Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức)

I. Mục đích yêu cầu:

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện ( HS khá giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật )

 - GDHS Yêu quê hương đất nước.

* HS KT: Biết đọc một đoạn của câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV : ảnh anh hùng Núp

 - HS : SGK

 - Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 -11 -2009 TUầN 13
Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Hoạt động tập thể: tiết 13
Chào cờ đầu tuần
( GV bộ môn soạn và thực hiện)
_________________________________
Tập đọc - Kể chuyện:
Người con của Tây Nghuyên
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện ( HS khá giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật )
 - GDHS Yêu quê hương đất nước.
* HS KT: Biết đọc một đoạn của câu chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV : ảnh anh hùng Núp
	- HS : SGK
 - Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Đọc bài : Cảnh đẹp non sông
- Mỗi câu ca dao nói đến vùng miền đó là những vùng miền nào ?
- GV nhận xét
3. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: ( GV giới thiệu bài )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
- HD HS giọng đọc
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV viết bảng : bok
- GV phát hiện sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV HD ngắt nghỉ đúng giữa các dấu câu và cụm từ
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
3. HD tìm hiểu bài
- Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ?
- ở đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì ?
- Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa ?
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình ?
- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ?
- Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
4. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 3
- HD HS đọc đúng, giọng chậm rãi, trang trọng, cảm động
- GV và HS bình chọn cá nhân đọc tốt
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Chọn kể lại 1 đoạn câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời 1 nhân vật trong chuyện
2. HD HS kể bằng lời của nhân vật
- Đoạn văn mẫu trong SGK người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1
- GV HD HS có thể kể thao lời anh Núp, anh Thế, 1 người dân trong làng, ... nhưng chú ý : người kể cần sưng " tôi "
- GV và HS nhận xét bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
- Hát
- 6 em đọc bài
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét 
- HS nghe, theo dõi SGK
+ 1, 2 HS đọc, cả lớp đồng thanh : booc
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
+ HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài
+ HS đọc theo nhóm 3
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đồng thanh đoạn 2, 1 HS đọc đoạn 3
- Anh Núp được cử đi dự đại hội thi đua
- Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người : Kinh, Thượng, gái, trai, già, trẻ đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.
- Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa..... nhiều người chạy lên đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.
- Nghe anh Núp nói lại lời cán bộ ...... lũ làng rất vui, đứng hết dậy nói : Đúng đấy! đúng đấy!
- 1 cái ảnh bok Hồ vác quốc đi làm rẫy, 1 bộ quần áo bằng lụa của bok Hồ, 1 cây cờ có thêu chữ, 1 huân chương cho cả làng, 1 huân chương cho Núp
- Rửa tay sạch trước khi xem, cầm lên từng thứ coi đi coi lại, coi đến mãi nửa đêm
- 1 vài HS thi đọc đoạn 3
- 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài
- HS nghe
- 1 HS đọc đoạn văn mẫu, cả lớp đọc thầm
- Nhập vai anh Núp
- HS chọn vai suy nghĩ về lời kể
- Từng cặp HS tập kể
- 3, 4 HS thi kể trước lớp
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn
- Đọc toàn bài.
4. Củng cố, dặn dò
- Nêu ý nghĩa của chuyện ( Ca ngợi anh Hung Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp )
- GV khen những HS đọc bài tốt, kể chuyện hay
- Nhận xét chung tiết học
 __________________________________
Toán Tiết 61:
So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Rèn KN năng giải toán cho HS
- GDHS tính cẩn thận trong làm toán
* HS KT: Biết làm tính chia.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng phụ - Phiếu HT
- HS : SGK
- Phương pháp: Giảng giải, luyện tập.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:- VBT làm ở nhà, làm BT 2 SGK tr 56.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
a) Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?( Vẽ hình như SGK)
- Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
b) Bài toán:
- Gọi HS đọc đề?
- Mẹ bao nhiêu tuổi?
- Con bao nhiêu tuổi?
- Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
- GV HD cách trình bày bài.
- Bài toán trên gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
c) Luyện tập:
* Bài 1: Treo bảng phụ
- Đọc dòng đầu của bảng?
- 8 gấp mấy lần 2?
- Vậy 2 bằng một phần mấy của 8?
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại.
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Chấm bài, chữa bài.
* Bài 3( Làm cột a, b)
- Đọc đề?
- Nêu số hình vuông màu xanh? màu trắng?
- Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh? Số hình vuông màu xanh bằng một phần mấy số hình vuông màu trắng?
- Nhận xét, cho điểm.
- Hát
- 2 HS lên làm.
- HS đọc đề
- Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB
- HS đọc
- Mẹ 30 tuổi
- Con 6 tuổi
- Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần
- Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ
Bài giải
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là;
30 : 6 = 5( lần)
Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ
 Đáp số: 
- HS đọc
- 4 lần
- bằng 
- HS làm phiếu HT
- Đọc đề
- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- HS là vở
Bài giải
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là: 
 24 : 6 = 4( lần)
Vậy số sách ngăn dưới bằng 1/4 số sách ngăn trên.
 Đáp số: 1/4
- HS đọc
- HS nêu
- Số hình vuông màu trắng gấp 5 : 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh. Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng.
- HD tính: 
30 : 5 =
6 x 5 =
8 : 4 =
6 : 3 =
10 :2 =
24 : 6 =
5 : 1 =
6 : 2 =
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nêu lại ND bài.
- Nhận xét bài làm của HS
- Ôn lại dạng toán vừa học.
 ________________________________
	 Thủ công: Tiết 5: 
CắT DáN CHữ H, U (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách kẻ cắt dán chữ H, U
- Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét tương đối phẳng và đều nhau, chữ dán tương đối phẳng
- GDHS yêu thích môn học. 
* HS KT: Biết các bước cắt dán chữ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Mẫu chữ H, U đã dán và mẫu chữ H, U có kích thước lớn. 
 Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U. Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo 
- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo 
- Phương pháp: Quan sát,luyện tập
III. Các hoạt động dạy - học:	
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
- Treo tranh quy trình và hướng dẫn.
* Bước 1: Kẻ chữ H, U :
 + Cắt 2 HCN có chiều dài 5ô, rộng 3ô.
+ Chấm các điểm đánh dấu chữ H, U vào 2 hcn. Sao đó kẻ chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu. Riêng chữ U cần vẽ đường lượn góc.
* Bước 2: Cắt chữ H, U.
Gấp đôi 2 hcn đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, mở ra được chữ H, U.
* Bước 3: Dán chữ H, U.
Cách dán giống như dán chữ I, T.
b. Hướng dẫn thực hành:
- HD cắt dán chữ H, U
- GV quan sát giúp đỡ.
- Hát
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu.
- Quan sát mẫu chữ H, U.
- Nét chữ rộng 1ô.
- Giống nhau.
- Trùng khít nhau.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Cả lớp tập kẻ, cắt chữ H, U trên giấy nháp.
- Dọn vệ sinh lớp học.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Tập kẻ, cắt chữ H, U trên giấy nháp.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Nêu lại ND bài.
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới
_____________________________________________________________
Ngày soạn: 21 -11 -2009 
Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
Tập đọc:
Cửa Tùng
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn đọc đúng các từ: lũy tre, Hiền Lương, mặt biển, thuyền, ...- Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn
- HiểuND: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. ( trả lời được các câu hỏi SGK).
- GDHS tự hào về cảnh đẹp của quê hương mình.
* HS KT: Biết đọc một đoạn của bài
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV : Tranh minh hoạ bài học
	- HS : SGK
 - Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Tổ chức
2. Kiểm tra :
- Đọc bài : Người con của Tây Nguyên
3. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV phát hiện sửa lỗi phát âm.
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV chia bài làm 3 đoạn
- GV HD ngắt nghỉ đúng giữa các dấu câu và cụm từ
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
3. HD tìm hiểu bài
- Cửa Tùng ở đâu ?
- GV giới thiệu thêm : Bến Hải sông ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, cửa Tùng là cửa sông Bến Hải
- Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải đẹp như thế nào ?
- Em hiểu thế nào là " Bà chúa của các bãi tắm ? "
- Màu sắc nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ?
- Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì ?
4. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2
- HD HS đọc đúng đoạn văn
- Hát
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
- Nhận xét
- HS theo dõi SGK, đọc thầm
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
+ HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài
+ HS đọc theo nhóm 3
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
- Cả lớp đồng thanh toàn bài
- ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển
- Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi
- Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm
- Thay đổi ba lần trong một ngày
- Chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển
- 1 vài HS thi đọc đoạn văn
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn
4. Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung chính của bài ? ( Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng - 1 cửa biển thuộc miền Trung nước ta )
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn bài
Toán :Tiết 62
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn .
- Biết giải bài toán có lời văn ( Hai bước tính)
- GDHS tính cẩn thận trong ... ài tập:
* Bài 1:Tính nhẩm
- BT yêu cầu gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2:Tính
- Đọc đề?
- GV HD : Trong một biểu thức có cả phép nhân và phép cộng ta thực hiện phép nhân trước, phép cộng sau.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Đọc đề?
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Chấm bài, chữa bài
* Bài 4: (Làm cột 3,4)
- GV nhận xét.
- Hát
- 3- 4 HS đọc
+ Làm miệng
- HS nêu
- HS nối tiếp nhau đọc KQ của phép nhân
- HS đọc đề
+ 2HS lên bảng, lớp làm phiếu HT
a. 9 x 3 + 9 = 27 + 9
 = 36
- Các phép tính khác tương tự Kq: 45, 91, 90.
- HS đọc đề
- HS nêu
- HS nêu
- 1 HS làm trên bảng- Lớp làm vở
Bài giải
Số xe ôtô của ba đội còn lại là:
9 x 3 = 27( ôtô)
Số xe ôtô của công ty đó là:
10 + 27 = 37( ôtô)
 Đáp số: 37 ôtô.
- HS Đọc yêu cầu.
- 2 Nhóm lên thi ,củng cố bảng nhân 8,9
- Làm bài tập 1
- HD tính:
9 x3 =
10 + 27 =
- Đọc bảng nhân 8, 9.
4. Củng cố, dặn dò:
- Thi đọc thuộc lòng bảng nhân 9
- Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn lại bài.
 _____________________________
Chính tả ( nghe - viết )
Vàm Cỏ Đông
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết đúng bài chính tả trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ 
- Làm đúng bài tập diền tiếng có vần it / uyt ( BT2). Làm đúng BT3 a /b 
- GDHS rèn chữ viết .
* HS KT: Biết nhìn SGK chép bài chính tả.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV : Bảng lớp viết BT2, BT3
	- HS : SGK
 - Phương pháp: Giảng giải, luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- GV đọc : khúc khuỷu, khẳng khiu, tiu nghỉu, khuỷu tay.
3. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS viết chính tả
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc 2 khổ thơ đầu bài Vàm Cỏ Đông
- Những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
- Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu ?
b. Viết bài
- GV đọc cho HS viết
- GV QS, động viên HS viết bài
- GV đọc lại bài
c. Chấm, chữ bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT chính tả
* Bài tập 2/ 110
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3/110
- Nêu yêu cầu BT phần a
- GV chia lớp làm 3 nhóm
- GV nhận xét
- Hát
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- HS nghe
- 1 HS xung phong đọc TL 2 khổ thơ
- Vàm Cỏ Đông, Hồng, Quê, Anh, Ơi, Đây, Bốn, Từng, Bóng. Vì đó là tên riêng và tiếng đầu dòng thơ
- Đầu ô thứ 2
- Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ
- QS cách trình bày, cách ghi các dấu câu
+ HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi
+ Điền vào chỗ trống it hay uyt
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng
- Từng em đọc kết quả bài làm của mình
- Lời giải : huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
s+ Tìm tiếng có thể ghép với tiếng sau rá, giá, rụng, dụng
- 3 nhóm chơi trò chơi tiếp sức
- Đại diện nhóm đọc kết quả
- Nhận xét
- HS làm bài vào vở
+ Rá : rổ rá, rá gạo, rá sôi, ...
+ Giá : giá cả, giá thịt, giá gạo, giá sách, ..
+ Rụng : rơi rụng, rụng xuống, rụng rời chân tay, ....
+ dụng : sử dụng, dụng cụ, vô dụng, .....
- Viết bảng con những chữ viết sai.
- Viết vở 
2 khổ thơ.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét những lỗi HS thường mắc trong giờ chính tả
- GV nhận xét chung giờ học.
- về nhà chữ xấu viết lại.
Thạch Kiệt, ngày tháng 11 năm 2009
Người duyệt:
Nguyễn Thái Định
_________________________________________________________________
Ngày soạn: 24 -11 -2009 
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
Tập làm văn:
Viết thư
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý 
- Rèn kỉ năng viết được một bức thư ngắn gửi cho người thân.
- GD HS yêu thích môn tập làm văn.
* HS KT: Biết viết thư theo gợi ý của GV.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV : Bảng lớp viết đề bài và gợi viết thư ( SGK )
	- HS : SGK
 - Phương pháp: Giảng giải, luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Đọc đoạn văn viết về cảnh đẹp nước ta
- GV nhận xét, chấm điểm
3. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. HD HS tập viết thư cho bạn
a. HĐ1 : HD HS phân tích đề bài để viết được lá thư đúng yêu cầu
+ Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ?
- GV HD HS xác định rõ :
- Em viết thư cho bạn tên là gì ?
- ở tỉnh nào ?
- ở miền nào ?
+ Mục đích viết thư là gì ?
+ Những nội dung cơ bản trong thư là gì ? 
+ Hình thức của lá thư như thế nào ?
b. HĐ2 : HD HS làm mẫu, nói về nội dung theo như gợi ý
c. HĐ3 : Viết thư
- GV theo dõi giúp đỡ từng em
- GV nhận xét, chấm điểm
- Hát
- 3, 4 HS đọc
+ Viết cho 1 bạn ở 1 tỉnh khác với miền em đang ở
Làm quen và hẹn cùng thi đua học tập 
- Nêu lí do viết thư - Tự giới thiệu - Hỏi thăm bạn - Hẹn bạn cùng thi đua học tốt
- Như mẫu bài Thư gửi bà
- 3, 4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư
+ 1, 2 HS khá giỏi nói mẫu
- HS viết thư vào vở
- 5, 7 em đọc thư
- Theo dõi.
- GV HD viết thư.
4. Củng cố, dặn dò:
	- GV biểu dương những HS viết thư hay
	- Nhận xét chung tiết học
 - về nhà viết lại thư.
 ______________________________
Toán :Tiết 65 
Gam
I. Mục tiêu:
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và kg .
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ 
- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam
- GDHS biết ứng dụng trong thực tế. 
* HS KT: Biết làm tính cộng, trừ các số đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : 1 can điã và 1 cân đồng hồ.
- HS : SGK
- Phương pháp: Giảng giải, quan sát, luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu về gam và Mqh giữa gam và ki- lô- gam.
- Nêu đơn vị đo KL đã học?
- GV đưa ra 1 cân đĩa và quả cân 1kg, một túi đường ( vật) nhẹ hơn 1kg.
- Thực hành cân cho HS quan sát.
- Gói đường ntn so với 1kg?
- Để biết chính xác cân nặng của gói đường( hoặc những vất nhỏ hơn) người ta dùng đơn vị đo KL nhỏ hơn kg là gam, 
Gam viết tắt là: g. Đọc là: Gam
- GV GT các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g...
- 1000 g = 1kg.
- GV GT cân đồng hồ và các số đo có đơn vị là gam trên cân đồng hồ.
b) Luyện tập:
* Bài 1:
- GV chuẩn bị một số vật nhẹ hơn kg, cho HS thực hành cân và đọc số cân của từng vật.
* Bài 2:
- Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam?
- Vì sao em biết?
* Bài 3:
- Đọc đề?
- Nêu cách tính?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4:
- Đọc đề?
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Chấm bài, chữa bài.
- Hát
- Ki- lô- gam
- HS quan sát và nêu KQ
- Nhẹ hơn 1kg
- HS đọc
- HS đọc 1000g = 1kg
- HS thực hành cân
- HS thực hành cân 1 số vật
- 800 gam
- Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g
- HS đọc
- Thực hiện tính như với các STN sau đó ghi tên đơn vị vào KQ
+ HS làm phiếu HT
- HS đọc đề
- HS nêu
- HS nêu
- Làm vở- 1 HS chữa bài.
Bài giải
Số gam sữa trong hộp có là:
455 - 58 = 397( g)
 Đáp số: 397gam
- Quan sát SGK trả lời câu hỏi bài tập 1, 2
- HD tính:
42 – 25 =
50 x 2 =
96 : 3 =
4. Củng cố, dặn dò:
- Kể tên các đơn vị đo KL đã học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
 _________________________________
Tự nhiên xã hội: Tiết 26
Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, nám nhau,chạy đuổi nhau
- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
- Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến sở y tế gần nhất 
- GDHS không chơi các trò chơi nguy hiểm.
* HS KT: Biết không chơi các trò chơi nguy hiểm. 
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV : Các hình SGK trang 52,53,54,55.
- HS : SGK
- Phương pháp: Đàm thoại.
III- Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Kể tên những hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh tiểu học?
- Các hoạt động đó giúp được gì cho học tập?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1:
a.Muc tiêu: Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh, an toàn.
b. Cách tiến hành
Bước 1: QS hình và trả lới câu hỏi:
- Cho biết tranh vẽ gì?
- Chỉ và nói tên nhưng trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
Bước 2: Trình bày , trả lời câu hỏi trước lớp
*Kết luận: Sau những giờ mệt mỏi, các em cần đi lại , vận động và giải trí bằng các trò chơi song không nên chơi quá sức và chơi cac trò chơi nguy hiểm.
* Hoạt động 2:
a.Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để tránh nguy hiểm khi ở trường 
b.Cách tiến hành
Bước 1:Kể những trò chơi thường chơi trong giờ ra chơi?
Bước 2: Báo cáo KQ
- Trong những trò chơi đó thì trò chơi nào nguy hiểm trò chơi nào không nguy hiểm?
- Liên hệ tình hình bài học .
- Hát
- 2 HS lên bảng nêu
- Nhận xét, vài em nhắc lại
- Làm việc theo cặp
- HS kể Thảo luận các câu hỏi dựa vào tranh.
- Trèo cây, dồn nhau, đá bóng trên sân trường.
- Gãy chân, tay, làm ảnh hưởng đến người khác.
- 1 số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp
 - Nhận xét, bổ xung.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm kể tên những trò chơi thường hay chơi trong giờ ra chơi.
- Nhóm khác bổ sung cho phong phú.
- HS nêu
- Nhận xét, nhắc lại
- Tự liên hệ bản thân em thường chơi những trò chơi gì, trò chơi ấy có nguy hiểm không.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Nêu được những trò chơi nguy hiểm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại ND bài.
- Nhận xét giờ. 
- VN thực hành chơi những trò chơi không nguy hiểm 
 ________________________________________
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 13
- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
	- Tự quản giờ truy bài tốt.
	- Trong lớp chú ý nghe giảng : Nghĩa, Hiệp.
	- Chịu khó giơ tay phát biểu : Nghĩa Hiệp, Nguyệt. 
- Tiến bộ hơn về mọi mặt : Toàn 
2. Nhược điểm :
	- Chưa chú ý nghe giảng : Thăng
 - Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả :Tâm, Sơn.	
 - Cần rèn thêm về đọc : Hường, Sơn. Chanh.
	 - Cần có gắng hơn : Tâm,Thăng, Sơn.
3. HS bổ xung
4. Đề ra phương hướng tuần sau
	- Duy trì nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
	- Chấm dứt tình trạng đi học muộn
	- Trống vào lớp phải lên lớp ngay
	- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết
5. Vui văn nghệ
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan T 13 thinh CKT.doc