Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số biểu hiện của ham học hỏi.

- Nêu được lợi ích của ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực của việc ham học hỏi.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Pc nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hđ nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 36 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai, ngày tháng 12 năm 2022
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
 SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
 TRI ÂN THẦY CÔ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Biết được kế hoạch của nhà trường về phong trào làm sản phẩm tri ân thầy cô. 
Có ý thức tự giác, tích cực rèn luyện bản thân và sẵn sàng tham gia phong trào làm sản phẩm tri ân thầy cô. 
2. Năng lực 
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của những hoạt động tri ân thầy cô. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
a. Đối với GV
Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. 
b. Đối với HS: 
Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 1: Khởi động.
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.
b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
Hoạt đông 2:Hình thành kiến thức:
a. Mục tiêu: HS tham gia biểu diễn các tiểu phẩm. 
b. Cách tiến hành: 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào làm sản phẩm tri ân thầy cô đối với HS toàn trường. Nội dung chính tập trung vào:
+ Mục đích phong trào: HS thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của bản thân thông qua các sản phẩm tự làm để tặng thầy cô nhân ngày 20/11. Qua đó, HS bày tỏ sự yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
+ Nội dung phong trào: HS tự sáng tạo một sản phẩm từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, ốc, đá, lá cây khô,...
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện. 
 Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TOÁN
CHỦ ĐỀ 4: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 100
Bài 26: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
-Thực hiện được phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số trong trường hợp: chia hết 
- Tìm được các thành phần chưa biết của một phép tính như số bị chia, thừa số
- Phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Pc nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hđ nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mụctiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Tính
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
2. Khám phá:
-Mục tiêu: Giúp HS biết cách đặt tính chia và tính trong trường hợp chia hết
+ HS áp dụng được phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số để tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
-Cách tiến hành:
-Gv đưa bài toán: Chia đều 8 quả cà chua vào 2 rổ
-GV đặt bài toán bằng cách có thêm 4 túi cà chua
- GV nêu bài toán: Chia đều 48 quả cà chua vào 2 khay. Hỏi mỗi khay có bao nhiêu quả cà chua?
-GV mô tả như SGK- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như SGK
- 4 chia 2 được 2, viết 2
2 nhân 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0
- Hạ 8; 8 chia 2 được 4, viết 4
4 nhân 2 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0
- Yêu cầu nêu lại cách chia 
- GV tổng kết 48: 2 = 24
Hoạt động 1:
Bài 1: ( làm việc cá nhân) Tính
- GV hướng dẫn mẫu phép tính 36 :3	
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện các phép tính chia dọc và ghi lại được kết quả chia
- GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (HĐ cá nhân) Tính nhẩm ( theo mẫu)
- GV hướng dẫn
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân vào vở
- Yêu cầu HS nêu kết quả
- GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Tìm thừa số?
- GV hướng dẫn: 
- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- HS biết cách thực hiện phép tính 8:2 =4 để đặt vào mỗi rổ 4 quả cà chua
- HS biết cách thực hiện phép tính 4:2 =2 để đặt vào mỗi rổ 2 túi cà chua
- HS theo dõi
- HS thực hành chia bảng con
- HS lên bảng chia, nêu cách chia
-HS nhận xét
- HS nêu YC
- HS làm bài cá nhân VBT
	- HS nêu lại cách thực hiện phép tính
- HS làm bài vào phiếu học tập
- HS nêu kết quả
- HS lắng nghe, rút kinh nghiêm
 -HS nêu YC
- HS làm bài cá nhân VBT
_HS TBKQ
3. Vận dụng.
- Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nd.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh thực hiện được phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số dạng chia hết 
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 19: KHI CẢ NHÀ BÉ TÍ (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- HS đọc đúng và rõ ràng bài thơ “Khi cả nhà bé tí”, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Nhận biết được tc, suy nghĩ ngộ nghĩnh của bạn nhỏ về ông bà, bố mẹ 
- Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gđ thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
- Kể về những việc em thích làm cùng với người thân.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- NL tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và TLCH. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố?
+Đọc Đ2 :Vì sao bố rất vui khi nhận quà ....
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Hai chị em đã viết những điều về bố: “tính rất hiền
+ Vì hai chị em quên không xóa dòng “Bố nấu ăn không ngon” 
Hoạt động 2. Khám phá.
-Mục tiêu:Học sinh đọc đúng và rõ ràng bài thơ “Khi cả nhà bé tí”, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
+ Nhận biết được tc, suy nghĩ ngộ nghĩnh của bạn nhỏ về ông bà, bố mẹ 
+ Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu, GV HD đọc: 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV :Bài gồm 5 khổ thơ, mỗi đoạn là 1 khổ thơ.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó
-Luyện đọc ngắt nhịp thơ: 
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và TL 4 câu hỏi trong sgk. 
-GV nhận xét, tuyên dương.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài thơ cho biết được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2). 
- GV hướng dẫn HS học thuộc khổ thơ em thích.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc ngắt nhịp thơ
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
-HS đọc bài
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
- HS nêu ND
-2-3 HS nhắc lại
- HS chọn 3 khổ thơ và đọc 
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc nối tiếp,ĐT.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
3. Nói và nghe: Những người yêu thương
- Mục tiêu: Kể về những việc em thích làm cùng người thân.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3:Đóng vai, hỏi – đáp về công việc yêu thích của những người thân trong gđ. 
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV hướng dẫn, thực hiện mẫu (tranh 1): 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2 tương tự với các bức tranh còn lại:
 - Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Kể về những việc em thích làm cùng người thân.
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.
- GV hướng dẫn HS dựa vào BT 1, kể theo gợi ý:
- GV YC Các nhóm đọc thầm gợi ý và suy nghĩ về những việc mình thích làm cùng người thân.
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em
+ Yc: Đóng vai, hỏi – đáp về công việc yêu thích của những người thân trong gđ. 
- HS thực hiện. NX
- HS đọc yc: Kể về những việc em thích làm cùng người thân.
- HS thực hiện 
- HS sinh hoạt nhóm và thực hiện nói về những công việc thích làm cùng người thân.
- HS thực hiện kể trước lớp.
Hoạt động 4. Vận dụng.
- Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nđ.
- Cách tiến hành:
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài
- N ... biệt được với khái niệm gấp lên một số lần.
+ Củng cố kĩ năng tính chia số có hai chữ số chosố có một chữ số và nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Cách tiến hành:
Bài 1. Số? 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS vận dụng KT làm bài.
- GV việc vào phiếu học tập.
- GV cho HS chia sẻ đáp án.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Bài toán
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, chọn một đường đi bất kì rồi đặt tính, tìm KQ tương ứng với mỗi đường đi đó.
- GV cho HS chia sẻ đáp án.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Bài toán 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV củng cố dạng toán “Giảm một số đi một số lần”
- Gọi HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: Tìm số chia(Làm việc cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm các thành phần trong phép tính chia.
H: Trong phép tính chia, muốn tìm số chia ta làm thế nào? 
- Giáo viên HD
+ Bước 1: Tính 54 : 6 =9 (lấy số bị chia chia cho thương)
+ Bước 2: Vậy ? = 9.
- GV gọi HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe kết hợp quan sát.
- HS làm việc cá nhân VBT.
-HS trình bày kết quả
-HS nhận xét lẫn nhau.
- HS đọc đề bài 
- HS qs tranh tính và tìm đường đi đúng để Rô - bốt có 40 đồng vàng.
- Rô - bốt đi qua con đường: “Giảm đi 3 lần; gấp 4 lần”
- 1 HS đọc đề bài 
 TL: Mai có 28 chiếc bút màu. Sau khóa học vẽ số chiếc bút màu của Mai còn lại so với lúc đầu giảm đi 4 lần.
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nhắc lại.
TL: Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- Lắng nghe.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3. Vận dụng.
- Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nd.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
-GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh củng cố lại khái niệm giảm đi một số lần và phân biệt được với khái niệm gấp lên một số lần.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương một số học sinh tích cực xây dựng bài.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS tả lời
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 20: TRÒ CHUYỆN CÙNG MẸ (T4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết được đoạn văn tả ngôi nhà của gia đình.
- Cảm nhận được tình cảm gắn bó và sự sẻ chia giữa các thành viên trong gia đình, trong cuộc sống hàng ngày.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- NL giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hđ học tập.
3. Phẩm chất.
- Pc yêu nước: Biết yêu qh, đất nước qua qs và tìm hiểu hình ảnh trong bài.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ, giới thiệu về ngôi nhà của mình hoặc ngôi nhà em mơ ước.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia.
- HS lắng nghe
Hoạt động 2. Khám phá.
- Mục tiêu: Viết được đoạn văn tả ngôi nhà của gia đình.
+ Cảm nhận được tình cảm gắn bó và sự sẻ chia giữa các thành viên trong gia đình, trong cuộc sống hàng ngày.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
Bài 1: Quan sát tranh, nêu đặc điểm của sự vật trong mỗi tranh. (làm việc chung cả lớp)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm:
+ Chọn một tranh để quan sát kĩ (tránh tất cả các nhóm cùng chọn một tranh).
+ Cho HS nói về đặc điểm của sự vật trong tranh (ngôi nhà và cảnh vật xung quanh) theo gợi ý trong SHS.
- Gọi đại diện nhóm nói về ngôi nhà đã chọn.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án.
Bài 2 Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em.(làm việc cá nhân)
- GV hướng dấn HS dựa vào kết quả của bài tập 1 và gợi ý, suy nghĩ và viết đoạn văn tả ngôi nhà của mình vào vở.
- GV yêu cầu HS đổi chéo bài làm.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
Bài 3: Trao đổi đoạn văn của em với bạn, chỉnh sửa và bổ sung ý hay. (Làm việc nhóm 
- GV mời HS đọc yêu cầu bài 4.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp: Cho bạn đọc đoạn văn của mỉnh sau đó cùng nhau phát hiện lỗi, tìm và bổ sung những ý hay cho nhau.
- GV gọi 2-3 cặp nêu kết quả làm việc, trình bày những lỗi đã phát hiện và cách sửa, những ý hay đã bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung; và nhắc HS về nhà viết lại đoạn văn sau khi đã sửa lỗi.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS suy nghĩ và thực hiện
.
- Đại diện các nhóm thực hiện.
- HS nhận xét trình bày của bạn
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS thực hành viết tin nhắn vào vở.
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét bạn trình bày.
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, điều chỉnh.
Hoạt động 3. Vận dụng.
- Mục tiêu:Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nd.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà vẽ ngôi nhà mình yêu thích (có thể là ngôi nhà các em đã biết hoặc ngôi nhà trong trí tưởng tượng, ngôi nhà em mơ ước), viết 2 – 3 câu giới thiệu bức tranh.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
 HÁI HOA DÂN CHỦ VỀ CHỦ ĐỀ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- HS chuẩn bị được các tiết mục văn nghệ để tham gia buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việ Nam 20-11 của trường.
- HS được trải nghiệm không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Nhà giáo VN 20-11.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Hiểu được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết chuẩn bị các bài hát, thơ, bài văn, nhảy, múa,về chủ đề Nhớ ơn thầy cô.
- NL giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ những việc cần làm, những hoạt động cần tham gia để hưởng ứng phong trào Tri ân thầy cô.
3. Phẩm chất.
 - Phẩm chất nhân ái: Yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo .
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ, sôi nổi trong các hoạt động.
- Pc trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Nhớ ơn thầy cô” 
+ GV nêu câu hỏi: bài hát nói về điều gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- bài hát nói về thầy cô
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu:Đánh giá kết quả hđ trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hđ cuối tuần. 
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. 
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hđ tuần tới. + Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV nhận xét chung, thống nhất
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kq HĐ cuối tuần.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hđ tuần tới.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động 
Hoạt động 3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: HS chuẩn bị được các tiết mục văn nghệ để tham gia buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việ Nam 20-11 của trường.
 - HS được trải nghiệm không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Nhà giáo VN 20-11.
- Cách tiến hành:
Hái hoa dân chủ: . (Làm việc cả lớp)
- GV cho HS lên hái hoa thể hiện các tiết mục văn nghệ 
+ ND;Các tiết mục có nội dung về thầy cô và ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11
+ Hình thức: Hát, múa, nhảy, biểu diễn nhạc cụ, đọc thơ...
- GV tổ chức cho HS thể hiện 
- GV nhận xét chung
Lắng nghe
-HS lên thể hiện
Hoạt động 4. Vận dụng.
- Mục tiêu:+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà ôn lại các tiết mục văn nghệ để tham gia buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việ Nam 20-11 của trường.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà chuẩn bị nội dung bài sau.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot.docx