Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Lê Văn Dũng – Trường TH Mai Đình 1

Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Lê Văn Dũng – Trường TH Mai Đình 1

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Đất quý đất yêu

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Trả lời được các CH trong SGK.

- KNS: + Giao tiếp, xác định giá trị, lắng nghe tích cực.

B- Kể chuyện:

- Biết sắp xếp lại các tranh minh họa trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện.

- HS gỏi, khá kể lại được toàn bộ câu chuyện.

- GD tình yêu QH, đất nước.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Lê Văn Dũng – Trường TH Mai Đình 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 11: 
THỉ HAI NGΜY 31 THáNG 10 NăM 2011
CHΜO Cấ
TậP ĐÄC - Kể CHUYệN
Đất quý đất yêu
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa : Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Trả lời được các CH trong SGK.
- KNS : + Giao tiếp, xác định giá trị, lắng nghe tích cực.
B- Kể chuyện:
- Biết sắp xếp lại các tranh minh họa trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. 
- HS gỏi, khá kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- GD tình yêu QH, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tập đọc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Gọi học sinh đọc bài "Thư gửi bà" và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Cho điểm..................................................
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài.
2- Luyện đọc.
a) GV đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa.
- GV giới thiệu về nội dung tranh.
b) HDHS luyện đọc-giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu.
- GV lắng nghe, luyện cho học sinh phát âm từ khó: ê-ti-ô-pi-a, thiêng liêng, 
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- Chú ý, hướng dẫn học sinh cách đọc các câu dài:
- Giải nghĩa từ: ê-ti-ô-pi-a; cung điện, khâm phục.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
* Gọi học sinh đọc bài.
3- Tìm hiểu bài.
- HD HS tìm hiểu bài theo câu hỏi trong SGK
- Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào?
* Nêu nội dung của câu chuyện?
4- Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
- HDHS thi đọc đoạn 2: Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (lời các vị khách: ngạc nhiên, tò mò; lời viên quan: cảm động).
- Yêu cầu hs thi đọc.
- Gọi hs đọc toàn bài.
- KNS : + Giao tiếp.
 + xác định giá trị.
 + lắng nghe tích cực.
- 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét.
- Nhắc lại đề bài.
- Học sinh quan sát tranh.
- Hs lắng nghe.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Học sinh đọc chú giải.
- Các nhóm đọc theo yêu cầu.
- 1 học sinh đọc lời viên quan (Đoạn 2)
- 4 học sinh tiếp nối đọc đoạn của bài (chia đôi đoạn 2).
- Học sinh đọc thầm bài và TLCH trong SGK
- Học sinh nêu, nhận xét
-Nêu nội dung bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Các tổ thi đọc.
- Thi đọc cá nhân.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Đặt câu hỏi.
Trình bầy ý kiến cá nhân.
Kể chuyện
1- GV nêu nhiệm vụ: Quan sát tranh sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện "Đất quý, đất yêu". Sau đó dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.
2- HDHS kể lại câu chuyện theo tranh.
a) Bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và sắp xếp cho đúng trình tự câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh ghi kết quả vào giấy nháp rồi đọc lên cho cả lớp nghe và nhận xét.
- GV nhận xét và nêu thứ tự tranh: 3-1-4-2.
- Nêu nội dung từng tranh: Cho hs thảo luận (N3) và nêu.
b) Bài tập 2: Yêu cầu học sinh tập kể theo cặp.
- Gọi học sinh kể chuyện
C. Củng cố- Dặn dò.
- Tập đặt tên khác cho câu chuyện?
- GV biểu dương những học sinh đọc bài tốt, kể chuyện hay, về tập kể câu chuyện.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hiện.
- 2 học sinh đọc kết quả.
- 1 học sinh lên bảng đặt lại vị trí các tranh theo thứ tự.
- Cả lớp nhận xét.
- Các nhóm thực hiện, nêu trước lớp.
- Từng cặp học sinh dựa vào tranh minh họa tập kể chuyện.
- 4 học sinh tiếp nối nhau thi kể theo 4 tranh.
- 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh nêu: 
+ Mảnh đất thiêng liêng.
+ Một phong tục lạ lùng.
+ Tấm lòng yêu quý đất đai.
TOáN
 Bài toán giải bằng hai phép tính ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính. Làm được BT 1,2,3
- GD lòng yêu thích Toán học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các tranh vẽ tương tự SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1 : 
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Gạo : 45 kg 
Ngô : 25kg ? kg
 ? kg
- GV cho điểm........................................
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài.
2- Bài toán.
- Gọi hs đọc bài toán.
- GV kết hợp tóm tắt bài toán, hướng dẫn cách giải.
- Goi học sinh giải bài toán.
- Cho cả lớp nhận xét.
3. Thực hành.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh phân tích bài toán.
- HD vẽ sơ đồ.
- Yc Hs thảo luận nhóm để giải.
- Yc hs trình bày.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh phân tích và tóm tắt bài toán. Yc hs thảo luân nhóm 2 để giải.
- Yêu cầu học sinh giải bài toán.
- Nhận xét.
Bài 3/51:
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh nêu kết quả.
C. Củng cố- Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 học sinh thực hiện trên bảng.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- 2 học sinh đọc lại bài toán.
- Học sinh nêu cách giải và giải ra nháp
-1 HS lên bảng giải
-Nhận xét , nhắc lại cách giải.
- HSđọc bài toán, tóm tắt ra nháp.
- 1 hs thực hiện trên bảng.
- Nhận xét.
- Học sinh đọc bài toán.
- Hs thực hiện.
- Hs thực hiện .
- 1 nhóm trình bày trên bảng.
- Cả lớp nhận xét.
 Hs đọc đề toán.
- Hs thực hiện, 1 học sinh thực hiện bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
ĐạO ĐứC
Thực hành kỹ năng giữa học kì I
I. Mục tiêu:
- Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
- Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Học sinh có thái độ tự giác chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
- Biết yêu quý quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.GD ý thức hành vi chuẩn mực.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, các phiếu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
2- Bài tập thực hành.
Bài 1: Nhận định đúng sai bằng cách dùng thẻ m àu (đỏ, xanh).
* Tên gọi của Bác Hồ là: 
- Nguyễn Sinh Sắc. - Nguyễn Sinh Cung - Nguyên Sinh Cung - Nguyên Tất Thành.
* Bác Hồ quê ở.
- Thanh Hóa - Hà Tĩnh - Nghệ An.
*Ngày sinh của Bác là:
Bài 2:
- Thế nào là giữ lời hứa.
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá, nhận xét như thế nào?
Bài 3: Yêu cầu học sinh làm phiếu bài tập.
- Điền đúng (Đ) hay sai (S):
a) Lan chờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình.
b) Nhờ chị rửa bộ ấm chén-công việc em phải làm. c) Trong giờ kiểm tra Nam cho Hà chép bài; nhưng Hà từ chối. d) Vì muốn mượn Toàn quyển truyện, Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.
Bài 4: Trò chơi tiếp sức.
1- Biết mẹ đi làm về muộn nhưng Tuấn còn la cà bên nhà bạn Minh.
2- ông bị đau mắt, Thúy đọc báo giúp ông.
3- Bố vừa đi làm về, Hòa đã nài nỉ bố gấp đồ chơi cho mình.
4- Nam đã giải giúp em những bài toán khó.
Bài 5: Yêu cầu học sinh liên hệ bản thân về chuẩn mực hành vi "Chia sẻ vui buồn cùng bạn".
- Với những chuẩn mực hành vi đạo đức đã học yêu cầu học sinh tìm những câu chuyện, bài hát, bài thơ, tấm gương nói về nội dung đó.
C- Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
- Học sinh nghe, suy nghĩ dùng thẻ màu (xanh, đỏ) để nhận định đúng sai.
- Câu b, c.
- Học sinh trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét
- Học sinh nhận phiếu, thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS làm bảng phụ
- Nhận xét
- Khoanh vào trước những câu đúng.
- Mỗi nhóm 4 HS lên chơi
-Nhận xét, bình chọn nhóm thắng
THỉ BA NGΜY 1 THáNG 11 NăM 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán có bằng hai phép tính. Làm được BT 1,3,4 a,b. SGK.
- GD lòng say mê toán học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
A- Hoạt động 1.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
-GV cho điểm............................................
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài.
2- Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi hs đọc bài toán.
- Yêu cầu học sinh phân tích và tóm tắt.
- Hoạt động nhóm: Yc tìm nhiều cách giải.
- Yc hs trình bày.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- Yc hs đọc bài toán.
- Yêu cầu học sinh phân tích, tóm tắt.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ tìm cách giải và giải bài toán vào tờ giấy lớn.(Gv phát)
- Yêu cầu hs trình bày bài toán. 
Bài 3:
- Gọi hs nêu yc của bài.
- Gọi học sinh nêu bài toán.
- Yêu cầu học sinh giải bài toán.
Bài 4:
- Gọi hs nêu yêu cầu của bài.
- GV làm mẫu: Gấp 15 lên 3 lần, rồi cộng với 47:
 15 x 3 = 45 45 + 47 = 92.
- Tổ chức "Thi tiếp sức":
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương dãy thắng cuộc.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh thực hiện trên bảng.
- Cả lớp nhận xét.
- Nhắc lại đề bài.
- Học sinh đọc đề toán.
- Hs thực hiện.
- Các nhóm thảo luận, tìm cách giải.
- Đại diện nhóm trình bày:
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc đề toán.
- Hs thực hiện.
- Tóm tắt.
- Các tổ thực hiện.
- Hs thực hiện.
- Cả lớp nhận xét.
- Nêu bài toán theo sơ đồ và giải.
- 4-5 học sinh nêu bài toán.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 học sinh giải trên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Tính (theo mẫu).
- Học sinh theo dõi.
- Mỗi dãy cử 3 học sinh thực hiện:
- Cả lớp nhận xét.
THủ CôNG
Cắt, dán chữ I, T (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ cắt, dán chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- Với HS khéo tay : 
- Học sinh thích cắt, dán chữ. Kẻ cắt, dán chữ I, T. Các nét chữ thẳng phẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
- GDHS biết cách trang trí.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T.
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Giấy màu, kéo, thước, hồ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài.
2- Các hoạt động.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Gv giới thiệu mẫu các chữ I, T (H1) và HDHS nhận xét.
- Nét chữ rộng mấy ô?
- Nhận xét gì về 2 nửa của chữ?
Giáo viên: (dùng chữ mẫu rồi gấp đôi theo chiều dọc).
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Kẻ chữ I, T.
- H2a yêu cầu làm gì?
- Giáo viên vừa cắt vừa giảng giải.
- H2b: Cắt HCN có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.
- H2b hướng dẫn ta làm gì?
Bước 2: Cắt chữ T.
- Gấp đôi HCN đã kẻ chữ T. (H2b) theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ bỏ phần gạch chéo (H3a). Mở ra được chữ T như mẫu (H3b).
Bước 3: Dán chữ I, T.
- Kẻ 1 đường chuẩn, sắ ...  tập do giáo viên soạn.
3. GD ý thức giữ VSCĐ
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết BT 2b.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Cho học sinh thi tìm nhanh các từ có vần ươn, ương.
- Gv nhận xét..........................................
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài.
2- HDHS viết chính tả.
a) HDHS chuẩn bị.
- Gv đọc đoạn thơ cần viết trong bài Vẽ quê hương.
- Gọi học sinh đọc thuộc đoạn thơ.
- HDHS nắm nội dung và cách trình bày.
+ Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp?
+ Trong đoạn thơ trên có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao viết hoa?
+ Cần trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào?
- Gv đọc cho học sinh viết từ khó: làng xóm, lượn quanh, bát ngát, xanh ngắt.
b) HDHS viết bài.
- Yêu cầu học sinh tự nhớ và viết bài.
c) Chấm, chữa bài.
- Gv đọc từng câu cho học sinh soát lỗi.
- Gv chấm 5-7 bài và nhận xét cụ thể.
3- HDHS làm bài tập.
Bài 2a.
- Gọi hs nêu yêu cầu của bài.
- Gv nhắc lại yêu cầu của bài và yêu cầu học sinh làm bài vào V.
- Cho học sinh thi làm bài trên bảng.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
- Gọi hs đọc các câu vừa điền.
C. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về học thuộc lòng các câu trong bài 2a.
- 3 học sinh thực hiện.
- Cả lớp nhận xét.
- Nhắc lại đề bài.
- Học sinh lắng nghe.
- 3 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
- Vì bạn rất yêu quê hương.
- Các chữ đầu tên bài và đầu mỗi dòng thơ viết hoa: Vẽ, Bút, Em
- Các chữ đầu dòng thơ cách lề 2 hoặc 3 ô.
- Học sinh viết bảng con.
- Hs thực hiện.
- Học sinh tự soát lỗi, sửa sai, ghi số lỗi.
- Điền vào chỗ trống ươn hay ương.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 3 hs thực hiện.
- 5 học sinh đọc.
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu. Vẽ cành lá
(GV chuyên dạy)
LUYệN Từ Và CâU
Từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì ?
I. Mục tiêu:
- Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương BT1.
- Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn BT2.
- Nhận biết được các câu theo mẫy Ai là gì ? và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ? hoặc Làm gì ? BT3.
- Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai là gì ? với 2 – 3 từ ngữ cho trước BT4.
- GD lòng say mê học Tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy học: 
- Kẻ BT 3 trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Kiểm tra làm miệng BT 2 của tiết tuần 10.
- GV nhận xét, củng cố kiến thức về so sánh.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a) Bài tập 1.
- Nêu yêu cầu của BT1.
- GV nhắc lại yêu cầu: Xếp những ....1 chỉ sự vật ở quê hương; 2 chỉ tình cảm đối với quê hương.
- Yêu cầu thảo luận.
- Yêu cầu trình bày.
- GV nhận xét, đưa lời giải đúng.
1- Chỉ sự vật ở quê hương: cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
2- Chỉ tình cảm đối với quê hương: gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.
b) Bài tập 2.- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và đưa lời giải đúng.
+ GV giải thích: Giang sơn (giang san) - sông núi, dùng để chỉ đất nước.
- Vì sao không điền đất nước, giang sơn?
c) Bài tập 3.- Nêu yêu cầu của BT3?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV nhận xét, kết hợp củng cố mẫu câu đã học.
d) Bài tập 4.- Nêu yêu cầu của bài tập?
- GV nhắc mỗi từ ngữ có thể đặt được nhiều câu.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh trình bày.
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
C. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét tiết học. Về xem lại BT vừa học.
- 3 Học sinh thực hiện: mỗi em làm 1 câu.
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm: cây đa, gắn bó, dòng sông
- Thảo luận nhóm.
- Mỗi nhóm cử 3 học sinh lên viết nhanh các từ vào bảng kẻ sẵn.
- Cả lớp nhận xét.
- Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Vì: đất nước, giang sơn có nghĩa rộng hơn Tây Nguyên, Tây Nguyên chỉ là 1 vùng đất của VN.
- Vài học sinh đọc đoạn văn.
- Những câu nào trong đoạn văn được viết theo mẫu câu Ai làm gì?
- Hs thực hiện.
- 3 học sinh thực hiện.
- Cả lớp nhận xét.
- Dùng mỗi từ ngữ sau đặt câu theo mẫu Ai làm gì
- Học sinh làm vào V.
- Học sinh đọc câu văn mình đã đặt. Cả lớp nhận xét.
Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
TOáN
Nhân số có ba chữ số với số với số có một chữ sô
I. Mục tiêu:
- Biết cách đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân. Làm được các BT 1,2.a,3,4 SGK.
- GD HS lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện.
45 x 8 19 x 8 32 x 7 26 x 6
- Gv nhận xét, chấm điểm.
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài.
2- Giới thiệu phép nhân. 123 x 2.
- Để thực hiện phép nhân bước 1 phải làm gì?
- Yêu cầu 1 học sinh lên đặt tính.
- Bước tiếp theo làm gì?
- Gọi học sinh nêu cách tính, gv ghi kết quả.
Vậy 123 x 2 = 246.
3- Giới thiệu phép nhân 326 x 2.
- Gọi HS lên bảng thực hiện và nêu cách tính.
4- Thực hành.
Bài 1:- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu hs làm bài.
- Yêu cầu hs lên bảng sửa bài.
- Củng cố lại cách nhân.
Bài 2: 
- Gọi hs nêu yc của bài.
- Gv phổ biến cách chơi, luật chơi của trò chơi Tiếp sức.
- Tổ chức cho hs chơi
- Gv nhận xét, tuyên dương dãy thực hiện nhanh, đúng.
Bài 3: - Gọi hs đọc bài toán.
- Yêu cầu học sinh phân tích, tóm tắt bài toán. 
- Yc hs giải toán.
Bài 4: 
- Bài yc gì?
- Yc hs thực hiện.
*Muốn tìmta làm thế nào?.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò c.bị bài sau.
- 2 học sinh thực hiện.
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- Đặt tính.
- 1 học sinh thực hiện.
- Thực hiện: Nhân từ phải sang trái.
- Học sinh nêu.
- HS lên bảng làm- HS khác làm ra nháp.
- Nhận xét nêu lại cách tính.
- Tính
- Hs thực hiện ra nháp.
- 4 học sinh thực hiện
 Đáp số: 682 639 848 550
- Cả lớp nhận xét.
- Đặt tính rồi tính.
- Mỗi dãy cử 4 học sinh thực hiện.
 437 x 2 319 x 3
 205 x 4 171 x 5
- Cả lớp nhận xét.
- 2 học sinh đọc.
- Hs thực hiện- Tóm tắt.
- 1 học sinh giải toán trên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Cả lớp nhận xét.
- Tìm X.
- 2học sinh thực hiện bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con
 - Cả lớp nhận xét.
TậP LàM VăN
Nghe- kể tôi có đọc đâu ! Nói về quê hương
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý BT2.
- GD tình yêu QH, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sãn nội dung gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Gọi học sinh đọc lá thư viết gửi cho người thân (TLV tuần 10).
- Nhận xét, chấm điểm...
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn làm bài tập.
b) Bài tập 2.
- Nêu yc của bài.
- Gv giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài: Quê hương là nơi em sinh ra và lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ em sinh sống. Quê em có thể ở nông thôn, TP Nếu em biết ít về quê hương em có thể kể về nơi em đang ở với bố mẹ.
- HD 1 học sinh dựa vào câu gợi ý tập nói trước lớp.
- Gv nhận xét chung.
- Yêu cầu học sinh tập nói và trình bày trước lớp.
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà viết lại những điều vừa kể về quê hương. Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước để chuẩn bị cho tiết TLV tuần 12.
- 3-4 học sinh đọc thư.
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh thực hiện.
- Cả lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt
- Học sinh tập nói theo cặp.
Đại diện các cặp trình bày trước lớp.
- Cả lớp bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất.
Âm nhạc:
Ôn bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết
( GV chuyên dạy)
Tự NHIêN Và Xã HộI
Thực hành: Phân tích cà vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
I. Mục tiêu:
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong gia đình. 
- Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể Ví dụ 2 : bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột).
- GD tình cảm gia đình.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong SGK 42,43.
- Chuẩn bị mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ lớn, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
B- Bài mới.
1- Gv giới thiệu.
2- Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
 * Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Hướng dẫn.
- Gv vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
Bước 3: 
- Gọi 1 học sinh giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
3- Hoạt động 3: Chơi trò chơi xếp hình.
* Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của học sinh về mối quan hệ họ hàng.
* Cách tiến hành: 
- Dùng bìa màu làm mẫu 1 bộ, căn cứ vào sơ đồ thành hình các thế hệ.
- Gv hướng dẫn các nhóm tự làm và xếp hình.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
C- Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về ôn bài.
- Nhắc lại đề bài.
- Học sinh quan sát.
- Từng học sinh vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
- 4-5 học sinh thực hiện.
- Các nhóm thực hành.
- Thi đua giữa các nhóm xem nhóm nào xếp đẹp, đúng.
SINH HOạT 
Kiểm điểm tuần 11
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu, khuyết điểm của cá nhân, tổ trong tuần qua.
- Nắm được phương hướng hoạt động của tuần 12.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Nhận xét đánh giá tuần 11
- Duy trì nề nếp học tập.
- Thi đua học tập tốt dành điểm 9-10.
- Hầu hết các em đi học chuyên cần, đúng giờ, thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- Một số em đã tiến bộ trong học tập như: Quý, Hương, Thu B , Tuấn.
- Nhiều bạn tích cực phát biểu xây dựng bài như: Tuyến, Lam, Khánh Huyền.
- Một số em chữ chưa đẹp,vở còn bẩn.
- Tuyên dương đôi bạn học tập có nhiều tiến bộ.
- Xây dựng trường học thân thiện: vệ sinh sạch sẽ, không chơi trò chơi nguy hiểm, 
2. Phương hướng hoạt động tuần 12:
- Cần cố gắng hơn nữa trong học tập.
- Tiếp tục phong trào rèn chữ giữ vở 
- Duy trì tập thể dục giữa giờ. 
- Chấm dứt ăn quà vặt ngòai cổng trường.
- Không vứt rác bừa bãi, đánh nhau, nói tục, chửi bậy.
- Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
3. Kể chuyện đạo đức : Bé Chiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA chuan L3 Dung(1).doc