Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I

Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I

TẬP ĐỌC - KC:

ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được1 CH về nội dung đoan, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.

 - Nghe- viết đúng, trình bày sạch sẽ đúng quy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.

 Đối với HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát và viết đúng, đẹp (tốc độ nhanh hơn)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.Bảng phụ ghi sẵn bài tập.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường Tiểu Học Tiên Cảnh I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
	 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
TẬP ĐỌC - KC:	
ÔN TẬP HỌC KÌ I 	(TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được1 CH về nội dung đoan, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
 - Nghe- viết đúng, trình bày sạch sẽ đúng quy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 Đối với HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát và viết đúng, đẹp (tốc độ nhanh hơn)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 	Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Bài cũ: Gọi 3 học sinh lên đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc “ Anh đom đóm”
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
3. Kiểm tra tập đọc
- Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp từng học sinh.
-	Giáo viên kiểm tra 8 em.
3. Viết chính tả
- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
- Giáo viên giải nghĩa các từ khó
+ Uy nghi: dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
+ Tráng lệ: Vẻ đẹp lộng lẫy.
-	Đoạn văn tả cảnh gì ?
- Rừng cây trong nắng có gì đẹp ?
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa?
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Giáo viên đọc thong thả đoạn văn cho học sinh chép bài.
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Thu, chấm bài.
* Nhận xét một số bài đã chấm.
4. Củng cố dặn dò:
* Dặn: Học sinh về nhà tập đọc và trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau.
- 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu
- Lần lượt từng học sinh bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Theo dõi và nhận xét
- Theo dõi giáo viên đọc sau đó 2 học sinh đọc lại.
- Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ, mùi hương lá tràm thơm ngát, tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm.
- Đoạn văn có 4 câu
- Những chữ đầu câu
- Các từ: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, mùi hương, vọng mãi, xanh thẳm,...
- 3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nghe giáo viên đọc bài và chép bài.
- Đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài.
TẬP ĐỌC - KC: (70) 	
ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1.
	- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
	- Bảng ghi sẵn bài tập 2 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
3. Kiểm tra tập đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1
4. Ôn luyện về so sánh
* Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 	Gọi 2 HS đọc 2 câu văn ở bài tập 2.
-	Nến dùng để làm gì ?
* Giải thích: Nến là vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy.
- Cây (cái) dù là cái ô. Cái ô dùng để làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh chữa bài. Giáo viên gạch một gạch dưới các hình so sánh, gạch hai gạch dưới từ so sánh.
+ Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
+ Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi biển.
5. Củng cố - dặn dò:
- Gọi học sinh đặt câu có hình ảnh so sánh.
- Nhận xét câu học sinh đặt.
* Dặn: Học sinh về nhà ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 học sinh đọc.
- Nến dùng để thắp sáng.
- Dùng để che nắng, che mưa.
- Tự làm bài tập.
- Học sinh tự làm vào VBT
- 2 học sinh chữa bài.
- Học sinh làm bài vào vở
Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời
như
những cây nến khổng lồ
Được mọc san sát thẳng đuột
như
hằng hà sa số cây dù canh cắm trên bãi biển
TOÁN: (86) 	
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính để tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài, chiều rộng).
 - Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Thước thẳng, phấn màu
	- Hình chữ nhật trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Sửa bài 4/ 86 
- Kiểm tra về nhận diện các hình đã học. Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật
* Nhận xét, chữa bài cho điểm học sinh.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ được làm quen với cách tính chu vi hình chữ nhật.
- 	Giáo viên ghi đề
2. Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật.
a. Ôn tập về chu vi các hình:
- Giáo viên vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và yêu cầu học sinh tính chu vi của hình này.
- Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ?
b. Tính chu vi hình chữ nhật:
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng 3cm.
- Yêu cầu học sinh tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
- Yêu cầu học sinh tính tổng 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng (ví dụ: cạnh AB và cạnh BC).
-	14 cm gấp mấy lần 7 cm ?
- Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài ?
- Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng chiều rộng, sau đó nhân với 2. Ta viết là: 
(4 + 3) x 2 = 14.
- Học sinh cả lớp đọc quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
3. Luyện tập - thực hành:
* Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con.
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
* Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 2: Hướng dẫn học sinh giải vào VBT
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Chu vi mảnh đất tức là chu vi hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 20m.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Chữa bài cho điểm học sinh
* Bài 3: Làm vào VBT
- Hướng dẫn học sinh tính chu vi của hai hình chữ nhật, sau đó so sánh hai chu vi với nhau và chọn câu trả lời đúng.
- Nhận xét bài làm của học sinh
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tính chu vi hình chữ nhật.
-	Nhận xét tiết học
-	Bài sau: Chu vi hình vuông.
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Nghe giới thiệu
- HS thực hiện yêu cầu của giáo viên: Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 
 6cm + 7cm + 8cm + 9cm = 30cm
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Quan sát hình vẽ
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD là: 4cm+3cm+4cm+3cm = 14cm
- Tổng của một cành chiều dài với một cạnh chiều rộng là : 
	4cm + 3cm = 7 cm
- 14 gấp 2 lần 7 cm
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần tổng số độ dài của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài.
- Học sinh tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
	Chu vi hình chữ nhật là:
	(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
- Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
- 1 học sinh đọc đề.
- Mảnh đất hình chữ nhật.
- Chiều dài 35cm, chiều rộng 20m
- Chu vi của mảnh đất.
Bài giải
	Chu vi của mảnh đất đó là:
	(35 + 20) x 2 = 110 (m)
 ĐS: 110m
- Học sinh thực hiện tính
- Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
	(63 + 31) x 2 = 188 (m)
- Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
	(54 + 40) x 2 = 188 (m)
	Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI: (36) 	
 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 	Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đung nơi quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 	Tranh ảnh sưu tầm về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải.
- 	Các hình trong SGK trang 68, 69.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Ổn định: Hát 
bài "Tổ quốc Việt Nam xanh mát, có sạch đẹp mãi được không ?... phụ thuộc vào bạn mà thôi"
2. Bài mới: 
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu: Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người.
+ Cách tiến hành:
* Bước 1: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
- Nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác ? Rác có hại như thế nào ?
- Những sinh vật nào thường sống ở đống rác? Chúng có hại gì ?
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
® Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rửa, bốc mùi hôi thối và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Bãi rác là nơi sinh sống của các con vật trung gian truyền bệnh cho con người như ruồi, muỗi, chuột.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
+ Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và sai trong việc thu gom rác thải
+ Cách tiến hành:
* Bước 1 : Yêu cầu thảo luận nhóm đôi. Gợi ý:
- Việc làm của các bạn trong từng tình huống đúng hay sai ? Vì sao ?
* Bước 2: Yêu cầu hoạt động cả lớp.
Hỏi thêm:
-	Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
-	Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
- Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em ?
c. Hoạt động 3: Trò chơi "Gắn biển giới thiệu cách xử lý rác hợp vệ sinh"
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội. Nêu từng cách xử lý như bảng bên:
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố tiết học.
- Nêu cách xử lý rác hợp vệ sinh ? Nêu cách diệt ruồi, muỗi, chuột ?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
-	Thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm quan sát hình 1, 2/68
- Học sinh thảo luận ghi phiếu.
-	Một số nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- Từng cặp học sinh quan sát hình trang 69 và ảnh sưu tầm được, trả lời theo gợi ý trên.
-	Một số nhóm trình bày. 
- Nhóm khác bổ sung.
- ... không nên vứt rác nơi công cộng.
- Học sinh tự liên hệ trả lời... không vứt rác lên biển.
- Học sinh tự trả lời.
Tên Tổ, Phường
Chôn
Đốt
Đổ thùng rác
Tái chế
..........
......
......
.....
.....
..........
......
......
.....
.....
..........
......
......
.....
.....
- 4 đội lên bảng nối tiếp nêu cách xử lý rác hợp vệ sinh.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
TOÁN: (87) 	
CHU VI HÌNH VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông ( độ dài cạnh x 4)
 - Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Thước thẳng, phấn màu, hình vuông cạnh 3cm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra học thuộc lòng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và sửa ... ốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài: Thư gửi bà.
- Yêu cầu học sinh tự viết bài. Giáo viên giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
- Gọi 1 số HS đọc lại lá thư của mình. Giáo viên chỉnh sửa từng từ, câu cho hoàn chỉnh. Cho điểm HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Học sinh về nhà viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- Em viết thư cho ông, bà, bố, mẹ, dì, cậu, bạn học cùng lớp ở quê,...
- Em viết thư hỏi thăm ông, bà... xem ông, bà... có khỏe không ? Ông, bà... em còn đi tập thể dục buổi sáng với các cụ trong làng không ?...
- 3 HS đọc bài: Thư gửi bà trang 81 SGK, cả lớp theo dõi để nhớ cách viết.
- Học sinh tự làm bài
- 5 học sinh đọc lá thư của mình.
CHÍNH TẢ: 
ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Mức độ, yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1.
 - Điền đúng nội dung vào Giấy mời, theo mẫu (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc đã học + Bút dạ.
	- Bài tập 2 pho to 2 phiếu to và số lượng phiếu nhỏ bằng số lượng học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. Kiểm tra tập đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1
3. Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.
* Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi 1 học sinh đọc mẫu giấy mời
- Phát phiếu cho học sinh nhắc học sinh ghi nhớ nội dung của giấy mời như: lời lẽ, ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày, tháng.
- Gọi học sinh đọc lại giấy mời của mình, học sinh khác nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học
* Dặn: Học sinh ghi nhớ mẫu giấy mời để viết khi cần thiết.
Học sinh theo dõi
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- 1 HS đọc mẫu giấy mời.
- Tự làm bài vào phiếu, 2 học sinh lên viết phiếu trên bảng.
- 3 học sinh đọc bài
GIẤY MỜI
Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tiên CảnhI
	Lớp 3/a trân trọng kính mời thầy
	Tới dự: Buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11
	Vào lúc: 8 giờ ngày 19-11-2005 tại Phòng học lớp 3/a.
	Chúng em rất mong được đón thầy.
 Ngày 16 tháng 11 năm 2010
 Thay mặt lớp
 HUỲNH THỊ HÂN	
	Lớp trưởng
TẬP ĐỌC: 	
ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Mức độ, yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1.
	- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài đã học.
	- Bài tập 2 chép sẵn vào 4 tờ phiếu và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. Kiểm tra tập đọc:
- Tiến hành tương tự như tiết 1
3. Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi học sinh đọc phần chú giải
- Yêu cầu học sinh tự làm
- Chữa bài
- Chốt lại lời giải đúng
-	Gọi học sinh đọc lại lời giải
4. Củng cố - dặn dò:
-	Dấu chấm có tác dụng gì ?
- Dặn: Học sinh về nhà học thuộc các bài có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK để tiết sau lấy điểm kiểm tra.
- Học sinh theo dõi
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- 4 học sinh đọc to bài làm của mình.
- Các học sinh khác nhận xét bài làm của bạn.
- Tự làm bài tập.
- Học sinh làm bài vào vở
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió giông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, cắm sâu vào lòng đất.
- Dấu chấm dùng để ngắt câu trong đoạn văn.
CHÍNH TẢ: 	
ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Kiểm tra đọc theo yêu cầu cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp3 học kỳ I
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu ghi sẵn các tên bài học thuộc lòng từ tuần 10 đến tuần 17.
	- 4 tờ phiếu viết sẵn bài tập 2 và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu của tiết học và giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc theo yêu cầu cần đạt
3. Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
- Gọi học sinh đọc thêm chuyện vui: “Người nhát nhất “
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
-	Bà có phải là người nhát không? Vì sao?
- Chuyện đáng cười ở điểm nào ?
4. Củng cố - dặn dò
-	Dặn: Học sinh về nhà kể lạ câu chuyện vui: “Người nhát nhất“
- Làm trước tiết luyện tập 8 để chuẩn bị làm bài kiểm tra
- Học sinh đọc thầm để hiểu nội dung chuyện.
- 4 học sinh đọc bài trên lớp
- Bà không phải là người nhát nhất mà bà lo cho cậu bé khi đi ngang qua đường đông xe cộ.
- Cậu bé không hiểu bà lo cho mình lại cứ nghĩ bà rất nhát.
NGƯỜI NHÁT NHẤT
	Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố. Lúc về cậu bé nói với mẹ:
	- Mẹ ạ ! Bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.
	Mẹ ngạc nhiên !
	- Sao con lại nói thế ?
	Cậu bé trả lời
	- Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt tay con !
THỦ CÔNG:
CẮT, DÁN CHỮ "VUI VẺ"(T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
-	Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ . Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối.
II. CHUẨN BỊ:	 
-	Mẫu chữ VUI VẺ.
-	Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
-	Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:	
THẦY
TRÒ
A. Ổn định
B. Kiểm tra: Kiểm tra dụng cụ học sinh.
C. Bài mới:	
1. Hoạt động 1: H/ dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
-	Giáo viên giới thiệu mẫu chữ VUI VẺ 
-	Giáo viên nhận xét chung phần quan sát.
2. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
* Bước 1: Kẻ, cắt chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
-	Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ 
V, U, E, I giống như các bài đã học (bài 7®10)
-	Yêu cầu học sinh nói quy trình cắt từng chữ cái ?
- Hướng dẫn kẻ dấu hỏi
* Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ
- Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn.
- Bôi hồ vào mặt kẻ ô dán vào vị trí đã ướm. Dán chữ trước, dấu hỏi sau.
3. Hoạt động 3 : Thực hành
Chấm một số vở - Nhận xét – Ghi điểm
D.Tổng kết:
Nhận xét tiết học –Dặn dò
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra học kỳ I
-	Học sinh quan sát
-	HS nêu : Chữ V, U, I, E
-	Mỗi chữ cái cách nhau 1 ô li, giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô li.
- Học sinh theo dõi.
- 4 học sinh nhắc lại quy trình cắt từng chữ V, U, E, I.
- Học sinh kẻ dấu hỏi trong 1 ô vuông như hình 2a.
VUI VẺ
- HS thực hành vào vở
 TOÁN: (90) 	
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Đề thi của trường.
TẬP LÀM VĂN: 	
KIỂM TRA HỌC KÌ I (TIẾT 8)
Kiểm tra Viết 
(Theo đề của trường)
TUẦN 18
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
HỌP LỚP
 1. Hát tập thể
Đánh giá kết quả các hoạt động đã thực hiện trong tuần qua :
Học tập :.....................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................
Lao động vệ sinh khu vực: ........................................................................................................
 .................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
Trực nhật : ................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
Thể dục giữa giờ :......................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
Tham gia phong trào của Liên đội : ..........................................................................................
 ...............................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
Triển khai công tác tuần đến :
Của lớp : ...................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
Của liên đội, trường : ................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
Sinh hoạt chủ điểm :
 Cho các em biết ý nghĩa ngày chủ điểm :.................................................................................
Nhắc lại nội dung chính đã triển khai :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
 6. Kết thúc buổi sinh hoạt : Hát một bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 ky 1(14).doc