Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Tôi yêu em tôi”.

- Biết nghỉ hơi giữa các dòng thơ; giọng đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ đối với em gái của mình.

- HS cảm nhận được vẻ đáng yêu của cô em gái qua cảm nhận của nhân vật “ Tôi” và tình cảm yêu quý nhau của hai em.

 - Hiểu được nội dung bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ nói về mối quan hệ anh chị em trong nhà; biết kể những việc đã làm cùng anh, chị, em và nêu cảm nghĩ khi làm việc cùng anh, chị, em.

- Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết bày tỏ tình cảm với người thân qua cử chỉ, lời nói, hành động.

- Phẩm chất nhân ái: Biết phát triển tình cảm yêu quý, quan tâm đối với người thân trong gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

 

docx 64 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
ĐỌC: TÔI YÊU EM TÔI
 NÓI VÀ NGHE: TÌNH CẢM ANH CHỊ EM
Ngày dạy:
28/11/2022
Tiết: 85-86
Môn: Tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Tôi yêu em tôi”.
- Biết nghỉ hơi giữa các dòng thơ; giọng đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ đối với em gái của mình.
- HS cảm nhận được vẻ đáng yêu của cô em gái qua cảm nhận của nhân vật “ Tôi” và tình cảm yêu quý nhau của hai em.
 - Hiểu được nội dung bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ nói về mối quan hệ anh chị em trong nhà; biết kể những việc đã làm cùng anh, chị, em và nêu cảm nghĩ khi làm việc cùng anh, chị, em.
- Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ: có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết bày tỏ tình cảm với người thân qua cử chỉ, lời nói, hành động.
- Phẩm chất nhân ái: Biết phát triển tình cảm yêu quý, quan tâm đối với người thân trong gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạ y về những việc anh – chị - em trong nhà thường làm cùng nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
 + Bạn lớp trưởng thể hiện cử chỉ, việc làm của người thân. HS quan sát nêu được cử chỉ, việc làm đó.
 + Chia sẻ với các bạn: Em yêu nhất điều gì ở anh, chị hoặc em của mình.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: cho HS quan sát tranh
- HS tham gia trò chơi quan sát quản trò để nhận ra được cử chỉ, việc làm của người thân và xung phong trả lời.
- Lần lượt 2 -3 HS chia sẻ trước lớp.
- HS Quán sát tranh, lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Tôi yêu em tôi”.
+ Biết nghỉ hơi giữa các dòng thơ; giọng đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ đối với em gái của mình.
+ HS cảm nhận được vẻ đáng yêu của cô em gái qua cảm nhận của nhân vật “ Tôi” và tình cảm yêu quý nhau của hai em.
+ Hiểu được nội dung bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc đúng các câu thơ có tiếng dễ phát âm sai. Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ. Dọc diễn cảm các câu thơ thể hiện được cảm xúc đang nhắc nhở các kỉ niệm đã qua.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn- mỗi đoạn 2 khổ thơ)
- GV gọi HS đọc nối tiếp 3 em mỗi em đọc 2 khổ thơ.
- Cho HS đọc nhẩm toàn bài 1 lượt hoặc đọc nối tiếp theo cặp.
- Đọc nối tiếp đoạn
 -Luyện đọc từ khó: rúc rích, khướu hót; 
- Luyện đọc câu dài: 
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Khổ thơ đầu cho biết bạn nhỏ yêu em gái điều gì? 
+ Câu 2: Trong khổ 2,3 bạn nhỏ tả em gái mình đáng yêu như thế nào?
+ Câu 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ được em gái của mình yêu quý?
+ Câu 4: Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính cách của em mình?
+ Câu 5: Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình cảm anh chị em trong gia đình?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: 
2.3. Hoạt động: Luyện đọc lại.
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng những khổ thơ em yêu thích.
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ, HS đọc nhẩm
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
-Cho HS xung phong đọc những khổ thơ mình thuộc.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- Mỗi em đọc 2 khổ thơ
-Cá nhân nhẩm bài.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
-Nghe nhận xét
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ yêu em gái vì em cười rúc rích khi bạn nhỏ nói đùa.
+ Bạn nhỏ tả em gái của mình rất xinh đẹp, rất đáng yêu:
 Mắt em đen ngòi, trong veo như nước.
 Miệng em tươi hồng, nói như khướu hót.
 Cách làm điệu của em hoa lan, hoa lí em nhặt cái dầu, hương thơm bay theo em sân trước vườn sau.
+ Tôi đi đâu lâu nó mong nó, nó ước nó nấp sau cây oà ra ôm chặt. 
+ Nó thích vẽ lắm, vẽ thỏ có đôi... Em không muón ai buòn kể cả con vật trong tranh...
+ Bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động. Tình cảm anh chị em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
-Nghe hướng dẫn
-Cá nhân nhẩm khổ thơ em thích
- Nhóm đọc nối tiếp từng câu thơ, khổ thơ
- HS xung phong đọc trước lớp, cả lớp hỗ trợ, nhận xét.
3. Nói và nghe: Tình cảm anh chị em
- Mục tiêu:
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ nói về mối quan hệ anh chị em trong nhà; biết kể những việc đã làm cùng anh, chị, em và nêu cảm nghĩ khi làm việc cùng anh, chị, em.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Cùng bạn trao đổi để hiểu nghĩa của câu tục ngữ, ca dao 
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, cặp, cá nhân: HS trao đổi với các bạn.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Kể những việc em thường làm cùng anh chị em của mình. Nêu cảm nghĩ của em khi có anh, chị hoặc em làm việc cùng
- GV cho HS quan sát tranh. Gợi ý câu hỏi: Mỗi bức tranh vẽ gì? Mỗi bức tranh muón nói điều gì về mối quan hệ giữa anh chị em trong nhà.
- GV cho HS làm việc nhóm 2: 
 + Kể những việc em thường làm cùng với anh chị em của em. Nêu cảm nghĩ của em khi có anh, chị hoặc em làm việc cùng.
 + Hoặc: Với các em chưa có anh, chị hoặc em có thể mình muốn có người anh chị hoặc người em như thế nào?
- Mời các nhóm trình bày.
GV chốt: Khi làm việc cùng người thân cần biết nhường nhịn, hỗ trợ nhau. Qua công việc và trò chuyện trong lúc làm cùng, sẽ hiểu tình cảm của người thân, tình cảm càng thêm gắn bó.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em
+ Yêu cầu: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua
- Nhóm, cặp, cá nhân trao đổi và xung phong trình bày trước lớp:
 + Các câu tục ngữ, ca dao cho ta biết: Anh chị em trong nhà phải che chở, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
 + Các câu tục ngữ, ca dao khuyên chúng ta: Anh chị em trong nhà cần giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn luôn bên nhau dù giàu hay nghèo, dù hay hay dở.
- HS quan sát tranh và nêu những gì mình tháy trong bức tranh.
- Nhóm đôi thảo luận
-Nhóm cử đại diện trình bày trước lớp. Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung cho bạn.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát một số bức tranh những việc bạn nhỏ trong tranh cùng làm với anh, chị hoặc em của mình.
+ GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong trong tranh đã làm gì cùng anh, chị hoặc em trong từng bức tranh.
+ Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?
- Nhắc nhở các em tham khi tham gia làm việc cùng cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát tranh .
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 13
Nghe – Viết: TÔI YÊU EM TÔI 
Ngày dạy:
29/11/2022
Tiết: 87
Môn: Tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu trong bài thơ “ Tôi yêu em tôi” theo hình thức nghe – viết trong khoảng 15 phút.
- Trình bày đúng các đoạn thơ, biết viết hoa chữ cái mở đầu tên bài thơ và chữ cái đầu mỗi dòng thơ. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng mở đầu bằng r/ d/ gi hoặc ươn, ương.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết bày tỏ tình cảm với người thân qua cử chỉ, lời nói, hành động.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh đoán tên việc bạn nhỏ cùng làm với anh, chị, em là gì? 
+ Câu 2: Xem tranh đoán xem tình cảm của từng người trong tranh em quan sát.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS ... hỉ làm việc nhà.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp đúng chỗ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ HS biết sắp xếp đồ đặc vào đúng chỗ sau khi sử dụng xong.
- Cách tiến hành:
- GV mở video clip “Căn phòng gọn gàng của chúng mình” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: Gấu bố ra điều kiện gì cho các con?
+ Các đồ dùng đã được để đúng chỗ chưa?
+ Mời học sinh trình bày.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS xem.
-HS trả lời: 
+dọn dẹp phòng gọn gàng mới được đi chơi công viên. 
+ các đò dùng đã được sắp xếp đúng chỗ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu:Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu:
+ HS nói được vẽ những việc em đã làm, các vật dụng em đã sử dụng để sắp xếp đồ đạc ngăn nắp.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. CHIA SẺ THU HOẠCH SAU TRẢI NGHIỆM (Làm việc nhóm 2)
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm hoặc bạn cùng bàn việc mình đã làm:
+Em đã sắp xếp góc nào của gia đình? Em tự hào nhất về công việc nào?
-HS tự đánh giá xem mình có khéo tay không khi sắp xếp đồ đạc: treo quần áo lên mắc (móc) áo có thẳng, cân đối không? Xếp bát đũa có đẹp không? Gấp quần áo có khéo không hay lộn xộn...
 - GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt ý : Sắp xếp đồ dùng cũng cần kiên nhẫn, làm thường xuyên thì tay sẽ khéo.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Thực hành.
- Mục tiêu:
+: HS biết phân loại và sử dụng nhãn đánh dấu vị trí để đồ dùng đúng quy định..
- Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Dán nhãn, xác định vị trí để đồ dùng của tổ em (Chơi theo nhóm)
- GV mời HS làm việc theo tổ quan sát bạn mình phân loại và sử dụng nhãn đánh dấu vị trí để đồ dùng đúng quy định.
- Mỗi tổ phụ trách một việc dán nhãn đánh dấu vị trí để đồ dùng trong lớp 
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
-GV cùng cả lớp đồng thanh thể hiện quyết tâm để đó dùng vào đúng vị trí của mình sau khi sử dụng xong: “Dùng xong để đúng chỗ – Luôn ngăn nắp, gọn gàng!”.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.
- Học sinh các tổ, cùng quan sát bạn mình phân loại và sử dụng nhãn đánh dấu vị trí để đồ dùng đúng quy định: 
+ Tổ 1: Dán nhân các ngăn tủ đồ của lớp, vị trí để sách, vở bài tập,...
+ Tổ 2: Đánh dấu nơi đế cốc uống nước.
+- Tổ 3: Chỗ để giày dép của các tổ.
+ Tổ 4: Vị trí treo , áo mưa, mũ của các tổ,...
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
5. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Cùng người thân thống nhất làm nhãn và dán nhãn phân loại lên các hộp, giỏ, ngăn kéo,... trong nhà mình: chỗ để thuốc ngăn để khăn lau bát; ngăn để quần áo của các thành viên trong gia đình;...
 - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 13
Bài 04: HAM HỌC HỎI (Tiết 3)
Ngày dạy:
29/11/2022
Tiết: 13
Môn: Đạo đức
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Củng cố kiến thức về ham học hỏi.
- Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
- Rèn năng lực phát triển bản thân, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực của việc ham học hỏi.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Nêu những biểu hiện của ham học hỏi
+Câu 2: Ham học hỏi có lợi ích gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia chơi.
+ ... Không giấu dốt, sẵn sàng học hỏi người khác về những điều mình chưa biết; chăm đọc sách để mở rộng sự hiểu biết; tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ các bạn; thích tìm hiểu và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh ...
+ Ham học hỏi sẽ giúp chúng ta thêm hiểu biết và đạt được kết quả tốt trong học tập.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Củng cố kiến thức về ham học hỏi.
+ Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Cách tiến hành:
Bài 1: Chia sẻ với các bạn những điều thú vị mà em đã học được từ một người bạn, một cuốn sách hoặc một chương trình truyền hình (làm việc nhóm)
- GV yêu cầu 1HS đọc yêu cầu của bài trong SGK.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để chia sẻ với các bạn những điều thú vị mà em đã học được từ một người bạn, một cuốn sách hoặc một chương trình truyền hình
+GV quan sát và giúp đỡ HS
- GV mời 1 vài HS chia sẻ
- GV nhận xét, tuyên dương.
-1 HS đọc YC
-HS thảo luận nhóm đôi
Em đã học hỏi được từ bạn Nam lớp trưởng lớp em. Em học hỏi được từ bạn ấy cách sắp xếp thời gian biểu, cách học tập của bạn ấy.
-HS chia sẻ với lớp
+ HS lắng nghe.
Bài 2: Kể về một tấm gương ham học hỏi mà em biết.(làm việc cá nhân)
- GV mời 1 HS đọc yêu cẩu của bài
- GV yêu cầu kể về một tấm gương ham học hỏi mà em biết.
- GV mời 1 vài HS nhận xét 
- GV NX và giới thiệu thêm về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí:
Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.
- GV chiếu thông điệp của bài học: 
Muốn biết phải hỏi
Muốn giỏi phải học.
-GV NX
- 1HS đọc yêu cầu
-HS lần lượt kể:
Bạn Lan là một tấm gương ham học hỏi mà ở lớp ai cũng ngưỡng mộ. Nhà của Lan có hoàn cảnh khó khăn nên Lan vừa đi học, vừa phụ mẹ bán hàng, làm việc nhà và chăm em. Lan luôn hoàn thành đầy đủ bài tập được giao và chủ động hỏi cô giáo hoặc các bạn về phần nội dung mà bạn ấy chưa hiểu, nhờ vậy điểm số của bạn ấy luôn nằm trong nhóm đầu của lớp. Tấm gương ham học hỏi này khiến chúng em rất kính phục và càng thêm nỗ lực nhiều hơn nữa để được như bạn.
-HS nghe
-HS đọc to thông điệp
-HS nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về ham học hỏi..
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt việc ham học hỏi .
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ với lớp:
+ Nêu 3 điều em học được qua bài học.
+ Nêu 3 điều em thích ở bài học.
+ Nêu 3 việc em cần làm sau bài học.
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- HS chia sẻ với các bạn 
- Các nhóm nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_13_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot.docx