Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Thanh Tuyền

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Thanh Tuyền

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.(trả lời được các CH trong SGK );Kể lại được một đoạn của câu chuyện(HS khá , giỏi kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

2. Kĩ năng: Đọc đúng lời đối thoại, phát âm chuẩn,bước đầu biết thể hiện tình cảm,tháI độ của nhân vật qua lời đối thoại.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước căm thù giặc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - GV: Bảng lớp chép sẵn câu chuyện đọc

 Bảng lớp chép sẵn gợi ý kể chuyện.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1085Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Thanh Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21 /11 /2010 
Ngày dạy: Thứ hai ngày 29 /11/2010
Tập đọc- Kể chuyện
người con của tây nguyên
I.Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.(trả lời được các CH trong SGK );Kể lại được một đoạn của câu chuyện(HS khá , giỏi kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
Kĩ năng: Đọc đúng lời đối thoại, phát âm chuẩn,bước đầu biết thể hiện tình cảm,tháI độ của nhân vật qua lời đối thoại.
Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước căm thù giặc.
II. Đồ dùng dạy- học
 - GV: Bảng lớp chép sẵn câu chuyện đọc
 Bảng lớp chép sẵn gợi ý kể chuyện.
 - HS : SGK
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS đọc bài: “Vẽ quê hương”.Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
Hướng dẫn luyện đọc:
* Đọc mẫu
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- Đọc đoạn trước lớp
- Đọc đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Đọc cả bài
 c. Tìm hiểu bài:
+ Câu 1: Anh Núp được cử đi đâu ? 
+ Câu 2: ở Đại hội về anh Núp đã kể cho dân làng biết những gì ? 
+ Câu 3: Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa ?
+ Chi tiết nào cho biết làng Kông Hoa rất vui vì thành tích của mình? 
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? 
+ Khi xem xong các đồ vật mọi người có thái độ thế nào? 
ý chính: Bài ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp . 
d. Luyện đọc lại:
- Đọc diễn cảm đoạn 3
kể Chuyện
1. Nêu nhiệm vụ:
- Kể lại một đoạn theo lời kể của một nhân vật.
- Khi kể cần thay lời một nhân vật ( xưng tôi )
2. HD kể chuyện :
- Chia lớp thành các nhóm 
- Lưu ý HS kể chuyện cần chọn đóng vai một nhân vật trong truyện.
- Nhận xét, biểu dương
4.Củng cố - Dặn dò: 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài và làm bài tập .
-Hát
- 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- Nối tiếp đọc từng câu trước lớp
- 4 em đọc 4 đoạn
- Nêu cách đọc ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng
- 4 em đọc 4 đoạn
- Nối tiếp đọc đoạn theo nhóm 
- 2 nhóm thi đọc 
- Nhận xét 
- 1 em đọc cả bài
- Đọc đồng thanh cả bài
- Đọc đoạn 1
+ Anh Núp được cử đi dự Đại hội thi đua.
- Đọc đoạn 2
+ Anh kể bây giờ đát nước mình rất mạnh, mọi người kinh Thượng, gái, trai, già, trẻ đều đoàn kết đánh giặc làm rẫy giỏi.
+ Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa sau khi nghe Núp kể về thành tích làng Kông Hoa nhiều người chạy lên công kênh Núp đi khắp nhà.
+ Nghe anh Núp nói lại lời cán bộ “ Pháp đánh một trăm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và dân làng Kông Hoa."
+ Tặng ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp.
+ Những tặng vật đó là những kỉ niệm thiêng liêng nên họ rửa tay thật sạch trước khi xem.
- Nêu ý chính của bài
- 2 em đọc ý chính
- 3 em đọc 3 đoạn của bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 1 em kể
- Lớp nhận xét
- Kể chuyện theo nhóm 3 
- Một số em thi kể chuyện trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Toán 
so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
2.Kĩ năng: Biết vận dụng để làm tính và giải bài toán.
3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng lớp kẻ sẵn bài tập 1
 - HS : SGK
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng giải bài tập 3 
( Trang 60) và đọc bảng chia 8
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b. Giới thiệu cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
 * Ví dụ:
- Cho HS quan sát sơ đồ tóm tắt bài toán, yêu cầu HS nhận xét
 6 : 2 = 3(lần)
- Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB
Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD
* Bài toán: 
- Đọc bài toán (SGK)
- Cho HS nêu yêu cầu và cách giải bài toán
30 tuổi
Tóm tắt:
Tuổi mẹ: | | | | | |
Tuổi con:| |
6 tuổi
c. Luyện tập: 
Bài 1: Viết vào ô trống theo mẫu:
- Cho hs đọc yêu cầu bài 1, nêu cách làm
Bài 2: 
- Cho hs đọc bài toán, nêu yêu cầu và cách làm bài
6 quyển
Tóm tắt:
Ngăn trên: | |
24 quyển
Ngăn dưới: | | | | | 
Bài 3: Số ô vuông màu xanh bằng một phần mấy số ô vuông màu trắng?
Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK nêu miệng kết quả
Đáp án: a.1/5 b.1/3 c. 1/2
4.Củng cố - Dặn dò: 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học và làm bài tập .
- Hát
- 1 em làm bài 3(60) 
- 2 em đọc bảng chia 8
- Lắng nghe
- Quan sát sơ đồ tóm tắt bài toán, nêu nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu và cách giải bài toán
- Làm bài ra nháp
- 1 em lên bảng chữa bài
Bài giải:
Tuổi mẹ gấp tuổi con một số lần là:
30 : 6 = 5 ( lần )
Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ.
 Đáp số: 
Số lớn
Số bé
SLgấpSB
Sl bằng một phần mấy số bé
8
2
4
1/4
6
3
2
1/2
10
2
5
1/5
12
4
3
1/3
- Làm bài vào SGK
- Một số em lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét
Bài giải:
Số sách ở ngăn trên gấp số sách ở ngăn dưới số lần là: 
 24 : 6 = 4(lần)
Vậy số sách ở ngăn dưới bằng 1/4 số sách ở ngăn trên
 Đáp số:1/4
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài cả - Lớp nhận xét
 - Nêu yêu cầu bài tập
- Quan sát hình vẽ trong SGK nêu miệng kết quả
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Thủ công 
cắt,dán chữ h, u
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết kẻ, cắt, dán chữ H, U
2. Kĩ năng: Kẻ, cắt, dán chữ H, U đúng quy trình, kĩ thuật.
3. Thái độ: Có hứng thú học cắt, dán chữ.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Mẫu chữ H, U. Tranh quy trình cắt, dán chữ H, U.
 - HS : Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Cho HS quan sát mẫu chữ H, U, yêu cầu HS nhận xét
- Chốt lại: nét chữ rộng 1ô chữ H,U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
- Nêu quy trình, vừa thao tác cắt, dán chữ H, U
- Gọi HS nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U
- Yêu cầu thực hành kẻ, cắt, chữ H, U
- Quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng
4.Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Hát
- Báo cáo sự chuẩn bị cho tiết học
- Lắng nghe
- Quan sát mẫu chữ, nhận xét
- Quan sát GV thao tác kẻ, cắt, dán chữ H,U
- Nhắc lại quy trình 
+ Bước 1: Kẻ chữ H,U
+ Bước 2: Cắt chữ H,U
+ Bước 3: Dán chữ H,U
- Thực hành kẻ, cắt chữ H, U
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Ký duyệt của nhà trường
******************************************************************
Ngày soạn: 22 /11 /2010 
Ngày dạy: Thứ ba ngày 30 /11/2010 
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố số bé bằng một phần mấy số lớn.
2. Kĩ năng: Vận dụng để giải bài toán có lời văn có hai bước tính.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Kẻ sẵn bài tập 1 lên bảng lớp
 - HS : 4 hình tam giác bằng nhựa.
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS làm bài tập 2(trang 61)
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Viết vào ô trống theo mẫu
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập và
nêu cách làm 
- Nhận xét , chốt ý đúng.
Bài 2:
- Yêu cầu hs đọc bài toán nêu cách giải và làm bài vào vở.
Bài 3: Xếp 4 hình tam giác thành hình như trong SGK trang 62
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và xếp hình vào bảng con
- Quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài và làm bài tập .
- Báo cáo sĩ số
- 1em làm bài trên bảng
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Làm bài vào SGK
- 3 em lên bảng chữa bài
- Cả lớp nhận xét
Số lớn
12
18
35
Số bé
 3
 6
 7
Số lớn gấp mấy lần số bé
 4
 3
 5
Số bé bằng một phần mấy số lớn
1/4
 1/3
 1/5
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài giải:
Số bò có là:
28 + 7 = 35 ( con )
Số bò gấp số trâu là:
35 : 7 = 5 ( lần )
Vậy số trâu bằng số bò.
 Đáp số:
- Đọc yêu cầu bài tập
- Xếp hình vào bảng con
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tập viết
ôn chữ hoa J
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cách viét chữ hoa J thông qua bài tập ứng dụng. Biết viết đúng tên riêng và câu ứng dụng.
2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV : Mẫu chữ hoa J, Ô, K và từ ứng dụng.
 - HS : Bảng con.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc cho HS viết.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
b. Hướng dẫn tập viết:
* Luyện viết chữ hoa:
- Gắn từ ứng dụng lên bảng, yêu cầu HS tìm chữ hoa có trong cụm từ ứng dụng.
- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết
 - Cho HS tập viết trên bảng con
* Luyện viết từ ứng dụng: ( tên riêng)
- Giới thiệu tên riêng:
- Cho HS tập viết tên riêng trên bảng con
* Luyện viết câu ứng dụng:
Jt chắt chiu hơn nhiều phung phí
* Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Nêu yêu cầu viết, cho HS viết vào vở
- Quan sát, giúp đỡ những HS viết yếu
* Chấm, chữa bài: 
 Chấm 7 bài, nhận xét từng bài. 
4.Củng cố - Dặn dò: 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài và làm bài tập. 
- Hát
- 2 em viết trên bảng lớp
- Lớp viết ra bảng con
 Hàm Nghi, Hải Vân
- Lắng nghe
- Đọc từ ứng dụng, tìm chữ hoa có trong từ ứng dụng
- Quan sát chữ mẫu J, Ô, K
- Quan sát GV viết trên bảng
- Viết ra bảng con chữ hoa J,Ô,K
-Viết tên riêng ra bảng con
+ Ông Jch Khiêm quê ở Quảng Nam là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn tài, con cháu ông có nhiều người là liệt sĩ trong thời kì k/c chống Pháp. - Đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa câu ứng dụng
ý nghĩa: Khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm (có ít biết dành dụm còn hơn có nhiều nhưng hoang phí.)
- Viết vào vở tập viết
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên Xã hội
một số hoạt động ở trường
 ... chữ đầu dòng thơ và tên riêng: Vàm Cỏ Đông, Hồng. 
- Viết vào bảng con:
+ dòng sông, xuôi dòng, nước chảy, soi lồng
- Ngồi đúng tư thế lắng nghe để viết chính xác
- Soát lại bài, sửa lỗi
- Lắng nghe
- Đọc bài 2
- Làm bài sách
huýt sáo, hít thở, suýt ngã
- 1 em đọc yêu cầu bài 3
- Làm bài vào bảng con
+ giá: giá cả, giá sách, giá đỡ, giá thịt
+ rá: rổ rá, rá gạo, rá xôi
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Toán
gam
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết về gam (một đơn vị đo khối lượng) và sự liên quan giữa gam và ki-lô-gam biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ.
2. Kĩ năng: Vận dụng làm tính cộng, trừ, nhân,chia với các số đo khối lượng
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: cân đìa, cân đồng hồ, vật để cân
 - HS : Bảng con
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS làm bài trên bảng, cả lớp làm ra bảng con
- Nhận xét
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
b. Giới thiệu về gam:
- Gam là một đơn vị đo khối lượng
- Gam viết tắt là: g
- Giới thiệu các quả cân .
- Giới thiệu cân đồng hồ và cân đĩa
- Cân gói hàng bằng hai loại cân cho HS quan sát và nhận xét ( gói hàng cân bằng hai loại cân nhưng có kết quả như nhau.)
 c. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK trả lời câu hỏi theo cặp
- Mời một số cặp trình bày, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: Hướng dẫn quan sát cân quả đu đủ và bắp cải nhìn cân đọc kết quả (lưu ý HS chiều quay của kim chỉ số lượng trùng với chiều quay của kim đồng hồ
Bài 3: Tính theo mẫu
Mẫu: 22g + 47g = 69g
- Gọi HS nêu cách làm
Bài 4: 
- Cho HS đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán. 
Tóm tắt
Cả hộp sữa: 455g
Vỏ hộp : 58g
Sữa :...g? 
4.Củng cố - Dặn dò: 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học và làm bài tập. 
- Lớp trưởng báo cáo 
- 2 em làm bài trên bảng, cả lớp làm ra bảng con
 9 x 7 - 21 = 63 - 21 9 x 5 + 17 = 45 + 17
 = 42 = 62
- Lắng nghe
- Quan sát và đọc 
- Quan sát các quả cân: 1kg, 2kg, 3kg, 5 kg ngoài những quả cân trên còn có các quả cân 1g, 2g, 5 g, 10 g, 20 g, 50g, 100g, 200g, 500g
- Quan sát cân đồng hồ và cân đĩa
- Nhận xét cân gói hàng bằng hai cân.
- Quan sát hình vẽ trong SGK, hỏi, đáp theo cặp
- Một số nhóm trình bày
- Nhận xét
a. Hộp đường cân nặng 200g
b. 3 quả táo cân nặng 700g
c. Gói mì chính cân nặng 210g
- Quan sát hình vẽ trang 66, đọc kết quả cân - Lớp nhận xét
a. Quả đu đủ cân nặng 800g.
b. Bắp cải cân nặng 600g.
- Nêu yêu cầu bài 3
- Làm bài ra bảng con
 42g - 25g = 17g 100g + 45g - 26g =119g
 50 g x 2 = 100g 96g : 3 = 32g
- Làm bài vào vở
- 1 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét
Bài giải:
Trong hộp có số gam sữa là:
455 - 58 = 397 ( gam )
 Đáp số: 397 gam sữa.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tập làm văn 
viết thư
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết viết một bức thư cho bạn nhỏ cùng lứa tuổi. Trình bày đúng thể thức một bức thư.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu. Viết đúng chính tả, đúng mẫu, cỡ chữ.
3. Thái độ: Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
II CáC Kỹ NĂNG SốNG Cơ bản được giáo dục trong bài
giao tiếp: ứng xử văn hóa.
Thể hiện sự cảm thông.
Tư duy sáng tạo
III.CáC PHươNG PHáP/ Kỹ THUậT Daỵ hoc tích cực có thể sử dụng
Trình bày ý kiến cá nhân
Hoàn tất một nhiệm vụ: Thực hành viết thư để làm quen với bạn mới.
IV. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý
 - HS : VBT
V.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc bài viết về cảnh đẹp đất nước.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
b. Hướng dẫn viết thư cho bạn:
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
+ Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai? 
+ Việc đầu tiên em cần xác định rõ điều gì ? 
+ Mục đích viết thư là gì? 
+ Hình thức của lá thư như thế nào? 
+ Những nội dung cơ bản trong lá thư : Nêu lý do viết thư. Tự giới thiệu. Hỏi thăm bạn. Hẹn bạn cùng thi đua học tập tốt
- Yêu cầu 3, 4 em nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư.
* HD HS làm mẫu:
- Mời một HS khá giỏi làm mẫu. 
* HD học sinh viết thư
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài và làm bài tập. 
- Hát
- 2 em đọc bài viết tiết TLV trước
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu của bài và gợi ý
* Đề bài: Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam, miền Trung hoặc miền Bắc đã làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tập tốt.
+ Cho một bạn thuộc tỉnh khác miền em đang ở .
+ Em viết thư cho ai, tên là gì, ở đâu?
+ Làm quen và hẹn bạn thi đua cùng học tốt.
+ Như mẫu trong bài Thư gửi bà.
- Nối tiếp nói tên, địa chỉ người mà mình muốn viết thư .
- 1 em giỏi làm mẫu, cả lớp nhận xét.
VD : Tuyên Quang, ngày 27/11/2009 
Bạn Hoa thân mến !
 Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được thư này vì bạn không hề biết mình. Nhưng mình lại biết bạn đấy. Vừa qua mình đọc báo nhi đồng và được biết về một tấm gương vượt khó của bạn. Mình rất khâm phục và muốn viết thư làm quen với bạn . 
 Mình tự giới thiệu nhé mình tên là Dương Thị Thúy Nga học lớp 3B, Trường Tiểu học Trung Môn. Mình rất buồn vì mình học chưa thật giỏi. Mình viết thư này " Tuyên chiến " với bạn đấy.Chúng mình cùng thi đua xem ai học giỏi nhé. Trong cuộc thi này bạn có lợi thế hơn mình nhưng mình sẽ cố gắng hết sức. 
 Thôi chúc bạn học tốt và mong sớm nhận được thư bạn.
 Chào bạn
 Nga
 Dương Thị Thúy Nga.
- Làm bài vào vở
- 4,5 em đọc bài, nhận xét .
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Đạo đức 
tích cực tham gia việc trường, việc lớp 
(Tiết 2)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết thể hiện tính tích cực tham gia việc trường, việc lớp.
2. Kĩ năng: Tham gia được các công việc của trường , của lớp.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ trường, lớp.
II CáC Kỹ NĂNG SốNG Cơ bản được giáo dục trong bài
-Kỹ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.
-Kỹ năng trình bày suy nghĩ , ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
-Kỹ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
III.CáC PHươNG PHáP/ Kỹ THUậT Daỵ hoc tích cực có thể sử dụng
-Dự án.
-thảo luận.
-Bài viết nửa trang .
-Đóng vai xử lí tình huống.
IV. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Phiếu bài tập ghi các tình huống trong HĐ1
 - HS : Chuẩn bị các bài hát về chủ đề nhà trường.
V.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
b.Nội dung:
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống
+ Mục tiêu: Biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp việc trường trong các tình huống cụ thể.
- Nêu tình huống, hướng dẫn HS thảo luận nhóm
- Chia lớp làm 4 nhóm, giao phiếu bài tập cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Mời đại diện các nhóm trình bày
* Hoạt động 2: Đăng kí tham gia việc trường, việc lớp 
- Nêu nhiệm vụ và giao nhiệm vụ cho các nhóm( mỗi nhóm một công việc) 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, phân công các thành viên trong nhóm cùng làm để hoàn thành công việc đó.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét
4.Củng cố - Dặn dò:
 - Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà học bài . 
- Hát
- 2 em trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nhận phiếu bài tập
- Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
Kết luận:
Em nên khuyên Tuấn đừng từ chối.
Em nên xung phong giúp bạn học.
Em nên nhắc bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
Em có thể nhắc nhở mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em.
- Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp nhận xét
- 2 em đọc lại phần kết luận trong SGK
Kết luận:Tham gia việc trường, việc lớp vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi HS.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
AN TOàN GIAO THôNG
K ỹ NĂNG ĐI Bộ Và QUA ĐƯờNG AN TOàN
I./ Mục đích yêu cầu:	
1 .Kiến thức :
ê Học sinh biết an toàn , kém an toàn của đường phố .
2.Kĩ năng :
-Biết chọn nơi qua đường an toàn 
-Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn .
3.Thái độ :-Thực hiện đúng quy định về luật giao thông đường bộ .
II/ Chuẩn bị: 	êGiáo viên: Phiếu giao việc.
5 bức tranh về nơi qua đường không an toàn. êHọc sinh: Sách giáo khoa, phiếu học tập.
 III/ Lên lớp:	
1. Kiểm tra bài cũ: “Biển báo hiệu Giao thông đường bộ”.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:-Bài học hôm nay “Kỹ năng đi bộ và qua đường an toàn”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*)Hoạt động 1: -Đi bộ an toàn trên đường :
-Giáo viên nêu câu hỏi : - Để đi bộ an toàn em đi trên những đường nào và đi như thế nào ? 
-Nếu vỉa hè bị cản hoặc không có vỉa hè thì em sẽ đi như thế nào ? 
* Hoạt động 2 :- Qua đường an toàn :
-Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm .
- Yêu cầu học sinh thảo luận về nội dung 5 bức tranh về những nơi qua đường không an toàn ?
-Giáo viên hỏi học sinh : Nếu phải qua đường những nơi không có đèn tín hiệu thì em sẽ đi như thế nào ? 
- Giáo viên gợi ý học sinh để đi đến kết luận về các bước cần thực hiện khi qua đường 
* Hoạt động : Luyện tập 
-Giáo viên phát các biển có viết các từ : Suy nghĩ – Đi thẳng , Lắng nghe , Quan sát , Dừng lại đến từng học sinh .
-Yêu cầu học sinh đọc kĩ rồi xếp theo thứ tự các động tác khi qua đường .
-Mời lần lượt học sinh nêu kết quả và giải thích lí do em xếp .
-Lớp theo dõi giáo viên để trả lời câu hỏi :
-Đi trên vỉa hè , đi với người lớn nắm tay người lớn , quan sát kĩ trước khi qua đường .
- Ta phải đi sát vào bên lề đường .
- Học sinh tiến hành chia lớp thành 6 nhóm theo yêu cầu giáo viên .
-Các nhóm thảo luận rồi cử đại diện báo cáo :
-Không qua đường nơi có nhiều xe qua lại . Không qua chéo qua ngã tư , ngã năm , không qua đường những nơi có xe tải , xe buýt đang đỗ 
-Chúng ta phải dừng lại , lắng nghe và quan sát các bên rồi đi thẳng dứt khoát qua đường .
-Học sinh độc lập suy nghĩ và xếp đúng theo trình tự các bước khi qua đường mà mình cho là đúng rồi giải thích trước lớp .
-Học sinh khác lắng nghe bình chọn bạn trả lời đúng nhất .
IV./ Củng cố, dặn dò: Thực hiện tốt luật giao thông.
Ký duyệt của nhà trường
*****************************************************************
_______

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 T13CKTKNS.doc