Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - GV: Bùi Minh Huệ

Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - GV: Bùi Minh Huệ

Tiết 2 + 3:

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Người liên lạc nhỏ

I. Mục tiêu

A. Tập đọc.

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý đọc đúng: gậy trúc, lững thững, huýt sáo, tráo trưng, nắng sớm, thong manh,

-Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời của các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Từ ngữ: Ông Ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.

- Hiểu nội dung: Kim Đồng là một liên lạc nhỏ nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường bảo vệ cán bộ cách mạng.

3. Giáo dục h/s noi gương anh Kim Đồng trong việc rèn luyện của mình.

B. Kể chuyện

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - GV: Bùi Minh Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 08 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: 
Chào cờ
( GV Tổng phụ trách Đội )
 ______________________________________
Tiết 2 + 3: 
Tập đọc - kể chuyện
Người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu
A. Tập đọc.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng: gậy trúc, lững thững, huýt sáo, tráo trưng, nắng sớm, thong manh,
-Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời của các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Từ ngữ: Ông Ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
- Hiểu nội dung: Kim Đồng là một liên lạc nhỏ nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường bảo vệ cán bộ cách mạng.
3. Giáo dục h/s noi gương anh Kim Đồng trong việc rèn luyện của mình.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được toán bộ câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa.
III. Hoạt động dạy - học.
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Cửa Tùng. ( 3HSK-TB-Y đọc và trả lời câu hỏi 2, 3 SGK).
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài. Nêu nhiệm vụ của tiết học
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu cả bài, giọng kể chậm rãi.
b. Hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ:
- Đọc câu, luyện phát âm từ khó.
- Đọc từng đoạn trứơc lớp:
+ Hướng dẫn ngắt nghỉ.
+ Giải nghĩa từ mới: Kim Đồng, ông Ké, Nùng, tây đồn, thong manh
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn, trao đổi, tỡm hiểu nội dung từng đoạn rồi cả bài theo cõu hỏi trong SGK trang 
- Hỏi thờm:
+ Nội dung của bài là gỡ ?
+ Em học tập điều gì ở anh Kim Đồng?
4. Luyện đọc lại:
- Đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn đọc đúng đoạn 3.
- HSTB-Yđọc nối tiếp từng câu.
- HSK-G đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu dài.
- H/s đọc theo nhóm bàn.
- H/s thực hiện theo yêu cầu của GV.
- H/s nêu.
- Nhận xét.
- H/s đọc dưới hình thức phân vai.
- 1HSG đọc toàn bài.
Kể chuyện
1. Nêu nhiệm vụ.
2. Hướng dẫn h/s kể theo tranh.
- Yêu cầu h/s quan sát bức tranh minh họa.
- Kể mẫu.
- Yêu cầu 4 h/s nối tiếp kể hết truyện.
- H/s quan sát tranh, nắm nội dung của từng tranh.
- 1 h/s khá kể.
- H/s kể theo nhóm.HSTB-Y kể nối tiếp theo đoạn 
- 1 HSG Kú toàn truyện.
C.Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện em thấy Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào?, liên hệ giáo dục học sinh. Nhận xét tiết học.
-Ôn lại bài, kể lại chuyện cho người thân nghe.Chuẩn bị bài sau.
 _______________________________________
Tiết 4: 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu.
1. Củng cố về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ với kilôgam.
2. Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ. Giải các bài toán có lời văn có các số đo khối lượng.
3. H/s tự giác, tích cực học và làm bài tập toán.
II. Đồ dùng dạy - học: Cân đĩa, cân đồng hồ.
III. Hoạt động dạy - học.
A.Kiểm tra bài cũ: Đọc một số cân nặng của một số vật HSTB-Y
B. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài. Nêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - Viết lên bảng:
744gam474gam.Yêu cầu h/s so sánh.
+ Vì sao con biết 744gam > 474gam?
- Vậy so sánh số đo khối lượng ta cũng so sánh như với số tự nhiên.
-Yêu cầu h/s làm nháp
- Chữa bài, củng cố cách so sánh.
Bài 2: - Phân tích đề bài.
- Yêu cầu h/s làm bài.
-Chữa bài,cho điểm.
Bài 3:H/d tương tự bài 3
Lưu ý trước khi giải phải đổi 1kg=1000g.
Bài 4: - Chia nhóm ( 4 em).
- Yêu cầu thực hành cân đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào vở. 
-1H/s thực hiện
-H/s nắm cách so sánh
-H/s làm bài và đổi chéo vở kiểm tra
-H/s đọc và tóm tắt bài toán.
-H/s làm bài vào vở
-H/s giỏi chữa bài
H/s thực hành
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại nội dung, nhận xét tiết học.
-Ôn lại bài, hoàn thành VBT, chuẩn bị bài sau.
________________________________________
Tiết 5:
Tự nhiên - Xã hội
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
I. Mục tiêu
1. H/s có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh.
2. Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh (Thành phố). 
3. Có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình SGK.
 - 1 số tranh ảnh về các cơ quan giáo dục, y tế
III. Hoạt động dạy - học
A.Kiểm tra bài cũ: HSG- K -TB-Y nêu nội dung của bài tập tiết trước
B. Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài; Nêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hoạt động 1: làm việc với SGK
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh
b. Cách tiến hành:
Bước 1:Làm việc theo nhóm
- Chia nhóm
- Giao nhiệm vu: kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tê cấp tỉnh có trong các hình
Bước 2:Các nhóm trình bày kết quả
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
c.Kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần và sức khỏe nhân dân
- H/s làm việc theo nhóm bàn và thảo luận câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
3. Hoạt động 2: Nói về tỉnh (thành phố ) nơi bạn đang sống
a. Mục tiêu: Có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi em đang sống
b. Cách tiến hành
- GV giới thiệu một số cơ quan hành chính văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh qua tranh ảnh và những câu chuyện nói về chủ đề đó.
- Yêu cầu h/s nói lại những hiểu biết của mình về các cơ quan trên.
- GV kết luận.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung, nhận xét tiết học.
-Ôn lại bài, hoàn thành VBT. Chuẩn bị bài sau. 
Tuần 14:
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tự học 
Luyện giải toán với các đơn vị đo khối lượng đã học
I. Mục tiêu.
1. Củng cố về đơn vị đo khối lượng gam và mối quan hệ với kilôgam.
2.Biết giải các bài toán có lời văn liên quan đến số đo khối lượng.
3. H/s tự giác, tích cực học và làm bài tập toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ chép bài tập 3,4
III.Hoạt động dạy - học:
1.Giới thhiệu bài: Nêu nhiệm vụ của tiết học
2.Hướng dẫn ôn tập
a.Kiến thức:1kg = ........g
b.Thực hành:
Bài 1: Tính
725g + 125g =
584g – 456 g=
99g : 3=
48kg : 4=
-2HS TB làm bảng lớp, dưới lớp làm bảng con
- Chữa bài, củng cố cách tính với các đơn vị đo khối lượng
Bài 2: 
Có 64 kg gạo người ta đem chia đều vào các túi nhỏ mỗi túi đựng 1/8 số gạo đó. Hỏi có bao nhiêu ki lô gam gạo trong mỗi túi?
-HS đọc và phân tích bài toán
-HS giải vào vở nháp
-Chữa bài, củng cố dạng toán : “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số”
Bài 3:
Một hộp sữa to cân nặng 48g và 9 hộp sữa nhỏ cân nặng 54 g. Hỏi hộp sữa to cân nặng gấp bao nhiêu lần hộp sữa nhỏ?
-HS xác định dạng toán
-HS giải vào vở
-Chữa bài, củng cố cách làm
Bài 4:(Dành cho HS khá, giỏi)
Có 4 loại quả cân 500g, 200g, 400g, 100g. Trên một đĩa cân người ta đặt 2 hộp sữa , mỗi hộp 300 g. Hỏi phải đặt trên đĩa cân còn lại các loại quả cân nào để cân thăng bằng?
3.Củng cố:
-Nhắc lại nội dung, nhận xét tiết học.
-Ôn lại bài, hoàn thành VBT. Chuẩn bị bài sau.
_______________________________________ _
Tiết 7: 
Tiếng việt 2
Luyện viết chữ đẹp: Bài 14(chữ đứng)
I. Mục tiêu.
1. Củng cố cách viết chữ hoa X thông qua bài tập ứng dụng.
2. H/s viết chữ đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
3. Có ý thức rèn chữ viết đẹp, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học: Vở luyện viết chữ đẹp 3.
III. Các hoạt động dạy - học.
A.Kiểm tra bài cũ:
-HSTB-Y yếu viết bảng: O, Ô, Ơ, Q, R, P
-HSK-G nêu nội dung của câu ứng dụng bài 9 +10
B.Dạy học bài mới;
1. Giới thiệu bài. Nêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn viết trên bảng con:
a. Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu h/s nêu các chữ hoa có trong bài.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Cho h/s viết trên bảng con.
b. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Cho HS đọc cụm từ ứng dụng.
- Hướng dẫn viết trên bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- Cho h/s đọc.
- Giải nghĩa câu ứng dụng.
- Cho h/s viết bảng con: Tốt
3. Hướng dẫn viết vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết. H/s viết bài vào vở.
- Chấm, nhận xét.
- H/s nêu:X, V, N, T 
- H/s theo dõi.
- Cả lớp viết 2 lượt.
- 1 h/s đọc.
-HS viết bảng con: Xuân, Xấu, Việt Nam
-HSTB đọc
-HSG nêu nội dung
-HS viết bảng con
-HS viết bài theo y/c
-2HSG-2HSK-2HSTB-2HSY
4. Củng cố-Dặn dò;
- Nhắc lại ND, nhận xét tiết học.
-Ôn lại bài.Chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2010
 Toán
Bảng chia 9
I- Mục tiêu:
- Giúp học sinh lập bảng chia 9. 
-Biết vận dụng bảng chia 9 trong luyện tập thực hành.
- Giáo dục hs yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng: Các tấm bìa óc 9 chấm tròn, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy-học.
A- Bài cũ: - 3->4 HSTB đọc bảng nhân 9, 1HSK lên bảng viết lại.
- Nhận xét, cho điểm. 
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài. Nêu nhiệm vụ của tiết học
2- Hướng dẫn hs lập bảng chia 9.
- Yêu cầu hs dựa vào bảng nhân 9 để lập bảng chia cho 9.
- Tổ chức cho hs học thuộc bảng chia.
- Thi đọc thuộc bảng chia.
3- Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs nêu kết quả.
- Nhận xét.
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài.
Bài 3: Gọi hs đọc đề toán.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu nd.
- Chấm, chữa bài.
Bài 4: Gọi hs đọc đề toán.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu đề toán.
- Chữa bài.
- Hs nối tiếp nhau nêu từng phép tính chia, dựa vào phép nhân.
- 2-3 hs nêu yêu cầu.
- Hs nối tiếp nêu kết quả từng cột tính.HSTB-Y
- 2 hs nêu yêu cầu.
- 4 HSKbảng. Lớp làm nháp.
- 2-3 hs đọc.
- Hs giải vào vở.
- 2 hs đọc.
- 1HSK lên tóm tắt, 1HSG giải bài toán, lớp giải giáy nháp.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau.
____________________________________
Tiết 2: 
Chính tả
Nghe - Viết: Người liên lạc nhỏ
I- Mục tiêu:
- Nghe-viết, trình bày chính xác 1 đoạn trong bài " Người liên lạc nhỏ".
- Viết hoa đúng các tên riêng trong bài, làm đúng các bài tập phân biệt các cặp vần dễ lẫn.
- Giáo dục hs có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng: Bảng phụ chép sẵn bài tập.
III- Hoạt động dạy-học:
A- Bài cũ: - Gọi 2 HSTB lên bảng tìm 2 từ trong đó có tiếng sen/xen.
- Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài. Nêu nhiệm vụ của tiết học
2- Hướng dẫn nghe-viết.
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc bài 
- Hướng dẫn nắm nội dung và cách trình bày chính tả.
+ Nêu nội dung của bài viết?
+ Bài viết có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- ... __________________________________________________________
Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: 
THể DụC
Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung
(Giáo viên chuyên dạy)
 ________________________________________ 
 Tiết 2: 
Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. ( Chia hết và chia có dư).
2. Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số .
3. H/s tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập.
II.Đồ dùng dạy - học: Phấn màu
III. Hoạt động dạy - học.
A. Bài cũ: HSTB - Y làm bảng 77 : 7 = 54 : 9 = 	64 : 3 =
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài Nêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
a.Phép chia 72 : 3
- Viết lên bảng 72 : 3 = ?
- yêu cầu h/s đặt tính cột dọc.
- Yêu cầu h/s tự thực hiện (như SGK).
- Gọi vài h/s nêu lại nhiều lần.
+ Chúng ta vừa thực hiện chia bắt đầu từ hàng nào đến hàng nào?
- Yêu cầu 1 h/s cùng GV thực hiện lại (chậm).
b.Phép chia 65 : 2
- Tiến hành tương tự như phép chia 
72 : 3
- Giới thiệu về phép chia 65 : 2 là phép chia có dư.
3. Luyện tập - thực hành:
Bài 1: - Gọi h/s xác định yêu cầu bài tập, sau đó h/s tự làm bài.(bỏ cột cuối phần a và b).
- Chữa bài trên bảng.
- Yêu cầu h/s nêu các phép chia hết và có dư trong bài.
+ So sánh số chia với số dư
Bài 2, 3: - Yêu cầu h/s đọc đề bài.
- Phân tích đề.
- Yêu cầu tự giải
- Chấm, chữa bài
- H/s đọc, nêu thành phần phép chia.
- 1 h/s khá thực hiện.
- HSTB - Y nhắc lại cách chia.
- H/s nêu.
- H/s theo dõi nắm cách chia.
- H/s thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nhiều h/s nêu cách chia, nhận xét số dư so với số chia.
- 3 HSTB-Y lên bảng làm, dưới lớp làm nháp
- H/s nêu lại cách chia.
- 2 h/s đọc.
- H/s tóm tắt bài toán lên bảng.
- H/s giải vở.
4. Củng cố, dặn dò
- Muốn chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số làm như thế nào? Nhận xét tiết học.
-Ôn lại bài, hoàn thành VBT. Chuẩn bị bài sau.
 ________________________________________
Tiết 3: 
Chính tả
Nghe - viết: Nhớ Việt Bắc
I. Mục tiêu:
1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng (thể thơ lục bát) 10 dòng đầu của bài thơ: Nhớ Việt Bắc.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt: cặp vần dễ lẫn (au/âu) âm đầu (l,n), âm giữa vần (i/iê).
3. H/s viết chữ đẹp, đúng chính tả.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ chép bài tập
III. Hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: HSG-Y viết bảng: Giày, dép, dạy học, no nê, lo lắng.HS còn lại viết nháp.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài Nêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn nghe - viết:
a.Chuẩn bị: 
- Đọc đoạn thơ.
- Nhận xét: 
+ Có mấy câu thơ?
+ Đây là thơ gì?
+ Trình bày thế nào?
+ Những chữ nào viết hoa?, vì sao?
+ Yêu cầu tìm từ khó viết?
- Chữa lỗi
b. Đọc cho h/s viết bài
c. Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
GV treo bảng phụ
a. Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu 5 HS đọc kết quả.
b. Bài 3 a.- Cách tiến hành tương tự bài 2
- Giải nghĩa từ ngữ: tay quai: cách nói hình tượng 2 tay chống nạnh 2 bên hông như quai nồi, không chịu lao động. Miệng trễ: miệng không có gì ăn
- 2 HSK-TB đọc lại.
- H/s nhận xét hiện tượng chính tả.
- H/s viết từ khó vào nháp.
- H/s viết bài.
-2HSG-2HSK-2HSTB-2HSY
- 1 h/s nêu yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở bài tập.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn h/s lưu ý những chữ hay sai lỗi chính tả. Nhận xét tiết học.
-Ôn lại bài, hoàn thành VBT. Chuẩn bị bài sau.
 _______________________________________
Tiết 4: 
Luyện từ và câu
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu:"Ai thế nào?"
I. Mục tiêu
1. Ôn về từ chỉ đặc điểm: Tìm được các từ chỉ đặc điểm, vật dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh.
2. Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai thế nào?
3. Học sinh dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học- Bảng phụ chép bài tập 3.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: cho h/s làm lại bài tập 2, bài tập 3 (tiết trước).
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài Nêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn h/s làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu h/s đọc nội dung bài tập.
- Giúp h/s hiểu thế nào là các từ chỉ đặc điểm:
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì?
+ Sông, máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì? ( Giáo viên gạch dưới những từ h/s tìm).
- Tương tự yêu cầu h/s tìm các từ chỉ đặc điểm tiếp theo. Gọi 1 h/s nhắc lại các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ.
- GV chốt lại.
Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn cách làm
- Gọi h/s làm mẫu câu a: Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm nào?
- Tương tự h/s suy nghĩ làm các phần còn lại.
- Chữa bài, chốt lời giải đúng.
Bài 3: - GV treo bảng phụ
- Yêu cầu h/s nói cách làm
- Yêu cầu h/s làm bài tập
- Chữa bài, củng cố lại mẫu câu
- 1HSK đọc yêu cầu bài tập và 6 dòng thơ trong bài " Vẽ quê hương".
- H/s tìm từ chỉ đặc điểm theo gợi ý của GV.
- H/s nêu: bát ngát, xanh ngắt
- 1 HSTB-Y nhắc lại các từ vừa tìm được.
- 1 h/s đọc
- H/s nắm cách làm
- 1HSG làm mẫu.
- H/s làm bài cá nhân ở vở bài tập
- H/s đọc bài làm
- H/s đọc thầm yêu cầu của bài
- 1 h/s nhận xét các mẫu câu
- 1HSK lên bảng làm, dưới lớp làm vở bài tập.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại nội dung, nhận xét tiết học.
-Ôn lại bài, hoàn thành VBT. Chuẩn bị bài sau.
 ________________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: 
Tập làm văn
Nghe - kể: Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động
I. Mục tiêu
1. Nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui: Tôi cũng như bác.
2.Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua.
3. Làm cho h/s thêm yêu mến nhau.
II. Hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ: 3 h/s đọc lại bức thư gửi bạn miền khác
B. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài Nêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: - Kể chuyện lần 1.
- Kể chuyện lần 2.
+ Câu chuyện này xảy ra ở đâu? 
+ Câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
+ Ông nói gì với người đứng cạnh?
+ Người đó trả lời ra sao?
+ Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
- Yêu cầu kể chuyện trước lớp
Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập
- Ghi gợi ý lên bảng, nhắc h/s:
+ Tưởng tượng có 1 đoàn khách đến thăm lớp.
+ Xưng hô: nghi thức với người trên ( thưa gửi lịch sự, lễ phép)
+ Lời kết.
- Mời 1HSG làm mẫu.
- Đại diện tổ trình bày trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
- H/s nghe truyện và trả lời câu hỏi về nội dung truyện.
- HSG-K-TB-Y kể.
- 1 h/s nêu yêu cầu.
- H/s nắm nội dung cần giới thiệu.
- H/s làm việc theo tổ.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung, nhận xét tiết học.
-Ôn lại bài, hoàn thành VBT.ChuÂnr bị bài sau.
 ________________________________________
Tiết 2: 
Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Biết thực hiện chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư ở các lượt chia).
 Vận dụng vào giải toán có lời văn
2. Vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông
- Cung cấp biểu tượng về hình tam giác, tứ giác, hình vuông.
3.HS tự giác, tích cực học toán.
II. Đồ dùng dạy - học: 8 miếng bìa tam giác bằng nhau
III. Họat động dạy - học
A. Bài cũ: - 3HSTB-Y làm bảng lớp: 98 : 7 	96: 3	83 : 8
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài Nêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn thực hiện
* Phép chia 78 : 4
- Viết lên bảng 78 : 4 = ?
- Hướng dẫn tương tự tiết 69
3. Luyện tập - thực hành
Bài 1: - Xác định yêu cầu bài
- Chữa bài: 4 em nêu rõ từng bước thực hiện
Bài 2: - Gọi 1 em đọc đề bài
- Phân tích đề hướng dẫn giải
- Hướng dẫn trình bày bài toán .
- Chấm, chữa bài.
Bài 3: Hướng dẫn h/s vẽ hình
Bài 4: Tổ chức thi ghép hình
- 1HSG thực hiện.
- Nhiều HSTB-Y nêu lại cách làm.
- 1 h/s nêu.
- 3HSTB-Y làm bảng lớp bỏ cột thứ 3, dưới lớp làm giấy nháp.
- H/s nắm cách giải.
- H/s làm vở.
- H/s vẽ hình ra nháp, kiểm tra nhóm bàn.
- H/s thi theo nhóm bàn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung, nhận xét tiết học.
-Ôn lại bài, hoan thành VBT.Chuẩn bị bài sau.
______________________________________
Tiết 3: 
Âm nhạc 2
Vận động phụ họa
I. Mục tiêu
1. Ôn lại các bài hát đã học.
2.Hát kết hợp động tác phụ họa.
3. H/s yêu thích âm nhạc.
II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị 1 số động tác phụ họa cho các bài hát đã học.
III. Hoạt động dạy - học:
1.Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát đã học:
- H/s nêu tên các bài hát đã học.
- Yêu cầu h.s nêu nội dung các bài hát đó.
- Yêu cầu h/s hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- 1 h/s khá nêu.
- H/s hát cả lớp, nhóm, cá nhân.
2.Hoạt động 2: Vận động phụ họa
- GV hướng dẫn 1 vài động tác phụ họa bài: Bài ca đi học, Đếm sao, Lớp chúng ta đoàn kết.
- Yêu cầu 1 số nhóm h/s lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm tập đẹp
- H/s thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- H/s thực hiện trước lớp.
3.Củng cố, dặn dò:
- Mời 1 nhóm h/s lên biểu diễn 1 bài hát mà các em thích. Nhận xét tiết học
-Ôn lại bài, biểu diễn cho người thân xem. Chuẩn bị bài sau.
 ________________________________________
Tiết 4 : 
SINH HOẠT
Sinh hoạt Sao nhi đồng
I. Mục tiờu.
1. HS nắm được ưu , nhược điểm về các mặt hoạt động của Sao trong tuần qua.Từ đó có hướng phấn đấu vươn lên trong tuần 15
2. HS thực hiện tốt nền nếp của Sao.
3. Có ý thức phê và tự phê.
II. Nội dung:
1.Ổn định tổ chức: cho toàn sao hát bài “ Sao của em”.
2.Sao trưởng điều khiển giờ sinh hoạt.
- Toàn Sao hát bài Nhi đồng ca. Hô đáp khẩu hiệu
- Yêu cầu các sao báo cáo sĩ số
- Cỏc Sao trưởng bỏo cỏo các hoạt động của Sao trong tuần qua.
- Sao trưởng tổng hợp đỏnh giỏ chung tỡnh hỡnh của toàn sao. Sau đó xếp thứ
3.GV nhận xột cụ thể những ưu-nhược điểm về cỏc mặt hoạt động của toàn Sao.Tuyên dương những sao và cá nhân có ý thức tốt và nhắc nhở những sao chưa cố gắng thực hiện mọi quy định của lớp
4.GV đề ra phương hướng tuần tới:
-Duy trỡ tốt mọi nền nếp đó đề ra.
- Cần tích cực trong mọi hoạt động của Sao
- Có ý thức ôn tập lại kiến thức đã học, rốn chữ và trỡnh bày bài khoa học.
- Phát huy đôi bạn cùng tiến, luôn giúp đỡ các bạn học yếu.
4.Sinh hoạt văn nghệ chủ điểm: Chú bộ đội.
5.Nhận xột giờ sinh hoạt
 ________________________________________________________________________
Đã duyệt bài 05 tháng 12 năm 2008
Phó hiệu trưởng
 Nguyễn Thị Dự

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 TUAN 14(2).doc