Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2007-2008

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2007-2008

 A .Mục tiêu :

 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài . Đọc điễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng,suy tư , phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặt biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian .

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Hoa phượng , phần tử , tin thắm , vô tâm

 Hiểu nội dung : Tả vẻ đẹp rực rỡ của hoa phượng , tươi mát của lá phượng một loại hoa gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường .

 - HS cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả , hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò đối với HS còn ngồi trên ghế nhà trường từ đó các em có ý thức giữ gìn và bảo vệ

 B. Chuẩn bị

 - GV: Sgk , tranh minh hoạ ,bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

 - HS : Sgk , vở ghi chép .

 

doc 5 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy : 18/ 2 / 2008 
Môn : Tập đọc 
Tiết45 : HOA HỌC TRÒ
 Theo Xuân Diệu 
 A .Mục tiêu :
 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài . Đọc điễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng,suy tư , phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặt biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian . 
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Hoa phượng , phần tử , tin thắm , vô tâm 
 Hiểu nội dung : Tả vẻ đẹp rực rỡ của hoa phượng , tươi mát của lá phượng một loại hoa gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường .
 - HS cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả , hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò đối với HS còn ngồi trên ghế nhà trường từ đó các em có ý thức giữ gìn và bảo vệ 
 B. Chuẩn bị 
 - GV: Sgk , tranh minh hoạ ,bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
 - HS : Sgk , vở ghi chép .
 C. Các hoạt động dạy – học :
TG
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt đông của học sinh 
1’
4’
30’
4’
I. Ổn định : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
II.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên đọc thuộc lòng bài thơ “ Chợ Tết ” trả lời câu hỏi :
-Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ? (HSTB) 
- Nội dung bài thơ nói gì ? (HSY) .
GV nhận xét ghi điểm . 
III. Bài mới :
1. Giới thiệu : Hoa học trò 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a. Luyện đọc : 
* Cho HS đọc nối tiếp lượt 1 : GV chia bài văn làm 3 đoạn ,cho 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn .
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai một số từ khó trong bài cho HS (nếu có ) như : đoá , tán , lá lớn xoè ra , nỗi niềm  
 * Cho HS đọc nối tiếp lượt 2 :
Yêu cầu nêu nghĩa từ khótrong SGK và luyện đọc .
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Cho 1 HS đọc toàn .
GV đọc mẫu toàn bài .
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
Cho HS đọc thầm bài thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi :
Hỏi :Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “ Hoa học trò ” ?
GV bổ sung kết hợp cho HS quan sát tranh .
- Cho HS đọc thầm bài và trả lời : Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ? (HSK) 
GV bổ sung .
- Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian ?( HSTB)
GV nhận xét bổ sung .
c. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :
* Cho HS đọc nối tiếp lượt 3 : 
- GV theo dõi bổ sung tuyên dương .
-GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc
 “ Phượng không  đậu khít nhau ” Cho HS phát hiện giọng đọc thể hiện và các từ ngữ nhấn giọng , chỗ ngắt nghỉ trong đoạn trên .
GV đọc mẫu đoạn văn trên .
Cho HS luyện đọc diễn cảm theocặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm .
GV tuyên dương ghi điểm . 
IV. Củng cố : 
- Bài văn miêu tả gì ? (HSTB,Y) 
GV bổ sung ghi bảng .
Trong bài em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao ? 
GV liên hệ giáo dục như mục A .
HS chuẩn bị .
HS lên đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi GV nêu .
Lớp nhận xét .
-HS theo dõi .
* HS đọc nối tiếp lượt 1 
HS1: “Từ đầu  đến khít nhau .”
HS2 : “Tiếp theo  đến bất ngờ vậy ”
 HS 3: “ đoạn còn lại”
-HS luyện đọc lại từ khó ( nếu sai )
* HS đọc nối tiếp lượt 2 : 
HS nêu nghĩa từ khó như SGK .Và lyuệnđọc 
-HS luyện đọc theo cặp .
-Một HS đọc toàn bài . 
-HS theo dõi .
- HS đọc thầm thảo luận và nêu 
- Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò phượng thường được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò .
- Lớp nhận xét .
- Hoa phượng đỏ rực đẹp không phải ở một đoá mà cả một loạt , cả một vùng , ca một góc trời , màu như cả như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau . Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui  Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ 
- Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non , có mưa hoa càng tươi dịu , dần dần số hoa tăng lên màu cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi , màu phượng rực lên .
* HS đọc nối tiếp lượt 3 và phát hiện giọng đọc nhẹ nhàng nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng .
- HS theo dõi .
- HS luyện đọc theo cặp .
- HS thi đọc 
Lớp nhận xét .
HS nêu nội dung như mục A .
HS tìm và nêu .
1’
 V. Nhận xét dặn dò : Dặn HS về nhà đọc bài nhiều lần vàtìm những tranh ảnh đẹp , bài hát hay về hoa phượng . Đọc trước bài : “Khúc hát ru những em ngủ bé trên lưng mẹ ” để hôm sau ta học .
 - Nhận xét tiết học - Tuyên dương . nhắc nhở .
 * Rút kinh nghiệm:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ____________________________________________________________-
Môn : Toán 
Tiết 111: LUYỆN TẬP CHUNG 
 A. Mục tiêu : 
 - Giúp HS củng cố kiến thức về so sánh hai phân số , về tính chất cơ bản của phân số .
 - Rèn kĩ năng so sánh thành thạo , chính xác về phân số .
 - Giáo dục HS tính cẩn thận , bồi dưỡng óc tư duy và yêu thích học toán .
 B. Chuẩn bị :
 - GV : SGK , phấn màu , bảng phụ , 
 - HS : SGK ,Vở , bảng con .
 C. Các hoạt động dạy- học : 
TG
 Hoạt động của giáo viên .
 Hoạt động của học sinh .
1’
4’
30’
4’
I. Ổn định : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
II. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau :
So sánh các phân số sau bằng cách thuận nhất :
a. 1 và 3 (HSY) b. 5 và 7 (HSTB)
 2 4 7 5
GV nhận xét ghi điểm
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu : Luyện tập chung 
2. HD luyện tập : 
Bài 1 : Cho HS đọc nội dung và yêu cầu (HSK)
Cho HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số , khác mẫu số , cùng tử số so sánh với 1 .
Cho HS lần lượt nối tiếp nêu miệng . 
GV cho HS nhắc lại nội dung vừa luyện tập . 
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu . (HSTB) 
Hỏi : Khi nào thì phân số bé hơn 1 và khi nào phân số lớn hơn 1 ? (HSTB) 
Cho HS lần lượt lên bảng làm , lớp làm vở . 
GV bổ sung .
Bài 3 : Cho HS nêu yêu cầu và nội dung 
 - Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ? (HSTB)
Cho 2 HS lên bảng làm , lớp làm vào vở 
Cho HS trao đổi vở nhau kiểm tra ,
GV bổ sung ghi điểm 1 số em .
Bài 4 : Bài tập yêu cầu gì ? 
Cho HS thảo luận theo nhóm đôi và đại diện trình bày .
GV bổ sung và tuyên dương .
IV .Củng cố : 
- Vừa rồi chúng ta luyện tập nội dung gì ? (HSTB) 
 Cho HS nhắc lại một số tính chất cơ bản của phân số .
- HS chuẩn bị .
- HS thực hiện .
- Lớp nhận xét .
HS theo dõi .
- HS đọc .
HS nhắc lại 
HS nêu miệng nối tiếp .
HS nêu yêu cầu . .
HS nêu 
HS thực hiện : a. 3 ; b. 5 
 5 3
HS nêu .
- Ta phải so sánh các phân số .
HS thực hiện : 
Vì 5 < 7 < 11 nên 6 < 6 < 6 
 11 7 5
Vậy : 6 ; 6 ; 6 
 11 7 5
 12 = 3 ; vì 3 < 3 < 3 
 32 8 10 8 4
6 = 3 ; 9 = 3 nên 6 < 12 < 9 
20 10 12 4 20 32 12
Vậy 6 ; 12 ; 9 
 20 32 12
HS nêu yêu cầu .
HS thực hiện .
 2 x 3 x 4 x 5 = 2 = 1 
 3 x 4 x 5 x 6 6 3
 9 x 3 x 5 = 3 x 3 x 2 x 4 x 5 = 1 
 6 x 4 x 5 2 x 3 x 4 x 5 x 3 
HS nhắc lại .
1’
 V. Nhận xét dặn dò : Dặn HS về nhà học bài và xem lại các bài tập đã làm . Chuẩn bị tiết sau ta học bài : “Luyện tập chung (t.t) ” ôn lại dấu hiệu chia hết 2 ; 3 ; 5 ; 9 ; các tính chất cơ bản của phân số .
 - Nhận xét tiết học - tuyên dương :
* Rút kinh nghiệm:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ____________________________________________________________
Môn: Đạo đức 
 Tiết 23 : GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 
 A. Mục tiêu :
 - HS hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội .
 - HS có ý thức giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng , đồng tình khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng , không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng 
 - HS có hành vi tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng , tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng .
B. Chuẩn bị :
 - GV: SGK , mẫu phiếu cho hoạt động hướng dẫn ở nhà , tranh mihn hoạ , 
 - HS : SGK , vở , thẻ màu 
 C.Các hoạt động dạy – học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
8’
8’
8’
4’
* Hoạt động khởi động :
I. Ổn định : Cho HS hát một bài 
II. Kiểm tra bài cũ :
 Gọi 2 HS lêntrình bày những hành vi của mình đã làm trong tuần qua về thể hiện phép lịch sự với mọi người ? ( HSTB, Y) 
 - GV nhận xét đánh giá .
III. Giới thiệu : “Giữ gìn các công trình công cộng ” 
*Hoạt động 1 : Cho HS xem tranh và nêu “Nhà văn hoá ”là nơi công cộng 
-Cho HS kể tên các công trình công cộng mà em biết 
GV bổ sung và giải thích về nơi công cộng .
-Cho HS đọc tình huống trong SGK và thảo luận theo nhóm đôi để giải quyết tình huống đó 
GV cho HS phân tích các ý của các nhóm . Sau đó cho HS chốt lại ý đúng nhất .
GV kết luận 
* Hoạt động 2 : GV Cho HS xem lần lượt 4 bức tranh của bài tập 1 và cho HS thảo luận mỗi nhóm 1 tranh 
tìm xem tranh nào có nội dung việc làm đúng tranh nào thể hiện hành vi việc làm sai , vì sao ? 
GV cho các đại diện trình bày sau đó bổ sung và kết luận .
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn giải quyết tình huống 
- Bài 2 : Cho HS đọc nội dung và yêu cầu 
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm lớn giải quyết 2 tình huống trên .
GV bổ sung .
Hỏi : Để giữ gìn các công trình công cộng em phải làm gì ? (HSTB) 
GV kết luận 
* Hoạt động nối tiếp : 
IV . Củng cố : 
- Ở địa phương em có những công trình công cộng nào ? (HSTB) 
- Em đã thể hiện hành vi của mình mỗi lần đến đó ra sao ? Tại sao ta phải giữ gìn các công trình công cộng ? (HSTB,K) 
Cho HS nêu nội dung phần ghi nhớ .
GV liên hệ và giáo dục như mục A 
- HS hát 
- HS nêu
- HS theo dõi
 -HS quan sát tranh .
-HS kể : Nhà ga , đình miếu , công viên 
- HS thảo luận sau đó đại diện lần lượt các nhóm trình bày kết quả : Nếu em là Thắng em sẽ không đồng tình với bạn . Vì nhà văn hoá xã hội là nơi sinh hoạt văn hoá văn nghệ của mọi người . Nên mọi người cần giữ gìn và bảo vệ nếu vẽ lên tường sẽ làm bẩn mất thẩm mĩ chung .
HS thảo luận và trình bày : Nội dung tranh 2 , 4 đúng . Nội dung tranh 1, 3 sai 
Vì : ..( HS tự giải thích ) 
Lớp nhận xét . 
- HS đọc nội dung và yêu cầu .
HS thảo luận sau đó trình bày theo theo suy nghĩ của nhóm mình . 
Lớp nhận xét việc nào đúng sai .
- Không leo trèo lên các tượng đá , công trình công cộng . Tham gia dọn dẹp , giữ sạch công trình chung . Có ý thức bảo vệ của công . Không khắc tên , làm bẩn ,làm hư hỏng tài sản chung .
- HS nêu 
-HS nêu việc làm thể hiện 
HS nêu mục ghi nhớ 
1’
 V. Nhận xét dặn dò : Dặn HS về nhà học bài , thực hiện tốt những điều đã học và chuẩnbị tiết sau hoàn thành bài tập 4 , sưu tầm các mẫu chuyện nói về việc giữ gìn bảo vệ các công trình công cộng để hôm sau ta học bài “ Giữ gìn các công trình công cộng (T.T) ” .
 - Nhận xét tiết học - tuyên dương , nhắc nhở .
 *Rút kinh nghiệm :---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docga tuan 14(1).doc