dư và viết là:
 7 : 3 =2 dư 1.
- H/s qua sát và nhận xét số dư phải như thế nào so với số chia.
HĐ 2: Thực hành .
Bài 1 : Gv cho hs đọc y/c. G/s cho h/s quan sát mẫu, g/v hướng dẫn mẫu.
 - Sau đó cho hs làm vào bảng con, nhận xét, nêu cách làm.
Bài 2,3 : Gv cho hs đọc y/c sau đó tự làm bài tập .
 - Gv chấm chữa bài .
Hoạt động nối tiếp :
- Về nhà làm các bài tập trong sgk.
 Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
Toán: luyện tập 
A.Mục tiêu. + Giúp hs: 
- Củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
B.Hoạt động dạy học.
I.Bài cũ: Dự kiến: Hs lên bảng làm bài tập 2 trong sgk trang 30.
- G/v gọi h/s nhận xét nêu lại cách chia. ? Số chia phải như thế nào với số chia.
II.Luyện tập :
HĐ 1: Củng cố chia có dư và chia không có dư.
Bài 1 : - H/s đọc y/c bài.
- H/s làm bài vào bảng con - Nhận xét bài làm của bạn .
Bài 2: Gv cho hs tự làm - HS lên bảng làm và chữa bài.
HĐ 2: Củng cố giải bài toán.
Bài 3 : H/s đọc y/c bài. H/s làm bài vào vở.
 - G/v chấm bài nhận xét 
 - G/v hỏi để củng cố bài toán giải: Đây là dạng toán giải gì ?
Bài giải: Lớp học đó có số học sinh giỏi là:
 27 : 3 = 9 ( em)
 Đáp số: 9 em
Hoạt động nối tiếp: - Về nhà làm các bài tập.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn: Tuần 6
Kể lại buổi đầu đi học
A.Mục tiêu
1.Rèn kĩ năng nói: Hs kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình. 
2. Rèn kĩ năng viết : Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 –7 câu ), diễn đạt rõ ràng.
B.Hoạt động dạy học.
I.Bài cũ: + Để tổ chức tốt một cuộc họp, cần phải chú ý những gì. ?
II.Dạy học bài mới. Giới thiệu bài.
HĐ1 : Thảo luận nhóm đôi.
- Gv cho hs từng đôi một kể cho nhau nghe buổi đầu đi học của mình theo gợi ý. 
 + Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều.?
 + Thời tiết thế nào, ai dẫn em đến trường.?
 + Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao.?
 + Buổi học đã kết thúc như thế nào.?
 + Cảm xúc của em về buổi học đó .?
- Đại diện hs kể trước lớp, hs nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: Làm việc cá nhân
- Hs viết vào vở những điều đã kể, gv theo dõi và giúp đỡ các hs yếu kém.
- Gv chấm chữa bài .
- GV có thể đọc một bài khá, giỏi.
Hoạt động nối tiếp.
 - Nhận xét tiết học. Về học bài cũ và chuẩn bị bài sau.
Chính tả: (N/v) nhớ lại buổi đầu đi học
A. Mục tiêu. + Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe- viết, trình bày đúng đoạn văn trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học.
- Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu ; ghi đúng các dấu câu.
- Phân biệt được cặp vần khó eo /oeo ;phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn ( s/x, ươn/ương ).
B.Chuẩn bị. - Bảng phụ chép sẵn bài chính tả.
C.Hoạt động dạy học
I.Bài cũ. Gv cho hs lên bảng viết: khoeo chân, khoẻ khoắn, lẻo khoẻo.
II.Bài mới. Giới thiệu bài
HĐ1 : Hướng dẫn chính tả.
- 2 Hs đọc đoạn viết chính tả, cả lớp đọc thầm.
- Hs tìm tiếng khó trong bài chính tả.
Gv đọc tiếng khó,từ khó cho hs viết vào bảng con, nhận xét.
HĐ 2: Chép chính tả.
- Gv đọc cho hs chép bài, sau đó đọc cho hs soát lỗi chính tả.
- Gv chấm, chữa lỗi sai phổ biến cho hs.
HĐ 3: Luyện tập
Bài 2, 3:Gv cho hs tự làm sau đó đọc bài làm, nhận xét.
Kết quả:
+ Bài 2: Nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
+ Bài 3: a/ Siêng năng, xa, xiết.
Hoạt động nối tiếp :
- Về nhà viết lại bài chính tả và làm bài tập trong sgk.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội: cơ quan thần kinh
A.Mục tiêu: + Sau bài học, hs có biết:
- Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
B.Chuẩn bị. - Các hình trong sgk trang 26,27.
- Tranh minh hoạ cơ quan thần kinh phóng to.
C.Hoạt động dạy học
I.Bài cũ. ? Tại sao chúng ta cần phải giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II.Dạy học bài mới. Giới thiệu bài.
HĐ 1: Quan sát
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Hs các nhóm quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở hình 1 và 2 trang 26,27 sgk và trả lời các câu hỏi.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ.
+ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống.
Bước 2: - Gv treo hình cơ quan thần kinh h/s lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh và nói rõ từng bộ phận.
* Gv kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não ( nằm trong hộp sọ ), tuỷ sống ( nằm trong cột sống ) và các dây thần kinh.
HĐ 2: Thảo luận.
Bước 1: Chơi trò chơi.
- Gv cho hs chơi trò chơi “ con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”.
+ Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi.
Bước 2: Thảo luận nhóm
- GV y/c hs quan sát các hình trang 27 sgk và thảo luận.
+ Não và tuỷ sống có vai trò gì.?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan. ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng. ?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Gv kết luận. Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
- Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống.
Hoạt động nối tiếp. - Về nhà làm bài tập trong sgk.
- Thực hiện những điều đã học vào thực tế cuộc sống.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 Thang 9.doc