Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu Học Thuận Đạo

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu Học Thuận Đạo

TUẦN 1

Tập đọc - Kể chuyện

Cậu bé thông minh

I – YC:Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

Hiểu ND: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(trả lời được các CH trong SGK)

KC

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong (TV3/1).

 

doc 46 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu Học Thuận Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Tập đọc - Kể chuyện 
CẬU BÉ THÔNG MINH
I – YC:Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
Hiểu ND: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(trả lời được các CH trong SGK)
KC
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong (TV3/1).
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. MỞ ĐẦU 
- G.viên giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc của HKI lớp 3. 
- GV yêu cầu học sinh mở mục lục TV3/1 và đọc tên các chủ điểm của chương trình. 
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài : Theo sách giáo viên.
- GV ghi tên bài nên bảng. 
Luyện đọc 
Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
H.dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Theo dõi hs đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu hs mắc lỗi. Khi chỉnh sửa lỗi, gv đọc mẫu từ hs phát âm sai rồi yêu cầu hs đọc lại từ đó cho đúng. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài.
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc .
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh. 
- Nơi nào thì được gọi là kinh đô ?
- Hướng dẫn hs đọc đoạn 2 tương tự như cách hướng dẫn đọc đoạn 1.
- Om sòm có nghĩa là gì ?
- Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3. 
- Sứ giả là người như thế nào ? à
- Thế nào là trọng thưởng ? à
* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm 
- Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu đọc từng đoạn theo nhóm.
* Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3.
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? 
- Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua ?
- Vì sao họ lại lo sợ ?
- Cuộc gặp gỡ của cậu bé và Đức vua như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 .
- Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua ?
+ Khi được gặp Đức Vua, cậu bé đã nói với ngài điều vô lý gì ?
+ Đức Vua đã nói gì khi nghe cậu bé nói điều vô lí ấy.
+ Cậu bé đã bình tĩnh đáp lại nhà vua như thế nào ?
- Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lý là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 .
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
- Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim không ?
- Vì sao cậu bé lại tâu Đức Vua làm một việc không thể làm được ?
- Biết rằng không thể làm được ba mâm cỗ từ một con chim sẻ, nên cậu bé đã yêu cầu sứ giả tâu với Đức Vua rèn cho một con dao thật sắc từ một chiếc kim khâu. Đây là việc mà đức Vua không thể làm được, vì thế ngài cũng không thể bắt cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.
- Sau hai lần thử tài, Đức Vua quyết định như thế nào ?
- Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 hs và yêu cầu hs luyện đọc lại truyện theo hình thức phân vai.
- Cho một số nhóm hs thi đọc trước lớp.
Chú ý: Biết phân biệt lời người kể, các nhân vật khi đọc bài :
- Tuyên dương các nhóm đọc tốt. 
- Cả lớp đọc thầm, 1 Hs đọc thành tiếng tên các chủ điểm: Măng non, mái ấm, tới trường, cộng đồng, quê hương Bắc Trung Nam, Anh em một nhà, thành thị và nông thôn. 
+Học sinh chú ý lắng nghe.
- HS theo dõi GV đọc bài (tai nghe mắt theo dõi trong SGK ). 
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
- Sửa lỗi phát âm theo h.dẫn của giáo viên. 
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu:
Ngày xưa/ có một ông vua muốn tìm người tài giúp nước // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có thì cả làng phải chịu tội.//
- Trái nghĩa với bình tĩnh là: bối rối, lúng túng. 
- Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2. Chú ý đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật:
- Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?// (Đọc với giọng oai nghiêm )
- Muôn tâu đức vua // - cậu bé đáp -// bố con mới đẻ em bé,/ bắt con đi xin sữa cho em,// con không xin được, // liền bị đuổi đi,// (Đọc với giọng lễ phép bình tĩnh tự tin).
- Thằng bé này láo,/ dám đùa với trẫm !// Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ?// (Đọc với giọng hơi giận dữ, lên giọng ở cuối câu).
- Muôn tâu,/ vậy tại sao đức vua lại hạ lệnh cho làng con / phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ. ?// 
- Om sòm nghĩa là ầm ĩ, gây náo động. 
- Lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3.
- Chú ý ngắt giọng đúng :
 Hôm sau/ nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ/ bảo cậu bé làm 3 mâm cỗ.// Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu/ nói 
- Xin ông tâu với Đức Vua/ rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc/ để sẻ thịt chim.
- Sứ giả là người được vua phái đi giao thiệp với người khác, nước khác...
- Trọng thưởng nghĩa là tặng cho một phần thưởng lớn.
- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của mình, sau mỗi bạn đọc, các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS cả lớp đọc đồng thanh.
- Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống.
- Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua.
- Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà nhà vua lại bắt nộp một con gà trống biết đẻ trứng. 
- Đến trước cung vua và kêu khóc om sòm. 
- Cậu bé nói với Đức Vua là bố của cậu bé mới đẻ em bé.
- Đức Vua quát cậu bé và nói rằng bố cậu là đàn ông thì làm sao đẻ được em bé .
- Cậu bé hỏi lại nhà Vua là tại sao ngài lại ra lệnh cho dân phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. 
- Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để sẻ thịt chim.
 - Không thể rèn được.
- Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà Vua là làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để thành tài.
- Cậu bé trong truyện là người rất thông minh, tài trí.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai : người dẫn truyện, cậu bé, nhà vua.
- 3 đến 4 nhóm thi đọc. Lớp nhận xét. 
Kể chuyện
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. GIỚI THIỆU
- GV nêu nhiệm vụ của nội dung kể truyện trong lớp học: Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện “Cậu bé thông minh” vừa được tìm hiểu.
- GV treo tranh minh hoạ của từng đoạn truyện như trong sách TV3/1 lên bảng.
hướng dẫn kể chuyện
Hướng dẫn kể đoạn 1:
- Yêu cầu HS quan sát kĩ bức tranh 1 và hỏi : Quân lính đang làm gì ?
- Lệnh của Đức Vua là gì ?
- Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh của Đức Vua ?
- Yêu cầu 1 HS kể lại nội dung của đoạn 1.
Đoạn 2
- Khi được gặp Vua, cậu bé đã nói gì, làm gì? 
- Thái độ của Đức Vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói.
Đoạn 3
- Lần thử tài thứ hai, Đức Vua yêu cầu cậu bé làm gì ?
- Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ?
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
- Theo dõi và tuyên dương những HS kể chuyện tốt, có sáng tạo. 
củng cố , dặn dò
- HS lần lượt quan sát các tranh được giới thiệu trên bảng lớp (hoặc tranh trong SGK).
- Nhìn tranh trả lời câu hỏi :
+ Quân lính đang thông báo lệnh của Đức Vua.
+ Đức Vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
+ Dân làng vô cùng lo sợ.
- Kể thành đoạn.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi để nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí: Kể có đúng nội dung? Nói đã thành câu chưa? Từ ngữ được dùng có phù hợp không? Kể có tự nhiên không? ...
- Cậu bé kêu khóc om sòm và nói rằng: Bố con mới sinh em bé, bắt con đi xin sữa. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
- Đức Vua giận dữ, quát cậu bé là láo và nói: Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ?
- Đức Vua yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.
- Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- 3 HS kể nối tiếp nhau theo từng đoạn truyện. Cả lớp theo dõi nhận xét sau mỗi lần có HS kể.
Tập đọc
HAI BÀN TAY EM
I – YC: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
Hiểu ND:Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu.(trả lời được các CH trong 
SGK; thuộc 2 -3 khổ thơ trong bài)
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách TV3/1.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Yêu cầu 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung câu truyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 
Giới thiệu bài
- Giới thiệu theo sách giáo viên.
- GV ghi tên bài lên bảng.
Luyện đọc 
Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 * Hướng dẫn đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 2 dòng thơ, đọc từ đầu cho đến hết bài .
- Theo dõi HS đo ... :
- S­u tÇm mét sè tranh thiÕu nhi vỊ b¶o vƯ m«i tr­êng vµ ®Ị tµi kh¸c.
- Tranh cđa häa sÜ vÏ cïng ®Ị tµi.
2- Häc sinh:
- S­u tÇm tranh, ¶nh vỊ m«i tr­êng.
- §å dïng häc vÏ.
III- C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc chđ yÕu:
A- ỉn ®Þnh tỉ chøc:
- KiĨm tra ®å dïng häc vÏ, Vë tËp vÏ.
B- D¹y bµi míi:
* Giíi thiƯu bµi: 
Gi¸o viªn giíi thiƯu tranh ¶nh vỊ ®Ị tµi m«i tr­êng ®Ĩ häc sinh quan s¸t. 
Gi¸o viªn giíi thiƯu nh÷ng ho¹t ®éng vỊ b¶o vƯ m«i tr­êng trong cuéc sèng.
- Gi¸o viªn giíi thiƯu mét sè tranh cđa thiÕu nhi vỊ ®Ị tµi kh¸c nhau ®Ĩ häc sinh nhËn ra: 
+ Tranh vÏ vỊ ®Ị tµi m«i tr­êng
+ §Ị tµi vỊ b¶o vƯ m«i tr­êng rÊt phong phĩ vµ ®a d¹ng nh­: Trång c©y, ch¨m sãc, b¶o vƯ rõng, chim thĩ ...
- Gi¸o viªn nhÊn m¹nh: Do cã ý thøc b¶o vƯ m«i tr­êng nªn c¸c b¹n ®· vÏ ®­ỵc nh÷ng bøc tranh ®Đp ®Ĩ chĩng ta cïng xem. 
Ho¹t ®éng 1: H­íng dÉn xem tranh:
- Gi¸o viªn chia líp thµnh 4 nhãm, th¶o luËn vµ t×m hiĨu néi dung tranh.
+ Tranh vÏ ho¹t ®éng g×?
+ H×nh ¶nh chÝnh, h×nh ¶nh phơ trrong tranh.
+ H×nh d¸ng, ®éng t¸c cđa c¸c h×nh ¶nh chÝnh nh­ thÕ nµo? ë ®©u.
+ Nh÷ng mµu s¾c nµo cã nhiỊu ë trong tranh.
- Sau 10 phĩt ®¹i diƯn c¸c nhãm tr­ëng nhËn xÐt vỊ c¸c bøc tranh.
- Gi¸o viªn nhÊn m¹nh: 
+ Xem tranh, t×m hiĨu tranh vµ tiÕp xĩc víi c¸i ®Đp ®Ĩ yªu thÝch c¸i ®Đp
+ Xem tranh cÇn cã nh÷ng nhËn xÐt cđa riªng m×nh.
Ho¹t ®éng 2: NhËn xÐt ®¸nh gi¸:
- Gi¸o viªn nhËn xÐt chung tiÕt häc 
- Khen ngỵi, ®éng viªn nh÷ng häc sinh vµ c¸c nhãm cã nhiỊu ý kiÕn nhËn xÐt hay phï hỵp víi néi dung cđa tranh.
* DỈn dß: 
ChuÈn bÞ cho bµi häc sau (t×m vµ xem nh÷ng ®å vËt cã d¹ng trang trÝ ®­êng diỊm).
Thủ công T1
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI
I. MỤC TIÊU:
Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đôi` thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu tàu thủy hai ống khói.
Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.
Giấy nháp, thủ công, bút màu, kéo thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
+ Giới thiệu mẫu tàu thủy hai ống khói gấp bằng giấy.
+ Giáo viên nêu lại phần nhận xét của học sinh và chỉ vào mẫu tàu thủy.
+ Giáo viên nêu tác dụng của tàu thủy thật (làm bằng sắt thép): chở hàng hóa, hành khách trên sông, biển.
+ Giáo viên yêu cầu.
+ Giáo viên gọi 1 học sinh.
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Bước 1.
+Gấp, cắt tờ giấy hình vuông (SGV/191).
- Bước 2.
+ Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
- Bước 3:
+ Gấp thành tàu thủy hai ống khói. SGV/192;193.
- Giáo viên chú ý: Trong bước 1, cần gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kỹ các đường gấp cho phẳng.
- Giáo viên quan sát nếu học sinh nào còn lúng túng khi thực hiện thì giáo viên cần hướng dẫn lại để học sinh cả lớp biết cách thực hiện.
+ Học sinh quan sát để rút ra nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thủy mẫu.
+ Tàu thủy có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.
(hình 1/ SGV/ 191)
+ Học sinh suy nghĩ, tìm ra các gấp tàu thủy mẫu trước khi hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh lên bảng mở dần tàu thủy mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu.
+ Hình 2/ SGV/ 192.
+ Hình 3/ SGV/ 192.
+ Hình 4;5;6;7;8/193.
+ Học sinh gấp tàu thủy hai ống khói bằng giấy.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Học sinh nào gấp xong - Giáo viên cho cả lớp quan sát.
+ Giáo viên nhận xét – tuyên dương, dặn dò học sinh về nhà tập gấp tàu thủy gai ống khói.
+Tiết sau học tiếp theo.
Tự nhiên-xã hội T1
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP.
I. MỤC TIÊU:
*Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp 
Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình SGK/4;5 phóng to.
Tranh thiết bị.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu qua về nội dung chương trình môn TNXH lớp 3.
Gồm 3 chương lớn:
Con người và sức khỏe.
Xã hội.
Tự nhiên (gồm 70 tiết/ 35 tuần ; 2 tiết/ tuần).
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Thực hành cách thở sâu.
- Bước 1.Trò chơi
+ GV cho cả lớp thực hiện.
GV : cảm giác của các em sau khi nín thở lâu.
- Bước 2.
+ Gọi 1 HS lên trước lớp.
+ GV yêu cầu.
- Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thở ra.
- So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu.
+ GV kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên.
(SGK/20)
* Hoạt động 2:Làm việc với SGK.
- Bước 1.
+Yêu cầu học sinh mở SGK.
+ Giáo viên hướng dẫn mẫu:
Bạn A:chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Bạn B:chỉ đường đi của không khí trên hình 2.
- Bước 2.
+ GV gọi một vài cặp lên hỏi đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
+ GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ GV kết luận: SGK/5
- Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đồi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
- Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
- Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
 4. Củng cố & dặn dò:
SGK/4
+ Học sinh quan sát.
+ Thực hành theo yêu cầu.
+ Động tác: “bịt mũi, nín thở”.
+ Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
+ Thực hiện động tác thở sâu (H.1) để cả lớp quan sát.
+ Cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
+ Khi ta thở, lồng ngực phồng lên xẹp xuống đều đặn.
+ Học sinh thực hành trên bảng.
+ Làm việc theo cặp.
+ Quan sát hình 2/ 5/ SGK.
+ Hai bạn sẽ lần lược người hỏi/ người trả lới.
+ Học sinh quan sát hình 2;3/ 5/ SGK.
+ HS A: Đố bạn biết mũi dùng để làm gì?
+ HS B: Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì?
A: Phổi có chức năng gì?
B: Chỉ trên hình vẽ 3 đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
+ Làm việc với cả lớp.
+ Học sinh phát biểu:
- Thực hiện việc trao đổi khí.
- Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
+ Vài học sinh đọc ghi nhớ 
Tự nhiên-xã hội T2
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU:
*Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khoẻ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
HS: Gương soi đủ dùng cho các nhóm.
Tranh, thiết bị TH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Cơ quan hô hấp có chức năng gì? ( thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài).
HS2: Chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp? ( mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí, 2 lá phổi có chức năng trao đổi khí)
Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Thảo luận nhóm.
Mục tiêu:Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn.
+ Các em thấy gì trong mũi?
+Khi bị sổ mũi, các em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?
+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- Giảng: Trong mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.
- Ngoài ra, trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào.
+ GV kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
* Hoạt động 2:Làm việc với SGK.
Mục tiêu:Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khỏe.
Cách tiến hành:
Bước 1.Làm theo cặp.
+GV yêu cầu.
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, không trong lành có nhiều khói bụi.
- Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
- Nêu cảm giác của bạn khi thở không khí có nhiều khói bụi.
- Bước 2.
+ Giáo viên yêu cầu làm việc cả lớp.
- Thở không khí trong lành có ích lợi gì?
- Thở không khí có nhiều khói bụi có tác hại gì?
+ GV kết luận:
- Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí oxi, ít khí cacbonic và khói bụi.Khí oxi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Không khí chứa nhiều khí cacbonic là không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
+ Học sinh thực hành.
+ Nêu nhận xét.
+ Học sinh lấy gương soi để học sinh quan sát phía trong mũi của mình.
+ Lông mũi, các mạch máu, các chất nhầy.
+ Học sinh phát biểu.
+ Thở mũi,không khí được lọc sạch. Mũi có lông cản bụi.
+ Vài học sinh nhắc lại ( bóng đèn tỏa sáng).
+ Chia 2 nhóm.
+ 2 HS cùng quan sát các hình 3;4;5/ 7/ SGK và thảo luận theo gợi ý.
Trong lành (tranh 3).
Không trong lành (tranh4;5).
Dễ chịu, khỏe khoắn.
Mệt mỏi, khó thở, ngột ngạt.
+ Một số học sinh lên trình bày kết quả.
+ Cả lớp suy nghĩ và trả lời.
Có lợi cho sức khỏe, khỏe mạnh.
Học sinh trao đổi, phát biểu.
+ Vài học sinh nêu lại ( bóng đèn tỏa sáng).
4. Củng cố & dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1(11).doc