Tuần 11
Tập đọc
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,.
- Biết đọc truyện kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (hai vị khách, viên quan)
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa của các từ mới: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,
- Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
Tuần 11 Tập đọc ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU I/ Mục tiêu: Tập đọc: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,... Biết đọc truyện kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (hai vị khách, viên quan) Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Nắm được nghĩa của các từ mới: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục, Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a. Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). II/ Chuẩn bị: GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. HS: SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: (4’) Thư gửi bà GV gọi 3 HS đọc bài và hỏi: + Qua bức thư, em thấy tình cảm của Đức đối với bà ở quê như thế nào? GV nhận xét, cho điể GV nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: (2’) GV treo tranh và hỏi: + Tranh vẽ gì? GV: quang cảnh được minh hoạ trong tranh là ở bờ biển của đất nước Ê-ti-ô-pi-a xinh đẹp. Người dân đất nước này có một phong tục rất độc đáo. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Đất quý, đất yêu”. Ghi bảng. Hoạt động 1: Luyện đọc (15’) Mục tiêu: giúp HS đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp: Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài GV đọc mẫu với giọng kể thong thả, nhẹ nhàng. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn HS: đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 18 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện. GV gọi từng dãy đọc hết bài. GV nhận xét từng HS về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 3 đoạn. GV gọi HS đọc đoạn 1. GV gọi tiếp HS đọc từng đoạn. Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy. GV kết hợp giải nghĩa từ khó: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục. GV giải nghĩa thêm: Khách du lịch: người đi chơi, xem cảnh phong cảnh ở phương xa. Sản vật: vật được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt từ thiên nhiên. GV cho HS đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe. GV gọi từng tổ đọc. GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 1. GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 2. Cho 1 HS đọc lại đoạn 1, 2, 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (18’) Mục tiêu: giúp HS nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a. Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận. GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và hỏi: +Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào? GV cho HS đọc thầm đoạn 2 và hỏi: + Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? + Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? GV cho HS đọc thầm, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào? GV chốt ý: đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Hát. 3 HS đọc. HS trả lời. HS quan sát và trả lời. Tranh vẽ cảnh chia tay bên bờ biển. Đặc biệt có một người đang cạo đế giày của một người khách chuẩn bị lên tàu. HS lắng nghe. HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. HS đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân. Cá nhân. HS đọc thầm. Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a mời vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý, tỏ ý trân trọng và mến khách. Khi khách sắp xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu về nước. Người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. HS đọc thầm. HS thảo luận nhóm và tự do phát biểu suy nghĩ của mình: Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương. Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Kể chuyện ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU I/Mục tiêu *Kể chuyện: Rèn kĩ năng nói: Sắp xếp lại các bức tranh minh họa theo trình tự câu chuyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được trôi chảy, mạch lạc từng đoạn của câu chuyện Đất quý, đất yêu. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị: GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, HS: SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Luyện đọc lại (17’) Mục tiêu: giúp HS đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (hai vị khách, viên quan) Phương pháp: Thực hành, thi đua. GV chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý HS về giọng đọc ở các đoạn. GV uốn nắn cách đọc cho HS. GV tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 2: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. (20’) Mục tiêu: giúp HS dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được một đoạn chuyện bằng lời của mình Phương pháp: Quan sát, kể chuyện GV nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 4 tranh minh họa, sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đất quý, đất yêu. Gọi HS đọc lại yêu cầu bài GV hướng dẫn: Để sắp xếp được các tranh minh họa theo đúng nội dung truyện, em cần quan sát kỹ tranh và xác định nội dung mà tranh đó minh họa là của đoạn nào, sau khi xác định nội dung của từng tranh chúng ta mới sắp xếp chúng lại theo trình tự của câu chuyện. Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các em dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Đất quý, đất yêu. GV cho HS quan sát 4 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện. GV treo 4 tranh lên bảng, gọi 4 HS tiếp nối nhau, kể 4 đoạn của câu chuyện. GV cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu: Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo. GV cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm HS lên sắm vai. Củng cố: (2’) GV: qua giờ kể chuyện, các em đã thấy: kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ GV hỏi: + Nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện? GV: Câu chuyện về phong tục độc đáo của người đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy. HS các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét. Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đất quý, đất yêu. HS quan sát và kể tiếp nối. Lớp nhận xét. Cá nhân HS trả lời theo suy nghĩ. Nhận xét – Dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. GV động viên, khen ngợi HS kể hay. Khuyết khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Rút kinh nghiệm: Toán BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tiếp theo) I/ Mục tiêu: Kiến thức: giúp HS: Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính. Bước đầu biết giải và trình bày bài giải. Kĩ năng: HS thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị: GV: đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập, các tranh vẽ tương tự như trong sách HS: vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: (4’) GV nhận xét bài kiểm tra và sửa bài tập sai nhiều của HS. Nhận xét. Các hoạt động: Giới thiệu bài: Bài toán giải bằng hai phép tính (1’) Hoạt động 1: giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính (15’) Mục tiêu: giúp HS làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính. Bước đầu biết giải và trình bày bài giải Phương pháp: giảng giải, gợi mở, động não Bài toán 1: GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi: + Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp? GV thể hiện bằng sơ đồ: + Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy? GV thể hiện bằng sơ đồ tóm tắt: Thứ bảy : Chủ nhật: 6 xe ? xe + Bài toán hỏi gì? GV hướng dẫn HS viết dấu móc thể hiện tổng số xe đạp bán được trong cả hai ngày để hoàn thiện sơ đồ. + Để tính được số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta phải biết được những gì? + Số xe đạp ngày thứ bảy biết chưa? + Số xe đạp ngày chủ nhật biết chưa? GV: vậy để tính được số xe đạp bán được trong cả hai ngày trước tiên ta tìm số xe đạp ngày chủ nhật. + Hãy tính số xe đạp ngày chủ nhật? + Hãy tính số xe đạp bán được trong cả hai ngày? Yêu cầu HS làm bài trình bày bài giải. Gọi HS đọc lại bài giải. GV giới thiệu: đây là bài toán giải bằng hai phép tính. Hoạt động 2: thực hành (18’) Mục tiêu: giúp HS thực hiện giải các bài tập về bài toán giải bằng hai phép tính nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: Thi đua, trò chơi Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi: + Buổi sáng bán được bao nhiêu kilôgam đường? + Buổi chiều bán được như thế nào so với buổi sáng? + Bài toán hỏi gì? + Để tính được cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam đường ta phải biết được những gì? + Số kilôgam đường buổi sáng biết chưa? + Số kilôgam đường buổi chiều biết chưa? GV: vậy chúng ta phải đi tìm số kilôgam đường buổi chiều trước, sau đó mới tính kilôgam đường của cả hai buổi. Yêu cầu HS làm bài. Gọi HS lên sửa bài. GV nhận xét. Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi: + Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện dài ... Gọi HS đọc bài làm của mình. Mồ hôi mà để xuống vườn Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi HS đọc bài làm của mình: Bắt đầu bằng s: Bắt đầu bằng x: Có vần ươn: Có vần ương: Điền vào chỗ trống s hoặc x: Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Vẽ Quê hương: TẬP LÀM VĂN I/ Mục tiêu: Kiến thức: Nghe – kể nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui: Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương. Kĩ năng: Nhớ nội dung câu chuyện, lời kể rõ, tác phong mạnh dạn, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên. Biết nói về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý (Quê em ở đâu? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em với quê hương như thế nào?), dùng từ, đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương Thái độ: HS tích cực tham gia phát biểu ý kiến. II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức một bức thư. HS: Vở bài tập, Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy HS, 1 phong bì thư. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: (4’) Tập viết thư và phong bì thư GV trả bài và nhận xét về bài văn Viết thư cho người thân GV gọi 3 – 4 HS đọc lá thư đã viết trước lớp Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài: Nghe – kể: Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương (1’) Hoạt động 1: Nghe – kể: Tôi có đọc đâu Mục tiêu: giúp HS Nghe – kể nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui: Tôi có đọc đâu Phương pháp: giảng giải, thực hành, thi đua GV cho HS nêu yêu cầu bài 1. GV kể chuyện (giọng vui, dí dỏm) Tôi có đọc đâu Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư”. Người ngồi bên cạnh bèn kêu lên: Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu! GV gọi HS đọc câu hỏi: + Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì? + Người viết thư viết thêm vào thư điều gì? + Người bên cạnh kêu lên như thế nào? GV kể chuyện lần 2 GV gọi HS kể lại câu chuyện GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS, yêu cầu kể câu chuyện cho nhau nghe. GV tổ chức cho HS thi kể chuyện GV cho cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật. GV nhận xét và hỏi: + Truyện này buồn cười ở chỗ nào? Hoạt động 2: Nói về quê hương (13’) Mục tiêu: giúp HS biết nói về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý trong SGK Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương Phương pháp: thực hành GV cho HS nêu yêu cầu bài 1. GV hướng dẫn: quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, họ hàng của em sinh sống, Quê em có thể ở nông thôn, làng quê, cũng có thể ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, GV cho HS tập nói trước lớp. Bài nói đủ ý (Quê em ở đâu? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em với quê hương như thế nào?), dùng từ, đặt câu đúng. Cho HS tập nói theo nhóm đôi. Gọi HS xung phong trình bày trước lớp. GV nhận xét Hát. 3 – 4 HS đọc. (20’) Dựa theo truyện Tôi có đọc đâu, trả lời câu hỏi . HS lắng nghe GV kể. Cá nhân. Người viết thư thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Người viết thư viết thêm vào thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư”. Người bên cạnh kêu lên: “Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!”. HS chú ý lắng nghe HS HS kể theo hướng dẫn của GV. HS thảo luận nhóm và kể câu chuyện cho nhau nghe HS thi kể chuyện. Lớp nhận xét. Truyện này buồn cười ở chỗ người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vôi thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết thư đang viết gì về anh ta. HS nêu. Cá nhân. Em thích nhất là mỗi lần hè đến lại được về thăm quê. Quê em là một làng chài ven biển. Vào mỗi buổi bình minh, mặt trời hồng từ từ nhô lên trên mặt biển xanh mênh mông. Từng đoàn thuyền đánh cá dong buồm trở về sau một đêm lao động giữa biển khơi. Các bạn nhỏ quê em nhanh nhẹn và vui tính lắm. Mỗi lần về quê chơi, các bạn lại bắt cho em bao nhiêu là còng còng, sao biển. Em rất yêu quê, vì đó là nơi đã ghi dấu những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em. HS tập nói theo nhóm đôi. Lớp nhận xét. Nhận xét – Dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Nghe – kể: Nói về cảnh đẹp đất nước. Rút kinh nghiệm: TOÁN I/ Mục tiêu: Kiến thức: giúp HS: biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Kĩ năng: HS áp dụng cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số vào việc giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo. II/ Chuẩn bị: GV: đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS: vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: Luyện tập (4’) GV nhận xét bài kiểm tra và sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét Các hoạt động: Giới thiệu bài: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số (1’) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân (15’) Mục tiêu: giúp HS biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số Phương pháp: giảng giải, gợi mở, động não GV viết lên bảng phép tính: 123 x 2 =? GV gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc. GV gọi HS nêu cách đặt tính. GV hướng dẫn HS cách tính: x 123 2 246 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 Vậy 123 nhân 2 bằng 246 GV gọi HS nêu lại cách tính. GV viết lên bảng phép tính: 326 x 3 =? GV gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc. GV gọi HS nêu cách đặt tính. GV hướng dẫn HS cách tính: x 326 3 978 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 3 nhân 3 bằng 9, viết 9 Vậy 326 nhân 3 bằng 978 GV gọi HS nêu lại cách tính. Hoạt động 2: thực hành (18’) Mục tiêu: giúp HS áp dụng cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số vào việc giải các bài nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: Thi đua, trò chơi Bài 1: tính: GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài. GV: ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên: “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi. Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách tính. GV nhận xét. Bài 2: đặt tính rồi tính: GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV nhận xét. Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? GV vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt: Tóm tắt: 1 hàng: 105 vận động viên 8 hàng: vận động viên? Yêu cầu HS làm bài. Gọi HS lên sửa bài. GV nhận xét. Bài 4: Tìm x: GV gọi HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS làm bài. GV cho HS thi đua tiếp sức. GV Nhận xét, tuyên dương. Hát HS đọc. 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. HS nêu: Đầu tiên viết thừa số 123 trước, sau đó viết thừa số 2 sao cho 2 thẳng cột với 3. Viết dấu nhân. Kẻ vạch ngang. Cá nhân. HS đọc. 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. HS nêu: Đầu tiên viết thừa số 326 trước, sau đó viết thừa số 32 sao cho 3 thẳng cột với 6. Viết dấu nhân. Kẻ vạch ngang. Cá nhân HS nêu và làm bài. Lớp Nhận xét. HS nêu. HS nêu và làm bài. HS thi đua sửa bài. Lớp nhận xét. HS nêu. HS đọc. Có 8 hàng, mỗi hàng xếp 105 vận động viên. Hỏi có tất cả bao nhiêu vận động viên? HS làm bài Cá nhân HS đọc HS làm bài HS sửa bài. Lớp nhận xét. Nhận xét – Dặn dò: (1’) Chuẩn bị: Luyện tập . GV nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu: Kiến thức: giúp HS có khả năng: Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình. Kĩ năng: HS biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại. Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại Thái độ: HS có ý thức học tập, yêu quý họ hàng nội, ngoại. II/ Chuẩn bị: GV: Hình vẽ trang 42,43 SGK HS: SGK, mỗi 1 HS mang 1 ảnh chụp họ nội, họ ngoại. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng GV cho HS hình thành sơ đồ mối quan hệ họ hàng GV nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ. Các hoạt động: Giới thiệu bài: (1’) thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng Hoạt động 1: Chơi trò chơi Xếp hình. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về mối quan hệ họ hàng. Phương pháp: trò chơi, giảng giải. Cách tiến hành: GV phổ biến luật chơi: phát cho 2 nhóm các miếng ghép tên các thành viên trong một gia đình. Nhiệm vụ của các nhóm là phải vẽ sơ đồ và giải thích được mối quan hệ họ hàng trong gia đình ấy. GV phát giấy ghi sẵn nội dung cho các nhóm. GV yêu cầu HS nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình. Nhận xét. Hát HS thực hành HS thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Nhóm 1: Hương, Tuấn, bố mẹ Linh, Linh (em gái Tuấn), bố mẹ Hương. Nhóm 2: ông, con trai, con rể, con gái, con dâu, bà Nhóm 3: ông, bà, Giang, Sơn, Bác Thư, Bố mẹ Giang, Sơn Nhóm 4: cô Lan, chú Tư, bố mẹ Tùng, Tùng, ông bà. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo các nội dung: nhìn vào sơ đồ giải thích được mối quan hệ giữa các thành viên và nói được gia đình đó có mấy thế hệ. Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: bài 23: Phòng cháy khi ở nhà Rút hinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: