Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột đẹp)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột đẹp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số biểu hiện của ham học hỏi.

- Nêu được lợi ích của ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực của việc ham học hỏi.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 66 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
GƯƠNG SÁNG ĐỘI TA
Ngày dạy:
14/11/2022
Tiết: 31
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động. HS biết quý trọng và giúp đỡ bạn.
 3. HS có thái độ chăm học, phấn khởi hứng thú, giúp đỡ chia sẻ với mọi người. Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực, sống có trách nhiệm với bản thân. 
II. ĐỒ DÙNG
	1. Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video.
 	2. Học sinh: Sổ theo dõi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ (15 - 17’)
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’)
*Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
*Kết nối
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
*HĐ 1: Xem hoạt cảnh về anh Kim Đồng
- GV chiếu đoạn video.
- GV hỏi:
+ Qua đoạn video, người dân như thế nào?
+ Bị giặc tấn công, áp bức. Về sau, người dân như thế nào?
+ Ai là người đưa tin liên lạc?
+ Anh Kim Đồng mất năm bao nhiêu tuổi?
- GV nhận xét và kết luận: Anh là tấm gương vì cách mạng quên mình hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều nhiều gương cao quý khác trong đội ngũ Đội viên TNTP HCM. 
*HĐ 2: Cảm xúc của em
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm 2 chia sẻ về kế hoạch góp phần xây dựng “Trường học hạnh phúc”
+ Trường học của em như thế nào?
+ Em thường chơi trò chơi nào ở trường?
+ Em có vui khi ở trường không?
+ Em làm gì giúp ngôi trường của em được
sạch?
- Gọi hs trình bày trước lớp.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét.
* GV nhận xét và kết luận: Ngôi trường chứa đựng nhiểu kỉ niệm của tuổi học trò. Mỗi chúng ta đều phải góp phần làm ngôi trường sạch sẽ hơn,...
3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề
- HS tập trung trật tự trên sân
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát
- Lắng nghe
- Quan sát
+ Bị giặc tấn công, áp bức.
+ Vùng lên đấu tranh
+ Anh Kim Đồng
+ Anh mất năm 14 tuổi lúc anh đưa tin.
- HS thảo luận nhóm 2 chia sẻ về kế hoạch góp phần xây dựng “Trường học hạnh phúc”
+ Rất đẹp
+ Nhảy dây, đá cầu,
+ Rất vui
+ Vất rác đúng nơi quy định,
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
Tuần: 11
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐỘI VIÊN
Ngày dạy:
17/11/2022
Tiết: 32
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh tìm hiểu được về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .
- Xây dựng được kế hoạch phấn đấu trở thành đội viên.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ những điều biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo 
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phấn đấu trở thành người đội viên trong lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+Xây dựng kĩ năng phấn đấu trở thành đội viên.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức HS hát bài “Nhanh bước nhanh nhi đồng” (Tác giả Phong Nhã) để khởi động bài học.
+ GV hỏi: Em có muốn trở thành đội viên không? Nghĩ đến Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em nghĩ đến gì?
+ Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
-HS giơ tay
- HS trả lời: khăn quàng đỏ, anh Kim Đồng, thầy cô Tông phụ trách Đội, bài hát Đội ca... 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
-Mục tiêu:Tìm hiểu thêm thông tin về Đội.
-Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh . (làm việc cá nhân)
- GV nhắc về anh Kim Đồng, Giới thiệu 2 biểu tượng của Đội: Khăn quàng và biểu tượng búp măng non huy hiệu Đội.
- GV cho HS quan sát khăn quàng đỏ và huy hiệu 
- Chia sẻ về khăn quàng đỏ và huy hiệu của mình trước lớp.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt ý và mời HS đọc lại.
- GV cho HS tập Thắt khăn quàng
- Học sinh đọc yêu cầu bài và quan sát 
- Một số HS chia sẻ trước lớp:
- Anh Kim Đồng (1929 – 15 tháng 2 năm 1943) tên thật là Nông Văn Dèn một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội TNTP HCM được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941. Bí danh của năm đội viên đầu tiên là: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thanh Thủy, Thủy Tiên.
+ Ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ – Hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, vẽ Bác Hồ vĩ đại, vể nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.
+ Ý nghĩa của biểu tượng Búp măng non – Hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "SẴN SÀNG”. Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ quốc, Búp măng non tượng trưng cho lửa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Băng chữ “SẴN SÀNG” là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- HS thực hành thắt khăn quàng
- 1 HS nêu lại nội dung
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để rèn luyện đức tính tốt của người đội viên.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Xây dựng kế hoạch phấn đấu. (Làm việc nhóm 2)
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:
+ Để trở thành đội viên, em cần rèn luyện những phẩm chất, đức tính gì?
- GV cho HS hoạt động theo nhóm cùng viết ra những việc cần làm để phấn đấu trở thành đội viên.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt ý : Muốn trở thành đội viên, mỗi HS đều phải cố gắng thực hiện những công việc mình tự đặt ra trong bản kế hoạch.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm nêu: chăm chỉ, cần củ, trung thực, chăm học, ham hiểu biết,...
+ Các nhóm chia sẻ kế hoạch rèn luyện mà nhóm mình đã thống nhất:
• Chăm học, ham hiểu biết: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, làm bài tập chăm chỉ, đọc thêm sách. 
• Đoàn kết với bạn: Tham gia hoạt động cùng nhóm, tổ. Luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn, vui vẻ, hoà nhã với bạn bè. 
• Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay trước khi ăn; thường xuyên rửa tay, sát khuẩn; tắm rửa hằng ngày vào lúc 5 giờ chiều; cắt móng chân, móng tay sạch sẽ.
• Bảo vệ sức khoẻ: Tập thể dục buổi sáng hằng ngày; ăn đủ rau, quả; uống đủ nước.
 • Chăm chỉ lao động: Tham gia các buổi lao động ở trường và khu phố; nhận làm việc nhà: lau bàn, gấp quần áo.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Hoàn thiện Kế hoạch phấn đấu trở thành đội viên của cá nhân, trao đổi để nhận lời khuyên tử người thân và bắt đầu thực hiện các việc cần làm ghi trong kế hoạch.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 11
SINH HOẠT TẬP THỂ
CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG MẮT? 
Ngày dạy:
19/11/2022
Tiết: 33
HĐGD: HĐTN
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể:
Nhận biết nguy cơ và cách phòng tránh bị chấn thương mắt trong các hoạt động học tập, vui chơi, công việc.
Nêu được một số nguy cơ do chấn thương mắt.
Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc bạn bị chấn thương mắt.
CHUẨN BỊ
Sách
Giấy A3, bút lông
Tranh minh họa trong sách
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động
Ổn định lớp
Hoạt động 1: Nhận biết nguy cơ chấn thương mắt và cách phòng tránh
Giờ ra chơi, em thường chơi những trò gì?
Những trò chơi nào có thể gây nguy hiểm cho mắt?
Cho học sinh thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong hình đang tham gia những hoạt động vui chơi gì?
+ Ở mỗi hình, hãy thảo luận và nêu những tình huống có thể gây tổn thương mắt cho các bạn đó.
+Theo em, trong từng tình huống cụ thể, các bạn đó cần lưu ý điều gì để tránh gây tổn thương cho mắt?
- Giáo viên chốt: Trong quá trình học tập, vui chơi, làm việc sẽ có những việc làm có thể gây nguy hiểm cho mắt. Do đó các em cần phải hết sức cẩn thận tránh gây tổn thương cho mắt.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi:
+ Đọc thông tin khoa học trong bảng và chia  ... ....................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
Tuần: 11
ÔN ĐỌC: KHI CẢ NHÀ BÉ TÍ
Ngày dạy:
16/11/2022
Tiết: 11
Ôn tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng và rõ ràng bài thơ “Khi cả nhà bé tí”, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
- Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ ngộ nghĩnh của bạn nhỏ về ông bà, bố mẹ khi còn bé.
- Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
- Kể về những việc em thích làm cùng với người thân.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố?
+ Câu 2: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: Hai chị em đã viết những điều về bố: “tính rất hiền, nói rất to, ngủ rất nhanh, ghét nói dối, nấu ăn không ngon, yêu mẹ”.
+ Trả lời: Vì hai chị em quên không xóa dòng “Bố nấu ăn không ngon” trong tấm thiệp.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc đúng và rõ ràng bài thơ “Khi cả nhà bé tí”, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
+ Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
+ Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ ngộ nghĩnh của bạn nhỏ về ông bà, bố mẹ khi còn bé.
+ Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV HD lại đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. Chú ý thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV cho hs nhắc bài thơ có bao nhiêu đoạn: Bài gồm 5 khổ thơ, mỗi đoạn là 1 khổ thơ.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc lại từ khó: dọn dẹp, uống trà buổi sáng,
- Luyện đọc lại câu dài: 
Khi con/ còn bé tí/
Chẳng đọc sách,/ chơi cờ/
Chẳng dọn dẹp,/ chữa đồ/
Cả ngày / con đùa nghịch.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Bạn nhỏ đã hỏi về những ai?
+ Câu 2: Bạn nhỏ thắc mắc điều gì?
Bạn ấy thế nào khi còn bé?
Mọi người như thế nào khi còn bé?
Mọi người khi còn bé có giống bạn ấy không?
+ Câu 3: Hình ảnh của mỗi người trong gia đình hiện ra như thế nào trong suy nghĩ của bạn nhỏ?
+ Câu 4: Em thích hình ảnh của ai nhất?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài thơ cho biết được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2). 
- GV hướng dẫn HS học thuộc khổ thơ các em yêu thích.
+ HS chọn những khổ thơ mình thích.
+ Học thuộc lòng từng khổ thơ.
- GV cho HS chọn 3 khổ thơ mình thích và đọc một lượt.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.
- GV mời một số học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ hỏi về bà, ông, bố, mẹ.
+ Phương án b.
+ HS tự nêu theo suy nghĩ của mình. (Ví dụ: 
Bà: Từ dáng hơi còng và việc chăm quét dọn nhà của bà hiện tại, trong suy nghĩ bạn nhỏ không biết ngày xưa bà có nghịch không, dáng có còng, có quét nhà dọn dẹp không?.
Ông: Từ dáng vẻ nghiêm nghị, chau mặt chơi cờ, uống trà buổi sáng của ông hiện tại, bạn nhỏ suy nghĩ và thắc mắc, khi còn bé tí ông có như vậy không?.
Bố: Từ những sở thích của bố bây giờ, như lái ô tô, sửa đồ, xem bóng đá, bạn nhỏ liên tưởng và thắc mắc, không biết khi còn bé tí bố có thích làm những việc như vậy không?.
Mẹ: Cũng từ những việc làm yêu thích của mẹ hiện nay (cắm hoa, đi chợ, đọc sách), trong suy nghĩ của mình, bạn nhỏ thắc mắc không biết khi còn bé, mẹ có thích làm những việc như vậy không?.
+ HS tự nêu theo suy nghĩ của mình. (VD: Em thích nhất hình ảnh của bà. Bà của bạn nhỏ trong bài thơ rất giống bà em: dáng cũng hơi còng, bà có tuổi nhưng vẫn hay làm, luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ,...)
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
- HS lắng nghe.
- HS chọn 3 khổ thơ và đọc lần lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc nối tiếp.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà đọc bài thơ “Khi cả nhà bé tí” cho người thân nghe và hỏi về những công việc yêu thích của người thân khi còn bé.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 11
AN TOÀN GIAO THÔNG
AN TOÀN KHI ĐI XE BUÝT
Ngày dạy:
19/11/2022
Tiết: 11
Ôn toán
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- HS biết nơi chờ xe buýt. Ghi nhớ những quy định khi lên xuống xe.
Biết mô tả, nhận biết hành vi an toàn và không an toàn khi ngồi trên xe.
 - Biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi xe.
 - Có thói quên thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng.
- Chỉ lên xuống xe khi xe đã dừng hẳn .
 - Ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn, đúng quy định. Phải đợi xe trên vỉa hè hoặc nhà chờ.
 - Không qua đường ngay khi vừa xuống xe. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý,thích thú khi tham gia giao thông an toàn.Có ý thức tuyên truyền, vận động các bạn cùng tham gia
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức 
2. Khởi động
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung.
- Có thói quên thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng.
- Chỉ lên xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
- Ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn, đúng quy định. 
-Phải đợi xe trên vỉa hè hoặc nhà chờ.
- Không qua đường ngay khi vừa xuống xe. 
 3.Khám phá
Bài học (tìm hiểu các nội dung)
Hoạt động1: An toàn lên xuống xe buýt
Mục tiêu: Biết nơi đứng chờ xe
buýt, cách lên xuống xe an toàn.
 Cách tiến hành:
- Em nào được đi xe buýt?
- Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách?
- Ở đó có đặc điểm gì để nhận ra?
-GT biển : 434
Nêu đặc điểm nội dung của biển
Khi lên xuống xe buýt phải lên xuống như thế nào cho an toàn ?
Hoạt động 2: Hành vi an toàn khi ngoài trên xe.
a- Mục tiêu: Nhớ được những hành vi an toàn giải thích được vì sao phải thực hiện những hành vi đó.
b) Cách tiến hành
 - Chia nhóm
 - Giao việc
Nêu những hành vi an toàn khi ngồi trên ô tô xe buýt
*KL:Ngồi ngay ngắn không thò
đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ. Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh. Khi ngồi không xô đẩy, không đi lại, đùa nghịch.
Hoạt động 3: Thực hành
a-Mục tiêu: Thực hành tốt kỹ năng an toàn khi đi ô tô xe buýt
Cách tiến hành:
Chia 4 nhóm
4. Tổng kết 
Hệ thống kiến thức:
Khi đi ô tô xe buýt em cần thực hiện các hành vi nào để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về thực hành tốt bài học
-HS lắng nghe
.
HS nêu
-Sát lề đường
-Ở đó có biển thông báo điểm đỗ
-Biển hình chữ nhật, nền màu xanh lam, bên trong có hình vuông màu trắng
và có vẽ hình chiếc xe buýt màu đen.
Đây là biển: Bến xe buýt
Chờ xe dừng hẳn mới lên xuống
Bám vịn chắc chắn vào thành xe mới lên xuống
- HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi. 
- HS lắng nghe.
Thực hành các hành vi an toàn khi đi ô tô xe buýt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot_dep.docx