Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Lê Quốc Khởi

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Lê Quốc Khởi

Tự nhiên và Xã hội

THỰC HÀNH MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (TT).

I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh

Kiến thức :

Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.

Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.

Kĩ năng : HS xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại.

Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại

Thái độ : HS có ý thức học tập, yêu quý họ hàng nội, ngoại.

II.CHUẨN BỊ:

Giáo viên : Hình vẽ trang 42,43 SGK

Học sinh :- HS mang 1 ảnh chụp họ nội, họ ngoại.

 -Giấy khổ to để hs vẽ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy HĐ của trò

1.Khởi động:

-Bài cũ: Những người có quan hệ với em ntn thì gọi là họ nội? Họ ngoại?

-Bài mới:

2.Các hoạt động:

HĐ1:Vẽ sơ đồ

*Mục tiêu:Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.

*Cách tiến hành:

Bước 1: Vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình của mình.

Bước2: Yc hs giới thiệu sơ đồ đã vẽ.

HĐ2:Chơi trò chơi xếp hình.

*Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của hs về mối quan hệ họ hàng.

*Cách tiến hành:

-Cho hs làm việc theo nhóm

-Phát giấy để hs trình bày ảnh của nhóm mình.

Nhận xét

3)Hoạt động nối tiếp:

Nhân xét tiết học

-Hs làm việc cá nhân.

-Vẽ vào giấy.

-Trình bày.

-Xếp ảnh của gia đình theo từng thế hệ.

-Các nhóm trình bày.Nhận xét

 

doc 37 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Lê Quốc Khởi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 11
Thứ hai, ngày 18 tháng 11 năm 2019
 Tập đọc- kể chuyện
 ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
 (GD BVMT) KNS
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
A. Tập đọc: 
-Hiểu nghĩa các từ được chú giải. Hiểu nội dung: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quí nhất.
 -HS đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ : đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quí, trở về nước, hạt cát. Ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc truyện với giọng kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
*Giáo dục BVMT: Tình cảm yêu quý , trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương.
*KNS: Xác định giá trị - Lắng nghe tích cực
B.Kể chuyện.
-Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.
-Dựa vào tranh kể lại được trôi chảy, mạch lạc.
II.CHUẨN BỊ :
-GV: Tranh minh hoạ bài đọc.
- HS: Đọc và tập kể lại câu chuyện
IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
Bài mới:
Giới thiệu bài: Các em đã đọc những bài nói về tình cảm gắn bó của người Việt Nam với quê hương mình. Hôm nay, qua bài Tập đọc Đất quy, đất yêu ta sẽ biết thêm về tấm lòng quí đất đai tổ quốc mình của người Ê-ti-ô-pi-a 
2. Các hoạt động: 
HĐ1.Luyện đọc: 
*Mục tiêu:HS đọc trôi chảy đọc đúng ,các từ khó,ngắt nghỉ hơi đúng.
*Cách tiến hành:
-GV đọc mẫu.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc nối tiếp từng câu.
-Đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
-Hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi cách ngắt 
-Luyện đọc theo nhóm.
 -Nhận xét
HĐ2.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Mục * Mục tiêu :HS Hiểu nghĩa các từ được chú giải .Hiểu nội dung bài
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 :
- Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
-Đọc thầm phần đầu đoạn 2: 
-Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra?
-Đọc thầm phần cuối đoạn 2:
- Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang những hạt đất nhỏ nào?
*GDBVMT: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật: “ thiêng liêng,cao quý “,gắn bó máu thịt với dân Ê- ti –ô –pi –anên họ không rời xa được. 
-4 hs đọc nối tiếp 3 đoạn còn lại: Theo em phong tục trên nói lên tình cảm gì của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương?
HĐ3.Luyện đọc lại 
*Mục tiêu : Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
*Cách tiến hành :
-HS thi đọc giữa các nhóm.
*****************************************
B.Kể chuyện:
*.Gv nêu nhiệm vụ: 
-Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự của câu chuyện sau đó dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.
*.Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện theo tranh.
-HS sắp xếp lại tranh: 3, 1, 4, 2.
-HS dựa vào tranh kể lại truyện. (kể theo nhóm 4)
3)Hoạt động nối tiếp:
-Yêu cầu HS đặt tên khác cho truyện:
 -Về nhà tập kể lại toàn chuyện.
-Chuẩn bị: Vẽ quê hương.
-Nhận xét tiết học
-Hát
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi
-HS theo dõi
-HS đọc nối tiếp câu-Luyện đọc tư khó
-HS đọc nối tiếp đoạn.
-Luyện đọc trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quí tỏ ý trân trọng và mến khách.
-Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch giày ở đế rồi để khách xuống tàu về nước.
-Vì họ coi đất của quê hương là thứ thiêng liêng cao quí.
-HS lắng nghe
-Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quí và trân trọng mảnh đất của quê hương. Họ coi đất đai của tổ quốc là tài sản quí giá, thiêng liêng nhất
-HS thi đọc giữa các nhóm.
-HS nêu nội dung bài
-HS quan sát tranh 
-HS sắp xếp lại cho đúng thứ tự của câu chuyện
-Hs kể chyện theo tranh
Toán
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tt)
(có điều chỉnh)
 I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
Kiến thức: 
-Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
-Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
Kĩ năng: học sinh giải bài toán bằng hai phép tính nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
 II.CHUẨN BỊ
 -Bảng phụ chép sẵn bài tập ở SGK .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 .Khởi động:
-Bai cũ:
-Kiểm tra các bài tập đã giao vềnhà tiết 50
-Nhận xét
- Bài mới : 
2. Các hoạt động:
HĐ1 :Hướng dẫn HS giải toán
*Mục tiêu: HS bước đầu biết giải toán và trình bày bài giải 
*Cách tiến hành:
-Giới thiệu bài toán SGK lên bảng.
-Gv vẽ tóm tắt lên bảng.
-Yc hs nêu các bước giải
-GV nhận xét bài giải của HS.
HĐ2.Thực hành:
*Mục tiêu: HS giải được bài toán bằng hai phép tính.
*Cách tiến hành:
Bài 1: Yêu cầu hs đọc đề bài
-Gợi ý để hs nêu:
+Muốn tìm quãng đường từ nhà qua chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài bao nhiêu km thì phải biết quãng đường từ nhà đến chợ huyện và quãng đường từ chợ huyện đền bưu điện tỉnh.
+Đã biết quãng đường từ nhà đến chợ huyện dài 5km. Vậy trước hết cần tìm quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh 5 x 3=15km.
-Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
Bài 2: Yêu cầu hs đọc đề bài
Yêu cầu Hs tự vẽ sơ đồ và giải toán
+Bước 1:Tìm số lít mật ong lấy ra: 24:3=8(lít)
+Bước 2:Tìm số lít mật ong còn lại:
24-8=16(lít)
Bài 3: (dòng 2 bài tập 3 không yêu cầu viết phép tính chỉ trả lời câu hỏi)
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
3)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiết sau :luyện tập
- 2hs làm bài 
 -Nhận xét
-HS nêu 
- HS đọc đề bài
-1HS lên bảng làm bài .Cả lớp làm vở.
-HS tóm tắt và giải
-HS làm bài
-1HS lên bảng .Cả lớp làm vào vở
-HS trả lời 
-Nhận xét
Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2019
Chính tả:
 TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG.
( GD BVMT)
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Tiếng hò trên sông. Viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài : Gái, Thu Bồn. Viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương. Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : s/x, ươn/ương
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
*GDBVMT: HS yêu cảnh đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh
II.CHUẨN BỊ:
 GV: Thẻ từ- Viết sẵn bài tập 2.
HS: Bảng con
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV
Hoat động của HS
1.Khởi động:
Bài cũ: HS giải câu đố của bài tập trước.
 -Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học.
HĐ1.Hướng dẫn HS viết chính tả:
*Mục tiêu: HSviết chính xác trình bày đúng bài Tiếng hò trên sông.
*Cách tiến hành
-Hướng dẫn HS chuẩn bị:
-GV đọc đoạn viết .
-Hướng dẫn HS nắm nội dung bài.
-Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì?
 Bài văn có mấy câu? Nêu các tên riêng trong bài.
-Hướng dẫn HS viết những tiếng khó.
-Hướng dẫn viết chính tả.
-Chữa lỗi-chấm bài.
HĐ2 :Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: Đọc yêu cầu
 -HS làm bài 
Bài tập 3: Đọc yêu cầu
-Tổ chức cho hs thi tiếp sức theo tổ. 
 -Nhận xét – Khen thưởng.
3)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét bài làm của HS
 -Chuẩn bị: Vẽ quê hương.
-2HS lên bảng đọc thuộc lòng từng câu đố Hs dưới viết lời giải vào bảng con
-Tác giả nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chiều thổi nhẹ qua đồng và con sông Thu Bồn.
-HS nêu-3HS lên bảng viết từ khĩ. Cả lớp viết vào bảng con 
-HS viết bài vào vở
- HS yêu cầu đọc 
-2 hs lên bảng.Cả lớp làm vào vở -Nhận xét 
- HS đọc yêu cầu
-HS thi tiếp sức theo tổ. 
-Nhận xét 
Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
Kiến thức: Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính 
Kĩ năng: Học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II .CHUẨN BỊ:
 GV: Đồ dùng phục vụ tiết dạy
IICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
1.Khởi động :
-Bài cũ: Kiểm tra các bài tập 
-Bài mới:
Giới thiệu bài: 
2.Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng giai bài toán có hai phép tính
*Cách tiến hành:
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài sau đó yêu cầu HS suy nghĩ để tự vẽ sơ đồ và giải toán 
GV có thể gợi ý:
-Trước hết tìm số ô tô 2 lần rời bến, yêu HS tự lập phép tính.
-Sau đó tìm số ô tô còn lại, yêu cầu HS tự lập phép tính.
Bài 2: Bỏ
Bài 3: Cho hs đặt đề toán rồi giải:
Bài 4:(làm a,b)
-Đọc :Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47
- Yêu cầu HS nêu cách gấp15 lên 3 lần
Sau khi gấp 15 lên 3 lần chúng ta cộng 47 thì được bao nhiêu
-HS làm bài 
 3) Hoạt động nối tiếp:
-Tổng kết tiết học
-Chuẩn bị bài sau: Bảng nhân 8
18+17=35(ô tô)
 45-35=10(ô tô)
-Cả lớp làm vở, 1 hs làm bảng lớp.
 -1 HS làm bảng lớp .Cả lớp làm vở lớp.
-Lớp 3A có 14 hs giỏi, số hs khá hơn số hs giỏi là 8 bạn. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu hs khá và hs giỏi?
 Giải.
Số học sinh khá có là:
14+8=22(học sinh)
Số học sinh giởi và khá có là:
22+14=36(học sinh )
 Đáp số: 36 họcsinh
-HS nêu 
-HS làm vở, 3 hs làm bảng lớp.
Tự nhiên và Xã hội
THỰC HÀNH
 PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG.
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
Kiến thức : giúp HS có khả năng :
-Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
Kĩ năng : HS biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại.
-Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại
Thái độ : HS có ý thức học tập, yêu quý họ hàng nội, ngoại.
II.CHUẨN BỊ:
 GV chuẩn bị cho mỗi nhóm hs 1 tờ giấy khổ lớn .
-Các hình trong SGK.
-HS mang ảnh họ nội, họ ngoại đến lớp
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Khởi động:
.Bài mới:
2.Các hoạt động:
HĐ1:Phân tích và vẽ sơ đồ:
Mục tiêu: Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể .Vẽ được sơ đồ họ hàng nội ngoại.
*Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận nhóm
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở câu hỏi sau
-GV tổng kết các ý kiến
Bước 2 :Hoạt động cả lớp
-GV dẫn dắt Hs bảng hệ thốngcâu hỏi để vẽ sơ đồ gia đình
.HĐ2: Làm việc với phiếu bài tập.
*Mục tiêu: Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
*Cách tiến hành:
-HS quan sát hình trang 42
Yêu cầu HS đư a ra các ý kiếncủa mình theo câu hỏi
GV nhận xét câu trả lời của HS
Bước1:Thảo luận theo nhómđôi.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình trang 42 SGK và làm việc với phiếu bài tập.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
-Yêu cầu mỗi HS tự đưa ra một ý kiếnvề nghĩa vụcủa anh em Quang và chị em Hương 
3)Hoạt động nối tiếp:
-Về nhà tập phân tích mối quan hệ họ hàng.
-Chuẩn bị: phân tích mối quan hệ họ hàng(tt).
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-HS trả lời câu hỏi _ Nhận xét
-Thảo luận theo nhómđôi.
-HSlàm việc với phiếu bài tập.
-HS trả lời.
---- ... c đồng thanh thuộc lòng
HĐ 2. Luyện tập:
*Mục tiêu: HS thực hành chia cho 8.
Cách tiến hành
* Bài 1: ( làm cột 1,2, 3) Yêu cầu HS đọc đề
 - Phát thẻ từ. Thi đua 2 nhóm.
 - Nhận xét.
* Bài 2: ( làm cộ 1,2,3)
 - 4 nhóm thi đua.
 - Nhận xét.
*Mục tiêu:HS áp dụng bảng chia 8 để giải bài toán có liên quan.
*Cách tiến hành:
* Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề
 - Yêu c ầu HS lên bảng làm
 - Nhận xét.
* Bài 4:
 - 2 HS thi đua làm nhanh.
 - Nhận xét. 3
3).Hoạt động nối tiếp:
+ Bài nhà: Học thuộc bảng chia 8.
+ Chuẩn bị: Luyện tập.
-Hát
- Quan sát
- 1 lần
 - 8 x 1 = 8
 - 1 tấm bìa
- 8 : 8 = 1
- 8 : 8 = 1
- HS đọc 
- Viết tiếp bảng nhân
 - HS đọc
- Số chia
- Dãy số đếm thêm 8
 - 1, 2, 310
 - Thi đua
 - Đọc đồng thanh
-HS đọc đề
- Viết phép tính dán lên bảng thành lập bảng chia.
 - Thi đua
- Nhận xét
-HS đọc đề
- HS làm vở
- Theo dõi nhận xét.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI - SO SÁNH
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
Kiến thức: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái 
Tiếp tục học về phép so sánh ( so sánh hoạt động với hoạt động )
Kĩ năng :Tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: Bảng nhĩm
 -Học sinh: Vở Bt
III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 Hoạt động của GV
1.Khởi động:
-Bài cũ: Nhận xét bài tập 3 tiet trước
-Bài mới:. Giới thiệu bài
2.Các hoạt động:
HĐ1 . Hướng dẫn làm bài tập:
*Mục tiêu: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái – tiếp tục học về phép so sánh
*Cách tiến hành:
*Bài tập 1: HS đọc yêu cầu 
 - GV nhấn mạnh: hoạt động chạy của chú gà con được so sánh với hoạt động “lăn tròn” của những hòn tơ nhỏ. Đây là cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động. Cách so sánh này giúp ta cảm nhận được hoạt động của những chú gà con thật đáng yêu ngộ nghĩnh.
*Mục tiêu: HS ôn tập về phép so sánh
*Cách tiến hành:
 *Bài tập 2: HS đọc yêu cầu
 +Con trâu đen đi như đập đất.
 +Tàu cau vươn như tay vẫy.
 +Xuồng con đậu (quanh thuyền lớn) như nằm (quanh bụng mẹ)
 +Xuồng con húc húc (vào thuyền mẹ) như đói (bú tí)
 - GV nhận xét, chốt lại ý chính.
* Baì tập 3:HS đọc yêu cầu bài tập
 - Dán 3 tờ phiếu đã viết nội dung, mời 3 HS lên nói đúng nhanh.
 + Những ruộng lúa cấy sớm/ đã trổ bông.
 + Những chú voi thắng cuộc/ vòi chào khán giả.
 + Cây cầu làm bằng thân dừa/ bắt ngang dòng kênh.
 + Con thuyền cắm cờ đỏ/Lao băng băng trên sông
 - GV nhận xét, chốt ý chính.
3).Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học Dặn dò:
+ Bài nhà: Đọc lại bài tập đã làm, khuyến khích HS HTL các đoạn văn có hình ảnh so sánh đẹp.
 Hoạt động của Hs
-Hát
- Đọc yêu cầu, lớp theo dõi
- lắng nghe
- 1 HS làm bảng.Cả lớp làm vở V1
lớp: gạch dưới từ chỉ hoạt động (chạy lăn). Câu thơ có hình ảnh so sánh (chạy như lăn tròn)
- HS sửa bài
 - Đọc yêu cầu bài tập
- Trao đổi nhóm để tìm những hoạt động được so sánh với nhau.
- Phát biểu trao đổi ý thảo luận
- Nhận xét
- HS làm vở V1
- HS đọc yêu cầu bài tập
 -HS làm nhẩm bài tập
- Đọc kết quả
- 3,4 HS đọc lời giải đúng.
- Viết vào vở
Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019
Tập làm văn:
NÓI VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC.
	(GDBVMT) KNS	
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Rèn kĩ năng nói: Dựa vào một bức tranh hoặc một tấm ảnh về một cảnh đẹp của đất nước ta. HS nói những điều đã biết về cảnh đẹp đó. Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên.
-Rèn kĩ năng viết: HS viết những điều vừa nói thành đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) . Dùng từ đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong ảnh.
-Yêu thích những cảnh đẹp đất nước
* BVMT:Giáo dục tình cảm yêu quý cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
*KNS: - Tư duy sáng tạ. Tìm kiếm và xử lí thông tin
II.CHUẨN BỊ:
-Anh biển Phan Thiết trong SGK. -Tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước.
-Viết sẵn câu hỏi gợi ý ở bài tập 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
-.Bài cũ:
-2 hs làm bài tập 2 : nói về quê hương em đang ở.
-Bài mới:Giới thiệu bài
2.Các hoạt động:
a) HĐ1: Rèn kĩ năng nói 
*Mục tiêu: HS dựa vào một bức tranh hoặc một tấm ảnh về một cảnh đẹp của đất nước ta. HS nói những điều đã biết về cảnh đẹp đó. 
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt một bức ảnh và làm theo gợi ý.
-HS có thể nói về bức ảnh trong SGK
-Yêu cầu HS giỏi làm mẫu.
-HS nói với nhau theo nhóm.
“ +Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển thật đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết.
 + Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên một màu trắng tinh của cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm của những ngôi nhà lô nhô bên bãi biển.
 + Núi và biển kề nhau thật đẹp.
 + Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào về đất nước mình có những phong cảnh đẹp như thế.
* BVMT:Giáo dục tình cảm yêu quý cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
b) HĐ2: HS làm bài tập.
 * Mục tiêu: HS viết những điều đã nói thành một 
 đoạn văn 
 *Cách tiến hành
 -GV nhắc hs chú ý về nội dung, cách diễn đạt.
-Yêu cầu HS làm vào vở.
-Gọi vài hs đọc lại bài viết. 
-Nhận xét.
 3.Hoạt động nối tiếp:
-Về làm BT2 hoàn chỉnh.
-Chuẩn bị: Viết thư.
-Nhận xét tiết học
-Hát
-Yêu cầu HS đọc gợi ý.
-HS tập nói theo nhóm-Nhận xét
-HS làm bài vào vở
-HS đọc lại bài tắm
 -Nhận xét
Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 a) Kiến thức:
- Củng cố về phép chia trong bảng chia 8.
- Áp dụng bảng chia để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia. Tìm 1/8 của một số. 
 b) Kĩ năng: Làm đúng, chính xác các bài tập trong SGK 
 c) Thái độ: Yêu thích môn toán, chăm học toán.
 II/ CHUẨN BỊ:
. GV: Bảng nhóm, phiếu học tập
 HS: Bảng con
 III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
a)Bài cũ: Bảng chia 8
Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 8 
GV nhận xét
b)Bài mới: Giới thiệu bài – ghi tựa bài
2. Các hoạt động:
a)HĐ1. Luyện tập thực hành
Mục tiêu: Củng cố về phép chia trong bảng chia 8.
Cách tiến hành:
Bài 1: ( Làm cột 1, 2, 3)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
-Tính nhẩm là tính như thế nào?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a)
-Khi biết kết quả 8 x 6 = 48. có thể ghi ngay kết quả 48: 8 được không, vì sao?
-Yêu cầu HS giải thích các trường hợp còn 
lại?
-Cho HS thi tìm kết quả nhanh phần b)và làm bài vào SGK.
-GV nhận xét
 Bài 2: ( Làm cột 1, 2, 3)
Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
 - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 4HS làm bài vào bảng con.
 -GV Nhận xét, chốt lại
HĐ2. Luyện tập thực hành
*Mục tiêu: Ap dụng bảng chia 8 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia. Tìm 1/8 của một số.
Bài 3: 
-Yêu cầu HS đọc đềbài
 + Bài toán cho biết gì? 
 + Bài toán hỏi gì?
 + Muốn tìm mỗi chuồng đó nhốt mấy con thỏ ta làm như thế nào?
 - Yêu cầu HS làm bài 
 - Nhận xét.
 Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề
 - 2 nhóm thi đua
 - Nhận xét.
3)Hoạt động nối tiếp:
 +Tổng kết tiết học
+ Chuẩn bị: So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
-Hát
-Ban học tập kiểm tra bảng chia 8 qua trò chơi truyền điện- Nhận xét
-HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
-Khi đã biết 8 x 6 = 48 có thể ghi ngay 48 : 8 = 6 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia
- HS nêu
- Nhận xét
-HS làm bài vào SGK, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-Nhận xét
-HS đọc yêu cầu
-4 HS làm bài vào bảng con. Cả lớp làm bài vào vở.
-HS sửa bài- Nhận xét
-1,2 HS đọc đề
-Có 42 con thỏ, bán đi 10 con, số còn lại nhốt vào 8 chuồng. 
-Mỗi chuồng có bao nhiêu con thỏ?
-HS trả lời
Tự nhiên và Xã hội 
 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG HỌC 
(GDBVMT)
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
Sau bài học, hs biết:
-Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó.
-Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp trong trường.
*GDBVMT: Hs biết được những họat động và có ý thức tham các hoạt động ở trường
II.CHUẨN BỊ:
-Các hình trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
1.Khởi động:
-Bài cũ: Nêu cách phòng cháy khi ở nhà.
-Bài mới : Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu một số hoạt động ở trường học.
2.Các hoạt động:
.HĐ1:Quan sát.
*Mục tiêu:
-Biết một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
-Biết mối quan hệ giữa GV và HS, HS và Hs trong từng hoạt động học tập .
*Cách tiến hành:
-Bước 1: HS quan sát và trả lời với bạn ( theo nhóm đôi) theo gợi ý:
+Kể một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
+Trong từng hoạt động đó hs làm gì, GV làm gì?
-Bước 2: HS lên trả lời.
-Bước 3: HS thảo luận nhóm đôi theo một số câu hỏi sau:
+Em thường làm gì trong giờ học?
+Em có thích học theo nhóm không?
+Em thường học nhóm trong giờ học nào?
+Em có thích được đánh giá bài của bạn không?
-Kết luận: Ở trường trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạnTất cả các hoạt động đó giúp các em học tập có hiệu quả hơn.
*GDBVMT: Hs biết được những họat động và có ý thức tham các hoạt động ở trường
.HĐ2: Làm việc theo nhóm.
*Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết kể tên những môn học hs được học ở trường.
-Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn.
- Biết hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp trong trường.
*Cách tiến hành:
-Bước1: Thảo luận theo gợi ý:
+Ở trường công việc chính của hs là làm gì?
+Kể tên một số môn học bạn được học ở trường?
-Bước 2: Đại diện nhóm lên báo cáo.
-GV Kết luận và bổ sung thêm. HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
-GV liên hệ đến tình hình học tập của hs trong lớp , ngợi khen những em học giỏi, học chăm, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em còn học kém, chưa chăm.
-Chuẩn bị: Một số hoạt động ở trường (tt).
Hoạt động của HS
-H1: Quan sát cây hoa trong giờ
-H2: Kể chuyện theo tranh trong giờ Tiếng Việt.
-H3: Thảo luận nhóm trong giờ Đạo Đức.
-H4: Trình bày sản phẩm trong giờ thủ công.
-H5: Làm việc cá nhân trong giờ toán.
-H6: Tập thể dục.
-HS trả lời -Nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi
-HS trình bày –Nhận xét
-HS Thảo luận theo gợi ý
 -Trình bày –Nhận xét
KÝ DUYỆT
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Phó Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2019_2020_le_quoc_khoi.doc