Bài 2. trang 57- HSKG. Trong những âm thanh được so sánh với nhau ở bài tập 1, em thích sự so sánh nào? vì sao?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét tuyên dương những bạn trả lời hay.
Bài 3: trang 57 tiết 2: Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả.
- Hs nêu yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi theo cặp làm bài rồi trình bày kết quả.
- GV chấm bài, cùng HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây. Cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi. Tôi thích nhất là cây khế mọc gần ao. Cành khế mọc loà xoà xuống mặt nước trong vắt. Quả khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi.
Tuần 10 Thứ ba ngày 06 tháng 11 năm 2012 Luyện tiếng việt Luyện tập về so sánh. Dấu chấm I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng nhận biết các âm thanh được so sánh với nhau, đặt dấu chấm ngắt câu cho thích hợp trong một đoạn văn thông qua luyện tập làm các bài tập trong vở LTTV lớp 3 tập 1 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 3 HS khá giỏi làm cả. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’ Bài 1: trang 56: Tìm nhưngc âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu dưới đây rồi viết vào bảng: Hs nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn mẫu. - HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài. - GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng. Câu âm thanh thứ nhất âm thanh thứ hai a Tiếng gió trên nóc nhà Tiếng gọi thiết th của chú chim lạc mẹ b Tiếng hót của hoạ mi Khúc nhạc c Tiếng hát của anh Núp Tiếng vỗ cánh của con chim phí Bài 2. trang 57- HSKG. Trong những âm thanh được so sánh với nhau ở bài tập 1, em thích sự so sánh nào? vì sao? - 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài. GV cùng nhận xét tuyên dương những bạn trả lời hay. Bài 3: trang 57 tiết 2: Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả. Hs nêu yêu cầu bài tập. - HS trao đổi theo cặp làm bài rồi trình bày kết quả. - GV chấm bài, cùng HS nhận xét chốt lại lời giải đúng. Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây. Cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi. Tôi thích nhất là cây khế mọc gần ao. Cành khế mọc loà xoà xuống mặt nước trong vắt. Quả khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắctrong bài làm. - Dặn về nhà luyện đọc thêm. Thể dục Cô Vân soạn và dạy Luyện toán Luyện tập: thực hành đo độ dài I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng Biết dùng thước, bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều rộng bàn học, chiều rộng sách Toán, chiều dài bảng lớp. - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3 hình 1. HS khá giỏi làm cả II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ. 5’ - GV yêu cầu 3 học sinh viết và đọc các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. - GV nhận xét cho điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập. 25’ Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu.Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước: - GV GV hướng dẫn HS cách vẽ: - HS thực hành vẽ vào vở luyện tập. - GV xuống lớp giúp đỡ học sinh yếu. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu.Đo rồi ghi số đo (theo yêu cầu) bằng thước đo thích hợp: - HS nêu cách làm - GV hướng dẫn mẫu - HS tự làm rồi nêu kết quả. - HS nhận xé, GV nhận xét, chữa bài. GV chốt lại cách đo. a. Chiều dài của quyển sách toán 3: 24cm b. Chiều rộng thước nhựa của em: 20mm hoặc c. Chiều rộng bàn học của em: 1m 40 cm. d. Chiều dài bảng lớp của em: 2m 50cm. Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu. HS suy nghĩ làm bài. Gọi Hs nêu kết quả. GV nhận xét, chữa bài. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lưu ý khi đo độ dài. - Dặn về nhà luyện tập thêm. Thứ tư ngày 07 tháng 11 năm 2012 Toán Luyện tập chung I. Yêu cầu cần đạt: - Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học. - Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo. - Các bài tập cần làm: Bài 1. Bài 2( cột 1,2,4) Bài 3(dòng 1) Bài 4 .Bài 5. - Bài 2(cột 3) .Bài 3 (dòng 2) dành cho HS khá , giỏi. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ - VBT. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ. 5’ GV kiểm tra 1 vài HS đọc thuộc bảng nhân, chia đã học. 2. Thực hành. 28’ Bài 1: - Cho HS thi đua nêu kết quả nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5, 6, 7. - GV ghi bảng , gọi HS phép tính và kết quả. 6 x 9 = 54 28 : 7 = 4 7 x 7 = 4 9 56 : 7 =8 7 x 8 = 56 36 : 6 =6 6 x 3 = 18 48 : 6 =8 6 x 5 = 30 42 : 7 =6 7 x 5 = 35 40 : 5 =8 Bài 2 (cột 1, 2, 4): Cho HS viết phép tính và tính rồi chữa bài. - 2 HS lên làm trên bảng, vừa viết vừa nêu cách tính . Cả lớp và GV nhận xét. a) b) 24 2 93 3 88 4 69 3 GV: Củng cố về nhân, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. Bài 3 (dòng 1):dòng 2 giảm tải. GV nêu câu hỏi để HS nhắc lại: 1m =dm ; 10dm =m ; 1m =cm ; 100cm =m 4m 4dm........dm 2m 14 cm...........cm - Cho HS làm vào vở ,gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 4: Cho HS đọc đề toán . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì? HS tự làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài . Giải: Tổ hai trồng được số cây là: 25 x 3 = 75 (cây) Đáp số: 75 cây. Bài 5: Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát đoạn thẳng AB rồi vẽ a. HS tự đo độ dài đoạn thẳng AB rồi nêu kết quả đo (12 cm). b. Giảm tải - Củng cố cách vẽ đoạn thẳng. ( HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả). 3. Chấm bài, nhận xét - Dặn dò. 5’ GV chấm bài của 1 số HS rồi nhận xét. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. Chính tả Nghe – viết: Quê hương ruột thịt I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay (BT2); Làm được BT3 b. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung bài tập 1. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ Cho HS tự tìm từ ngữ và viết bảng: từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi. GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc toàn bài 1 lượt, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nắm nội dung bài: Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? - Hướng dẫn HS nhận xét: Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài. Cho biết vì sao phải viết hoa những chữ ấy? - HS đọc thầm bài chính tả, tập viết các tiếng khó: da dẻ, ruột thịt, biết bao, quả ngọt b. GV đọc cho HS viết bài vào vở: GV lưu ý HS cách trình bày đề bài, ghi đúng dấu chấm lửng (). c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài (Tìm 3 từ có tiếng chứa vần oai, 3 từ có tiếng chứa vần oay). Từng tổ thi tìm đúng, nhanh, nhiều từ chứa tiếng có cặp vần oai/ oay. GV kiểm tra kết quả, mời đại diện các tổ đọc cho tất cả các thành viên của các tổ khác viết vào bảng con 2 – 3 chữ do tổ mình nghĩ ra. GV và cả lớp nhận xét kết quả. + Các từ có tiếng chứa vần oai: khoan, khoan khoái, ngoài, ngoại, ngoái, ngoại, toại nguyện, thoải mái.. + Các từ có tiếng chứa vần oay: xoay, xoáy, ngoáy, ngọ ngoạy, hí hoáy, loay hoay, nhoay nhoáy Bài tập 3 (b): - GV cho HS làm bài 3b; HS khá, giỏi làm thêm bài 3a. - HS thi đọc trong nhóm. GV chấm điểm, kết hợp củng cố cách viết phân biệt l/ n, thanh hỏi, ngã, nặng. 3. Củng cố, dặn dò. 5’ GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Luyện viết Luyện viết : giọng quê hương. nhớ bé ngoan I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách trình bày hai trang luyện viết dạng bài văn “ Giọng quê hương”, dạng bài thơ “ Nhớ bé ngoan”. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết. 2. Hướng dẫn luyện viết. 28’ a. Bài “Giọng quê hương” - GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại - HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp: Thuyên, Đồng, ghé, luôn tiện, lúng túng, nghẹn ngào, lẳng lặng - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài văn. - GV đọc , HS luyện viết bài vào vở. b. Bài “ Nhớ bé ngoan”. - GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại - HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp: Chép bài, ghê, tập vẽ, ầu o, biết bao. - GV hướng dẫn cách trình bày bài bài thơ lục bát Nhắc HS viết hoa các chữ đầu câu. - GV đọc , HS luyện viết bài vào vở. - GV chấm một số bài và nhận xét. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết. - Dặn về nhà luyện viết thêm. Thứ năm ngày 08 tháng 11 năm 2012 Lớp học môn đặc thù Thứ sáu ngày 09 tháng 11 năm 2012 Luyện tiếng việt đọc hiểu bài “cây thông”. Viết về người thân I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng đọc hiểu và viết về người thân thông qua làm các bài tập 1,2 trang 52,53 và bài tập làm văn tiết 9 trang 53 vở luyện tập Tiếng Việt 3 tập 1. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’ Bài 1: trang52. Gọi Hs đọc bài văn. - GV đọc cả bài, hướng dẫn HS đọc. - HS luyện đọc thầm bài, suy nghĩ về nội dung bài văn. - HS đọc lại bài . Bài 2: trang 53. Hs nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu - HS trao đổi theo cặp trả lời. - HS nhận xét, GV nhận xét, chốt ý. a. Thẳng tắp. b. Lá cây c. Trên đồi d. Xanh tốt e. Vì cây cho gỗ và nhựa Bài tiết 9: trang 53. Hs nêu yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu. - HS chọn đề để làm. - GV nhắc 1 số điểm lu ý: Em có thể viết 4- 5 câu theo sát gợi ý đó. Củng có thể kể kỷ hơn với nhiều câu hơn về đặc điểm, hình dáng, tính tình, tình cảm người đó với em. - 1 HS khá, giỏi kể mẩu 1 vài câu. GV nhận xét, rút kinh nghiệm. Nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể. - HS viết xong, GV mời 5-7 em đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết tốt nhất. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết. - Dặn về nhà luyện viết thêm. Luyện toán Luyện tập bảng đơn vị đo độ dài I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng thuộc và ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại. - Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và mm). - Biết làm các phép tính với các số đo độ dài. - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài (3a,b), bài 4a. HS khá giỏi làm cả II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ. 5’ GV yêu cầu 3 học sinh nêu các đơn vị đo độ dài đã học. GV nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập. 25’ Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tập.Điền số thích hợp vào chỗ chấm - GV hướng dẫn HS đựa vào bảng đơn vị đo độ dài đã học điền số đúng để hoàn thành bảng. HS điền số vào vở. Gọi HS nhận xét về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài trong bảng. Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Số? HS nêu cách làm. HS tự làm vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài. 579 m = 5 hm 7 dam 9 m 597 cm = 5 m 9 dm 7 cm 750 m = 7 hm 5 dam 0 m 790 cm = 7 m 9 dm 0 cm 705 m = 7 hm 0 dam 5 m 709 cm = 7 m 0 dm 9 cm Bài 3: Tính (theo mẫu)(a,b) HS nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn mẫu. HS tự làm vào vở rồi chữa bài. a. 7 hm x 6 = 42 hm b. 42 hm : 6 = 7 hm c. 42 hm : 7 hm = 6 (lần) 9 km x 4 = 36 km 32 km : 4 = 8 km 32 m : 4 m = 8 (lần) 23 m x 4 = 92 m 96 m : 3 = 23 m 36 km : 6 km = 6 (lần) Bài 4: a. HSđọc, phân tích bài toán rồi tự giải và chữa bài. Giải: Đoạn đường sửa được trong 3 ngày là: 2 hm x 3 = 6 hm = 600 m Đáp số: 600 m b. HSđọc, phân tích bài toán rồi tự giải và chữa bài. Giải: 600 m = 6 hm. Mỗi ngày sửa được là: 6 hm : 3 = 2 hm Đáp số: 2 hm 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - HS nhắc lại cách tìm số bị chia. - Dặn về nhà luyện tập thêm. Hoạt đông tập thể : Giáo dục kns: tôi là ai. I. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được nhu cầu, sở thích, thói quen của mình. Nhận thấy những điều mình thấy hài lòng về mình, những điều mình cần cố gắng. - Rèn kĩ năng tự nhìn nhận về mình, từ đó có ý thức rèn luyện bản thân tốt hơn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh vở BTTH kĩ năng sống lớp 3. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu, xở thích của tôi. BT1-10’ * Cách tiến hành: HS nêu yêu cầu bài tập. HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi: 1. Trò chơi mà tôi yêu thích nhất. 2. Quyển sách mà tôi thích đọc nhất. 3. Chương trình ti vi mà tôi thích xem nhất. 4. Bài hát mà tôi thích nhất. 5. Môn học mà tôi thích học nhất. 6. Bộ phim mà tôi thích xem nhất. 7. Môn thể thao mà tôi thích nhất. 8. Món ăn mà tôi thích nhất. 9. Việc tôi muốn làm vào thời gian rỗi là: 10. Địa điểm tôi muốn đi du lịch là: 11. Công việc lớp mà tôi muốn đảm nhận: - Đại diện các HS trả lời – tôi tự nói về tôi. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Thói quen của tôi. BT2-7’ * Cách tiến hành. - HS nêu yêu cầu trong BT2 vở THKNS - HS suy nghĩ ghi chân thực những thói quen của mình trong học tập và sinh hoạt cá nhân. - HS trao đổi theo cạp giới thiệu về thói quen của minh với bạn. - Một số HS giới thiệu trước lớp. - Lớp và GV nhận xét, kết luận về thói quen tốt cần phát huy, thối quen xấu cần sửa đổi. Hoạt động 3: Những điều tôi thấy hài lòng về mình. BT3-7’ * Cách tiến hành: - GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập. - Một số HS giới thiệu trước lớp. - Gv nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: Tôi là ai. BT4. 7’ * Cách tiến hành: - GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập. - Một số HS giới thiệu trước lớp. - Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: Kết luận. 5’ GV kết luận: Cần phải thấy được nhu cầu, sở thích, thói quen của mình. Nhận thấy những điều mình thấy hài lòng về mình, những điều mình cần cố gắng. Từ đó có ý thức rèn luyện bản thân tốt hơn.
Tài liệu đính kèm: