Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Tân Hoa

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Tân Hoa

Tập đọc - Kể chuyện:

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I/ Mục tiêu: Giúp HS

 - Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

 - Rèn HS đọc đúng các từ : Bok pa, càn quét, hạt ngọc, huân chương, .

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Koong hoa đã lậpđược nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

 - Giáo dục học sinh lòng tự tôn dân tộc.

II/ Đồ dùng dạt học : Ảnh anh hùng Núp trong sách giáo khoa (Nếu có).

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Tân Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 13
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Chµo cê
TËp trung toµn tr­êng
_________________________
Tập đọc - Kể chuyện:
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN 
I/ Mục tiêu: Giúp HS
 - Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
 - Rèn HS đọc đúng các từ : Bok pa, càn quét, hạt ngọc, huân chương, ....
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Koong hoa đã lậpđược nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
 - Giáo dục học sinh lòng tự tôn dân tộc.
II/ Đồ dùng dạt học : Ảnh anh hùng Núp trong sách giáo khoa (Nếu có). 
 III/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài: Cảnh đẹp non sông
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới 
 a) Phần giới thiệu :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* H/dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Viết các từ khó: bok pa, hướng dẫn HS đọc . 
- Y/c HS đọc nối tiếp từng câu,sửa sai cho HS. 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Lắng nghe nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (bok , Núp , càn quét , lũ làng , sao Rua , mạnh hung , người thượng ).
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 của bài và TLCH: 
? Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
? Ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
? Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục thành tích của làng Kông Hoa ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm phần cuối đoạn 2.
? Những chi tiết nào cho thấy người dân làng Kông Hoa rất vui và tự hào với thành tích của mình?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH: 
? Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
? Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
 d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 3.
- H/d HS đọc đúng đoạn 3: giọng chậm rãi, trang trọng, cảm động.
- Mời 2 em thi đọc đoạn 3.
- Mời 3 HS nối tiếp thi đọc 3 đoạn của bài. 
- Theo dõi nhận ghi điểm.
­) Kể chuyện : 
1. Nêu yêu cầu: Hãy chọn và kể một đoạn câu chuyện “ người con Tây Nguyên“ theo lời một nhân vật trong truyện?
2 Hướng dẫn HS kể bằng lời nhân vật:
- Gọi 1em đọc y/c của bài và đoạn văn mẫu.
- Yêu cầu lớp đọc thầm lại đoạn văn mẫu.
? Trong đoạn văn mẫu (SGK) người kể nhập vai nhân vật nào để kể đoạn 1?
- Yêu cầu từng cặp học sinh tập kể .
- Gọi 3 em tiếp nối nhau thi kể trước lớp.
- Nhận xé tuyên dương em kể hay nhất.
 3.Củng cố dặn dò:?Truyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện và xem trước bài Cửa Tùng. 
- 3HS đọc thuộc lòng các câu ca dao và TLCH
- Cả lớp theo dõi bạn đọc bài.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu. 
- Luyện đọc.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc các từ ở mục A.
- Luyện đọc đoạn theo dãy.
- Nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp tìm hiểu nghĩa của các từ ở mục chú giải SGK. 
- Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
+ 1 em đọc đoạn 1
+ Cả lớp đọc ĐT phần đầu đoạn 2.
+ Một học sinh đọc lại đoạn 3.
+ 1 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 câu chuyện. 
+ Anh Núp được tỉnh cử đi dự đại hội thi đua toàn quốc.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
+ Đất nước mình giờ mạnh lắm, mọi người Kinh, Thượng, gái, trai, già trẻ....
+ Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng.......
- Đọc thầm phần cuối đoạn. 
+ Lũ làng rất vui đứng dậy nói: Đúng đấy ! Đúng đấy!.
- Lớp đọc thầm đoạn 3.
+ Gửi tặng ảnh bok Hồ và cuốc để làm rẫy , lá cờ , huân chương, một bộ quần áo của Bok Hồ
+ Mọi người xem những mòn quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “ rửa tay thật sạch”..
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 2 em thi đọc đoạn 3.
- 3 em nối tiếp thi đọc diễn cảm 3 đoạn. 
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
- 1HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu. 
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn mẫu .
+ Nhập vai anh Núp kể lại câu chuyện.
- HS tập kể theo cặp.
- Lần lượt 3 em thi kể trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
+ Truyện ca ngợi anh hùng Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều thành tích trong kháng chiến chống pháp.
________________________________ 
Toán:
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
 I/ Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
 II/ Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ minh họa bài toán như sách giáo khoa.
 III/ Các hoạt độn đậy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Kiểm tra vở BT của HS.( Dãy 1)
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Khai thác bài :
* GV nêu bài toán 1 và vẽ sơ đồ.
 A 2cm B 
 C 6cm D
? Độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy độ dài đoạn thẳng AB?
- KL: Độ dài đoạn thẳng CD gấp độ dài đoạn thẳng AB. Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
? Vậy muốn biết đoạn thẳng AB bằng 1 phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm thế nào? 
* GV nêu bài toán 2.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Muốn biết tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi Mẹ ta làm thế nào?
3) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi 1HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 1 số em nêu miệng kết quả. 
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2 : -Yêu cầu đọc bài tập.
+ Bài toán cho biết ?
+ Bài toán hỏi gì? 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3: - Gọi HS nêu bài tập 3a,b.( HS G-K làm thêm bài 3c.)
- Yêu cầu HS làm nhẩm.
- Gọi HS trả lời miệng.
- Nhận xét chữa bài.
4) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu hai em nêu về cách so sánh.
- Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm,làm BT trong VBT.
- Dãy 1 nộp vở, 2 dãy còn lại kiểm tra chéo.
- Lớp lắmg nghe giới thiệu bài
- Phân tích và vẽ sơ đồ minh họa theo gợi ý của GV .
- Đo bằng cách lấy đoạn thẳng ngắn AB đặt lên đoạn dài CD lần lượt từ trái sang phải.
Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn AB.
Ta thực hiện phép chia 6 : 2 = 3 ( lần )
+ Cần phải tìm độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB ta lấy 6 : 2 = 3 (lần). Sau đó trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằn độ dài đoạn thẳng CD. 
- 1HS nhắc lại bài toán.
- Thực hiện vẽ sơ đồ.
+ Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi.
+ Tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi Mẹ?
+ Tìm tuổi Mẹ gấp mấy lần tuổi con, sau đó trả lời.
- HS tự làm bài.
- 1HS lên bảng giải, cả lớp bổ sung.
Giải:
 Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là :
 30 : 6 = 5 ( lần )
 Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ.
 ĐS: 
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp tự làm bài.
- 1 số em nêu kết quả, cả lớp bổ sung. 
 8 : 2 = 4 (lần ) ; 8 gấp 2 là 4 lần .
Số 2 bằng số 8, rồi điền số 4 vào cột số lớn gấp và điền số 2 vào cột số bé ...
- Một học sinh nêu bài toán.
+ ngăn trên có 6 quyển sách, ngăn dưới có 24 quyển sách.
+ Số sách ngăn trên bằng 1 phần mấy số sách ngăn dưới.
Giải :
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là : 24 : 6 = 4 (lần )
Vậy số sách ngăn trên bằng số sách ngăn dưới.
- 1HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Tự làm nhẩm sau đó trả lời miệng.
a) 5 : 1 = 5 (lần): Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng.
b) 6 : 2 = 3(lần) : ... bằng ...màu trắng.
c) 4 : 2 = 2(lần) : ... bằng ... màu trắng.
Nêu cách so sánh.
_____________________________________ 
Buổi chiều: 
Luyện tập Toán:
LUYỆN TẬP
 I/ Mục tiêu: - Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 - Luyện giải toán
 - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II/ §å dïng dạy - học:
II/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bảng nhân,chia 7,8,9:
- Y/c HS đọc lại bảng nhân và chia 7,8 9.
2/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS tự làm các BT sau:
Bài 1: Tính:
 8 x 4 + 8 = 6 x 8 – 15 =
 6 x 5 - 20 = 8 x 5 - 27 = 
 8 x 8 - 35 = 7 x 6 – 6 = 
Bài 2: Tìm x:
a) 8 x x = 48 b) x : 10 = 8 c) 80 - X = 26
Bài 3: Có 48 cái bánh. Người ta gói vào 7 gói mỗi gói có 5 cái bánh. Hỏi còn lại bao nhiêu cái bánh?
Bài 4:Viết theo mẫu:
Sốđã cho
24
32
88
96
Gấp8 lần
24x8=192
Giảm8 lần
24:8=3
Bài 5: Dành cho HS K-G.
Đặt đề và giải toán theo tóm tắt sau:
 Có: 5 thùng, mỗi thùng 150 l dầu
 Bán : 345 l dầu
 Còn:.....l dầu?
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3/ Củng cố - Dặn dò:
 Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Đứng tại chỗ và đọc (nhiều em, chú trọng những HS yếu)
- HS tự làm bàiø, sau đó chữa bài.
- Nêu được các thành phần của x trong phép tính và cách tìm.
 Giải:
Số bánh đã gói là:
5 x 7 = 35( cái)
Số cái bánh còn lại là:
48 - 35 = 7( cái)
 ĐS: 7 cái bánh
- Kẻ ô và làm bài theo mẫu.Nêu kết quả để cả lớp cùng kiểm tra.
- Nêu được đề và giải bài toán.
+Tìm được 5 thùng chứa 750 l dầu.
+ Số dầu còn 355 l dầu.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Về nhà học bài.
_____________________________ 
¢m nh¹c
( Gi¸o viªn chuyªn so¹n gi¶ng)
_____________________________
Rèn chữ:
Bài viết: NGƯỜI CON Ở TÂY NGUYÊN
I- Mục tiêu:
- HS đọc đúng đoạn bài viết trong bài " Người con ở Tây Nguyên".
- Rèn HS viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn viết trong bài "Người con ở Tây Nguyên"
- Gdục HS luyện chữ viết đẹp và trình bày sạch đẹp
II- Đồ dùng dạy học: Vở mẫu chữ
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1:
- GV đọc mẫu 2 đoạn chép
- Gv chép sẵn 2 đoạn chép ở bảng
- GV nêu câu hỏi củng cố phần nội dung
+ Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì?
+ Chữ đầu câu phải viết như thế nào?
+ Kể tên những danh từ riêng có trong bài? Tên riêng phải viết như thế nào?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày
- GV y/cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
2. Hoạt động 2: HS thực hành viết vào vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở
- GV theo di, uốn nắn những HS còn chậm 
3. Hoạt động 3: GV thu bài chấm
- GV thu bài chấm, nhận xét
4.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS VN luyện viết lại những từ còn viết sai.
- HS lắng nghe
- HS đọc 2 đoạn chép
- HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS viết bảng những từ dễ viết sai 
- HS chép bài vào vở ( GV chú ý uốn nắn thêm cho các em viết chậm)
- HS lắng nghe
____________________________________________________________ 
Thø ba ngµy 16 th¸ng 11 n¨m 2010
Thể dục:
HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA CỦA BÀI THỂ DỤC
PHÁT TRIỂN CHUNG
  ... xét chung về bài làm của học sinh. 
Bài 3 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở . 
- Gọi một em lên bảng giải .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4 : -Gọi học sinh đọc bài toán.
- H/dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
- Chấm, chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Hôm nay em được đơn vị đo KL nào?
- Gam được viết tắt là gì?
- Dặn về nhà học và ghi nhớ đơn vị vừa học. Làm BT5 và làm bài trong VBTT.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 2 cột tính.
- Hai em đọc bảng nhân 9.
- Cả lớp theo dõi , nhận xét bài làm của bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Ki - lô - gam .
 - HS nhắc lại nhiều em.
-Quan sát để biết về một số loại cân, các quả cân
- Quan sát và nêu kết quả cân.
- Một số em lên thực hành cân.
- Một em đọc bài tập 1.
- Quan sát các tranh vẽ và nhìn vào từng bức tranh để nêu miệng kết quả theo nhóm đôi.
+ Gói mì chính cân nặng 210 g .
+ Quả lê cân nặng 400 g
- Một em nêu yêu cầu bài tập 2. 
- Cả lớp quan sát kim trên cân đồng hồ để nêu kết quả. 
- Hai học sinh nêu kết quả, lớp bổ sung :
+ Quả đu đủ cân nặng 800g.
+ Bắp cải cân nặng 600g.
- Một em đọc đề bài 3,nêu cách làm một bài mẫu. 
- Cả lớp làm vào vào vở.
- 2 em lên bảng giải bài, lớp bổ sung: 
a/ 163g + 28g = 191g b/ 50g x 2 = 100g
 42g – 25g = 17g 96g : 3 = 32g 
- Một em nêu yêu cầu đề bài .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Một em lên bảng giải bài .
Giải :
Số gam sữa trong hộp có là :
455 - 58 = 397 (g)
 Đ/S: 397g sữa 
- Học đơn vị gam.
- gam viết tắt là g.
_______________________________ 
Chính tả: (Nghe- viết)
VÀM CỎ ĐÔNG
 I/ Mục tiêu : - Nghe - viết đúng bài chính ta; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ.
 - Viết đúng những tiếng vần khó (it / uyt). Làm đúng BT phân biệt tiếng chứa thanh dễ lẫn (thanh hỏi/ thanh ngã) - BT 3b.
 II/ §å dïng d¹y häc : - Bảng ở lớp viết hai lần bài tập 2
 III/ Ho¹t ®éng d¹y häc :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mời 3 học sinh lên bảng viết các từ thường hay viết sai theo yêu cầu.
- Nhận xét, khen ngợi.
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc bài viết.
- Gọi 2HS đọc lại 2 khổ thơ. 
? Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa ? Vì sao?
-Y/c HS nêu cách trình bày bài viết.
- Y/c HS luyện viết các từ dễ viết sai trên bảng con. 
* GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 4HS đọc lại kết quả.
Yêu cầu cả lớp sửa bài theo kết quả đúng.
Bài 3 : - Nêu yêu cầu của bài tập.
- Chia bảng lớp thành 3 phần.
- Mời 3 nhóm lên chơi thi tiếp sức: mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau viết nhanh những tiếng có thể ghép với các tiếng đã cho (2 phút). HS cuối cùng đọc kết quả tìm được.
- Giáo viên nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu lớp làm bài vào VBT .
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị cho bài TLV tới.
- 2 em lên bảng viết các từ. Cả lớp viết vào bảng con: Khúc khuỷu , khẳng khiu , khuỷu tay , tiu nghỉu.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Lớp theo dõi GV đọc bài.
- 2 em đọc lại 2 khổ thơ.Lớp đọc thầm.
+ Viết hoa các từ: Vàm Cỏ Đông, Hồng - tên riêng 2 dòng sông ; Ở, Quê, Anh, Ơi, Đây , Bốn, Từng, Bóng - chữ đầu các dòng thơ.
+ Nên viết cách lề 2 ô vở.
- Đọc thầm lại 2 khổ thơ, quan sát cách trình bày bài, cách ghi dấu câu.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Dò bài soát lỗi.
- 1HS đọc lại yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 2HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
- 4 em đọc lại kết quả đúng.
- Cả lớp sửa bài (nếu sai).
Từ cần tìm là: huýt sáo, hít thở , suýt ngã , đứng sít nhau. 
- Một em nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm 
- 3 nhóm lên chơi thi tiếp sức.
- Cả lớp cùng nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng:
+ vẽ: vẽ vời, vẽ chuyện, bày vẽ, tập vẽ 
+ vẻ: vui vẻ, vẻ mặt, vẻ vang, vẻ đẹp 
+ nghĩ: suy nghĩ, nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ, nghĩ bụng, 
+ nghỉ: nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc, 
- 3 em đọc lại BT2, ghi nhớ chính tả.
___________________________
Thủ công:
CẮT DÁN CHỮ H, U (Tiết 1)
 I/ Mục tiêu : - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H,U.
 - Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. 
 II/ §å dïng d¹y häc 
 - Mẫu chữ H, U đã dán và mẫu chữ H, U có kích thước lớn. 
 - Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U. Giấy nháp , giấy thủ công , bút màu , kéo 
 III/ Ho¹t ®éng d¹y häc :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
? Nét chữ H, U rộng mấy ô?
? Em có nhận xét gì về nửa bên trái và nửa bên phải của chữ H, U?
? Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải sẽ như thế nào?
- GV vừa h/ dẫn vừa thao tác mẫu. 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
- Treo tranh quy trình và hướng dẫn.
* Bước 1: Kẻ chữ H, U :
 + Cắt 2 HCN có chiều dài 5ô, rộng 3ô.
+ Chấm các điểm đánh dấu chữ H, U vào 2 hcn. Sao đó kẻ chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu. Riêng chữ U cần vẽ đường lượn góc.
* Bước 2: Cắt chữ H, U.
Gấp đôi 2 hcn đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, mở ra được chữ H, U.
* Bước 3: Dán chữ H, U.
Cách dán giống như dán chữ I, T.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu.
- Quan sát mẫu chữ H, U.
- Nét chữ rộng 1 ô.
- Giống nhau.
- Trùng khít nhau.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Cả lớp tập kẻ, cắt chữ H, U trên giấy nháp.
- Dọn vệ sinh lớp học.
______________________________ 
Toán*
LuyÖn tËp chung
 A/ Mục tiêu: - Củng cố về bảng chia 8 và so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn.
Giáo dục HS ý thức tự giác học bài.
B/ §å dïng d¹y häc:
 C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS tự làm các BT sau:
Bài 1: Tính:
 16 : 8 + 32 = 24 : 8 +51 = 
 56 : 8 -7 = 48 : 8 +65= 
 72 : 8 + 34= 64 : 8 +28 = 
Bài 2: Nhà Lan có 8 con ngỗng và 72 con vịt. Hỏi số ngỗng bằng 1 phần mấy số vịt?
Bài 3: Một người có 58kg gạo. Sau khi bán 18kg gạo, người đó chia đều số gạo còn lại vào túi. Hỏi mỗi túi đựng mấy ki - lô - gam gạo?
Bài 4: Dành cho HS K -G
Đặt đề và giải toán theo tóm tắt sau:
 Có: 40 ô tô
 Rời bến: 1/8 ô tô
 Còn :....? ô tô?
- Chấm vở 1 số HS , nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. 
- Cả lớp đọc kĩ yêu cầu từng BT và tự làm bài vào vở. Sau đó chữa bài.
- Lưu ý cách trình bày bài.
Giải:
Số vịt gấp số ngỗng số lần là:
72 : 8 = 9 (lần)
Vậy số ngỗng bằng số vịt
 ĐS:
Giải:
 Số kg gạo còn lại là: 58 - 18 = 40 (kg)
 Số kg gạo mỗi túi đựng được là:40 : 8 = 5 (kg)
 ĐS: 5 kg gạo
Nêu được đề bài và tìm được :
 Số ô tô rời bến là: 40:8 = 5 ô tô
 Số ô tô còn lại: 40 - 5 = 35 ô tô
 ĐS: 35 ô tô
_______________________________ 
Tập làm văn:
 LuyÖn tËp:VIẾT THƯ
 I/ Mục tiêu: -Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
 -Biết trình bày bài viết thư.
 - Gi¸o dôc häc sinh ®am mª viÕt th­.
 II/ §å dïng d¹y häc : Bảng lớp viết các gợi ý viết thư như SGK.
 III/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh đọc đoạn viết về cảnh đẹp nước ta- tiết TLV tuần trước.
- Nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn :
* H/dẫn HS phân tích đề bài:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và gợi ý, TLCH:
? Bài tập yêu cầu viết thư cho ai ?
? Mục đích viết thư là gì ?
? Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
? Hình thức lá thư như thế nào ? 
- Mời HS lên nói tên , địa chỉ của người em muốn viết thư.
* H/dẫn HS làm mẫu:
-Y/c HS giỏi tập nói mẫu phần lí do viết thư
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Mời HS đọc lá thư của mình.
- Nhận xét, chấm điểm. 
 3) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- 3 HS đọc đoạn văn của mình đã làm ở tiết trước.
- Hai em đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm và TLCH gợi ý :
+ Viết cho một bạn học sinh ở một tỉnh khác với tỉnh của mình đang ở. 
+Làm quen, hẹn bạn cùng thi đua học tập tốt .
+ Nêu lí do viết thư - Tự giới thiệu - Hỏi thăm bạn - Hẹn bạn cùng thi đua học tập.
+ Như mẫu trong bài Thư gửi bà, SGK T,81
- Hai hoặc ba em nói về địa chỉ của người mà mình sẽ viết thư. 
- 1HS giỏi tập nói phần lí do viết thư trước lớp.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc lại lá thư của mình trước lớp (5-6 HS)
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
- 2 em nhắc lại nội dung bài học. 
____________________________
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 11, từ đó có hướng khắc phục.
- Đề ra phương hướng tuần 14.
II. §å dïng d¹y häc:
III/ Ho¹t ®éng d¹y häc
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Đánh giá các hoạt động tuần 11 :
 a.Ưu điểm:
 - Nề nếp của lớp nghiêm túc.
 - Vệ sinh lớp học và vệ sinh thân thể khá tốt.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi: Khang, Ngọc,...
 -Có ý thức xây dựng bài.Chữ viết có nhiều tiến bộ.
 - Học tập có tiến bộ: Lương
 b.Nhươc điểm:
 - Bảng nhân và chia một số em chưa thuộc: Hùng, Nhã , Huyên...
 - Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài : Thương, K.Tân
 - 1 số em còn thiếu vở bài tập,quên sách vở và đồ dùng học tập: Lâm
3. Kế hoạch tuần tới :
- Duy trì các nề nếp đã có.
-LĐVS sạch sẽ
-Tăng cường học nhóm ở nhà,giúp nhau cùng tiến bộ. 
 - Cần học thật thuộc các bảng nhân và chia. Làm tốt các BT về nhà. Luyện đọc thường xuyên.
-Thu nộp các khoản.
 -Học tập tốt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Cả lớp cùng hát
Cả lớp lắng nghe
Cá nhân nêu ý kiến của mình
Cả lớp lắng nghe
Cá nhân nêu ý kiến của mình
Cả lớp lắng nghe, thực hiện 
- Học sinh bình bầu.
_____________________________*&*_______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L3 TUAN 13 2 BUOI CKTKN.doc