Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Dung

Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Dung

I. Mục tiêu:

- Nêu được các thế hệ trong gia đình.

- Phân biệt các thế hệ trong gia đình

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK trang 38, 39; bảng phụ, phấn màu.

- HS mang ảnh chụp gia đình đến lớp hoặc chuẩn bị giấy và bút vẽ.

III. Các hoạt động dạy học:

 A/ KTBC:

 B/ Bài mới:

 1/ Giới thiệu bài:

2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:

a.Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.

* Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và ít tuổi nhất trong gia đình mình.

* Cách tiến hành:

Bước 1: HS làm việc theo cặp.

- GV nêu yêu cầu: Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?

- Thảo luận nhóm đôi.

Bước 2: HS lên kể trước lớp. - 3 HS kể trước lớp.

*Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. - GV kết luận,HS nhắc lại.

b.Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm.

* Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.

* Cách tiến hành: .

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

-GV ycầu HS qsát các hình trang 38,39 và thảo luận

- Gia đình bạn Minh / Gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống, đó là những thế hệ nào?

- Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai?

- Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?

- Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?

- Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?

- Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?

- Đối với những gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?

-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 38, 39 SGK và thảo luận các câu hỏi.

Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận.

- GV ycầu đại diện các nhóm trình bày kquả thảo luận.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

*Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), có những gia đình 2 thế hệ (gia đình bạn Lan), cũng có gia đình chỉ có một thế hệ. -Vài HS nhắc lại kết luận.

c.Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình.

Chơi trò chơi “Mời bạn đến thăm gia đình tôi”.

* Mục tiêu: Biết giới thiệu với

 các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

 - GV ycầu HS dùng ảnh để giới thiệu với các bạn cùng nhóm. HS nào không có ảnh gia đình thì giới thiệu bằng tranh mô tả về các thành viên trong gia đình mình với các bạn trong nhóm.

-Thảo luận nhóm năm người.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

 - Gọi HS lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét xem bạn nào giới thiệu hay, rõ ràng. - 4 HS lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp.

C/Củng cố – dặn dò:

- HS làm bài tập trong vở.

- Nhận xét tiết học.

 

doc 19 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Tự nhiên xã hội ( Dạy tiết 1 – sáng )
Tiết 19: Các thế hệ trong một gia đình
I. Mục tiêu:
- Nêu được các thế hệ trong gia đình.
- Phân biệt các thế hệ trong gia đình
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 38, 39; bảng phụ, phấn màu.
- HS mang ảnh chụp gia đình đến lớp hoặc chuẩn bị giấy và bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
 A/ KTBC:
 B/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài:
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
a.Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.
* Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và ít tuổi nhất trong gia đình mình.
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm việc theo cặp.
- GV nêu yêu cầu: Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
- Thảo luận nhóm đôi.
Bước 2: HS lên kể trước lớp.
- 3 HS kể trước lớp.
*Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
- GV kết luận,HS nhắc lại.
b.Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm.
* Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
* Cách tiến hành:
 .
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
-GV ycầu HS qsát các hình trang 38,39 và thảo luận
- Gia đình bạn Minh / Gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống, đó là những thế hệ nào?
- Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai?
- Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?
- Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?
- Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?
- Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?
- Đối với những gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 38, 39 SGK và thảo luận các câu hỏi.
Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận.
- GV ycầu đại diện các nhóm trình bày kquả thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
*Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), có những gia đình 2 thế hệ (gia đình bạn Lan), cũng có gia đình chỉ có một thế hệ. 
-Vài HS nhắc lại kết luận.
c.Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình.
Chơi trò chơi “Mời bạn đến thăm gia đình tôi”.
* Mục tiêu: Biết giới thiệu với
 các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 - GV ycầu HS dùng ảnh để giới thiệu với các bạn cùng nhóm. HS nào không có ảnh gia đình thì giới thiệu bằng tranh mô tả về các thành viên trong gia đình mình với các bạn trong nhóm.
-Thảo luận nhóm năm người.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
 - Gọi HS lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét xem bạn nào giới thiệu hay, rõ ràng.
- 4 HS lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
C/Củng cố – dặn dò:
- HS làm bài tập trong vở.
- Nhận xét tiết học.
___________________________________
Thủ công ( Dạy tiết 4 – sáng )
Tiết 10: Ôn tập chương 1
I. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố được kiến thức, kỹ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi
- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các mẫu bông hoa, lá cờ
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Giới thiệu bài:
B/ Nội dung ôn tập
- GV nêu lại quy trình gấp ,cắt,dán con ếch 
- Gọi HS nêu lại quy trình gấp ,cắt,dán con ếch 
 - GV đưa mẫu cho HS quan sát lại các mẫu bông hoa ,lá cờ
-GV ycầu HS lấy giấy thủ công ra gấp, cắt, dán bông hoa, lá cờ 
- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài
-HS theo dõi
- HS nêu
 -HS quan sát lại các mẫu.
-HS thực hành
c/ Đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo hai mức độ:
-GV đánh giá kết quả của từng HS.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
- GV nêu yêu cầu, nhận xét tiết học.
_____________________________
Chiều thứ hai Đ/c Loan soạn và dạy
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Chính tả
Tiết 18: Quê hương ruột thịt
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được tiếng có vần oai/ oay 
- Làm đúng các bài tập chính tả tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n 
II. Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con tiếng bắt đầu bằng r, d, gi
- GV nxét cho điểm.
- 2 Học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a)Hướng dẫn chuẩn bị
- Hai HS đọc bài viết.
-2 HS đọc.
? Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
? Những chữ nào trong đoạn được viết hoa? 
- GV ycầu HS tìm và viết ra bảng con những từ khó
- HS nêu: Đó là nơI chị sinh ra và lớn lên
- HS nêu
- 2 HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết ra bảng con.
b) GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc toàn bài .
- Đọc từng cụm từ cho HS nghe viết.
- Đọc soát bài.
- HS viết bài.
c) Chấm chữa bài.
-GV chấm 5 bài và nxét.
 -HS theo dõi sửa sai.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: - Gọi HS đọc ycầu.
- GV ycầu HS làm bài trong vở bài tập và chữa bài.
-GV nxét chốt lại bài làm đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2. Học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Chữa miệng trước lớp.
Bài 3: GV đưa bảng phụ ghi ndung bài 3, hdẫn cách làm
- GV ycầu HS làm bài và chữa bài.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nxét chốt bài làm đúng.
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3
-HS làm bài, 2 HS cùng bàn kiểm tra chéo.
___________________________________
Toán
Tiết 47: Thực hành đo độ dài (Tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
- Biết so sánh các độ dài. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi HS chuẩn bị một thước thẳng dài 30cm, có vạch chia xăng-ti-mét.
- Thước mét của GV.
- Bảng phụ bài tập 2 và 3, phấn màu, 
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các đơn vị đo độ dài đã học?
- Nxét cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập
Bài 1:
- GV ycầu HS đọc đề
- GV ycầu HS tự vẽ độ dài theo ycầu của bài
- Lưu ý: Đổi 1dm 2 cm = 12 cm sau đó vẽ
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài
- Ycầu HS tự đo các đồ vật của mình rồi ghi kquả vào vở ôli
- GV nxét.
Bài 3: 
- GV hdẫn HS khá, giỏi dùng mắt để ước lượng cách đo độ dài
- GV dùng thước mét thẳng đứng áp sát bức tườngđể HS nhận biết độ cao của 1m 
- GV đo công nhận kquả của HS.
-HS nêu
-1, 2 HS đọc
- HS vẽ vào vở và nêu cách vẽ
- 1 HS đọc ycầu
- HS đô dộ dài cái bút, mép bàn, chân bàn
- HS dùng mắt ước lượng
- HS ghi kquả vào vở
3. Củng cố dặn dò:
- Gọi HS lên bảng đo lại chiều dài của bảng.
- Nxét giờ học.
________________________________
Mĩ thuật
Giáo viên chuyên dạy
_________________________________
Đạo đứC
 Tiết 10: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 1)
I. Mục tiêu: Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi bạn có chuyện vui, buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Đạo đức 3, phấn màu, bảng phụ.
- Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: 
-Vì sao em phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
- GV nxét 
2HS trả lời
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
2/Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống. (bài tập 1)
* Mục tiêu: HS biết một biểu hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn. 
* Cách tiến hành:
a. GV ycầu HS quan sát tranh tình huống và nêu nội dung tranh.
b. GV giới thiệu tình huống: 
c. GV ycầuHS thảo luận nhóm nhỏ về các cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
- GV gọi 1 số HS trả lời.
d. GV kết luận: 
 Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng (như giúp bạn chép bài, giảng lại bài cho bạn nếu bạn phải nghỉ học; giúp bạn làm một số việc nhà;...) để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn. 
-HS quan sát tranh tình huống và nêu nội dung tranh.
- HS theo dõi
-HS trao đổi với nhau trong nhóm nhỏ.
-Một số HS trả lời trước lớp.
-Vài HS nhắc lại.
3/Hoạt động 2: Đóng vai (bài tập 2).
* Mục tiêu: HS biết cách chia sẻ vui buồn với bạn trong các tình huống.
* Cách tiến hành:
a. GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm HS xây dựng kịch bản và đóng vai một trong các tình huống trong vở bài tập
b. HS thảo luận nhóm, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
c. GV kết luận:
- Khi bạn có chuyện vui, cần chúc mừng, chung vui với bạn.
- Khi bạn có chuyện buồn, cần an ủi, động viên và giúp bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 -HS thảo luận nhóm.
-Các nhóm HS lên đóng vai.
- HS cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
4/Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ(bài tập 3).
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan đến nội dung bài học.
* Cách tiến hành:
 GV lần lượt đọc các ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh, màu trắng hoặc bằng những cách khác. Các ý kiến:
b. Thảo luận về lí do HS có thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự đối với từng ý kiến.
c. GV kết luận:
- Các ý kiến a, c, d, đ, e là đúng.
- ý kiến b là sai.
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng (hay bằng những cách khác).
-HS giải thích ý kiến.
5/Hướng dẫn thực hành. 
- Quan tâm, chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở.
- Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, nói về tình bạn, về sự cảm thông chia sẻ vui buồn cùng bạn.
C. Củng cố – dặn dò:
- Tại sao phải chia sẻ buuồn vui cùng bạn?
- Nhận xét tiết học.
-HS nêu
________________________________________________________________
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2009
Tự nhiên xã hội ( Dạy tiết 4 – sáng )
Tiết 20: Họ nội- họ ngoại
I. Mục tiêu:- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 40, 41.
- HS mang ảnh họ hàng nội ngoại đến lớp (nếu có).
- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một tờ giấy khổ lớn và hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gia đình em là gia đình có mấy thế hệ? Hãy chứng minh điều đó. 
-GV nxét đánh giá.
- 2HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, 
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài: Họ nội, họ ngo ... HS nêu kiểu so sánh trong bài tập.
Bài tập 3: Gọi HS đọc ycầu
- GV gọi 1 HS lên bảng làm.
-GV hướng dẫn chữa bài (lưu ý HS ngắt câu trọn ý, viết hoa chữ đầu câu)
- HS nêu yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS làm trên bảng,cả lớp làm vào vở bài tập. 
-HS chỉ ra các âm thanh được so sánh với nhau,giải thích sự hợp lí của từng hình ảnh sánh.
C/ Củng cố – dặn dò:
- GV biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS đọc lại các bài tập đã làm, học thuộc lòng các đoạn thơ; HS khá giỏi tập tìm ví dụ có so sánh về âm thanh.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Thể dục 
Tiết 19: Học động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung 
I Mục tiêu : 
-Bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lườn.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
 II. Địa điểm, phương tiện: 
 - VS sân trường sạch sẽ
 - Chuẩn bị 1 còi, bóng, kẻ sẵn vạch .
III.Nội dung, phương pháp lên lớp 
Hoạt động của thày:
SL-TG
Hoạt động của trò
A-Phần mở đầu:
-Giáo viên nhận lớp
+ Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
+Khởi động.
B-Phần cơ bản:
Học động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
- Gv tập mẫu- hướng dẫn 
-Y/c h/s tập đồng loạt
-G/v theo dõi nhận xét bổ sung và uốn nắn các động tác sai.
- Chia lớp làm 4 tổ ôn lại các động tác đã học 
-Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
- Thi xem nhóm nào tập đều
- Gv nhận xét và tuyên dương.
C-Phần kết thúc :
G/v tập trung h/s
-Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
-Vn ôn lại các tư thế, động tác đã học.
5-6 phút
15phút
1-2 lần
1 lần
7-8 phút
2 lần
6-7 phút
4-5 phút
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, báo cáo sĩ số .
- Hs nắm bắt
+Xoay các khớp tay chân
-Hs quan sát
-Lớp trưởng điều khiển .
-HS thực hiện.
-Tổ trưởng điều khiển. Các thành viên nghiêm túc thực hiện 
- Lớp thực hiện thi giữa các nhóm
-H/s xếp 4 hàng dọc.
Thả lỏng.
________________________________________________________________
Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009
Tập Viết
Tiết 10: Ôn chữ hoa G ( tiếp)
I- Mục tiêu: 
 - Viết đúng chữ hoa G thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : Ông Gióng, 
+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Gío đưa. Thọ Xương
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Mẫu chữ
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC :
- Gọi 2 hs lên bảng viết : Gia- rai, Ê- đê
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B .Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con . 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Treo chữ mẫu
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
 G, Ô, T
- GV nhận xét sửa chữa .
- HS tìm : G, Ô, T
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: 
 G, Ô, T
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Ông Gióng
Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Ông Gióng
- HS đọc từ viết.
- HS theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 - GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng 
- GV hướng dẫn viết 
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- HS theo dõi.
- HS nêu, viết bảng con: Gío, Tiếng, Trấn Vũ
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết .
- GV quan sát nhắc nhở t thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở. 
- Hs theo dõi.
_______________________________________
Toán
Kiểm tra định kì
( Theo đề bài của nhà trường)
______________________________________
Chính tả
Tiết 20: Quê hương 
I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần et/ oet 
- Làm đúng bài tập 3a
II. Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con tiếng bắt đầu bằng r, d, gi
- GV nxét cho điểm.
- 2 Học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a)Hướng dẫn chuẩn bị
- Hai HS đọc bài viết.
-2 HS đọc.
? Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
? Những chữ nào trong đoạn được viết hoa? 
- GV ycầu HS tìm và viết ra bảng con những từ khó
- HS nêu: Đó là nơi chị sinh ra và lớn lên
- HS nêu
- 2 HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết ra bảng con.
b) GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc toàn bài .
- Đọc từng cụm từ cho HS nghe viết.
- Đọc soát bài.
- HS viết bài.
c) Chấm chữa bài.
-GV chấm 5 bài và nxét.
 -HS theo dõi sửa sai.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: - Gọi HS đọc ycầu.
- GV ycầu HS làm bài trong vở bài tập và chữa bài.
-GV nxét chốt lại bài làm đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2. Học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Chữa miệng trước lớp.
Bài 3: GV đưa bảng phụ ghi ndung bài 3, hdẫn cách làm
- GV ycầu HS làm bài và chữa bài.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nxét chốt bài làm đúng.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3
-HS làm bài, 2 HS cùng bàn kiểm tra chéo.
Thể dục 
Tiết 20: Ôn bốn động tác của bài thể dục phát triển chung 
I Mục tiêu : 
- Ôn “ Bốn động tác của bài thể dục phát triển chung” .
 -Yêu cầu thực thành thạo các động tác.
- GD ý thức tự giác luyện tập TDTT.
 II. Địa điểm, phương tiện: 
 - VS sân trường sạch sẽ
 - Chuẩn bị 1 còi, bóng tranh mẫu các động tác .
III.Nội dung, phương pháp lên lớp 
Hoạt động của thày:
SL-TG
Hoạt động của trò
A-Phần mở đầu:
-Giáo viên nhận lớp
+ Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
+Khởi động.
B-Phần cơ bản:
Ôn bốn động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Gv tập mẫu- hướng dẫn
-Y/c h/s tập đồng loạt
-G/v theo dõi nhận xét bổ sung và uốn nắn các động tác sai.
- Chia lớp làm 4 tổ ôn lại các động tác đã học
-Giáo viên theo dõi ,uốn nắn.
- Thi xem nhóm nào tập đều
- Gv nhận xét và tuyên dương.
C-Phần kết thúc :
G/v tập trung h/s
-Giáo viên hệ thống bài ,nhận xét giờ học.
-Vn ôn lại các tư thế, động tác đã học.
5-6 phút
15phút
1-2 lần
1 lần
7-8 phút
2 lần
6-7 phút
4-5 phút
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, báo cáo sĩ số .
- Hs nắm bắt
+Xoay các khớp tay chân
-Hs quan sát
-Lớp trưởng điều khiển .
-HS thực hiện.
- Tổ trưởng điều khiển. Các thành viên nghiêm túc thực hiện
- Lớp thực hiện thi giữa các nhóm
- H/s xếp 4 hàng dọc.
Thả lỏng.
_______________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
Toán
Tiết 50: Bài toán giải bằng 2 phép tính
I . Mục tiêu:
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính .
II. Đồ dùng dạy học. -Phấn màu, tranh minh hoạ các bài toán trong sách.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ
Nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa kỳ ( tiết 48 )
B. Bài mới
Bài tập 1: - GV cho HS đọc bài toán 1.
- GV hdẫn HS phân tích và vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng.
Tóm tắt:
 3 kèn
Hàng trên: ___ ___ ___
 2 kèn
Hàng dưới ___ ___ ___ ___ ___
 ? kèn
GV hướng dẫn HS trình bày bài giải lên bảng.
- Gọi HS nêu lại cách làm
-1 HS đọc đề bài
- HS qsát
- HS theo dõi
- HS nêu
Bài 2: GV cho HS đọc bài toán 2
- Hdẫn HS tìm hiểu đề và tóm tắt bài toán.
- GV phân tích cho HS thấy đây là bài toán tìm tổng của hai số, nhưng phải qua hai bước giải.
- Muốn tìm được tổng số cá ở hai bể thì ta phải biết số cá ở mỗi bể.
- GV cho HS nêu miệng từng bước giải, GV ghi lên bảng.
* GV hỏi: Hai bài toán vừa giải là hai bài toán giải bằng mấy phép tính? 
- HS vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng.
Tóm tắt:
Bể thứ nhất : * * * * 
Bể thứ hai: * * * * * * *
Hỏi: ----?con cá---- 
- HS đọc lại bài mẫu trong sách. 
2 phép tính cộng - trừ
C.Thực hành: 
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài
- GV hdẫn HS tìm hiểu đề, tóm tắt và giải bài toán
- GV cùng cả lớp chữa bài.
- 2 HS đọc đề bài.
- HS quan sát sơ đồ tóm tắt.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
Bài 2:
GV tiến hành tương tự bài1
.
Bài 3: Lập bài toán theo tóm tắt sau:
 28 HS
Lớp 3 A: ______________ 
 3 HS
Lớp 3B: ______________ ____ 
Tổng số: ? HS
D. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nêu lại các bước giải bài toán.
- Nxét tiết học.
- HS nêu miệng đề toán rồi giải vào vở.
____________________________________
Tập làm văn
Tiết 10: Tập viết thư và phong bì thư
I. Mục tiêu:
- Biết viết một bức thư ngắn để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu SGK; biết
 cách ghi phong bì thư. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phong bì thư, bảng phụ, giấy viết thư
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ
Đọc bài Thư gửi bà
Dòng đầu thư viết như thế nào?
(Ghi rõ ngày, nơi gưỉ thư, lời xưng hô)
B.Bài mới
1/ Giới thiệu bài: 
- GV nói về tác dụng của thư
2/Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi HS đọc ycầu
- Em viết thư gửi ai?
-Dòng đầu thư viết như thế nào?
- Ghi rõ ngày, nơi gưỉ thư, lời xưng hô(Phải phù hợp)
+Nội dung chính của bức thư
- Hỏi thăm
- kể chuyện
- báo tin
- hứa.
Phần cuối thư ghi những gì?
- Lời chào, chữ kí và kí tên
- Học sinh đọc yêu cầu và cấu tạo thư trên bảng phụ
 Học sinh tập nói từng phần
- Thực hành viết thư
- Gv nêu cách trình bày
- Học sinh viết trên giấy rời
- HS đọc thư trước lớp, rút kinh nghiệm
Bài tập 2: Viết phong bì thư
-Goi HS đọc ycầu rồi qsát phong bì đã mang đi. 
- GV ycầu HS ghi ndung vào phong bì.
- Gọi 4 HS đọc kquả.
- GV nxét
-Học sinh quan sát và trao đổi về cách viết phong bì thư theo mẫu.
- HS ghi phong bì.
- HS đọc kquả.
C/Củng cố – dặn dò:
 - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục tập viết một bức thư ngắn gửi cho người thân.
- Nxét tiết học.
.
__________________________________
Âm nhạc
Giáo viên chuyên dạy
____________________________________________
Sinh hoạt tập thể
 Kiểm điểm nề nếp tuần 10
I. Kiểm diện:...
II. Nội dung:
 1. Đánh giá công việc trong tuần.
 - Về thực hiện nề nếp..
 - Về ý thức học tập...
 - Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường, lớp...
 - Tuyên dương, nhắc nhở...
 2. Phương hướng tuần sau:
 - Tiếp tục duy trì tốt mọi nề nếp ở trường.
 - Thi đua học tập tốt..
 - Rèn phát âm chuẩn, viết chữ đẹp cho hs.
 - BD hs giỏi, kèm hs yếu kém.
 - Phát huy nhóm học tập.
 3. Bàn bạc thảo luận...
 4. Cho HS thi văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ...
************************************************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA3 TUAN 10.doc