Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu Học Trung Hải

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu Học Trung Hải

Tiết 3: Toán : ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

A. MỤC TIÊU: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Sách Toán 3.

HS: Sách Toán 3, vở ô li.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Ổn định tổ chức: Hát

II. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

III. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài.

 2. Bài mới.

Bài 1: Viết (theo mẫu)

HS nêu yêu cầu bài tập.

HS tự ghi chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm.

HS làm bài cá nhân.

HS chữa bài: 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu Học Trung Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 1
 Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Tiết 1: Âm nhạc (Đ/c Hương dạy)
 Tiết 2: Thể dục ( Đ/c Võ Hạnh dạy)
 Tiết 3: Toán : Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
a. mục tiêu:	Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
b. đồ dùng dạy học: GV: Sách Toán 3.
HS: Sách Toán 3, vở ô li.
c. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Kiểm tra bài cũ: 	Không kiểm tra.
III. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
 2. Bài mới.
Bài 1: Viết (theo mẫu)
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tự ghi chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm.
HS làm bài cá nhân.
HS chữa bài: 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tự viết số thích hợp vào chỗ trống.
2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
a) Các số tăng liên tiếp: 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318, 319.
b) Các số giảm liên tiếp: 400, 399, 398, 397, 396, 395, 394, 393, 392, 391.
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tự điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất 
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tự chỉ ra được số lớn nhất, bé nhất.
Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào? Vì sao?
Số nào bé nhất trong dãy số trên? Vì sao?
HS chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 5: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé
HS nêu yêu cầu bài tập.
2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: HS nhận xét lài làm của bạn trên bảng, HS tự chữa bài của mình.
3. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã học.
 4. Dặn dò: Về nhà đọc các số ở bài tập 1. GV nhận xét giờ học.
 Tiết 4,5 Tập đọc - Kể chuyện	:cậu bé thông minh
i. mục tiêu:	
 A.Tập đọc
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và
giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . 
- Hiểu nội dung (ND) bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi (CH) trong SGK)
B. Kể chuyện: 
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
Kĩ năng : 
 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
 - Biết phối hợp lời người kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung .
 - Có khả năng theo dõi bạn kể chuyện .
 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn .
II. đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa bài tập đọc và kể chuyện.
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. Đồ hóa trang đơn giản để đóng vai Vua, cậu bé.	
iii. các hoạt động dạy học: 
tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở của HS.
2. Bài mới:	
 a) Giới thiệu bài: 
 - GV giới thiệu chủ điểm: Măng non, giới thiệu đề bài và ghi đề bài lên bảng.
 b) Luyện đọc:
	* GV đọc mẫu toàn bài: 
 * Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 - Luyện đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài.
+ GV theo dõi, chỉnh sửa. 
+ Luyện phát âm từ khó: Khi sửa lỗi, GV đọc mẫu từ HS phát âm sai rồi yêu cầu HS đọc lại từ đó cho đúng. Chú ý, với các từ mà nhiều HS phát âm sai thì GV ghi lên bảng, cho cả lớp luyện phát âm từ đó. Với các từ ít HS mắc lỗi thì GV chỉnh sửa riêng cho từng HS.
+ HS nối tiếp nhau đọc lại từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Luyện đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- Bài chia làm mấy đoạn?
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
GV cho HS dừng lại đoạn 1 để giải nghĩa từ kinh đô. GV cho HS dừng lại đoạn 2 để giải nghĩa từ om sòm. GV cho HS dừng lại đoạn 3 để giải nghĩa từ trọng thưởng.
 + HS đọc chú giải. Có thể yêu cầu các em đặt câu với các từ này.
+ GV theo dõi HS đọc và nhắc các em nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, nếu các em đọc chưa đúng. Chú ý các câu sau:
Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có / thì cả làng phải chịu tội. // (Giọng chậm rãi)
Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ? (Giọng oai nghiêm)
Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm ! Bố người là đàn ông thì đẻ sao được ! (Giọng bực tức)
- GV cho 3 HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn lần thứ hai trước lớp (mỗi em đọc 1 đoạn). 
* Hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm
- GV chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm của mình, em này đọc, các em khác nghe, góp ý cho nhau.
- GV theo dõi, chỉnh sửa riêng cho từng nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm
- GV gọi 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
* GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
	 Tiết 2
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời: 
? Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
? Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
? Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của nhà vua là vô lí?
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi: 
? Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm cả bài, trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi: 
? Câu chuyện này nói lên điều gì? (Ca ngợi tài trí của cậu bé)
* Luyện đọc lại
- GV đọc lại đoạn 2 của bài.
- GV chia lớp thành các nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân các vai (người dẫn chuyện, cậu bé, vua) và yêu cầu HS luyện đọc lại theo hình thức phân vai. Sau đó luyện đọc lại truyện trong nhóm theo hình thức phân vai. 
- Hai nhóm thi đọc truyện theo vai trước lớp. GV nhắc các em đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật, chọn giọng đọc phù hợp với lời thoại.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất (đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật).
- GV tuyên dương cá nhân, nhóm đọc tốt.
Kể chuyện
 GV nêu nhiệm vụ
Vừa rồi các em đã thi đọc truyện theo cách phân vai. Sang phần kể chuyện nội dung trên được tiếp tục nhưng nâng cao hơn một chút là các em sẽ quan sát tranh và kể lại 3 đoạn của câu chuyện.
 Hướng dẫn kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- HS quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện, nhẩm kể chuyện.
- GV mời 3 HS nối tiếp nhau, quan sát tranh và kể lại 3 đoạn của câu chuyện. Nếu HS lúng túng thì GV gợi ý:
+ Tranh 1: Quân lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?
+ Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé đang làm gì? Thái độ của nhà vua như thế nào?
+ Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì?Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?
Sau đó thực hành kể trong nhóm. 
- 2, 3 nhóm thi kể trước lớp. GV nhắc các em: Có thể kể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ. Phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật.
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện; bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất.
- GV tuyên dương cá nhân, nhóm đọc tốt.
 4. Củng cố: - 
GV: Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào? Vì sao?
 5. Dặn dò:
 Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Tiết 1: Toán 	
Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
a. mục tiêu:	
- Biết cách cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
b. đồ dùng dạy học:
GV: Sách Toán 3.
HS: Sách Toán 3, bảng con, vở ô li.
c. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:	HS hát
	II. Kiểm tra bài cũ: 	
GV gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở nháp:
Xếp các số ở cột giữa của bài tập 1 theo thứ tự tăng dần và giảm dần.
HS nhận xét bài làm của bạn. GV đối chiếu với kết quả của cả lớp.
	III. Dạy học bài mới:	
 1. Giới thiệu bài
	 2. Bài mới:
Bài 1: Tính nhẩm
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tự ghi ngay kết quả vào sau dấu bằng.
HS làm bài cá nhân.
HS chữa bài: 9 HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài.
2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
HS nêu yêu cầu bài tập.
4 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào bảng con.
HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 4 HS vừa lên bảng làm nêu rõ cách đặt tính. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
Bài 3: Giải bài toán
1 HS đọc đề bài. 2 HS phân tích bài toán. 1 HS tóm tắt bài toán’
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Khối Hai có số học sinh là:
245 - 32 = 213 (học sinh)
 Đáp số: 213 học sinh
HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
Bài 4: Giải bài toán vào bảng con(Tiến hành tương tự như bài 3)
Bài giải
Giá tiền một tem thư là:
200 + 600 = 800 (đồng)
Đáp số: 800 đồng
Bài 5: Với 3 số 315, 40, 355 và các dấu +, - , =, em hãy lập các phép tính đúng
HS nêu yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS lập phép tính cộng trước, sau đó dựa vào phép cộng để lập phép trừ.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: HS nhận xét lài làm của bạn trên bảng, HS tự chữa bài của mình.
IV. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã học.
V. Dặn dò: Về nhà ôn tập thêm về cộng, trừ các số có ba chữ số.
 GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tập đọc	Hai bàn tay em
a. mục tiêu:	
- Đọc đúng, rành mạch biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
- Hiểu ND: Hai bàn tay em rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ trong bài)	
b. đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3, tập 1.
 Bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.
	HS: Sách Tiếng Việt 3, tập 1.
c. các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:	Hát
	II. Kiểm tra bài cũ:
	- GV gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
	- HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV nhận xét và cho điểm HS.
III. Dạy học bài mới:	
	1, Giới thiệu bài
- GV treo tranh của bài tập đọc. GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.
	2, Luyện đọc
 a) GV đọc mẫu bài thơ: Đọc với giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
	 b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Luyện đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn ... ảnh.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh. Cả lớp trao đổi.
- Thảo luận cả lớp: 
+ Bác Hồ sinh ngày, tháng nào? Quê Bác ở đâu?
+ Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?	
+ Tình cảm giữa Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Bác đã có công lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta?
- GV kết luận: SGV trang 24.
Hoạt động 2: Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác
* Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
* Cách tiến hành: 
- GV kể chuyện: Nội dung câu chuyện SGV.
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Thiếu nhi đã làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
+ Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
+ Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu và nhớ nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu mỗi HS đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Các nhóm thảo luận, ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
- Đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV chốt lại nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
IV. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã học.
	HS đọc phần bài học
V. Dặn dò: Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và về Bác Hồ với thiếu nhi.
Sưu tầm các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ.
GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Tiết 1: Toán	luyện tập
a. mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
b. đồ dùng dạy học: GV: Sách Toán 3. 
HS: Sách Toán 3, bảng con, vở ô li.
c. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:	Hát
	II. Kiểm tra bài cũ: 	
GV gọi 3 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở nháp:
132 + 259	218 + 547	457 + 271
423 + 258	152 + 463	345 + 382
HS nhận xét bài làm của bạn. GV đối chiếu với kết quả của cả lớp.
	III. Dạy học bài mới:	
1. Giới thiệu bài
	2. Bài dạy.
Bài 1: Tính
HS nêu yêu cầu bài tập.
4 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: 4 HS vừa lên bảng làm nêu rõ cách thực hiện phép tính. HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
HS nêu yêu cầu bài tập.
GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính rồi làm bài.
2 HS lên bảng làm (mỗi HS làm 1 phần). Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 2 HS vừa lên bảng làm nêu rõ cách đặt tính. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt
1 HS đọc tóm tắt bài toán. 
GV hướng dẫn HS phân tích bài toán. Đặt đề toán.
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số lít dầu cả hai thùng là:
125 + 135 = 260 (lít)
Đáp số: 260 lít
HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 4: Tính nhẩm
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tự ghi ngay kết quả vào sau dấu bằng.
HS chữa bài: 9 HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài.
2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
IV. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã học.
V. Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm về phép cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần. GV nhận xét giờ học.
Tiết2 : Tập làm văn
Nói về đội tntp. điền vào giấy tờ in sẵn
a. mục tiêu:	
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1).
- Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2).
b. đồ dùng dạy học:
	GV: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
HS : Sách Tiếng Việt 3, vở bài tập Tiếng Việt.
c. các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Mở đầu: GV nêu yêu cầu và cách học tiết TLV.
III. Dạy học bài mới:	
	1, Giới thiệu bài
	- GV giới thiệu: Trong tiết TLV hôm nay các em sẽ nói những điều em biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh. Sau đó chúng ta sẽ điền đúng nội dung vào mẫu đơn in sẵn - Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- GV ghi đề bài lên bảng.	
2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Hãy nói những điều em biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp quan sát và đọc thầm các gợi ý.
- GV: Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng lẫn thiếu niên.
- HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên, trôi chảy nhất về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Bài 2: Điền nội dung cần thiết vào chỗ trống
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2 và mẫu đơn.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (Gồm các phần):
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ: (Cộng hoà ...)
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn.
+ Địa chỉ gửi đơn.
+ Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa.
+ Tên và chữ kí của người làm đơn.
- HS làm vào VBT.
- 2 - 3 HS đọc lại bài viết. Cả lớp và GV nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn và có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn.
GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
Tiết 3: Mĩ thuật (giáo viên bộ môn dạy)
Tiết 4: Tự nhiên xã hội nên thở như thế nào?
a. mục tiêu:	
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nếu hĩt thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
b. đồ dùng dạy học:
GV: Các hình trong sách Tự nhiên xã hội 3 trang 6, 7. Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm.
HS: Sách Tự nhiên xã hội 3.
c. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS trả lời 2 câu hỏi sau: 
1) Hãy nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp? Chức năng của cơ quan hô hấp?
2) Nêu vai trò của họat động thở đối với sự sống con người?
HS nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm.
III. Dạy học bài mới:	
Giới thiệu bài
Bài dạy.
Hoạt động1: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: HS giải thích được tại sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS lấy gương soi để quan sát phía trong lỗ mũi của mình và trả lời câu hỏi: Các em nhìn thấy gì trong mũi?
- GV hỏi tiếp: 
? Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
? Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
? Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi trên.
- HS thảo luận theo cặp.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời từng câu hỏi trước lớp.
- 4 HS trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. Ngoài ra, trong mũi còn có nhiều tuyến dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào. Chúng ta nên thở bằng mũi vì thở như thế là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Không nên thở bằng miệng vì thở như thế các chất bụi bẩn dễ vào được bên trong cơ quan hô hấp, có hại cho sức khoẻ.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
HS làm việc theo cặp. GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình 3, 4, 5 trang 7 SGK. Hai bạn sẽ lần lượt, người hỏi, người trả lời theo câu hỏi gợi ýsau:
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
- Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
- Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi?
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: HS hoạt động cả lớp.
HS trình bày kết quả trước lớp: Một HS đọc câu hỏi, một HS trả lời. 
GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi:
+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
+ Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
GV kết luận: Không khí trong lành là không khí có nhiều ô-xi, ít khí các-bô-nic và khói, bụi ... Khí ô-xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Khi được hít thở bầu không khí trong lành ấy, cơ thể chúng ta được cung cấp đầy đủ ô-xi cho máu đi nuôi cơ thể nên chúng ta cảm thấy khoan khoái, dễ chịu giúp chúng ta khoẻ mạnh. Còn không khí chứa nhiều khí các-bô-nic, khói, bụi ... là không khí bị ô nhiễm. Néu phải thở không khí bị ô nhiễm, cơ thể ta sẽ ngột ngạt, khó chịu sẽ có hại cho sức khoẻ.
GV yêu cầu 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trang 7, SGK.
IV. Củng cố:
GV hỏi: Trong mũi có những gì? Thở thế nào là hợp vệ sinh? Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành là gì? Tác hại của việc hít thở không khí bị ô nhiễm là gì?
V. Dặn dò:
Về nhà học thuộc phần Bạn cần biết và làm bài tập trong vở bài tập tự nhiên và xã hội. GV nhận xét giờ học.
Tiết 5: 	sinh hoạt lớp 
a. mục tiêu:
Qua tiết sinh hoạt, giúp HS :
 - Nắm được quy trình của 1 tiết sinh hoạt lớp và những quy định của lớp.
 - Có ý thức xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
b. chuẩn bị: GV: Chuẩn bị những nội quy, quy định của lớp.
c. nội dung sinh hoạt:
	1. ổn định tổ chức:	Hát
	2. Tiến hành sinh hoạt:
 GV nêu đặc điểm tình hình của lớp.
	GV phổ biến nội quy của lớp:
a) Nề nếp: 
- Đi học chuyên cần, trong giờ học không được nói chuyện riêng, giờ nào việc nấy.
- Đảm bảo sĩ số, nếu đau ốm phải có giấy xin phép của bố, mẹ.
- Mặc áo quần đồng phục vào các ngày trong tuần và vào các ngày lễ lớn . Đi học đúng giờ. 
- áo quần sạch sẽ, gọn gàng.
- Tóc, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ.
- Không ăn quà vặt, bỏ rác đúng nơi quy định.
	b) Học tập:
Sách, vở, đồ dùng học tập đầy đủ. 
Sách vở phải được bao bọc cẩn thận, giữ gìn sạch, đẹp. 
Học bài, làm bài trước khi đến lớp.
HS nhắc lại nội quy. Lớp trưởng thay mặt cả lớp hứa thực hiện.
 3. Dặn dò: Thực hiện đúng nội quy và quy định của trường, lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 DU MOM CO GDKNS.doc