Giáo án lớp 3 Tuần 1 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần 1 năm 2012

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 _Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ : bình tĩnh , xin sữa , đuổi đi , bật cười.

 _Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ .

 _Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 _Đọc thầm nhanh hơn lớp hai .Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài .

 _Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi sự thông minh ,tài trí của cậu bé )

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 1 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 20 / 8 / 2012 
Tiết 1: Chào cờ : Tập trung tồn trường
Tiết 2 + 3: Tập đọc   - Kể chuyện 
 CẬU BÉ THÔNG MINH
 I.Mục đích yêu cầu:
 A.TẬP ĐỌC :
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 _Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ : bình tĩnh , xin sữa , đuổi đi , bật cười.
 _Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ .
 _Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật 
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 _Đọc thầm nhanh hơn lớp hai .Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài .
 _Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi sự thông minh ,tài trí của cậu bé )
 B.KỂ CHUYỆN :
1.Rèn kĩ năng nói :
 _ Dựa vào trí nhớ và tranh , kể lại được từng đoạn củøa câu chuyện .
 _ Biết phối hợp lời kể với điệu bộ ,nét mặt của từng nhân vật : Biết thay đổi giọng kể cho
 phù hợp với nội dung câu chuyện .
 2.Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện . Biết nhận xét , đánh giá lời kể chuyện của bạn 
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: _Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong Sách giáo khoa 
 _Bảng viết sẵn đoạn văn để hướng dẫn học sinh luyện đọc 
 III.Hoạt động lên lớp
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài : Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm “Măng non “ Tranh minh hoạ truyện đọc . Sau đó Giáo viên giới thiệu : Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh , tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ 
­Hoạt động 1 :Luyện đọc 
 a)Giáo viên đọc toàn bài :(Theo hướng dẫn sách giáo khoa )
 b)Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
+Đọc từng câu : 
 _ Giáo viên chỉ định một học sinh đầu bàn đọc , sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối nhau đến hết bài 
_ Trong khi theo dõi học sinh đọc , Giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng các từ 
+Đọc từng đoạn trước lớp 
_Trong khi theo dõi học sinh đọc , Giáo viên kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp , nếu các em đọc chưa đúng . Chú ý những câu sau theo Sách giáo khoa 
_ Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn văn ( gồm các từ được chú giải cuối bài : kinh đô , om sòm , trọng thưởng . 
+Đọc từng đoạn trong nhóm 
_ Học sinh từng cặp tập đọc ( em này đọc , em khác nghe , góp ý ) . Giáo viên theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
_ Một học sinh đọc lại đoạn 1 
_ Một học sinh đọc lại đoạn 2 
_ Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 
­Hoạt động 2 :Hướng dẫn tìm hiểu bài 
_Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ( chủ yếu là đọc thầm ) từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối bài học .Cụ thể :
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm ra người tài giỏi?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
+ Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý ?
+ Trong cuộc thử tài lần sau , cậu bé yêu cầu điều gì ? 
+ Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? Câu này có thể cho học sinh thảo luận nhóm trước khi trả lời 
+ Câu chuyện này nói lên điều gì ? 
­Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
_ Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong bài 
_ Chia học sinh thành các nhóm , mỗi nhóm 3 em đọc .
_ Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai . Giáo viên nhắc các em đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật , chọn giọng đọc phù hợp với lời đối thoại .
_ Cả lớp và Giáo viên nhận xét , bình chọn cá nhân và các nhóm đọc hay nhất ( Đọc đúng ,thể hiện được tình cảm của các nhân vật ) 
 KE ÅCHUYỆN : 
1.Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện 
2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh 
Học sinh quan sát lần lượt 3 tranh
minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện , nhẩm kể chuyện 
b) Giáo viên mời 3 học sinh tiếp nối nhau , quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện . Nếu học sinh kể lúng túng , Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý .
 VD : _ Với tranh 1 :
+ Quân lính đang làm gì ? 
+ Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ?
 _Với tranh 2 :
+ Trước mắt vua , cậu bé đang làm gì ?
+ Thái độ của nhà vua như thế nào ? 
 _ Với tranh 3 :
+ Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ?
+ Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao ? 
+Sau mỗi lần một học sinh kể , cả lớp và Giáo viên nhận xét nhanh :
_ Về nội dung : Kể có đủ ý , đúng trình tự không ?
_ Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có phù hợp không ? 
_ Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp , có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt chưa ?
_Cần đặc biệt khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo .
 _ Học sinh quan sát tranh 
 _ Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài 
_ Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn 
_Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài 
- 1 học sinh đọc đoạn 1 .
Giải nghĩa từ : Kinh đô 
-1 học sinh đọc đoạn 2 .
 Giải nghĩa từ : Om sòm 
-1 học sinh đọc đoạn 3 
Giải nghĩa từ : Trọng thưởng
_ Học sinh nêu nghĩa các từ theo sách học sinh .
_ Học sinh tập đọc từng đoạn theo nhóm .
_ Học sinh đọc thầm đoạn 1 , trả lời 
 _ Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng .
_Vì gà trống không đẻ trứng được
 _ Học sinh đọc thầm đoạn 2 , thảo luận nhóm và trả lời : 
_Cậu nói một câu chuyện khiến vua cho là vô lý ( bố đẻ em bé ) . Từ đó làm cho vua phải thừa nhận : lệnh của ngài cũng vô lí 
_ Học sinh đọc thầm đoạn 3 trả lời 
_Cậu yêu cầu sứ giả tâu Đức vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim
 _Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua
_ Học sinh đọc thầm cả bài , thảo luận nhóm và trả lời 
( Ca ngợi tài trí của cậu bé )
_Học sinh mỗi nhóm tự phân vai( người dẫn chuyện , em bé , vua )
_ Từng nhóm thi đọc truyện theo vai 
+ Học sinh chú ý lắng nghe Giáo viên nhận xét
_ Học sinh nghe Giáo viên nêu nhiệm vụ
_ Học sinh nhẩm kể từng đoạn .
+ Từng học sinh lên kể lại câu chuyện theo từng đoạn .
_ Lính đang đọc lệnh vua : mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng .
_ Lo sợ .
_Cậu khóc ầm ĩ và bảo : Bố cậu mới đẻ em bé , bắt cậu đi xin sữa cho em . Cậu xin không được nên bị bố đuổi đi )
_Nhà vua giận dữ quát vì cho là cậu bé láo , dám đùa với vua 
 _Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim .
_Nhà vua biết đã tìm được người tài , nên trọng thưởng cho cậu bé , gửi cậu vào trường học để rèn luyện 
 4 .Củng cố : Giáo viên nêu câu hỏi : Trong câu chuyện , em thích ai ,nhân vật nào? Vì sao ? 
VD : Em thích cậu bé vì cậu thông minh , làm cho nhà vua phải thán phục . / Em thích nhà vua vì vua quý trọng người tài , nghĩ ra những cách hay để tìm người tài giỏi . Giáo viên động viên , khen ngợi những ưu điểm , tiến bộ của lớp , nhóm hay cá nhân . 
 5. Dặn dò:-Bài nhà: Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân 
 -Chuẩn bị bài : Tập đọc : Hai bàn tay em .
Tiết 4:Tốn 
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Củng cố lại cho Hs đọc, viết, so sánh số có ba chữ số.
b) Kỹ năng: Đọc viết số , so sánh số thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ:.
- Gv kiểm tra đồ dùng học tập của Hs.
- Gv nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
4. Phát triển các hoạt động.
+ Bài 1:
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.- Gv mời 1 Hs làm một bài mẫu.
- Gv yêu cầu Hs làm bài.
- Gv mời 10 Hs đứng lên nối tiếp đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 + Bài 2:
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài.
- Gv mời 10 Hs nối tiếp nhau viết kết quả câu a).
- Tiếp tục 10 Hs viết kết quả câu b)
- Gv nhận xét chotá lời giải đúng.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 3:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu các em tự làm bài.
- Gv mời 3 Hs lên bảng sửa bài.
- Gv hỏi: Vì sao 303 < 330?
- Gv yêu cầu Hs nêu cách so sánh các số có 3 chữ số?
Bài 4: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv yêu cầu Hs làm bài.
- Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
- Vì sao nói số 735 là số lớn nhất?
- Số nào là số bé nhất? Vì sao?
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Bài 5:
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv mời chia Hs thành các nhóm nhỏ. Cho Hs thi trò “ Ai nhanh”.
Yêu cầu: Hs làm bài chính xác.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh.
Hs đọc đề bài.
Một Hs đứng lên làm mẫu.
Hs làm bài.
Lần lượt 10 em đứng lên đọc kết quả.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
10 Hs nối tiếp nhau điền kết quả vào câu a).
10 hs viết kết quả câu b).
hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh tự giải vào VBT.
3 Hs lên bảng sửa bài.
Hs trả lời.
Hs trả lời.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs tự giải vào VBT.
Số 735.
Vì số 735 có số hàng trăm lớn nhất.
Số 142. Vì số này có hàng  ...  biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). Oân lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam.
b) Kỹ năng: Tính cộng, trừ (có nhớ) các số có ba chữ số thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 
 - Mục tiêu: Giúp Hs biết được cách tính cộng ba chữ số có nhớ. 
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
435 + 127
- Gv giới thiệu phép tính: 435 + 127 = ?
- Gv hướng dẫn học sinh thực hiện.
 435
+ 127
 562
 5 cộng 7 bằng 12 viết 2 nhớ 1 
 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6 viết 6 4 cộng 1 bằng 5, viết 5.
+ Phép cộng này khác phép cộng trước ở chỗ nào?
- Gv giới thiệu phép tính : 256 + 162
 256
 + 162
 418
 6 cộng 2 bằng 8, viết 8.
 5 cộng 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1
 2 cộng 1 bằng 3, viết 3
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu các em tự đặt tính dọc , rồi tính.
- Gv mời 2 Hs lên bảng sữa bài.
- Gv nhận xét.
 256 417 555 146 227
 + 125 + 168 + 209 + 214 + 337 
 381 585 764 360 564
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv nhận xét, chốt lại bài đúng.
 256 452 166 372 465
+ 182 +361 + 283 + 136 + 172
 438 813 449 508 637
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv mời 2 Hs lên thi. Các em đặt tính rồi tính.
Yêu cầu: đặt tính nhanh, chính xác.
- Gv nhận xét, tuyên dương bạn làm đúng và nhanh.
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABC.
- Gv hướng dẫn các HS giải.
- Gv nhận xét. 
Độ dài đường gấp khúc ABC là:
+ 137 = 263 (cm)
 Đáp số : 263 cm.
* Hoạt động 4: Làm bài 5.
Bài 5: 
- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Cho các em chơi trò : Ai nhanh hơn.
Yêu cầu: điền đúng số, làm nhanh.
500 đồng = 200 đồng + 300 đồng
500 đồng = 400 đồng + 100 đồng.
500 đồng = 0 đồng + 500 đồng.
- Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
Hs đặt tính dọc.
Hs quan sát.
Phép cộng có nhớ sang hàng chục.
Hs quan sát.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh tự giải vào VBT.
Hs lên bảng sữa bài.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs tự giải vào VBT.
Hai Hs lên bảng sửa bài.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs thi đua làm bài
Hs làm vào VBT.
Hs nhận xét..
Hs làm vào VBT.
Đại diện các nhóm lên thi.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
- Thực hiện theo HD của giáo viên
- Thi theo nhĩm
5.Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Tiết 3:TLV
NÓI VỀ ĐỘI TNTP 
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Kỹ năng: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thể đọc sách.
Thái độ: Giáo dục Hs biết tôn trọng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( phô tô phát cho từng Hs), VBT.
* HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Gv kiểm tra đồ dùng học tập của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi đề bài.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
. Bài tập 1:
Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV trình bày thêm tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em cả độ tuổi nhi đồng (5 – 9 tuổi) lẫn thiếu niên (9 – 14 tuổi).
- Gv chia lớp thành 2 nhóm thảo luận.
+ Đội thành lập ngày nào? Ở đâu?
 + Những đội viên đầu tiên của Đội lúc đầu là ai?
+ Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
Gv có thể nói thêm về huy hiệu Đội, khăn quàng, bài hát của Đội, các phong trào của Đội.
* Hoạt động 2: Trò chơi 
. Bài tập 2: 
Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn Hs biết rõ hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. Gồm có các phần:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Điạ điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn.
+ Địa chỉ gửi đơn.
+ Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ lớp, trường của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa.
+ Tên chữ kí của người làm đơn.
Gv cho cả lớp thi đua chơi trò “ Ai nhanh”
 - Gv mời 3 Hs làm xong trước đọc bài của mình.
Gv và Hs cùng nhận xét. Tuyên dương bạn nào làm đúng.
Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hai dãy lên thi đua, mỗi dãy 5 học sinh.
Hs thảo luận.
Đại diện hai nhóm lên trình bày.
Đội được thành lập vào ngày 15 –5 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Lúc đầu Đội chỉ có 5 thành viên: Đội trưởng đó là anh Nông Văn Dền (Kim Đồng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lý Thị Xậu.
Tên lúc đầu của Đội là Đội Nhi đồng cứu quốc (15-5-1941). Đội thiếu nhi Tháng Tám (15-5-1951). Đội Thiếu niên Tiền phong HCM (30-1-1970).
Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hs lắng nghe.
Hs làm vào VBT.
Hs đứng lên đọc.
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà xem lại các phần của mẫu đơn.
Nhận xét tiết học.
Tiết 4: CHÍNH TẢ
Nghe viết: CHƠI CHUYỀN 
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: 
Giúp Hs nghe viết chính xác bài thơ “ Chơi chuyền”. 
Biết cách trình bày một bài thơ. Viết đúng vào chỗ trống các vần oa / oao. 
Tìm đúng các tiếng có âm đầu là n/l ; an/ang.
b) Kỹ năng: Rèn Hs viết đúng. Rèn Hs kỹ năng nghe viết, tránh viết thừa, viết thiếu từ.
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2.
	 Vở bài tập, SGK.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: Nhìn chép “ Cậu bé thông minh”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: Lo sợ, siêng năng, rèn luyện, nở hoa.
Gv 2 Hs đọc thuộc thứ tự 10 tên chữ đã học ở tiết trước.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi đầu bài
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần bài thơ.
Gv mời 1 HS đọc lại bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung bài thơ. 
- Gv mời 1 Hs đọc khổ 1. Gv hỏi:
 + Khổ thơ 1 nói điều gì?
 - Gv mời 1 Hs đọc khổ 2. Gv hỏi:
 + Khổ 2 nói điều gì?
 - Gv giúp Hs nhận xét.
 + Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế naò?
 + Những câu thơ nào trong bài đặt trong dấu ngoặc kép? Vì sao
 + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
 - Gv hướng dẫn Hs viết bảng con những tiếng các em dễ viết sai.
Gv đọc cho Hs viết vào vở.
 - Gv đọc thong thả từng dòng thơ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: Điền vào chỗ trống :ao hay oao.
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv mở bảng phụ đã viết lên bảng.
- Gv mời 3 Hs lên bảng thi điền vần nhanh.
- Gv và Hs nhận xét.
- Gv mời 2 – 3 Hs đọc lại kết quả bài làm trên bảng.
+ Bài tập 3:Tìm các từ.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm.
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.
- Gv và cả lớp nhận xét.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
 Câu a) lành , nổi , liềm.
 Câu b) ngang, hạn, đàn.
Học sinh lắng nghe.
Hs đọc. Cả lớp đọc thầm.
Khổ thơ tả các bạn đang chơi chuyền.
Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức khỏe dẻo dai để mai lớn làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
Ba chữ.
Viết hoa.
Các câu “ Chuyền chuyền một  Hai, hai đôi.”. Vì đó là Những câu các bạn nói kho chơi trò chơi này.
Viết vào giữa trang vở hoặc chia vở làm hai phần.
Hs viết bảng con những tiếng dễ lẫn.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh chép vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm vào bảng con.
Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán.
Cả lớp làm vào VBT .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Nhóm 1 làm bài 3a.
Nhóm 2 làm bài 3b.
Đại diện nhóm trình bày.
Hs nhận xét.
Hs làm vào VBT.
5.Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Nhận xét tiết học.
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu: 
 - Nhận xét đánh giá hoạt động tuần 1
 - Triển khai phương hướng nhiệm vụ tuần 2
II/ Lên lớp: 
 1/ Các tổ nhận xét báo cáo.
 2/ Lớp trưởng nhận xét chung.
 3/ Giáo viên nhận xét.
 - Nề nếp: §i häc ®ĩng giê, truy bµi ®Çu giê nghiªm tĩc.
 - Học tập: Nh×n chung c¸c em cã ý thøc häc tËp tèt trong líp chĩ ý nghe gi¶ng h¨ng h¸i ph¸t biĨu x©y dùng bµi nh­ em: .................................................................................
 Cßn mét sè em ch­a ngoan, nãi chuyƯn riªng: ............................................................,
Cịn quên Đ DHT: ............................................................................................................
Thể dục, vệ sinh: + VƯ sinh líp häc, c¸ nh©n s¹ch sÏ.
 4/Khen ............................................................................................................................
Chê: ..................................................................................................................................
 5/ Triển khai phương hướng nhiệm vụ tuần 2
- Phát huy ưu điểm khắc phục tồn tại. 
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường. 
- Học chương trình tuần 2

Tài liệu đính kèm:

  • docGA3-T1.doc