Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

- HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.

 2.Kỹ năng:

- Học sinh biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích; biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng.- Học sinh có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV: Một số bài trang trí đường diềm của học sinh các lớp trước.

 HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.

 

docx 23 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13	 BUỔI CHIỀU
 Thứ Hai ngày 28 tháng 11 năm 2022
Tiết 1:	MĨ THUẬT
VTT: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
 2.Kỹ năng:
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích; biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng.- Học sinh có ý thức làm đẹp trong cuộc sống. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Một số bài trang trí đường diềm của học sinh các lớp trước.
 HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Quan sát nhận xét.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh 
+ Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào ?
+ Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ?
+ Cách sắp xếp hoạ tiết ở đường diềm như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm. 
- Giáo viên tóm tắt và bổ sung :Trang trí đường diềm tạo nên vẻ đep cho các đồ vật ,làm cho đồ vật có giá trị và hấp dẫn hơn.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Giấy khen, gấu váy..
+ Hoa, lá..
+ Được sắp xếp xen kẽ,nhắc lại
+HS trả lơì theo cảm nhận 
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2:Cách trang trí đường diềm:
- Yêu cầu hs nhắc lại các bước vẽ:
+ Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục.
+ Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà. 
+ Tìm và vẽ hoạ tiết. Có thể vẽ một họa tiết theo cách: nhắc lại hoặc hai họa tiết xen kẽ nhau.
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt (H.2d). - Giáo viên cho xem một số bài trang trí đường diềm của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
- Có 4 bước :
+Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm
+Vẽ các mảng trang trí khác nhau cho cân đối.
+Tìm vẽ họa tiết.
+Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3:Thực hành:
- GV yêu cầu HS làm bài tập theo kích thước 16x4cm 
+ Hướng dẫn HS chia ô kẽ trục.
- Hướng dẫn HS còn lúng túng quan tâm HS nhiều hơn.
- Làm bài tập theo hướng dẫn.
+ Làm theo các bước đã có.
- Hoàn thành bài tập.
Hoạt động 4:Nhận xét,đánh giá.
- GV chọn các bài treo lên bảng.
-Xếp loại bài vẽ 
-Đánh giá tiết dạy.
- HS quan sát nhận xét về:
+ Họa tiết .
+Cách sắp xếp hình ảnh.
+ Màu sắc.
- Tự xếp loại.
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: 
- Củng cố thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; 
 2. Kĩ năng:
viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
 3. Phẩm chất:
- HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
 4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -VBT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; Bước đầu biết tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
Bài 1: Bài 1: Tìm các từ: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV phát phiếu học tập 
- Kết luận, chốt đáp án, cùng HS giải nghĩa một số từ: quyết chí, kiên nhẫn, gian truân, thách thức (sử dụng từ điển)
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, sửa sai, khen/ động viên.
- Chốt lại hình thức và nội dung của câu
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì?
+ Bằng cách nào em biết được người đó?
- Gọi HS trình bày đoạn văn. 
- GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu (nếu có) cho từng HS. 
3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2-Chia sẻ lớp
- 1 HS đọc
Đ/a:
a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người: 
Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng,
b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. 
Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai,
Cá nhân –Chia sẻ lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Hs tự hoàn thành bài tập sau đó đọc từng câu.- HS khác nhận xét
VD:
+ Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình. 
+ Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành. 
 Cá nhân-Lớp
- HS đọc thành tiếng yêu cầu: Viết về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. 
+một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. 
* Đó là bác hàng xóm nhà em. 
*Đó chính là ông nội em. 
*Em biết khi xem ti vi. 
*Em biết ở báo Thiếu niên Tiền phong. 
- HS viết bài và đọc trước lớp
- Lớp nhận xét, chữa bài. 
- Ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm
- Tìm thêm các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm
Tiết 3 : ÔN TOÁN
 TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức tính diện tích hình chữ nhật
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy 
Hoạt động hoc
Bµi 1:
GV treo b¶ng phô
Tính diện tích hình chữ nhật biết:
Chiều dài 4cm chiều rộng 2cm.
Chiều dài 9cm chiều rộng 4cm
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
Bµi 2: 
 Tóm tắt:
Chiều dài: 18m
Chiều rộng bằng nửa chiều dài 
Chu vi..m?
- Nêu bài toán?
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
HS ®äc ®Ò bµi:
- Lµm bµi vµo vë - 1em lªn b¶ng ch÷a bµi:
DiÖn tÝch h×nh ch÷ nhËt lµ:
4 x 2 = 8 cm2
9 x 7 = 63 m2
- 1 em nêu cách tính:
- 1em lên bảng:
ChiÒu réng: 18 : 2 = 9 m.
Chu vi: (18 + 9) x 2 = 54 m
	 Thứ Ba ngày 29 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: ĐỊA LÍ 
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
2. Kĩ năng
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Nhà ở thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,...
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
 * HS năng khiếu: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió, bão, nhà được dựng vững chắc.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc. 
 * GD SDNLTK &HQ: Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ... các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm trên. Vấn đề cần quan tâm giáo dục ở đây là ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐB Bắc Bộ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (5p)
 + ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên. 
+ Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ?
- GV giới thiệu bài mới
- TBHT điêu hành lớp trả lời, nhận xét
+ Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. 
+ Đồng bằng có địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng uốn lượn quanh co. 
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
Hoạt động: Chủ nhân của đồng bằng: 
- GV cho HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau: 
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
+ Người dân sống ở ĐB Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc gì?
- GV nhận xét, kết luận. 
- GV cho các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo các câu hỏi sau: 
+ Làng của ngưòi Kinh ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (nhiều nhà hay ít nhà). 
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh? (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ?). Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
+ Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐB Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
***GV giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ, một vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó. Ví dụ: Trong một năm, ĐB Bắc Bộ có 2 mùa hạ và đông khác nhau, thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa hạ, đông là mùa xuân và thu. Mùa đông thường có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từ phương bắc thổi về, trời lạnh và ít nắng ; mùa hạ nóng,có gió mát từ biển thổi vào. Vì vậy, người dân thường làm nhà có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nắng mùa đông, đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh và mưa rất lớn) làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão
HĐ 2: Trang phục và lễ hội
- GV cho HS dựa vào hình 2, 3, 4 và kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình thảo luận theo gợi ý sau: 
+ Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ. 
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? 
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ?
- Nêu bài học
3. Hoạt động vận dụng (1p)
Liên hệ GD SDTKNL: Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ... các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm trên. Vì vậy cần có ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Cá nhân - Nhóm 2 - Lớp
+ ĐB Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. 
+ Chủ yếu là người Kinh. 
- HS thảo luận nhóm 2- Chia sẻ lớp
+ Làng với nhiều nhà quây quần bên nhau. 
+ Nhà được xây chắ ... HS thực hiện các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích. 
- GV tổ chức HS tập thêu móc xích. 
3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân 
- HS quan sát mẫu và H. 1 SGK. 
+ Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền). 
+ Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau. 
+ Dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn 
- Quan sát
+ Thêu từ phải sang trái. . . . 
+ Vòng sợi chỉ qua đường dấu để tạo thành vòng chỉ. Xuống kim tại điểm 1, lên kim tại điểm 2,. . . 
- Quan sát
+ Đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu và xuống kim, rút chỉ ra mặt sau. . . 
- HS tập thêu móc xích trên giấy
- HS thực hành thêu tại nhà. 
- Tạo sản phẩm từ thêu móc xích
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT
 Nghe viết: VĂN HAY CHỮ TỐT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: 
- Nghe -viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
 3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
 4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
2. Khám phá:
chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.
* Cách tiến hành: 
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết và trả lời câu hỏi
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm
- Viết từ khó vào vở nháp
3. Viết bài chính tả: (15p)
* Mục tiêu: Hs nghe -viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn.
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài cho HS viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nha
- Lắng nghe.
 Thứ Năm ngày 01 tháng 12 năm 2022	
Tiết 1: KỂ CHUYỆN
LUYỆN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. 
 2. Kĩ năng:
- HS kể lại được câu chuyện, đoạn truyện mà mình đã nghe, đã đọc về 1 người có ý chí, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống
- Biết trao đổi với bạn để nắm được ý nghĩa câu chuyện
 3. Phẩm chất
- GD HS có nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. 
 4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Khám phá:
Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(8p)
* Mục tiêu: Chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
* Hướng dẫn HS kể chuyện: 
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có ý chí, nghị lực. 
- Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK 
- HS đọc đề. 
- HS phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có ý chí, nghị lực. 
- Lần lượt HS giới thiệu truyện. 
+ Bác Hồ trong truyện Hai bàn tay. 
+ Bạch Thái Bưởi trong câu chuyện vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. 
+ Lê Duy Vận trong truyện Người chiến sĩ giàu nghị lực. 
+ Đặng Văn Ngữ trong truyện Người trí thức yêu nước. 
+ Ngu Công trong truyện Ngu Công dời núi. 
+ Nguyễn Ngọc Kí trong truyện Bàn chân kì diệu. 
3 . Thực hành 15- 20p)
* Mục tiêu: HS ghi nhớ nội dung câu chuyện và kể lại được theo lời kể của mình. Nêu được ý nghĩa câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a/. Kể chuyện theo cặp: 
 * Kể trong nhóm: 
- HS thực hành kể trong nhóm. 
GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. 
Gợi ý: Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. 
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí nghị lực của nhân vật. 
 * Kể trước lớp: 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. 
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 
+ Ý nghĩa câu chuyện:
4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau. 
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện. 
- HS đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện về nội dung và ý nghĩa của chuyện
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề
 ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:	 TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả)
 2. Kĩ năng:
- HS biết nhận ra lỗi mắc phải khi viết văn và sửa được lỗi 
 3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác chữa lỗi sai
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn nột số lỗi về: Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện. HS biết nhận ra lỗi mắc phải khi viết văn và sửa được lỗi 
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 2- Lớp
HĐ1: Nhận xét chung bài làm 
- Gọi HS đọc lại đề bài. 
- Nhận xét chung: 
*Ưu điểm
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. 
+ Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán (với các đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện)
- Diễn đạt câu, ý. 
+ Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần. 
+ Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật. 
+ Chính tả, hình thức trình bày bài văn
- GV nêu tên những HS viết đúng yêu cầu của đề bài, lời kể hấp dẫn, sinh động, có sự liên kết giữa các phần; mở bài, thân bài, kết bài hay. 
*Khuyết điểm
- GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. 
- Lưu ý: Không nêu tên những HS bị mắc các lỗi trên trước lớp. 
- Trả bài cho HS. 
HĐ2: Hướng dẫn chữa bài: 
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh. 
HĐ3: Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt: 
- GV gọi 1 số HS đọc đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay,
 HĐ4. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn: 
- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi: 
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả. 
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý. 
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay. 
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu văn ngắn. 
+ MB trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp. 
+ KB không mở rộng viết thành KB mở rộng. 
3. HĐ vận dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
- 1 HS đọc: Kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu
- HS lắng nghe
- Lắng nghe
- HS nhận bài
- HS thảo luận phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi. 
- 3 đến 5 HS đọc. 
- HS tự chọn đoạn văn cần viết. 
- Ghi nhớ các lỗi sai và có ý thức không lặp lại các lỗi sai đó
- Chia sẻ đoạn văn đã viết lại và nêu được những sáng tạo của mình trong đoạn văn.
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
 -Giúp học sinh hiểu được cuộc đời của những người con thân yêu của quê hương đất nước đã hy sinh cho hoà bình tự do, độc lập và hạnh phúc của dân tộc
 2.Kỹ năng:
-Biết tự hào và biết ơn các anh hùng liệt sỹ, tự giác học tập rèn luyện, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
 3.Năng lực:
-GDBĐ: - Tổ chức các trò chơi về TNMT BĐ .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tìm hiều, sưu tầm bài hát, bài thơ ca ngợi anh hùng liệt sỹ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: 
Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung của tiết học
Lớp trưởng lên bàn làm việc
Thư ký lớp và các thành viên của tổ lên làm việc
Giới thiệu đại biểu về dự
Hoạt động 2: Lớp trưởng lên điều khiển chương trình
Hát tập thể 1 bài 
Giới thiệu các thành viên của tổ
Các đại diện lên báo cáo kết quả sưu tầm 
Sau khi các tổ lên báo cáo xong thư ký làm việc
 + Giáo viên chủ nhiệm mời đại diện tham gia cùng kể cho các em hiểu thêm về các anh hùng liệt sĩ như Thầy giáo Phan Ngọc Hiển,các bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở huyện Cư kuin, ở xã nhà, 
Gọi đại diện lên hát hoặc ngâm thơ, kể chuyện
Hoạt động 3: -GDBĐ: - Tổ chức các trò chơi về TNMT BĐ .
* Kết thúc 
Thư ký công bố kết quả 
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung các mặt hoạt động 
Tuyên dương tổ, cá nhân có nhiều thành tích nhất
-Học sinh lắng nghe
- Giới thiệu đại biểu
-Học sinh lắng nghe
-Cả lớp hát
-Học sinh lắng nghe
-Hs thực hiện
-Học sinh lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_13_nam_hoc_2022_2023.docx