2 TẬP ĐỌC
TIẾT 3: HAI BÀN TAY EM
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
- Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 - 3 khổ thơ trong bài).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết những khổ thơ luyện đọc và học thuộc lòng.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV sử dụng tranh minh họa SGK giới thiệu.
2. Luyện đọc:
a) GV đọc mẫu toàn bài (giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm).
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ: GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ. GV theo dõi, uốn nắn HS đọc. GV ghi bảng từ khó, hướng dẫn HS luyện đọc: cánh tròn, cạnh lòng, đánh răng, hoa nhài, siêng năng, giăng giăng.
- Đọc từng khổ thơ: GV hướng dẫn HS thể hiện tình cảm qua giọng đọc, ngắt nghỉ hơi đúng (nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn nghỉ hơi giữa các câu thơ thể hiện trọn vẹn một ý) như:
Tay em đánh răng/
Răng trắng hoa nhài//
Tay em chải tóc/
Tóc ngời ánh mai//
+ Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
+ GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ như: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
+ GV yêu cầu các nhóm luyện đọc.
+ GV theo dõi hướng dẫn các nhóm luyện đọc.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm lần lượt từng khổ thơ, trao đổi và trả lời các câu hỏi:
+ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
+ Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
+ Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
- GV theo dõi HS trả lời, nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm lại bài và cho biết nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- GV chốt lại nội dung chính: Bài thơ nói về hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu.
4. Học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài tại lớp.
+ GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc.
+ Sau đó GV xóa dần các từ, cụm từ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ: thi đọc tiếp sức theo tổ, thi cá nhân.
- GV theo dõi, cùng lớp nhận xét, bình xét tổ, cá nhân đọc đúng, hay.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu 1-2 HS đọc thuộc lòng lại bài thơ, nêu lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.
- 3 HS thực hiện.
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- Lớp theo dõi GV đọc mẫu.
- HS đọc từng dòng thơ nối tiếp, nêu từ khó.
- Lớp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- HS dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ.
- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- 5 nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh 5 khổ thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
- HS đọc thầm, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hoa hồng; những ngón tay xinh như những cánh hoa.
- Buổi tối, hai hoa ngủ cùng bé, buổi sáng tay giúp bé đánh răng, chải tóc, khi bé học, bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy, những khi bé một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay như với bạn.
- Nhiều HS trình bày tự do theo suy nghĩ của mình.
- Nhiều HS trình bày tự do
- HS đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của GV.
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn hoặc tổ đọc đúng, hay.
- 1-2 HS nêu lại
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
TUẦN 1 Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TIẾT 1: LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI 2018 – 2019 Tiết 2 TOÁN TIẾT 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. 2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: * Giới thiệu bài: Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1 : Ôn tập về đọc, viết số: * Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về đọc và viết số. * Cách tiến hành : - GV đọc cho HS viết các số sau theo lời đọc: Bốn trăm năm mươi sáu Hai trăm hai mươi bảy Một trăm linh sáu - Viết lên bảng các số có ba chữ số (khoảng 10 số) yêu cầu một dãy bàn HS nối tiếp nhau đọc các số được ghi trên bảng. - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK. Sau khi làm xong HS đổi chéo vở để KT bài của nhau. b. Hoạt động 2: Ôn tập về thứ tự số: * Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về sắp xếp thứ tự số. * Cách tiến hành : - GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của *Bài tập 2. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và tìm số thích hợp điền vào ô trống. - Chữa bài - Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó trừ đi 1. c. Hoạt động 3: Ôn tập về so sánh số và thứ tự số: * Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về so sánh số và thứ tự số. * Cách tiến hành : GV yêu cầu HS đọc đề bài 3 và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. *Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó đọc dãy số của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS đổi chéo vở để KT bài. *Bài 5 (dành cho học sinh khá giỏi làm thêm khi còn thời gian): - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh khá, giỏi tự làm bài. - Sửa bài, nhận xét, chốt kết quả đúng. a) 142; 241; 375; 421; 573; 735. b) 735; 573; 421; 375; 241; 142. 3. Hoạt động nối tiếp: - 2 HS lên thi đua làm tính nhanh. - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về đọc, viết so sánh các số có ba chữ số. IV. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Hát - 4 em viết số trên bảng lớp cả lớp làm vào bảng con. - 10HS nối tiếp nhau đọc số, HS cả lớp nghe và nhận xét. - Làm bài và nhận xét bài của bạn - Suy nghĩ và tự làm bài, hai học sinh lên bảng lớp làm bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số. - 3 em lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở. - Các số: 375, 421,573,241, 735,142. - HS cả lớp làm bài vào vở. - Học sinh đọc đề bài: Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn. - Học sinh khá, giỏi tự làm bài. - Sửa bài. Học sinh lắng nghe Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 1-2: CẬU BÉ THÔNG MINH I. Mục tiêu: A. Tập đọc 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: + HS đọc trôi trảy cả bài. Đọc đúng: Hạ lệnh, vùng nọ, nộp, lo sợ, lấy làm lạ. + HS biết ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ. + Đọc phân biệt lời người kể, các nhân vật. 2. Đọc hiểu. + Hiểu nghĩa từ : kinh đô, om sòm, trọng thưởng, hạ lệnh. + Hiểu ND và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. B. Kể chuyện 1. Rèn kĩ năng nói: + HS dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện. + Biết phối hợp lời kể chuyện với điệu bộ, nét mặt, thể hiện lời nhân vật. 2. Các em biết nghe, nhận xét, đánh giá, kể tiếp lời của bạn. C. GDKNS: Tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn luyện đọc III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 3. Cho HS quan sát tranh sách giáo khoa minh họa chủ điểm “Măng non”. Sau đó, GV sử dụng tranh minh họa “Cậu bé thông minh” giới thiệu bài. 2. Luyện đọc: a) GV đọc toàn bài với giọng người dẫn chuyện chậm rãi ở những dòng mở đầu, thể hiện sự lo lắng trước yêu cầu của nhà vua, khoan thai, thoải mái sau mỗi lần cậu bé vượt qua thử thách. Giọng cậu bé: lễ phép, bình tĩnh, tự tin. Giọng nhà vua: oai nghiêm, vờ bực tức... b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. GV theo dõi, uốn nắn HS đọc. GV ghi bảng các từ khó, hướng dẫn HS đọc: bình tĩnh, xin sữa, bật cười, mâm cỗ... - Đọc từng đoạn: + GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp. Chú ý các câu: * Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có / thì cả làng phải chịu tội // (giọng chậm rãi) * Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ? (giọng oai nghiêm) * Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được! (Giọng bực tức) + GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn như: kinh đô, om sòm, trọng thưởng... - Đọc từng đoạn trong nhóm: + GV yêu cầu các nhóm luyện đọc. + GV theo dõi hướng dẫn các nhóm luyện đọc. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm lần lượt từng đoạn trong bài và trả lời câu hỏi: + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? + Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? + Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí? + Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì? + Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? - Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm và trả lời nội dung câu chuyện nói lên điều gì? - GV chốt lại nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. * GDKNS: Giáo dục kỹ năng sống cho HS về tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề. 4. Luyện đọc lại - GV chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài. - GV chia nhóm, mỗi nhóm 3 HS. - Tổ chức cho hai nhóm thi đọc theo vai. - GV và HS bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. Kể chuyện - GV nêu nhiệm vụ: quan sát tranh và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo tranh: + Yêu cầu HS quan sát lần lượt 3 tranh minh họa 3 đoạn của câu chuyện và nhẩm kể chuyện. + GV gọi HS kể nối tiếp. + GV có thể đặt câu hỏi gợi ý như: Ở tranh 1, Quân lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này? Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé đang làm gì? Thái độ của nhà vua ra sao? Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? Thái độ của Vua ra sao? + GV nhận xét HS sau mỗi lần kể về nội dung, cách diễn đạt và cách thể hiện. C. Củng cố- dặn dò - GV nêu câu hỏi củng cố: Trong câu chuyện em thích nhân vật nào? Vì sao? - GV nhận xét, đánh giá tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho gia đình nghe. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Hai bàn tay em - Hát - HS quan sát tranh và lắng nghe. - Lớp theo dõi GV đọc mẫu. - HS đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài - HS nêu từ khó, luyện đọc từ khó. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - HS dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ. - HS đọc từng đoạn trong nhóm, từng cặp HS tập đọc. - Hai HS mỗi em đọc một đoạn của bài - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. - HS đọc thầm, trả lời câu hỏi. + Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. + Vì gà trống không đẻ trứng được. + Cậu bé nói một chuyện vô lí là bố đẻ em bé, để từ đó nhà vua phải thừa nhận lệnh của ngài cũng vô lí. + Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu với vua rèn cho cậu một chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. + Yêu cầu một việc nhà vua không làm được để khỏi phải thực hiện lệnh vua. - Nhiều HS trình bày tự do theo suy nghĩ của bản thân. - HS lắng nghe GV đọc mẫu - Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, vua) - Các nhóm thi đọc. Lớp nhận xét cá nhân và nhóm đọc hay - HS lắng nghe GV - HS quan sát tranh, nhẩm kể. - HS kể nối tiếp trước lớp - Nhận xét lời kể của bạn. Khen ngợi các bạn có cách kể sáng tạo. - HS trả lời, giải thích theo suy nghĩ bản thân. Buổi chiều Tiết 1: TOÁN TIẾT 2: CỘNG - TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn. 2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột a; c); Bài 2; Bài 3. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: * Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 1. -Nhận xét, chữa bài HS. * Giới thiệu bài: Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1 : Ôn tập. * Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về phép cộng và phép trừ(không nhớ) các số có ba chữ số. * Cách tiến hành : *Bài 1: (câu b dành cho học sinh khá, giỏi) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Y/c HS tự làm bài tập. - HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài. - HS đổi chéo vở để KT bài của nhau. *Bài 2: Gọi một HS đọc yêu cầu của đề bài. -Yêu cầu HS làm bài. -Gọi HS làm bài -Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn (nhận xét về đặc tính và kết quả) b. Hoạt động 2 : Ôn tập giải toán về nhiều hơn ít hơn . * Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về nhiều hơn, ít hơn. * Cách tiến hành : *Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề - Khối lớp một có bao nhiêu học sinh? - Số học sinh của khối lớp hai như thế nào so với số HS của khối lớp Một? - Vậy muốn tính số HS của khối lớp Hai ta phải làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. Chữa bài và cho điểm HS. *Bài 4 (Dành cho học sinh khá, giỏi): Tem thư : 800 đ Phong bì ít hơn tem thư : 600 đ Phong bì : ... đ? Giải: Giá tiền một phong bì là: 800 – 600 = 200 (đồng) Đáp số: 200 đồng Chốt: nêu dạng toán 3. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học, lien hệ thực tiễn. - GV dặn HS về nhà ôn tập thêm về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. - Hát - 3HS làm bài trên bảng - HS lắng nghe. - BT yêu cầu tính nhẩm - 9 HS nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính. VD:HS1: 4 trăm cộng 3 trăm bằng 7 trăm. - Đặt tính rồi tính. 352 416 + 768 - 4 em lên bnảg làm bài HS cả lớp làm vở HS1: 3 ... V yêu cầu HS làm bài vào VBT - GV theo dõi, nhận xét bài của HS. C. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại các mục cơ bản của mẫu đơn. - GV nhận xét, đánh giá tiết học. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị tiết sau. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tựa bài - HS nêu đề bài - HS lắng nghe GV giới thiệu - 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm - HS theo dõi, nhận xét theo hướng dẫn của GV: + Quốc hiệu là: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; tiêu ngữ là Độc lập - Tự do – Hạnh phúc. + Nằm ở góc phải, bên dưới tiêu ngữ + ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH ... - HS làm bài - 2-3 HS đọc lại bài viết của mình - Cả lớp theo dõi, nhận xét - Vài HS nhắc lại bài. Tiết 2 CHÍNH TẢ (Nghe- viết) TIẾT 2: CHƠI CHUYỀN I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ. - Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2). - Làm đúng BT(3) a/b. II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung hai bài tập 2 chép sẵn vào bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ - Mời 3 HS lên bảng. Viết các từ: Dân làng, làn gió, tiếng đàn, đàng hoàng. - Kiểm tra việc đọc thuộc lòng thứ tự 10 tên chữ đã học. - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn nghe-viết: - GV đọc mẫu một lần bài thơ - Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét: + Nội dung của từng khổ thơ là gì? + Mỗi dòng có mấy chữ? Chữ đầu câu viết như thế nào? + Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép? Vì sao? + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? - Hướng dẫn HS viết từ khó. + GV ghi bảng: chuyền, hòn cuội, vơ, dẻo dai... + Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con (tập nháp) - GV đọc lại bài lại một lần - GV đọc từng dòng thơ (2 lần) cho HS viết vào vở. - GV đọc lại lần 3 cho HS soát bài. - GV chấm từ 6-8 bài của HS. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập *Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu bài tập 2. - Gọi 2 HS lên bảng thi điền vần nhanh. - GV cùng cả lớp theo dõi, nhận xét. *Bài 3b - Gọi một HS đọc yêu cầu bài 3b. - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. - GV nhận xét, đánh giá. C. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét bài chấm, nêu lại cách viết các chữ HS sai nhiều. - Nhắc HS về ôn lại bài. - Nhận xét đánh giá tiết học. - 3 HS lên bảng viết từ. - Cả lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc thuộc tên theo thứ tự 10 chữ cái. - Lớp lắng nghe GV. - Cả lớp theo dõi. - 1 HS đọc lại bài thơ. - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài thơ. 2 HS trả lời: + Khổ 1 tả các bạn đang chơi chuyền: miệng nói, mắt sáng ngời, tay vơ que chuyền... + Khổ 2 nói về việc chơi chuyền sẽ giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để làm tốt công việc sau này. - HS theo dõi, nhận xét theo yêu cầu GV + Mỗi dòng thơ có 3 chữ. Chữ cái đầu câu viết hoa.. + Các câu đặt trong ngoặc kép là “Chuyền đôi; vì đó là những câu các bạn nói khi chơi trò chơi này. + Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 từ lề sang. - HS nêu ra một số tiếng khó và thực hiện phân tích từ khó, kết hợp giải nghĩa từ. - Thực hành viết các từ khó vào bảng con hoặc tập nháp. - HS lắng nghe - HS viết bài vào vở. - HS đổi tập sửa bài. - 2 HS thi làm bài. Lớp làm vào vở bài tập. - Lớp theo dõi, nhận xét đáp án: Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán. - Một HS đọc đề bài. - Cả lớp làm vào bảng con. Các tiếng cần điền là ngang, hạn, đàn, - HS theo dõi, viết lại các từ đã viết sai. THỦ CÔNG Tiết 1: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI I. Mục tiêu - Biết cách gấp tàu thủy hai ống khói. - Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng. Tàu thủy tương đối cân đối. - Với HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng phẳng. Tàu thủy cân đối. II. Đồ dùng dạy học - Một chiếc tàu thủy có hai ống khói đã gấp sẵn. Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS 2. Bài mới Giới thiệu bài: Sử dụng mẫu gấp sẵn giới thiệu tên bài. * Hoạt động 1 - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: Cho quan sát mẫu một chiếc tàu thủy hai ống khói đã được gấp sẵn và hỏi: Tàu thủy hai ống khói này có đặc điểm và hình dạng như thế nào? - Giới thiệu về tàu thủy thật so với tàu thủy gấp bằng giấy. - Gọi 1 HS lên mở chiếc tàu thủy trở về tờ giấy vuông ban đầu. * Hoạt động 2 Bước 1: Chọn và gấp cắt tờ giấy hình vuông - Gọi một HS lên bảng thực hiện cắt gấp theo mẫu đã học ở lớp 2. Bước 2: Hướng dẫn HS gấp. - Lần lượt hướng dẫn HS cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau theo các bước Hình 2 (SGK). *Hoạt động 3 Lần lượt hướng dẫn HS cách gấp thành chiếc tàu thủy hai ống khói lần lượt qua các bước như trong hình 3, 4, 5,6, 7 và 8 trong sách giáo khoa - GV gọi một hoặc hai HS lên bảng nhắc lại các bước gấp tàu thủy 2 ống khói. - GV quan sát các thao tác. - Cho HS tập gấp bằng giấy. 3. Củng cố - Dặn dò - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị trong tổ mình. - HS nhắc lại tựa bài. - Lớp tiến hành quan sát mẫu và nhận xét theo hướng dẫn của GV. - HS sẽ lần lượt nhận xét về: Có đặc điểm giống nhau ở phần giữa tàu. Mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng. - Lắng nghe GV để nắm được sự khắc biệt giữa tàu thủy thật và tàu gấp bằng giấy. - Lớp quan sát một HS lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2. - Quan sát GV hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau qua từng bước cụ thể như hình minh họa trong SGK - Tiếp tục quan sát GV hướng dẫn để nắm được cách gấp qua các bước ở hình 3, 4, 5, 6, 7 và 8 để có được một tàu thủy hai ống khói. - Theo dõi GV làm mẫu để tiết sau gấp thành chiếc tàu thủy hai ống khói. - 2 HS nhắc lại lí thuyết về cách gấp tàu thủy có hai ống khói. - HS nêu nội dung bài học ĐẠO ĐỨC Tiết 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ I. Mục tiêu - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng Lưu ý: HS biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. - GV gợi ý và tạo điều kiện cho HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác. II. Đồ dùng dạy học: Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về Bác Hồ. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định 2. Bài mới Giới thiệu bài: Dùng tranh giới thiệu về Bác ª Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. - Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2, vở bài tập đạo đức, tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh đó. - GV thu kết quả thảo luận. - Nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm. - Yêu cầu thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về bác theo những câu hỏi gợi ý sau: 1. Bác sinh ngày, tháng, năm nào? 2. Quê Bác ở đâu? 3. Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ? 4. Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào với dân tộc ta? 5.Tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào? - Hát về Bác Hồ - Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Ảnh 1: Nội dung: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm phủ chủ tịch. Đặt tên: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở phủ chủ tịch. Ảnh 2: Nội dung: Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát. Đặt tên: Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi. Ảnh 3: Nội dung: Bác Hồ bế và hôn cháu thiếu nhi. Đặt tên: Bác Hồ và các cháu thiếu nhi. Ảnh 4: Nội dung: Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. Đặt tên: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. - Các nhóm chú ý lắng nghe, bổ sung - 3- 4 HS trả lời. - Lớp chú ý lắng nghe, bổ sung. - GV kết luận: Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và là người có công rất lớn đối với đất nước, với dân tộc ta. Bác là vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam, là người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt nam dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 02/09/1945. Trong cuộc đời hoạt động CM của mình, Bác Hồ đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Anh Ba, Ông Ké ...Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Bác Hồ cũng luôn quan tâm và yêu quý các cháu. ª Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với bác” - Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác” - Yêu cầu thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: 1. Qua câu chuyện, em cảm thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào? 2. Em cảm thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào? - GV kết luận: Bác rất yêu các cháu thiếu nhi. Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác. - HS cả lớp chú ý lắng nghe. Gọi 1 HS đọc lại truyện. - 3 - 4 HS trả lời. - Lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Câu trả lời đúng: 1. Các cháu thiếu nhi trong câu chuyện rất kính yêu Bác Hồ, điều này được thể hiện ở chi tiết: Khi vừa nhìn thấy Bác, các cháu đã vui sướng và cùng reo lên. 2. Bác Hồ cũng rất yêu quí các cháu thiếu nhi, Bác đón các cháu, vui vẻ quây quần bên các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu ... - HS lắng nghe. ª Hoạt động 3: Thảo luận, ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng - Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. - Yêu cầu HS tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy. - Hỏi: Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai? - Những ai đã thực hiện được theo 5 điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào? - Nhận xét tuyên dương những HS đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Nhắc nhở HS cả lớp noi gương những HS ngoan như thế. * Hướng dẫn thực hành: - Củng cố nội dung 5 điều bác dạy. Giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - GV nhận xét đánh giá tiết học - GV gợi ý HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ trong tiết sau. - Thảo luận cặp đôi. - 2-3 đôi đọc những công việc mà thiếu nhi cần làm. - 2- 3 HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy. - 3- 4 HS trả lời. -Lớp chú ý lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: