Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

 Tập đọc – kể chuyện

NẮNG PHƯƠNG NAM

 I.MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 -Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ khó trong bài.

 -Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 -Cảm nhận tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam : gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc.

 B Kể Chuyện

 1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào các gợi ý trong SGK , kể lại từng đoạn câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật ; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

 2. Rèn kĩ năng nghe

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 	 Thứ 2 ngày 10 tháng 11 năm 2008
	 Tập đọc – kể chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM
 I.MỤC TIÊU: 
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 -Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ khó trong bài.
 -Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 -Cảm nhận tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam : gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc.
 B Kể Chuyện
 1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào các gợi ý trong SGK , kể lại từng đoạn câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật ; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
 2. Rèn kĩ năng nghe 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.TẬP ĐỌC
 B. BÀI MỚI:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
3
Luyện đọc 
 - GV đọc mẫu toàn bài 
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 + Đọc từng đoạn trước lớp 
-GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc
 đoạn văn với giọng thích hợp.
 + Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 + Thi đọc giữa các nhóm 
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 1.Truyện có những bạn nhỏ nào?
2.Uyên và các bạn đi đâu? Vào dịp nào?
3.Nghe đọc thư Vân các bạn mong ước điều gì?
4.Phương nghĩ ra sáng kiến gì
Luyện đọc lại
-GV yêu cầu HS đọc truyện theo vai
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt nhất.
 -HS kết hợp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý đọc đúng các tư khó. 
 -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau .
-Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
-( Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Cả bọn nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc)
 -(Uyên cùng các bạn đi chợ hoa , vào ngày 28 Tết)
- (Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam). 
- (Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai)
 - HS mỗi nhóm tự phân vai và đọc truyện.
KỂ CHUYỆN
 1
2
GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các ý tóm tắt trong SGK, các em nhớ lại và kể từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam.
Hướng dẫn kể chuyện theo tranh.
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn 
-GV theo dõi, tuyên dương những HS kể tốt.
-HS nghe yêu cầu.
-HS đọc đề 
-HS theo dõi.
-1 HS nhìn vào gợi ý kể mẫu đoạn 1
-Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể chuyện.
-3HS nối tiếp nhau kể trước lớp theo 3 đoạn.
-1 HS kể toàn bộ câu chuyện..
-Sau mỗi lần HS kể,cả lớp bình chọn những HS kể chuyện hay nhất.
IV
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
-Hãy đặt một tên khác cho chuyện?
-Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
-GV yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện vừa học cho bạn bè và người thân ở nhà.
-GV nhận xét tiết học. 
----------------------------------------------------------
Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU:
1 .Học sinh hiểu : 
-Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường 
-Trẻ em có quyền được thamgia những việc có liên quan đến trẻ em.
2. Học sinh tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
Học sinh quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Vở bài tập đạo đức 3
 -Các bài hát về chủ đề nhà trường
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
 -Vì sao cần phải tích cực tham gia việc, việc trường?
 -Tham gia việc lớp, việc trường có lợi như thế nào ?
B. BÀI MỚI : Tích cực tham gia việc lớp, việc trường
HĐ 
 GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
 2
Xử lí tình huống
-Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí các tình huống.
-Mời các nhóm trình bày trước lớp 
-Giáo viên theo dõi các nhóm trình bày nhận xét và chốt lại ý đúng .
Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường 
-GV nêu yêu cầu : Các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
-GV sắp xếp thành 2 các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo các nhóm công viêc đó.
-GV bắt cho cả lớp hát bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời của nhạc sĩ Mộng Lân
+ Kết luận chung :Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS.
-Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận các tình huống.
+ Tình huống 1: Nếu em là bạn của Tuấn, em sẽ khuyên Tuấn đừng từ chối.
+ Tình huống 2: Em sẽ xung phong giúp các bạn học .
+ Tình huống 3: Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
+ Tình huống 4: Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em .
-Cả lớp theo dõi nhận xét, góp ý.
-Học sinh xác định những việc lớp, việc trường các em có khả năng và mong muốn tham gia, ghi ra giấy nhỏ và bỏ vào hộp chung của lớp.
-Các nhóm học sinh cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được gia trước lớp.
-Cả lớp cùng hát 
-HS ghi nhớ.
IV
CỦNG CỐ : 
-Em đã tham gia tích cực việc lớp, việc trường chưa?Và em đã làm được những công việc gì hãy kể cho cả lớp cùng nghe?
-GV nhận xét tiết học; nhắc HS tham gia làm và làm tốt một số việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng.
 Toán	
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh rèn kĩ năng thực hiện tính nhân, giải toán và thực hiện “gấp”, “giảm” một số lần.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
	 437 x 2 205 x 4
 319 x 3 171 x 5
	GV nhận xét bài cũ, cho điểm. 
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Luyện tập
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- GV kẻ lên bảng như sgk.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Vì sao khi tìm x trong phần a) em lại tính tích 212 x 3?
- Hỏi tương tự với phần b).
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết sau khi lấy ra 185 lít dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu lít dầu, ta phải biết được điều gì trước?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
*Luyện toán.
-Cho hs ôn luyện bảng nhân 8.
- HS theo dõi.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tích.
- Muốn tính tích ta phải thực hiện phép nhân giữa các tích với nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
x : 3 = 212 x : 5 = 141
x = 212 x 3 x = 141 x 5
x = 636 x = 705
- Vì x là số bị chia trong phép chia x : 3 = 212, nên muốn tìm x ta lấy thương nhân với số chia.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
 Cả bốn hộp có số gói mì là:
 120 x 4 = 480 (gói mì)
 Đáp số : 480 gói mì.
- Bài toán yêu cầu tính số dầu còn lại sau khi lấy ra 185 lít dầu.
- Ta phải biết lúc đầu có tất cả bao nhiêu lít dầu.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
 Số lít dầu có trong 3 thùng dầu là:
 125 x 3 = 375(lít)
 Số lít dầu còn lại là:
 375 - 185 = 190 (lít)
 Đáp số : 190 lít.
IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Nêu cách tìm thừa số chưa biết.
- Chuẩn bị baì: So sánh số lớn gấp mấy lầøn số bé.
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------
	 	 Thứ 3 ngày 11 tháng 11 năm 2008
 Toán	
 SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS sinh biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé..
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
B. BÀI MỚI: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
Hướng dẫn thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
-GV nêu bài toán sgk
- Yêu cầu mỗi học sinh lấy ra một sợi dây dài 6cm quy định hai đầu A, B. Căng dây trên thước, lấy đoạn thẳng bằng 2 cm tính từ đầu A. cắt đoạn dây AB thành các đoạn nhỏ dài 2cm, thấy cắt được 3 đoạn. Vậy 6cm gấp 3 lần so với 2 cm.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm phép tính tính số đoạn dây dài 2cm cắt được từ đoạn dây dài 6cm.
- Giới thiệu: Số đoạn dây cắt ra được cũng chính là số lần mà đoạn thẳng AB (dài 6cm) gấp đoạn thẳng CD (dài 2cm). vậy muốn tính xem đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD ta làm như thế nào?
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
- Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Vậy khi muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình a) và nêu số hình tròn màu xanh, số hình tròn màu trắng có trong hình này.
- Muốn biết số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm như thế nào?
- Vậy trong hình a, số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
-  ... c tình cảm với cảnh vật trong tranh(ảnh)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ở bài tập 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
B. BÀI MỚI: Tiết Tập làm văn hôm nay các em nói những điều mình biết về một cảnh đẹp của đất nước ta và viết những điều vừa nói thành một đoạn văn.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
-GV yêu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì ?
-GV kiểm tra việc chuẩn bị tranh ảnh của HS.
-Yêu cầu HS đọc các gợi ý trong SGK.
-Hướng dẫn HS : có thể nói về cảnh đẹp của biển Phan Thiết trong ảnh hoặc nói về cảnh đẹp trong tranh, ảnh mà mình đã chuẩn bị.
-GV nhận xét, tuyên dương những HS nói về tranh, ảnh đủ ý, biết dùng các từ gợi tả, sử dụng hình ảnh so sánh khi tả.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Nêu yêu cầu của bài?
-Yêu cầu HS viết bài vào vở, nhắc các em chú ý về nội dung, cách diễn đạt.
-GV theo dõi, uốn nắn sai sót cho các em; phát hiện những bài viết tốt.
-Yêu cầu HS đọc bài viết của mình. 
-GV nhận xét, chấm điểm một số bài viết hay.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Nói những điều em biết về một cảnh đẹp của nước ta.
-HS đặt tranh , ảnh trước mặt.
-HS đọc gợi ý trong SGK.
-Một HS giỏi làm mẫu : kể về cảnh đẹp của biển Phan Thiết.
-Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe.
-Một số em tiếp nối thi nhau nói.
-1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
-Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
-HS viết bài vào vở
-Một số HS đọc bài viết của mình, cả lớp theo dõi, nhận xét.
IV
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
-Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
-1HS đọc bài viết của mình nói về cảnh đẹp của quê hương.
-GV nhận xét tiết học; yêu cầu những HS chưa viết xong về nhà viết tiếp.
-------------------------------------------------------------------------------
	 SINH HOẠT LỚP 
1 / Nhận xét tuần 12 :
	- Học sinh đi học chuyên cần , đầy đủ .
	- Aên mặc quần áo sạch sẽ, gọn gàng .
Học sinh đã đóng một số khoản tiền.
2 / Kế hoạch tuần 13 : 
Tiếp tục duy trì sĩ số 100%.
Đi học đúng giờ 
Học tốt , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài .
Tham gia các hoạt động của Đội đầy đủ .
Lễ phép với thầy cô giáo và người lớn .
Tiếp tục động viên đóng các khoản tiền .
-------------------------------------------------------------
	ÔN TIẾNG VIỆT 
	1 / Giáo viên cho học sinh ôn lại các bài TĐ – HTL của tuần 11 “ Đất quý , đất yêu , vẽ quê hương , Chõ bánh khúc của dì tôi , Nắng phương Nam” 
	2 / Oân luyện từ và câu 
	Bài 1 : Khoanh tròn chữ cái trước những từ gợi cho em nghĩ về quê hương nơi cha ông em đã sống nhiều năm :
	a . con đò 	b . bến nước 	c . luỹ tre 	d . lễ hội 
	e . rạp hát 	g . mái đình 	h . dòng sông 	I . hội chợ 
	Bài 2 : Khoanh tròn chữ cái trước những từ em thấy có thể dùng trước từ quê hương trong câu :
	a . yêu mến 	b . gắn bó 	c . nhớ 	d . cải tạo 
	e . hoàn thành 	g . thăm 	h . làm việc 	I . xây dựng 
	Bài 3 : Tìm và viết lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về quê hương 
	M : Quê hương bản quán 
..
	Bài 4 : Gạch dưới câu có mô hình Ai – làm gì ? trong đoạn văn sau :
	Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt . Nước mát rượi . Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh Căn nhà , thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ , hiền lành .
	3 / Tập làm văn :	Nói về quê hương hoặc nơi em ở 
---------------------------------------
 Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2005
 	 	Tập đọc
LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM
I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài .Chú ý đọc đúng :
 + Các từ : miền Nam, trăm năm, hai mươi mốt năm, mệt nặng, hằng nghĩ, bảy mươi.
 - Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ) 
 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 -Hiểu các từ ngữ trong bài( sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh)
 -Hiểu tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 4 HS đọc thuộc lòng bài Cảnh đẹp non sông và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 - GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI 
 Nhà thơ Tố Hữu từng viết về tình cảm của Bác Hồ với miền Nam và của đồng bào miền Nam với Bác Hồ như sau :
 Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
 Miền Nam mong Bác , nỗi mong Cha
Bác nghe từng bước chân tiền tuyến
 Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa
 Bài đọc luôn nghĩ đến miền Nam mà các em học hôm nay kể lại một trong rất nhiều câu chuyện cảm động về tình cảm của Bác với đồng bào miền Namvà miền Nam với Bác.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể chuyện thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm ;.Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm ; ngắt nghỉ hơi rõ, dừng hơi lâu hơn ở dấu chấm lửng trong câu nói của chị cán bộ; đọc rành rẽ các chữ số chỉ ngày, tháng, năm .
-GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu
 + Đọc từng đoạn trước lớp
GV có thể chia bài thành 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến dám nhắc đến
Đoạn 2: Từ Năm ấy đến vào thăm đồng bào miền Nam.
Đoạn 3: còn lạI. 
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
GV chốt lại: bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam, không phút giây nào không nghĩ đến miền Nam.
Luyện đọc lại
-GV yêu cầu HS đọc từng đoạn.
-GV nhận xét ,tuyên dương những cá nhân đọc diễn cảm,hay.
-HS kết hợp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
 -HS nối tiếp nhau từng đoạn.Chú ý ngắt nghỉ đúng ở những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm; biết đọc đúng giọng văn kể chuyện
 ( nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.) -HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
 -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn
 -Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
 -Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
-1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
 1. Chị cán bộ miền Nam thưa vớiBác điều gì?(Chúng cháu đánh giắc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác trăm tuổi)
 2. Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào? (Đồng bào miền Nam rất dũng cảm, không sợ đánh Mĩ , không sợ gian khổ , hi sinh mà chỉ sợ không được gặp Bác)
 3. Tình cảm của Bác với đồng bào miền Namthể hiện như thế nào? (Bác đã mệt nhưng cố ..Nam đang chiến đấu và mong tin chiến thắng)
-3 HS thi đọc trước lớp.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc thật tốt ( diễn tả tình cảm chân thành ).
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 -Bài văn cho em biết điều gì?
 -Em biết những gì về Bác Hồ? Hãy kể cho các bạn nghe?
 -GV nhận xét tiết học; nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài văn .
Tiết 2 	
Tiết Tiết 4	Hát – Nhạc
CON CHIM NON
I . MỤC TIÊU :
	- học sinh biết hát đúng giai điệu của bài dân ca Pháp 
	- Cảm nhận về tính chất nhịp nhàng của nhịp ¾ với phách 1 là phách mạnh , phách 2,3 là phách nhẹ .
II . CHUẨN BỊ :
	- Băng nhạc , máy nghe , nhạc cụ .
	- Chép lời ca vào bảng phụ .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
A KIỂM TRA BÀI CŨ : 
	- Gọi h/s lên hát và biểu diễn bài Lớp chúng ta đoàn kết .
B . GIỚI THIỆU BÀI MỚI :
	- Các em đã học nhiều bài hát trong đó có những bài dân ca Việt Nam . Tiết học này các em sẽ học bài Con chim non dân ca Pháp .
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hoạt động 1 : Dạy hát bài Con chim non
- Hát mẫu hoặc cho nghe băng nhạc .
- Đọc lời ca 
- Dạy hát từng câu . .( chú ý nhấn mạnh ở những chữ mang phách mạnh )
- Luyện tập luân phiên .
Hoạt động 2 : Tập gõ đệm theo nhịp ¾ 
- Đọc 1-2-3 ; 1-2-3 ( số 1 nhấn mạnh hơn số 2,3 )
- Chia 2 nhóm : một nhóm hát , một nhóm gõ đệm theo phách mạnh .
* Trò chơi : Vỗ tay thep nhịp ¾ .
- Phách 1 : vỗ 2 tay xuống bàn .
- Phách 2 : vỗ 2 tay vào nhau .
- Phách 3 : vỗ 2tay vào nhau .
- Lắng nghe 
- Đọc từng câu lời ca 
- Hát từng câu theo mẫu của giáo viên 
- Chia từng nhóm luyện tập 
- Học sinh đọc
- Một nhóm hát , một nhóm gõ đệm thep phách .
- Làm theo yêu cầu của giáo viên 
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ
- Yêu cầu học sinh vừa hát , vừa gõ nhịp thep phách 
- Học thuộc lời ca và tập hát , tập vỗ nhịp .
- Nhận xét tiết học 
Tiết 5	ÔN TOÁN 
	- Oân bài toán giải bằng 2 phép tính , nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số .
	Bài 1 : Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 7 xe đạp , ngày thứ 2 bán được số xe đạp gấp 3 lần số xe đạp ngày thứ nhất . Hỏi cả 2 ngày cửa hàng đó đã bán được bao nhiêu xe đạp ?
	Cách 1 : Số xe đạp ngày thứ 2 bán được là :
	7 + 3 = 21 ( xe đạp )
	Số xe đạp cả 2 ngày bán được là : 
	7 + 21 = 28 ( xe đạp ) 
	Đáp số : 28 xe đạp
	Cách 2 : Số phần của 2 ngày là :
	1 + 3 = 4 phần 
	Số xe đạp bán trong cả hai ngày là :
	4 x 7 = 28 ( xe đạp ) 
	Đáp số : 28 xe đạp 
	Bài 2 : Một cây vải dài 6 mét , người ta cắt lấy ra 5 đoạn , mỗi đoạn dài 10 m . Hỏi cây vải đó còn lại bao nhiêu mét ?
	Bài 3 : Đặt tính rồi tính 
	437 x 2	;	319 x 3 
	205 x 4 	; 	108 x 5 
-----------------------------------
Tiết 1	Tiết 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc