Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường TH Phan Đình Phùng

Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường TH Phan Đình Phùng

Tập đọc - Kể chuyện

TIẾT 34+35. NẮNG PHƯƠNG NAM

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng.

- Bước đđầu diễn đạt giọng các nhân vật trong bài, phân biết được lời ngwowid dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Đọc hiểu

 - Hiểu đđược tình cảm đđẹp đđẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam- Bắc.( TL đđược các câu hỏi trong SGK)

* HS khá, giỏi nêu được lí do chọn một tên truyện ở CH5.

B - Kể chuyện

- Dựa vào các ý tóm tắt tắt kể lại được từng đoạn câu chuyện.

- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường TH Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 12
 ( Từ ngày 07/11 - 11/11/2011)
Thứ
Ngày
Tiết 
Môn dạy 
Tiết CT
 Tên bài dạy
Hai
07/11
1
2
3
4
5
SHDC
TĐ – KC
TĐ – KC
Toán
Đạo đức
12
34
35
56
12
Nắng phương Nam
Nắng phương Nam
Luyện tập
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường( T1)
Ba
08/11
1
2
3
4
Chính tả 
Âm nhạc
Toán
Thể dục
23
12
57
23
Chiều trên sông hương
Học hát bài:Con chim non
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
Ôn các động tác đã học của bài TD phát triển chung.TC:“Kết bạn”
Tư
09/11
1
2
3
4
5
Tập đọc
LT & câu 
Toán 
Mĩ thuật
TNXH
36
12
58
12
23
Cảnh đẹp non sông
Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. 
Luyện tập
Vẽ tranh. Đề tài Ngày nhà giáo VN
Phòng cháy khi ở nhà
Năm
10/11
1
2
3
4
Tập viết
TNXH
Toán 
Thủ công 
12
24
59
12
 Ôn chữ hoa H
Một số hoạt động ở trường( T1)
Bảng chia 8
Sáu
11/11
1
2
3
4
5
Chính tả 
Tập làm văn 
Toán 
Thể dục 
Sinh HTT
24
12
60
24
12
Cảnh đẹp non sông
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
Luyện tập
Cắt, dán chữ I, T (T2) 
Động tác nhảy của bài TD phát triển chung.TC:“Ném trúng đích”
Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện
TIẾT 34+35. NẮNG PHƯƠNG NAM
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng.
- Bước đđầu diễn đạt giọng các nhân vật trong bài, phân biết được lời ngwowid dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Đọc hiểu
 - Hiểu đđược tình cảm đđẹp đđẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam- Bắc.( TL đđược các câu hỏi trong SGK)
* HS khá, giỏi nêu được lí do chọn một tên truyện ở CH5.
B - Kể chuyện
- Dựa vào các ý tóm tắt tắt kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn đinh
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọïi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Vẽ quê hương
- Nhận xét và cho điểm HS.
3 . Bài mới 
* Giới thiệu bài 
- YC HS mở SGK trang 75 và đọc tên chủ điểm mới.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và giới thiệu : Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của ba miền Bắc - Trung - Nam, đó là lầu Khuê Năm Các ở Quốc Tử Giám, Hà Nội, là cố đô Huế, là cổng chính chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai tuần 12 và 13, các bài đọc Tiếng Việt của chúng ta sẽ nói về chủ điểm Bắc - Trung - Nam.
- Bài tập đọc đầu tiên chúng ta học trong chủ điểm Bắc - Trung - Nam là bài Nắng phương Nam. Qua bài tập đọc này chúng ta sẽ thấy được tình bạn thân thiết, đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- HD HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).
- YC HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- GV giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (hoa Tết của miền Nam). Nếu có tranh thì cho HS quan sát tranh vẽ hai loại hoa này.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài( Tiết 2)
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
1./ Chuyện có những bạn nhỏ nào ?
2./ Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào ?
- Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì ? 
- Vân là ai ? Ở đâu ?
3./ Nghe đọc thư Vân các bạn ước mong điều gì?
4./ Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
- Ba bạn nhỏ trong Nam, tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau.
- Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân ?
- Vì sao các bạn lại gửi cho Vân một cành mai ?
- Hoa mai là một loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thắm thiết.
5./ Chọn thêm 1 tên khác cho truyện.(HSKG) cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi : Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài 
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc bài và TLCH
- Đọc Bắc - Trung - Nam.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Nè, / sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy ?//
- Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
- Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá.//
- Một cành mai ? -// Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng !/ Một cành mai chở nắng phương Nam.//
 Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở TPHCM
- Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
- Để chọn quà gửi cho Vân.
- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc.
- Gửi cho vân được ít nắng phương nam.
- Gửi tặng Vân ở ngoài bắc một cành mai.
- Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai.
- HS tự do phát biểu ý kiến : Vì theo các bạn, cành mai chở được nắng phương Nam ra Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh và thiếu nắng ấm./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào đặc trưng cho Tết ở miền Bắc.
- HS phát biểu ý kiến
+ Chọn Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm.
+ Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc.
+ Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra Bắc cho Vân một cành mai, đặc trưng của cái Tết phương Nam.
- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài theo vai: người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê.
- 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt.
Kể chuyện
* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
H/d hs xác định các chi tiết chính của truyện
Đoạn 1: Đi chợ tết.
Đoạn 2: Bức thư.
Đoạn 3: Món quà.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và kể lại từng đoạn theo gợi ý trong SGK.
- GV gọi 2 HS khá kể mẫu .
* Hoạt động 5 : Kể theo nhóm 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Yêu cầu HS kể theo nhóm
* Hoạt động 6 : Kể trước lớp 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện.( HSKG)
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Tuyên dương HS kể tốt.
- 2 HS đọc yêu cầu trang 95 SGK.
- HS phát biểu ý kiến.
- Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn.
- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể từng đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất
4.Củng cố, dặn dò 
* GDMT: Muốn có quê hương đẹp đẽ các em phải làm gị?
Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS tự do phát biểu ý kiến : 
-Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm.
Môn Toán
Tiết. 56: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần. Làm BT 1( cột 1, 3, 4 ), 2, 3, 4, 5.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài 1 ( cột 1,3,4 ), BT 5.
 III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV chấm VBT cho HS
- Nhận xét
3.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
* Bài 1
- Gv treo bảng phụ
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào ?
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2 : Gọi 1hs nêu y/c của bài
- Y/c hs cả lớp làm bài
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
*Bài 3: Gọi 1hs đọc đề bài
- Y/c hs tự làm bài
*Bài 4 : Gọi 1 hs đọc đề bài 
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết sau khi lấy ra 185l dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu l dầu, ta phải biết được điều gì trước ?
- Y/c hs tự làm bài 
*Bài 5 : Y/c hs cả lớp đọc bài mẫu và cho biết cách làm của bài toán 
- Y/c hs tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
 Kết luận: 
- Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần.
- Muốn giảm một số đi nhiều lần, ta lấy số đó chia cho số lần số lần.
4.Củng cố, dặn dò 
- Cho HS nêu lại quy tắc gấp và giảm đi một số lần
- Về xem lại bài. CB bài sau.
- Tính tích
- Thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau
- Hs cả lớp làm vào vở, 3 hs lên bảng làm bài
Thừa số
423
105
241
Thừa số
 2
 8
 4
Tích
746
840
964
- Hs cả lớp làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
a) x : 3 = 212 b) x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705
- Hs cả lớp làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
 Giải:
Cả 4 hộp có số cái kẹo là:
 120 x 4 = 480 ( cái kẹo)
 Đáp số: 480 cái kẹo
- Tính số dầu còn lại sau khi lấy ra 185 l dầu
- Ta phải biết lúc dầu có tất cả bao nhiêu l dầu?
- Hs cả lớp làm vào vở, 1hs lên bảng làm bài
 Giải:
 Số l dầu trong 3 thùng dầu là:
 125 x 3 = 375 ( l )
 Số l dầu còn lại là
 375 – 185 = 190 ( l )
 Đáp số: 190 l dầu
- Trong bài toán này chúng ta phải thực hiện gấp 1 số lên ba lần và giảm 1 số đi 3 lần
- Làm bài, sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Sốđã cho
6
12
24
Gấp3 lần
6x3=18
12x3=36
24x3=72
Giảm3 lần
6:3=2
12:3=4
24:3=8
- 2 HS nêu
Đạo đức
 Tiết: 12. TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚ ...  động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS lên bảng tìm 4 từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch .
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy - học bài mới 
* Giới thiệu bài 
- Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ viết 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông và tìm các tiếng có chứa âm đầu ch,tr
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả 
a. Trao đổi về nội dung 4 câu ca dao
- GV đọc 4 câu ca dao 1 lượt.
- Hỏi : Các câu ca dao đều nói lên điều gì ?
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Bài chính tả có những tên riêng nào?
- 5 câu ca dao đều viết theo thể thơ nào ? Trình bày như thế nào cho đẹp ?
-Câu ca dao cuối trình bày như thế nào ?
- Trong bài chính tả những chữ nào phải viết hoa ?
- Giữa 2 câu ca dao ta viết như thế nào 
c. Hướng dẫn viết từ khó
- YC HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết CT
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
d. Viết chính tả
GV đọc bài chính tả.
e. Soát lỗi: GV YC HS đổi vở soát lỗi
g. Chấm bài: GV chấm 5- 7 bài, nhận xét
* Hoạt động 2 : HD làm bài tập chính tả 
Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy có viết đề bài và bút cho các nhóm.
- HS tự làm. 
- Gọi 2 nhóm lên dán lời giải. Các nhóm khác bổ sung 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 4. Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà tìm từ chứa tiếng có âm đầu tr/ch hoặc vần at/ac, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài. Cb bài sau.
- 2 HS lên bảng tìm
- Theo dõi, sau đó 3 HS đọc lại.
- Các câu ca dao đều ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước ta.
- Các tên riêng : Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.
- 5 câu ca dao đều viết theo thể thơ lục bát. Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô li.
- Câu ca dao cuối, mỗi dòng có 7 chữ, viết lùi vào 1ô, dòng dưới thẳng với dòng trên.
- Các chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
- Giữa 2 câu ca dao để cách ra 1dòng
- HS nêu : nước biếc, hoạ đồ, bát ngát, nước chảy, thẳng cánh.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Hs viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- HS tự làm trong nhóm.
- Đọc lời giải và bổ sung.
- Làm bài vào vở.
- Lời giải : 
cây chuối - chữa bệnh - trông.
 Tập làm văn
Tiết: 12. NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU
- Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở đất nước ta dựa vào một bước tranh theo gợi ý (BT1 ).
- Viết được những điều ở BT1 thành một đoạn văn ngắn( khoảng 5 câu ).
* Giáo dục kĩ năng sống:
-Tư duy sáng tạo. 
-Tìm kiếm và xử lí thông tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Chuẩn bị tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nước .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng, 1 HS kể lại chuyện vui Tôi có đọc đâu, 1 HS nói về quê hương 
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy - học bài mới
* Giới thiệu bài 
- Trong giờ tập làm văn này, các em sẽ kể về một cảnh đẹp đất nước mà em biết qua tranh ảnh và viết những điều em kể thành một đoạn văn ngắn.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể 
- Kiểm tra các bức tranh, ảnh của HS.
- Nhắc HS không chuẩn bị được ảnh có thể nói về ảnh chụp bãi biển Phan Thiết trang 102 SGK.
- Treo bảng phụ có viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết.
- 1 HS khá nói mẫu về bài biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó.
- GV nhận xét, sửa lỗi chưa thành câu, cách dùng từ và gợi ý cho HS phát hiện thêm những vẻ đẹp mà bức tranh, ảnh thể hiện.
- Tuyên dương những HS nói tốt.
* Hoạt động 2 : Viết đoạn văn (15 phút ) 
- Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài, chú ý nhắc HS viết phải thành câu.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
- Cho điểm những HS có bài viết khá.
 4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà viết lại đoạn văn về một cảnh đẹp cho hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Trình bày tranh ảnh đã chuẩn bị.
- Quan sát hình.
- HS có thể nói : Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta.. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy.
- Làm việc theo cặp, sau đó một số HS lên trước lớp, cho cả lớp quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với cả lớp về cảnh đẹp đó. HS cả lớp theo dõi và bổ sung những vẻ đẹp mà mình cảm nhận được qua tranh, ảnh của bạn.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Làm bài vào vở theo yêu cầu.
- 3 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét bài viết của bạn.
 Bài mẫu: Hè vừa rồi em có dịp được vào thành phố Hồ Chí Minh thăm ông bà. Thành phố mang tên Bác thật đẹp và sầm uất. Thành phố có những tòa nhà hiện đại bên cạnh những tòa nhà truyền thống. đường phố thật rộng. Trên đường xe cộ đi lại nườm nượp. Nhịp sống nơi đây dường như lúc nào cũng hối hả. Mọi người đi làm từ sớm, tối muộn mới trở về nhà. Có lẻ sầm uất hơn cả là khu chợ Lớn. Từ sáng đến tối diễn ra bao hoạt động, bao du khách ghé thăm. Ban đêm khi lên đèn thành phố rực rỡ như bức tranh thêu. Lúc đó mọi vật mới được nghỉ ngơi, chìm dần vào giấc ngủ.
Toán
Tiết 60. LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
: Học thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong giải toán có một phép chia 8
II.Đồ dùng dạy học
Bảng lớp ghi sẵn nội dung BT 1( cột 1,2,3 ); BT 2 ( cột 1,2,3 )
III.Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổnđịnh
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc thuộc bảng chia 8
- Nhận xét và cho điểm hs
3.Bài mới:
* Hoạt động : Luyện tập - Thực hành 
*Bài 1: Gọi 1hs nêu y/c của bài 
- Y/c hs đọc từng cặp phép tính trong bài 
- Cho hs tự làm tiếp phần b) 
*Bài 2: 1hs nêu y/c của bài 
- Y/c hs tự làm bài
- Nhận xét chữa bài và cho điểm hs
*Bài 3 : Gọi 1hs đọc đề bài 
- Người đó có bao nhiêu con thỏ ?
- Sau khi bán đi 10 con thỏ thì còn lại bao nhiêu con thỏ?
- Người đó đã làm gì với số thỏ còn lại ?
- Hãy tính xem mỗi chuồng có bao nhiêu con thỏ
- Y/c hs trình bày bài giải
* Bài 4 : Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
- Muốn tìm 1/8 số ô vuông có trong hình a) ta phải làm như thế nào?
- Hướng dẫn hs tô màu vào ô vuông trong hình a)
- Tiến hành tương tự với phần b)
Kết luận :Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta lấy số đó chia cho số phần
 4. Củng cố, dặn dò 
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
- Về nhà làm bài 1,2,3/68 VBT.
- Nhận xét tiết học. CB bài sau.
- Tính nhẩm
- Hs làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
- Hs làm bài, sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
* Kết quả: a. cột 1: 48; 6 cột 2: 56; 7
 cột 3: 64; 8
- Hs làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
* Kết quả: cột 1: 4; 6 cột 2: 3; 6 
 cột 3: 8; 6
- Có 42 con thỏ
- Còn lại: 42 – 10 = 32 (con thỏ)
- Nhốt đều vào 8 chuồng 
 Giải:
Số con thỏ còn lại sau khi bán 10 con thỏ là:
 42 – 10 = 32 (con thỏ)
Sốâ con thỏ có trong mỗi chuồng là:
 32 : 8 = 4 (con)
 Đáp số: 8 con thỏ
- Tìm 1/8 số ô vuông có trong mỗi hình sau
- 16 ô vuông
 - Lấy 16 : 8 = 2 ( ô vuông )
- Ta lấy số đó chia cho số phần
Thể dục
Tiết 24. ĐỘNG TÁC NHẢY CỦA BÀI TD PHÁT TRIỂN CHUNG
TC: NÉM TRÚNG ĐÍCH 
 I/ MỤC TIÊU : 
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài TD PT chung.
- Bước đđầu biết cách thực hiện động tác nhảy của bài thể đdục phát triển chung.
- Chơi trò chơi “Ném trúng đích”. Biết cách chơi và tham gia chơi đđược trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Còi, kẻ sân tập và trò chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
Nội dung
Định lượng
Chỉ dẫn p/p & hình thức tập luyện
1/ Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
- CS tập hợp, điểm số báo cáo. 
- Giậm chân, vỗ tay, hát .
+ Cán sự điều khiển.
- Khởi động: Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, hông. 
2 / Phần cơ bản: 
- Chia tổ ôn luyện 6 động tác TDPTC. GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa chữa động tác sai cho HS. Tổ trưởng điều khiển. 
- Học động tác nhảy: 
- GV vừa làm mẫu vừa giải thích và hô nhịp chậm, đồng thời cho HS tập bắt chước theo. Sau đó GV nhận xét.
- GV vừa hô nhịp vừa làm mẫu những nhịp cần nhấn mạnh. 
- GV chỉ hô nhịp, không làm mẫu. Nhịp hô với tốc độ hơi nhanh. 
- Trò chơi “Ném trúng đích”. 
+ GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, hình thức phạt.
+ HS chơi thử kết hợp giải thích thêm.
+ GV điều khiển cả lớp chơi chính thức. 
3 Kết thúc : 
- Thả lỏng. Giậm chân, vỗ tay, hát . 
- GV cùng HS hệ thống bài.
+ HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà: Ôn 7 động tác thể dục đã học. 
6-10 p
1-2 p
1-2 p
18-22 p
5-6 p
5-6 lần
1-2 lần
1-2 lần
2-3 lần
6-8 p
1-2 lần
1 lần
4-6 p
1-2 p
1-2 p
1-2 p
 mmmm
 mmmm
 m m mmmm
 mmmm
 mmmm
 m m m m
 m m m m 
 m m m m
 m m m m
m
mmmm
mmmm
 m m mmmm
mmmm
 mmmm
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 12
I . MỤC TIÊU : 
 - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hoà đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
 - Kế hoạch tuần tới.
 - Báo cáo tuần qua .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : 
 - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
 - Lớp trưởng tổng kết chung .
 - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : 
 - Duy trì sĩ số, chuyên cần
 - Thi đua chào mừng ngày 20/11. “ Hoa điểm mười”
 - Tham gia văn nghệ, trò chơi chào mừng 20/11.
 - Giúp đỡ H yếu, bồi dưỡng H giỏi
 - Thực hiện an toàn giao thông
 - Phong trào Xanh- Sạch - Đẹp
4. Sinh hoạt tập thể:
 -Hát một số bài hát
5. Tổng kết:
 - Chuẩn bị tuần tới
 - Nhận xét tiết sinh hoạt.
BGH DUYỆT (Tuần 9 –12)
TTCM KÍ DUYỆT (Tuần12)
...
Long Thạnh, ngày tháng năm 2011 
Hiệu trưởng
...............
................
 Long Thạnh, ngày tháng năm 2011 
TT. Chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 12 GDKNSBVMT.doc