Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu học Thanh Bình

Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu học Thanh Bình

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NẮNG PHƯƠNG NAM

I. Mục tiêu:

A TẬP ĐỌC ( Tiết 23)

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: đông nghịt, bỗng, sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuộn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,

- Đọc đúng các câu hỏi, câu kể, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó và từ địa phương được chú giải trong bài ( sắp nhỏ, lòng vòng )

- Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện. Hiểu được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa các thiếu nhi hai miền Nam_ Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc. Trả lời được các câu hỏi SGK. HS khá giỏi nêu được lý do chọn tên truyện ở câu hỏi 5

3. GD tình yêu thương giữa bạn bè trong nước.

 

docx 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu học Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai, ngày 05 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
I. Mục tiêu: 
A TẬP ĐỌC ( Tiết 23) 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: đông nghịt, bỗng, sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuộn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,  
- Đọc đúng các câu hỏi, câu kể, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ khó và từ địa phương được chú giải trong bài ( sắp nhỏ, lòng vòng )
- Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện. Hiểu được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa các thiếu nhi hai miền Nam_ Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc. Trả lời được các câu hỏi SGK. HS khá giỏi nêu được lý do chọn tên truyện ở câu hỏi 5
3. GD tình yêu thương giữa bạn bè trong nước.
B KỂ CHUYỆN ( Tiết 12) 
1. Rèn kỹ năng nói: 
- Dựa vào gợi ý SGK, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng từng lời của nhân vật, phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng nghe.
3. Rèn tính dạn dĩ, tự tin.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
TẬP ĐỌC
HĐ1: Luyện đọc 
+ GV đọc toàn bài. HS quan sát tranh SGK.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn:
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, kết hợp nhắc nhở các em đọc đúng các câu hỏi câu kể.
+ HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải trong bài 
- HS đọc từng đoạn trong N 
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Một HS đọc cả bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi SGK.
HĐ3: Luyện đọc lại 
- Chia N4: HS tự phân vai ( người dẫn truyện, Uyên, Phương, Huê).
- 2 N thi đọc toàn truyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
HĐ4: GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các ý tóm tắt SGK, các em nhớ lại & kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam.
HĐ5: Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện.
- 1 HS đọc lại yêu cầu.
- GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn mời 1 HS kể lại đoạn 1 ( Đi chợ Tết ) 
- Từng cặp HS kể.
- 3 HS nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
Rút kinh nghiệm: 	
ababababababababababab
Thứ hai, ngày 05 tháng 11 năm 2012
TOÁN ( Tiết 56)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện “gấp lên”, “giảm đi” một số lần.
- Vận dụng kiến thức đ học để lm tính giải tốn.
- GD tính chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
HĐ1: Luyện tập 
BT1: HS đọc yêu cầu.
- Thực hiện phép tính nhân, điền kết quả vào ô trống.
- HS làm bài. Sửa bài.
BT2: HS nêu yêu cầu bài: Tìm số bị chia.
- HS nhắc lại cách tìm số bị chia. HS làm bài. Sửa bài.
BT3: HS đọc yêu cầu bài. Tự làm bài. Sửa bài.
BT4: HS đọc đề.
- GV gợi ý: Muốn tìm số lít dầu còn lại thì trước hết phải biết có tất cả bao nhiêu lít dầu.
- HS trả lời và thực hiện phép tính: 125 Ï3 = 375( l )
- Có 375 lít dầu lấy ra 185 lít dầu thì còn lại bao nhiêu lít dầu, ta làm như thế nào?
- HS trả lời và thực hiện phép tính: 375 – 185 = 190 (l )
- HS tự giải bài. Sửa bài.
BT5: HS nêu yêu cầu bài. Nêu cách tính.
- HS nêu mẫu. HS tự làm. Sửa bài.
HĐ2: Chấm bài.
Rút kinh nghiệm: 	
ababababababababababab
TÍCH CỰC THAM GIA
VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG
Thứ hai, ngày 05 tháng 11 năm 2012
ĐẠO ĐỨC ( Tiết 12 )
I. Mục tiêu: 
1. HS biết: phải có bổ phận tham gia việc lớp, việc trường. Vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
2. HS phải tự giác tham gia các công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được nhiệm vụ được phân công. Với HS khá giỏi biết tham gia việc lớp, việc trườngvừa là quyền, vừa là bổn phận của HS. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
3. GD HS ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
Tiết 1
HĐ1: Phân tích tình huống 
GV treo tranh. HS quan sát. HS nêu nội dung tranh.
GV giới thiệu tình huống: 
* Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường: Bạn thì cuốc đất, bạn thì trồng hoa,  riêng bạn Thu ghé tai rủ Huyền bỏ đi chơi nhảy dây. Theo em, bạn Huyền có thể làm gì? Vì sao?
3. HS nêu cách giải quyết. GV tóm tắt và chọn cách giải quyết chính.
4. Chia N 2 để thảo luận, mỗi N chuẩn bị đóng vai cách ứng xử.
5. Đại diện từng N lên trình bày. Nhận xét.
6. GV kết luận ( d / là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ bạn cùng làm ).
HĐ2: Đánh giá hành vi 
HS nêu yêu cầu bài tập ( VBT). HS làm bài cá nhân , sửa bài tập.
GV kết luận: Việc làm của bạn ở tình huống c, d là đúng; a, b là sai.
HĐ3: Bày tỏ ý kiến.
1. GV lần lượt đọc từng ý kiến.
 HS suy nghĩ và bày tỏ ý kiến: tán thành hay không tán thành.
 2. Thảo luận về lý do HS có thái độ tán thành và không tán thành.
HĐ4: Hướng dẫn thực hiện 
- Tìm hiểu các gương tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường.
- Tham gia làm và làm tốt việc lớp, việc trường.
Rút kinh nghiệm: 	
ªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªª
Thứ ba, ngày 06 tháng 11 năm 2012
TOÁN ( Tiết 57)
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
I.Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết so sánh các số lớn gấp mấy lần số bé.
- Vận dụng tốt kiến thức đã học để làm bài tập.
- GD tính chính xác.
Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
HĐ1: Giới thiệu bài toán. Phân tích bài toán.
Vẽ sơ đồ minh họa 
 6cm 
A	 B
 C 2cm D
- Có thể đặt đoạn thẳng CD lên đoạn thẳng AB lần lượt từ trái sang phải.
- Nhận xét: Đoạn thẳng AB dài gấp 3 lần đoạn thẳng CD.
- Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB ( dài 6 cm ) gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD
 ( dài 2 cm ) ta thực hiện phép chia: 6 : 2 = 3 ( lần ) 
- Trình bày bài giải như SGK.
- Kết luận: Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia cho số bé.
HĐ2: Thực hành 
BT1: Hướng dẫn làm theo hai bước.
Bước 1: đếm số hình tròn màu xanh ; đếm số hình tròn màu trắng.
Bước 2: So sánh “ Số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng” bằng cách thực hiện phép tính chia. HS làm bài. Sửa bài.
BT2: Muốn so sánh số 20 gấp mấy lần số 5, ta thực hiện phép tính nào?
- HS trả lời. HS làm bài. Sửa bài.
BT3: HS làm tương tự BT2. HS làm bài. Sửa bài.
BT4: HS đọc đề. Nêu yêu cầu. HS làm bài. Sửa bài.
HĐ3: Chấm điểm. 
Rút kinh nghiệm: 	
ababababababababababab
Thứ ba, ngày 06 tháng 11 năm 2012
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
CHÍNH TẢ ( Tiết 23)
I. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nghe chính tả 
1. Nghe-viết, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi “ Chiều trên sông Hương”.
2.Viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn lộn ( oc / ooc ), giải đúng câu đố, viết đúng 1 số tiếng có âm đầu hoặc dễ lẫn ( trâu, trầu, trấu ), ( cát ).
3. GD HS yêu cảnh đẹp của quê hương.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
HĐ1: Hướng dẫn HS chuẩn bị viết chính tả 
Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc toàn bài 1 lượt. 1 HS đọc bài.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung & cách trình bày bài viết.
- Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- HS viết bảng con những từ dễ viết sai.
b) Đọc cho HS viết.
c) Chữa chấm bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
BT2: GV nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở. 2 HS làm bảng lớp. Đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lại lời giải đúng.
- Nhiều HS đọc lại bài tập đã điền, sửa lỗi phát âm.
- Sửa bài trong vở.
BT3: Chia N.
- HS quan sát tranh minh họa.
- Thảo luận tìm câu trả lời đúng.
- Ghi lời giải bảng con.
- Đại diện N nêu lời giải đúng, giải thích.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 3 HS đọc lời giải đúng. Sửa bài. 
Rút kinh nghiệm: 	
ababababababababababab
Thứ ba, ngày 06 tháng 11 năm 2012
 PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
TNXH ( Tiết 23)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng gần lửa.
- HS giỏi khá nêu được những thiệt hại do cháy gây ra.Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm tay trẻ em. Biết cách xử lý khi xảy ra cháy. 
- GD HS ý thức phòng cháy khi ở nhà. 
¯ KNS: Kỹ năng tìm kiếm & xử lý thông tin: Phân tích, xử lý thông tin về các vụ cháy. Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Kỹ năng tự bảo vệ, ứng phó nếu có tình huống hoả hoạn ( cháy): Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.
II.Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
HĐ1: Làm việc với SGK 
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Chia N 2; Quan sát hình 1, 2 SGK & trả lời câu hỏi theo gợi ý SGV.
Bước 2: HS trình bày kết quả làm việc 
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ cháy như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp.
Bước3: Kể 1 vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra.
- HS thảo luận để tìm hiểu những nguyên nhân gây ra những vụ hỏa hoạn ở trên, có nhiều nguyên nhân gây ra cháy, cháy có thể tránh khỏi nếu mọi người đều có ý thức phòng cháy.
HĐ2: Thảo luận và đóng vai 
Bước 1: Động não 
- Cái gì có thể gây cháy ở nhà bạn?
- HS lần lượt nêu.
B ...  1HS đọc yêu cầu bài, các câu hỏi SGK.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị tranh ảnh cho tiết học.
- Yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt 1 bức tranh ( ảnh ) đã chuẩn bị.
- Các em tự nói về tranh ảnh của mình.
- GV hướng dẫn HS cả lớp nói về vẻ đẹp trong cảnh biển Phan Thiết.
- HS nói theo cặp. 1 vài HS nối tiếp nhau thi nói.
- Nhận xét tuyên dương.
b) BT2: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS viết vào vở. GV theo dõi uốn nắn. 4 HS đọc bài viết.
- Nhận xét rút kinh nghiệm.
HĐ2: Chấm điểm một số bài viết hay. 
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ năm, ngày 08 tháng 11 năm 2012
TẬP VIẾT ( Tiết 12)
ÔN CHỮ HOA H
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết hoa chữ H thông qua bài tập ứng dụng:
* Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng).
* Viết đúng mẫu tên riêng: Hàm Nghi bằng chữ cỡ nhỏ. 
* Viết câu ca dao: Hải Vân bát ngát nghìn trùng / Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn ( 1 dòng) bằng chữ cỡ nhỏ.
- GD tình yêu quê hương đất nước, tính cẩn thận.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
HĐ1: Hướng dẫn viết trên bảng con.
Luyện viết chữ hoa.
- Tìm chữ hoa có trong bài. GV viết mẫu, kết hợp cách viết từng chữ. HS viết bảng con.
Luyện viết từ ứng dụng: Hàm Nghi.
- Giải nghĩa từ Hàm Nghi ( SGV).
- HS viết bảng con.
Luyện viết bảng con.
- HS đọc câu ứng dụng. GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao.
- HS viết bảng con: Hải Vân, Hòn Hồng.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ: H 1 dòng, N, V 1 dòng, Hàm Nghi 1 dòng, câu ca dao 1 lần.
- HS viết vào vở. GV theo dõi hướng dẫn thêm.
HĐ3: Chấm chữa bài.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ năm, ngày 08 tháng 11 năm 2012
MĨ THUẬT ( Tiết 12 )
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 
I . Mục tiêu : 
- HS hiểu nội dung đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam .
- Biết cách vẽ tranh về Ngày Nhà giáo Việt Nam. Vẽ được tranh về Ngày Nhà giáo Việt Nam .
- Yêu quý , kính trọng thầy giáo , cô giáo .
II. Các hoạt động dạy học : 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
HĐ1: Chọn nội dung đề tài 
- GV giới thiệu một số tranh và gợi ý để HS nhận ra :
+ Tranh nào vẽ đề tài nhà giáo ?
+ Có những hình ảnh nào trong tranh ? ( 20 – 11 ) 
- Gợi ý nhận : hình ảnh chính , phụ , màu sắc .
- Kết luận .
HĐ2: Cách vẽ tranh .
- GV giới thiệu tranh và gợi ý HS nhận ra cách thể hiện nội dung .
- Gợi ý cách vẽ tranh : ảnh chính , phụ , màu .
HĐ3: Thực hành .
- HS làm bài .
- GV theo dõi , hướng dẫn kịp lúc .
HĐ4: Nhận xét , đánh giá 
- Chọn bài vẽ hoàn thành giới thiệu trước lớp .
- Nhận xét về nội dung , hình ảnh , màu sắc .
- Xếp loại tranh theo cảm nhận riêng .
-GV nhận xét .
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu, ngày 09 tháng 11 năm 2012
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
CHÍNH TẢ ( Tiết 24 )
I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chính tả:
1. Nghe viết đúng bài chính tả 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông ( từ Đường vô xứ Nghệ đến hết bài). Trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát, thể song thất.
2. Luyện viết đúng một số tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn ( tr / ch hoặc at / ac ) 
3. GD HS yêu môn học, ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
HĐ1: Hướng dẫn HS chuẩn bị 
a) GV đọc 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông.
- 1 HS đọc thuộc lòng bài.
- Cả lớp đồng thanh 4 câu ca dao trong SGK.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả và cách trình bày.
+ Bài chính tả có những tên riêng nào?
+ Ba câu ca dao thể lục bát trình bày như thế nào? 
+ Câu ca dao thể bảy chữ được trình bày như thế nào?
-HS viết tiếng khó, dễ lẫn vào bảng con.
b) GV đọc cho HS viết.
c) Chấm chữa bài 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 ( lựa chọn ) 
- Chọn bài tập.
- Cả lớp đọc nội dung bài.
- Làm bài b, c ( Bí mật lời giải ).
- HS giơ bảng.HS đọc lời giải đúng, sai. Nhận xét.
- Chốt lại lời giải đúng.HS làm bài vào vở.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu, ngày 09 tháng 11 năm 2012
TOÁN ( Tiết 60)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS thực hiện việc:
- Học thuộc bảng chia 8.
- Vận dụng được trong giải toán ( có một phép chia 8).
- GD tính chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
HĐ1: Thực hành luyện tập 
BT1: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện hai phép tính cùng một cột.
- Tính nhẩm. Làm vào vở. Sửa bài.
BT2: HS nêu yêu cầu. HS tự làm bài. Sửa bài.
BT3: HS đọc đề.
- Gợi ý cho HS giải bài toán theo hai bước.
+ Bước 1: Tìm số con thỏ sau khi bán. 
+ Bước 2: Tìm số con thỏ nhốt trong một chuồng.
- HS làm bài. Sửa bi.
BT4: HS nêu yêu cầu bài: Tìm số ô vuông ở hình a) ; b).
- HS nêu cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- HS làm bài. Sửa bài.
HĐ2: Chấm điểm.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu, ngày 09 tháng 11 năm 2012
TNXH ( Tiết 24)
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dụcthể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa. Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. HS khá giỏi: Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
- GD HS yêu thêm trường lớp.
¯KNS: Kỹ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém. Kỹ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài dạy
HĐ1: Quan sát theo cặp 
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình & trả lời câu hỏi ( SGV ) 
+ Kể 1 số hoạt động học tập diễn ra trong trường học.
+ Trong từng hoạt động đó HS làm gì? GV làm gì?
Bước 2: 1 số cặp lên hỏi & trả lời trước lớp.
- Nhận xét và hoàn thiện phần câu hỏi và trả lời.
Bước 3: Thảo luận 1 số câu hỏi nhằm liên hệ thực tế bản thân.
+ Em thường làm gì trong giờ học? Em học N trong giờ học nào?
+ Em làm gì trong giờ học N? Em có thích đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?
- Kết luận: ( SGV & SGK)
HĐ2: Làm việc theo tổ.
Bước 1: HS thảo luận theo gợi ý SGV 
- Từng HS sẽ nói tên từng môn học thường được điểm tốt ( kém ) và nêu lý do.
- Nói tên môn học mình thích, vì sao thích?
- Kể việc giúp bạn trong học tập.
- Nhận xét trong tổ ai học tốt .
- Ai cần cố gắng và cố gắng môn nào.
- Cả tổ suy nghĩ và đưa ra biện pháp giúp bạn kém.
Bước 2: Đại diện tổ báo cáo kết quả thảo luận. Nhận xét, bổ sung.
- GV liên hệ tình hình học tập.
- Tuyên dương HS khá giỏi, động viên những em còn kém, chưa chăm .
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu, ngày 02 tháng 11 năm 2012
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 12
I. Mục tiêu
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận ưu điểm và tồn tại của bản thân nêu phương hướng phấn đấu phù hợp bản thân.
- Học sinh nắm được nội dung thi đua tuần sau.
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê và tự phê.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị
+ Giáo viên: - Ghi nhận các mặt hoạt động, nội dung thi đua tuần sau, các bài hát cho học sinh tham gia.
+ Học sinh: - Ý kiến cần phát biểu.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Khởi động:
2) Giới thiệu:
3) các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận xét tuần qua
Giáo viên nhận xét tình hình lớp:
- Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp lớp nhưng chưa làm bài, chưa học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vẫn còn một số bạn chưa trực nhật và vệ sinh lớp.
Biện pháp khắc phục:
- Vào lớp phải nghiêm túc, trật tự, không đùa giỡn.(Nhân, Tân, Phú)
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.
- Xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp, ra về, tập thể dục giữa giờ.
- Cần đem đủ sách vở, đồ dùng học tập theo thời khoá biểu.
- Vào lớp chú ý nghe thầy giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, trình bày tập vở sạch đẹp hơn.
Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ
+ Tổ (Cá nhân) xuất sắc:
+ Tổ (Cá nhân) tiến bộ:
Hoạt động 3: Giáo viên nêu nội dung thi đua tuần sau
Nội dung tuần sau:
a/. Nề nếp:
- Củng cố lại nề nếp học tập.
- Xếp hàng ra vào lớp, ra về ngay ngắn.
- Đi học đúng giờ, nghỉ học xin phép.
- Lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
- Hòa đồng với bạn bè.
- Giúp đỡ bạn bè trong học tập.
b/. Học tập:
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Tích cực thi đua trong học tập.
c/ Lao động:
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, chăm sóc bồn hoa.
- Vệ sinh cá nhân, để phòng tránh một số bệnh: tay chân miệng, ngộ độc thức ăn
d/. Các hoạt động khác:
- Tập thể dục đầy đủ, nhanh, đúng động tác.
- Đóng góp tiền gây quỹ Đội theo yêu cầu Nhà trường và Cô Tổng phụ trách.
- Tiếp tục thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”.
- Xếp hàng ngay ngắn, giữ gìn trật tự khi sinh hoạt dưới cờ, 
- Chăm sóc cây xanh, bồn hoa trước lớp.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Một vài em nhắc lại những việc cần thực hiện trong tuần sau.
- Sinh hoạt văn nghệ - vui chơi. 
- Hát
- Tổ trưởng báo cáo
- Học sinh cả lớp tham gia nhận xét, nêu ý kiến bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của lớp về các hoạt động:
+ Chuyên cần: Các bạn đi học đều, đúng giờ, ra vào có xếp hàng (ngay ngắn). Vẫn còn tình trạng nghỉ học: Anh Khoa, Hiếu, Tân 
+ Học tập: Thực hiện tốt nếp truy bài đầu giờ, các em có mang theo đầy đủ dụng cụ học tập khi đến lớp,...
+ Lao động: Thực hiện tốt vệ sinh trong lớp, vệ sinh cá nhân.
- Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu tuần sau. (thống nhất với nhận xét và nội dung thi đua của giáo viên hoặc có thay đổi bổ sung gì thêm.)
Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Lop 3 tuan 12.docx