Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Phạm Thị Nguyệt - Tiểu học Lãng Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Phạm Thị Nguyệt - Tiểu học Lãng Sơn

Tập đọc - kể chuyện

Tiết 2 + 3 CẬU BÉ THÔNG MINH

I. Mục tiêu:

A- Tập đọc:

- Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung câu truyện: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện:

- Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II. Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ ( SGK ).

III. Hoạt động dạy và học

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Phạm Thị Nguyệt - Tiểu học Lãng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Tập đọc - kể chuyện 
Tiết 2 + 3 Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu:
A- Tập đọc: 
- Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung câu truyện: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện:
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ ( SGK ).
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Tập đọc 
A. Mở đầu: GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK T Việt 3 tập một
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK 
2. Luyện đọc
a.GV đọc toàn bài.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
Yêu cầu HS ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
H: Nhà vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
H: Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
H: Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?
H: Trong cuộc thi tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì? Vì sao cậu yêu cầu như vậy?
H: Câu chuyện này nói lên điều gì?
4. Luyện đọc lại.
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 HS ( tự phân vai: người dẫn chuyện, cậubé, vua)
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc theo vai.
- Nhận xét bổ sung tuyên dương nhóm đọc hay.
 * Kể chuyện 
1. GVnêu nhiệm vụ: -YC HS quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện;kể từng đoạn
2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
a.GV yêu cầu HS quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ.
b. GV yêu cầu HS nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện.
- GV yêu cầu HS nhận xét về : nội dung, diễn đạt, cách thể hiện.
C - Củng cố - dặn dò.
H: Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào? vì sao?
- Nhận xét - dặn dò về nhà học thuộc câu chuyện.
- Chuẩn bị bài sau: Hai bàn tay em.
HS tiếp nối đọc từng câu đến hết bài
HS tiếp nối đọc 3 đoạn trong bài
Kết hợp giải nghĩa từ: kinh đô, sứ giả, trọng thưởng...
- 3 HS một nhóm.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm đoạn 2 và thảo luận nhóm đôi
- HS đọc thầm đoạn 3- trao đổi với bạn.
mỗi nhóm 3 HS ( tự phân vai: người dẫn chuyện, cậubé, vua)
-Các nhóm thi đọc theo vai.
- Nhận xét bổ sung
HS quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện
HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
HS quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ.
HS nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện.
Toán(tiết 1)
Tiết 4	Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: HS bảng con
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC: Không KT
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1:Viết( theo mẫu)
- Yêu cầu HS tự làm vào vở 
Củng cố kỹ năng đọc, viết các số có ba chữ số.
Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở 
Bài 3:
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 Củng cố so sánh các số có ba chữ số.
Bài 4:Tìm số lớn nhất, số bé nhất:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc dãy số của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Củng cố so sánh các số có ba chữ số.
Bài 5:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc dãy số của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Củng cố so sánh các số có ba chữ số.
3.Củng cố-dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Nhận xết tiết học.
- HS tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Một số HS đọc kết quả( cả lớp theo dõi tự chữa bài).
- HS đọc bài, tự làm bài vào vở, kiểm tra chéo kết quả .
310
311
315
319
- Bài tập yêu cầu so sánh các số.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập, chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
a. 162; 241; 425; 519; 537; 830.
b. 830; 537; 519; 425; 241; 162.
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Tiết 1	Toán(tiết 2)
Cộng, trừ các số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
- Củng cố kỹ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có ba chữ số( không nhớ).
- áp dụng phép cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) để giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: HS bảng con.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS làm bảng con.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Củng cố cộng các số có ba chữ số.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
Củng cố dạng toán về ít hơn.
Bài 4:
 - Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
Củng cố dạng toán về nhiều hơn.
- GV chấm bài.
Bài 5:- Yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS lập phép tính cộng trước, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính trừ.
C.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về cộng trừ các số có ba chữ số và bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- HS tiếp nối nhau nhẩm từng phép tính.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào bảng con, 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán, tóm tắt bài toán.
- HS giải vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán theo cặp, tóm tắt bài toán.
- HS giải vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm, chữa bài.
- HS làm bài vào vở, kiểm tra chéo kết quả.
Tiêt 2	Chính tả( tập chép)
Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n.
- Điền đúng và học thuộc tên 10 chữ cái trong bảng chữ cái.
- Giáo dục HS trình bày bài sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy và học: máy chiếu
III.Hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: Không KT
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung đoạn viết.
- GV đọc đoạn văn 1 lần
- b. Hướng dẫn cách trình bày
- đoạn chép có mấy câu?
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- YC HS đọc và viết các từ khó tìm được.
d. Gv yêu cầu HS chép bài vào vở.
e. Chấm bài: GV chấm từ 7 - 10 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 a: gọi 1 HS đọc
 GV yêu cầu HS làm bảng con.
Bài3:Gọi 1 HS đọc YC của bài 
YC HS thảo luận theo nhóm 4
- GV nhận xét kết luận
- YC HS học thuộc 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được, về nhà luyện viết.
- HS theo dõi SGK; 1 HS đọc lại
- HS thảo luận theo cặp
- HS trả lời.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS viết bảng con 
- HS viết bài
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- 1 HS đọc YC của bài
- HS tự làm vào bảng con, chữa bài.
a)Hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ
- 1 HS đọc YC của bài.
- HS thảo luận theo nhóm 4 ghi kết quả vào bảng nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Tiết 3	Luyện từ và câu
Ôn Từ chỉ sự vật. So sánh
I. Mục tiêu:
- Ôn về các từ chỉ sự vật.
- Làm quen với biện pháp tu từ : so sánh
- HS biết tìm câu thơ, cău văn có hình ảnh so sánh.
II. Đồ dùng dạy và học: bảng nhóm
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Em hiểu thế nào là từ chỉ sự vật?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a) Bài 1:
GV gọi HS đọc, yêu cầu của bài và đoạn thơ
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT
- GV gọi HS chữa bài
 GV củng cố về từ chỉ sự vật.
b) Bài 2: 
GV gọi HS đọc, yêu cầu của bài và đoạn thơ
H: Sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT
- GV gọi HS chữa bài
 GV củng cố về biện pháp tu từ so sánh.
c) Bài 3: Gọi HS đọc yêu của bài.
GV khuyến khích HS nối tiếp nhau phát biểu . Em thích hình ảnh nào ở bài tập 2? Vì sao?
C: Củng cố dặn dò:
Củng cố nội dung bài
GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập
.
HS đọc, yêu cầu của bài và đoạn thơ
HS làm bài vào VBT, kiểm tra chéo kết quả.
Cả lớp chữa bài
Các từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn thơ : 
Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.
HS đọc, yêu cầu của bài và đoạn thơ
HS làm bài vào VBT, kiểm tra chéo kết quả.
Cả lớp chữa bài
Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành
Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ. 
Cánh diều được so sánh với dấu á.
Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
HS đọc yêu của bài
HS nối tiếp nhau phát biểu .
Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2011
Tiết 5	Toán( ôn)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố kỹ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có ba chữ số( có nhớ).
-Tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
- Giải bài toán có lời văn về ít hơn.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: HS bảng con, BT TNToán trang 6,7
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS làm bài trên bảng
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Củng cố cộng các số có ba chữ số.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Nêu tên thành phần ở các phép tính?
Củng cố Tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
 Bài 3:
 - Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
Củng cố dạng toán về nhiều hơn.
- GV chấm bài.
Bài 4:
Khối lớp hai có 268 học sinh và ít hơn khối ba 39 học sinh. Hỏi khối ba có bao nhiêu học sinh?
C.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tiếp nối nhau nhẩm từng phép tính.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào bảng con, 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán, tóm tắt b ... t đông day- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
B. Bài mới:
1. giới thiệu bài:GV nêu mục tiêu tiết học.
Hoạt động 1:Thảo luận nhóm
- GV Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát lỗ mũi của bạn và trả lời câu hỏi:Các em nhìn thấy gì trong mũi?
+ KHi sổ mũi, em nhìn thấy gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
+ Hằng ngày dùng khăn mặt lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- Kết luận.
Hoạt động 2:Làm việc với SGK
- GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát các hình 3,4,5(SGK) và thảo luận theo các gợi ý sau:
Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều bụi?
+ Khi được thở ở nơi có không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?...
 GV yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
H: Thở không khí trong lành có lợi gì?
H: Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
* Kết luận:Không khí trong lành là không khí nhiều khí ô- xi, ít khí các- bon- níc và khói, bụi,...Khí ô- xi cần cho sự sống của cơ thở.Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh.
* Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận theo nhóm đôi .
- Một số HS trình bày trước lớp.(Thở bằng mũi là hợp vệ sinh)
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi.
- Một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS suy nghĩ và nêu ý kiến.
Tiết 5	Tiếng Việt (ôn): Tập làm văn
Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 Điền vào giấy tờ in sẵn.
I. Mục tiêu:
- Nói được những hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Điền đúng nội dung cần thiết vài mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II.Đồ dùng dạy- học:Mẫu đơn.
III.Hoạt động dạy- học. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:Gọi HS đọc bài đơn xin vào đội
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a) Bài 1:
- Bài yêu cầu gì?
- Giáo viên yêu cầu HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi SGK.
- Yêu cầu đại diện nhóm thi nói về tổ chức đội TNTP HCM.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên trôi chảy.
- Giáo viên có thể cho học sinh nói thêm về huy hiệu Đội, khăn quàng, bài hát, các phong trào của đội.
b) Bài tập 2.
- Giáo viên giúp học sinh nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS đọc đơn
C: Củng cố dặn dò:
Củng cố nội dung bài
GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập
- Nói những điều em biết về đội TNTP HCM.
- Học sinh lắng nghe.
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh nêu.
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
Cộng hoà .
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+Tên đơn.
+ Địa chỉ gửi đơn.
+ Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa.
+ Tên và chữ kỹ của người làm đơn.
- Học sinh làm bài.
- Ba học sinh đọc lại bài viết.
- Cả lớp nhận xét.
Tiết 2	Tự nhiên và xã hội
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở ra và hít vào.
- Quan sát hình minh hoạ, chỉ và nêu được tên các của các cơ quan hô hấp.
- Biết và chỉ được đường đi của không khi ta hít vào và thở ra.
- Hiểu được vai trò của cơ quan hô hấp đối với con người.
- Bước đầu có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trong trong trang 4,5 sách tự nhiên và xã hội, phóng to( nếu có thể).
III. Các hoạt đông day- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: KT SGK
2. 
Hoạt động 1: Cử đông hô hấp
- GV nêu yêu cầu của hoạt động: Quan sát và nhận xét về cử động hô hấp.
- Phát phiếu học tập.
- Gv yêu cầu HS cả lớp đứng lên, quan sát sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở sâu, thở bình thường theo các bước.
H: Nhận xét sợ thay đổi của lồng ngợc khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức?
H: So sánh lồng ngợc khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu?
H: Nêu ích lợi của việc thở sâu?
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu:
 - Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
 - Chỉ trên sơ đồ và nói được đường của không khí khi ta hít vào và thở ra.
 - Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo cặp
 GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình 2 trang 5 SGK. Hai bạn sẽ lần lượt người hỏi, người trả lời.
 H: Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
H: Hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 SGK?
 Phế quản, khí quản có chức năng gì? Phổi có chức năng gì?
 Bước 2: Làm việc cae lớp
GV gọi một số cặp HS lên hỏi, đáp trước lớp.
GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp. 
* Củng cố, dặn dò:
 - HS đọc ghi nhớ SGK
Quan sát và nhận xét về cử động hô hấp.
- HS cả lớp đứng lên, quan sát sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở sâu, thở bình thường theo các bước.
+ Tự đặt tay lên ngực mình sau đó thực hành hai động tác thở sâu (hình1- SGK)và thở bình thường.
+ Đặt tay lên ngực bạn bên cạnh, nhận biết sự thay đổi lồng ngực của bạn.
Tiếng Việt ( ôn):Tập đọc - kể chuyện
Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu:
A- Tập đọc:
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời kể và lời của nhân vật.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại từng đọan và toàn bộ câu chuyện.
- Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến và nội dung câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ ( SGK ).
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc toàn bài
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học 
2. Luyện đọc
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhận xét bổ sung tuyên dương nhóm đọc hay.
3. Kể chuyện 
GV yêu cầu HS nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện.
- GV yêu cầu HS nhận xét về : nội dung, diễn đạt, cách thể hiện.
C - Củng cố - dặn dò.
H: Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào? vì sao?
- Nhận xét - dặn dò về nhà học thuộc câu chuyện.
HS tiếp nối đọc 3 đoạn trong bài
- 3 HS một nhóm( tự phân vai: người dẫn chuyện, cậubé, vua).
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc theo vai.
HS nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện.
- HS nhận xét về : nội dung, diễn đạt, cách thể hiện.
Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010
Tập đọc
Hai bàn tay em
I. Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: nằm ngủ, lòng, siêng năng...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: ấp cạnh lòng, siêng năng, ngời ánh mai...
- Hiểu nội dung bài thơ: Hai bàn tay rất đẹp, có ích và đáng yêu.
3. HTL bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học- Tranh minh hoạ ( SGK ).
III. Hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: gọi 3 HS tiếp nối kể 3 đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
H: Em có suy nghĩ gì về đôi bàn tay của chính mình?
- GV giới thiệu bài - ghi bảng 
2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H:Hai bàn tay của bé được so sánh với gi?
H:Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé qua hình ảnh so sánh trên?
H:Hai bàn tay của bé thân thiết với bé. Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên điều đó?
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ 2; 3; 4; 5 để tìm hiểu thêm và cảm nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh.
H: Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp : Xoá dần các từ, cụm từ ( còn lại các từ đầu dòng)
5. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học - củng cố nội dung bài
Về nhà học thuộc bài - chuẩn bị bài sau: Ai có lỗi.
- HS đọc tiếp nối- mỗi em 2 dòng thơ.
- HS tiếp nối đọc 5 khổ .
- Giải nghĩa từ: siêng năng, thủ thỉ, giăng giăng...
-Từng cặp HS đọc.
- Cả lớp đọc ĐT cả bài( giọng vừa phải)
- HS đọc thầm khổ 1
- Hai bàn tay của bé được so sánh với nụ hoa hồng,những ngón tay xinh xinh như những cánh hoa.
- Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra câu trả lời.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến
- HS đọc ĐT.
- Thi học thuộc lòng bài thơ
+) Thi tiếp sức 
3 HS đọc toàn bài
Chính tả( nghe viết)
Chơi chuyền
I. Mục tiêu: 
- Nghe và viết lại chính xác bài thơ Chơi chuyền.
- biết viết hoa các chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- Phân biệt các chữ có vần ao-oao;Tìm đúng tiếng có âm đầu l-n.
- Giáo dục HS trình bày bài sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy và học: bảng nhóm
III.Hoạt động dạy và học.
A. Kiểm tra bài cũ:HS viết bảng con ( lo sợ ,rèn luyện,siêng năng) ..
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài+ Ghi bảng
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung đoạn viết.
- GV đọc bài thơ Chơi chuyền
- Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?
- Khổ thơ 2cho ta biết điều gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày
- bài thơ có mấy dòng thơ?Mỗi dòng có mấy chữ?Chữ đầu dòng phải viết như thế nào?
- Trong bài thơ những chữ nào đặt trong ngoặc kép?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- YC HS đọc và viết các từ khó tìm được.
d. Viết chính tả, soát lỗi.
- GV đọc bài cho HS viết vở.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
e. Chấm bài: GV chấm từ 7 - 10 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 a: gọi 1 HS đọc
Bài3:Gọi 1 HS đọc YC của bài 
YC HS thảo luận theo nhóm đôi
- GV nhận xét kết luận
- HS theo dõi SGK; 1 HS đọc lại
- HS đọc thầm toàn bài.
- HS thảo luận theo cặp
- HS trả lời.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS viết bảng con 
- HS viết bài
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- 1 HS đọc YC của bài
- HS tự làm vào bảng con, chữa bài.
- 1 HS đọc YC của bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được, về nhà viết lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 1(6).doc