Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- Biết viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút; Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k.

- Nghe-viết đúng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.

II. Đồ dùng dạy học

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

 

docx 32 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 1
( Từ ngày 05/09 đến 09/09/2022)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
05/09
HĐTN
1
Khai giảng năm học mới
Tiếng việt
 1+2
 Đọc: Ngày gặp lại
 Nói và nghe: Mùa hè của em
Ba 
06/09
Tiếng việt
3
Viết: Em yêu mùa hè
Toán
1+2 
Ôn tập các số đến 10000
TNXH
1
Họ hàng và những kỉ niệm của gia đình
GDTC
1
Giới thiệu chương trình
Tư
07/09
Tiếng việt
4
Đọc: Về thăm quê
Tiếng việt
5
Viết: Ôn chữ hoa A, Ă, Â
Toán
3
Ôn tập phép công, phép trừ trong phạm vi 1000
Tiếng Anh
1 
 Getting stated – Lesson 1 + 2
Năm
08/09
Toán
4
Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 (tiếp)
Tiếng việt
6
Luyện tập: Từ chỉ sự vật, hoạt động
TNXH
2
Họ hàng và những kỉ niệm của gia đình (tiếp)
HĐTN
2
Chân dung em
Sáu
09/09
Toán
5
Tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ 
Tiếng việt
7
Luyện tập: Viết tin nhắn
Đạo đức
1
Chào cờ và hát quốc ca
 HĐTN
3 
Nét riêng của mỗi người 
TUẦN 1 Thứ Hai ngày 5 tháng 9 năm 2022
Hoạt động trải nghiệm
KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI
Tiếng việt
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Tiết 1+2: Đọc: Ngày gặp lại
Nói và nghe: Mùa hè của em
I. Yêu cầu cần đạt: Sau giờ học HS có khả năng
- Biết đọc đúng, hiểu: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”. Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Biết yêu cảnh đẹp, quê hương, yêu quý bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV cho HS xem 2 bức tranh và hỏi:
+ Tranh 1: Các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Các bạn nhỏ trong tranh 2 đang làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
+ Các bạn nhỏ đang thả diều.
+ Các bạn nhỏ đang câu cá.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở. 
Tiết 1
2. Khám phá
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lâp lánh,
- Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.
- Luyện đọc đoạn: GV cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV gọi HS đọc và trả lời 4 câu hỏi trong sgk. 
+ Câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?
+ Câu 2: Sơn đã có những trải nghiệm gì trong mùa hè?
+ Câu 3: Trải nghiệm mùa hè của Chi có gì khác với Sơn.
+ Câu 4: Theo em, vì sao khi đi học, mùa hè sẽ theo các bạn vào lớp? Chọn câu trả lời hoặc ý kiến khác của em.
a. Vì các bạn vẫn nhớ chuyện mùa hè.
b. Vì các bạn sẽ kể cho nhau nghe những chuyện về mùa hè.
c. Vì các bạn sẽ mang những đồ vật kỉ niệm của mùa hè đến lớp.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt ND.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- 2 nhóm trình bày.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.
+ Sơn theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng các bạn đi thả diều.
+ Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Còn Sơn về quê theo ông bà trồng rau, câu cá, theo các bạn thả diều. 
- HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.
+ Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
- 2-3 HS nhắc lại.
Tiết 2
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Thực hành: Nói và nghe: Mùa hè của em
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua. 
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS TL nhóm 4: HS kể về những điều nhớ nhất trong mùa hè của mình.
+ Nếu HS không đi đâu, có thể kể ở nhà làm gì và giữ an toàn trong mùa hè đều được.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- GV gọi HS đọc yêu cầu trước lớp.
- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong 2 mùa hè của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc nối tiếp.
 Cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc chủ đề: Mùa hè của em.
- HS TL nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.
- HS kể.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
4. Tổng kết
- Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê. 
+ Bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gì?
+ Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?
- Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,...
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát video.
- HS trả lời.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Thứ Ba ngày 6 tháng 9 năm 2022
Tiếng Việt
Tiết 3: Nghe – viết: Mùa hè của em
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút; Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k.
- Nghe-viết đúng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c.
+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: cá chép
+ Trả lời: quả khế
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Nghe – Viết
- GV đọc toàn bài thơ.
- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV nêu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khi mùa hè về. Qua đó thấy được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mùa hè.
- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:
+ Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK.
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.
+ Chú ý dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: sim, lượn, dắt, xế, lưng, mát.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
3. Thực hành
Hoạt động 2: Tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình 
+ Quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. 
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS viết bảng con từ khó.
- HS viết bài.
- HS nghe, dò bài.
- HS đổi vở.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Kết quả: Kính, cây, kìm, kẹo, cân, kéo, cờ, cửa.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày
4. Củng cố, tổng kết
- Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, lên kế hoạch cho hè năm tới. 
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Toán
Tiết 1: Ôn tập các số đến 1000
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000; Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị; Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp;
- Vận dụng làm các bài tập.
- Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. Đồ dùng dạy học
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhiều điểm nhất” 
- GV phổ biến luật chơi. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS tham gia chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết câu 1.
- Câu 2, 3, 4 học sinh làm bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Số?
- GV nhận xét.
Bài 3:
a)
- GV nhận xét, tuyên dương.
b) - GV HD mẫu: 385 = 300 + 80 + 5
- GV nhận xét.
Bài 4. Số?
- GV cho HS nêu giá trị các số liền trước, liền sau
- GV cho HS làm việc nhóm đôi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 5:
a) - GV cho HS đọc tia số.
- GV giải thích: Số liền trước 15 là 14, số liền sau của 15 là 16. Ta có 14, 15, 16 là ba số liên tiếp. 16, 15, 14 là ba số liên tiếp.
- Yêu cầu HS nêu: 
b) 
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu cách viết số (134) đọc số (Một trăm ba mươi tư).
- HS nêu miệng:
+ 245: Hai trăm bốn mươi lăm.
+ 307: Ba trăm linh bảy.
+ Hàng trăm: 2, hàng chục: 7, hàng đơn vị: 1; Viết số: 271.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm miệng: 750, 999, 504.
- ...  củng cố thêm cho HS “quy tắc” tìm số hạng trong một tổng.
3. Luyện tập
Bài 1: (Làm việc nhóm 2) 
- GV HD HS tìm được số hạng. (theo mẫu)
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc cá nhân) 
+ Vì sao em tìm được số hạng đó?
- GV nhận xét.
Bài 3: 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tìm bến thứ hai có bao nhiêu thuyền ta làm ntn?
- GV nhận xét.
- HS đọc bài toán.
- HS trả lời.
+ 14 quả táo.
+ 10 táo xanh.
+ Táo đỏ.
+ Ta lấy 14 – 10 = 4.
- HS nêu quy tắc “Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia”
- HS tìm số hạng chưa biết.
- HS theo dõi GV hướng dẫn.
- HS nêu lại quy tắc.
 - HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm nêu kết quả.
- HS làm vào vở, đọc kết quả.
Số hạng
18
54
21
58
Số hạng
12
16
33
18
Tổng
30
38
54
40
- HS nêu cách tính.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS tóm tắt, giải, đọc bài giải
Bài giải
Bến thứ hai có số thuyền là:
65 - 40 = 25 (thuyền)
Đáp số: 25 thuyền.
4. Củng cố, tổng kết
+ Nêu quy tắc tìm số hạng trong một tổng?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- 2-3 HS nêu quy tắc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết 7: Luyện tập: Viết tin nhắn
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết viết tin nhắn trên điện thoại.
- Soạn được tin nhắn ngắn gọn, đúng nội dung.
- Yêu thích môn học.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS đọc bài “Về thăm quê”, TLCH: 
+ Bạn nhỏ thích về thăm quê.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Nhận biết các cách viết tin nhắn. 
Bài 1: 
a. Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn.
b. Nội dung tin nhắn.
c. Phương tiện thực hiện. 
- GV nhận xét, chốt đáp án.
3. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 2: Thực hành viết tin nhắn.
Bài 2: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ và viết tin nhắn vào vở.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
Bài 3: 
- GV giao nhiệm vụ: Mỗi bạn trong nhóm đọc tin mình viết, các thành viên trong nhóm nghe và góp ý sửa lỗi.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
+ Trên giấy: Bạn bè; Trên điện thoại: người thân trong gia đình.
+ Trên giấy: Nhắn bạn ra sân bống để chơi; Trên điện thoại: Báo cho bà biết đã về đến nhà, nhớ bà, hẹn sang năm lại về với bà.
+ Trên giấy: Bút và giấy; Trên điện thoại: Điện thoại di động.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS thực hành viết tin nhắn vào vở.
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét bạn trình bày.
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- HS làm việc nhóm 2. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, tổng kết
- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Đi tàu Thống nhất” trong SGK.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- Nhắc HS về nhà hoàn thiện bài.
- HS đọc bài mở rộng.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 1: Chào cờ và hát Quốc Ca 
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
- GD HS lòng yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca. 
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS hát: “Lá cờ Việt Nam”.
+ Em có nhận xét gì về lá cờ Việt Nam?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe bài hát.
- HS trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. 
- Gọi 1HS đọc đoạn hội thoại trong SGK.
+ Quốc hiệu của nước ta là gì?
+ Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam.
+ Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam.
+ Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca?
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)
- 1 HS đọc đoạn hội thoại.
+ Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.
+ Quốc ca VN là bái hát “Tiến quân ca” do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
+ Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. 
- GV hỏi:
+ Khi chuẩn bị chào cờ, em cần phải làm gì?
+ Khi chào cờ, em cần giữ tư thế như thế nào?
+ Khi chào cờ, em cần hát quốc ca như thế nào?
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV chốt nội dung, tuyên dương các nhóm.
- HS thảo luận nhóm 2:
+ Khi chuẩn bị chào cờ, em cần chỉnh sửa trang phục, bỏ mũ, nón.
+ Khi chào cờ, em cần giữ tư thế nghiêm trang, dáng đứng thẳng, mắt nhìn cờ Tổ quốc.
+ Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca to, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác NX
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức cho HS thi đua chào cờ đúng nhất. 
- Các nhóm nhận xét, bình chọn nhóm chào cờ tốt nhất, hát Quốc ca đúng và hay nhất.
- Nhận xét, tuyên dương
- Lớp trưởng điều hành lễ chào cờ.
- HS chia nhóm và thực hành chào cờ
- Các nhóm nhận xét bình chọn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 3: Sinh hoạt theo chủ đề: Nét riêng của mỗi người
I. Yêu cầu cần đạt
- HS chia sẻ niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của nhau. HS khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình.
- Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể. Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.
- Tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh của bạn.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV mở bài hát “Cái mũi”
+ Bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể?
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
+ Bài hát nói về cái mũi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
Hoạt động 3: Tạo hình gương mặt vui nhộn của em
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:
+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ bề ngoài của các thành viên trong gia đình sau bài học trước.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- HS chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
3. Thực hành
Trò chơi “Tôi nhận ra bạn nhờ điều gì?”
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2, quan sát bạn mình để tìm ra những nét riêng. 
- Tưởng tượng sau này bạn lớn lên, mình sẽ nhận ra bạn nhờ những nét riêng mà mình đã thấy.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
- Mời cả lớp cùng đọc bài thơ:
“Mỗi người đều có,
Nét đáng yêu riêng.
Gặp rồi là nhớ,
Xa rồi chẳng quên!”
- Học sinh chia nhóm 2, cùng quan sát lẫn nhau để tìm nét riêng của bạn.
- Các nhóm giới thiệu về nét riêng khi quan sát bạn và nêu ý nghĩ của mình nếu sau này lớn lên, mình sẽ nhận ra
bạn nhờ điều gì?
- Các nhóm nhận xét.
- Cả lớp cùng đọc bài thơ
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và HD HS về nhà:
+ Tạo hình gương mặt các thành viên trong gia đình bằng hoa quả, rau củ, cơm, bánh mì, ,....
- Nhận xét sau tiết dạy.
- HS tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phong.docx